Theo hãng tin Pháp AFP, nhân chuyến công du đầu tiên của một thủ tướng Nhật Bản đến Miến Điện từ năm 1977, ông Abe sẽ đóng vai trò « trưởng nhóm bán hàng của tập đoàn Nhật Bản ». Ông sẽ nêu bật giá trị cao của Nhật trong lãnh vực hạ tầng cơ sở, tăng gia xuất khẩu trong địa hạt này để nền kinh tế Nhật Bản phục hồi nhanh hơn.
Một quan chức Bộ Ngoại giao Nhật Bản xác định với hãng tin Pháp rằng chuyến thăm của ông Abe sẽ cho người Miến Điện thấy rằng « cả khu vực công cũng như tư của Nhật Bản đều dốc sức hỗ trợ những nỗ lực của Miến Điện tiến bước trên con đường, tăng cường Nhà nước pháp quyền, thúc đẩy kinh tế thị trường và hòa giải dân tộc ».
Theo nhật báo kinh tế Nikkei vào hôm nay, tại Miến Điện, Thủ tướng Abe sẽ chính thức loan báo khoản viện trợ phát triển ODA trị giá 100 tỷ yen cho Miến Điện, tương đương với 980 triệu đô la theo thời giá hiện nay.
Tháp tùng theo ông Abe, có một phái đoàn doanh nghiệp gồm khoảng 40 tổng giám đốc của một số tập đoàn, công ty hàng đầu tại Nhật Bản, như các hãng thương mại Mitsubishi, Mitsui, Marubeni và Sumitomo, hay các tập đoàn lớn về mặt cơ sở hạ tầng như Taisei và JGC.
Tờ Nikkei cho biết thêm là trong chuyến thăm của ông Abe, Nhật Bản sẽ đặt ra một kế hoạch cơ bản nhằm phát triển cơ sở hạ tầng điện năng tại Myanmar từ nay đến năm 2030, trong đó có các đề nghi sử dụng công nghệ xanh, một thế mạnh hiện nay của các tập đoàn Nhật Bản như Mitsubishi Heavy Industries, Hitachi và Toshiba.
Ngoài vấn đề kinh tế, chương trình nghị sự của Thủ tướng Nhật Bản còn bao gồm vấn đề dân tộc thiểu số tại Miến Điện, triển vọng Miến Điện đảm nhận chức Chủ tịch Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEAN vào năm tới, và tiến trình cải cách chính trị tại Miến Điện.
Như để chứng tỏ mối quan tâm trong lãnh vực này, ngoài hội nghị thượng đỉnh dự trù hôm 26/05/2013 với Tổng thống Thein Sein, trước đó một hôm, Thủ tướng Abe sẽ tiếp xúc với bà Aung San Suu Kyi, biểu tượng dân chủ và lãnh tụ đối lập Miến Điện.
Phiá Miến Điện tất nhiên rất hoan nghênh chuyến công du của Thủ tướng Nhật Bản. Trả lời AFP, một quan chức văn phòng Tổng thống Miến Điện xin giấu tên xác nhận rằng « Myanmar (tên chính thức của Miến Điện) … rất cần sự trợ giúp cụ thể từ Nhật Bản ».
Một quan chức Bộ Ngoại giao Nhật Bản xác định với hãng tin Pháp rằng chuyến thăm của ông Abe sẽ cho người Miến Điện thấy rằng « cả khu vực công cũng như tư của Nhật Bản đều dốc sức hỗ trợ những nỗ lực của Miến Điện tiến bước trên con đường, tăng cường Nhà nước pháp quyền, thúc đẩy kinh tế thị trường và hòa giải dân tộc ».
Theo nhật báo kinh tế Nikkei vào hôm nay, tại Miến Điện, Thủ tướng Abe sẽ chính thức loan báo khoản viện trợ phát triển ODA trị giá 100 tỷ yen cho Miến Điện, tương đương với 980 triệu đô la theo thời giá hiện nay.
Tháp tùng theo ông Abe, có một phái đoàn doanh nghiệp gồm khoảng 40 tổng giám đốc của một số tập đoàn, công ty hàng đầu tại Nhật Bản, như các hãng thương mại Mitsubishi, Mitsui, Marubeni và Sumitomo, hay các tập đoàn lớn về mặt cơ sở hạ tầng như Taisei và JGC.
Tờ Nikkei cho biết thêm là trong chuyến thăm của ông Abe, Nhật Bản sẽ đặt ra một kế hoạch cơ bản nhằm phát triển cơ sở hạ tầng điện năng tại Myanmar từ nay đến năm 2030, trong đó có các đề nghi sử dụng công nghệ xanh, một thế mạnh hiện nay của các tập đoàn Nhật Bản như Mitsubishi Heavy Industries, Hitachi và Toshiba.
Ngoài vấn đề kinh tế, chương trình nghị sự của Thủ tướng Nhật Bản còn bao gồm vấn đề dân tộc thiểu số tại Miến Điện, triển vọng Miến Điện đảm nhận chức Chủ tịch Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEAN vào năm tới, và tiến trình cải cách chính trị tại Miến Điện.
Như để chứng tỏ mối quan tâm trong lãnh vực này, ngoài hội nghị thượng đỉnh dự trù hôm 26/05/2013 với Tổng thống Thein Sein, trước đó một hôm, Thủ tướng Abe sẽ tiếp xúc với bà Aung San Suu Kyi, biểu tượng dân chủ và lãnh tụ đối lập Miến Điện.
Phiá Miến Điện tất nhiên rất hoan nghênh chuyến công du của Thủ tướng Nhật Bản. Trả lời AFP, một quan chức văn phòng Tổng thống Miến Điện xin giấu tên xác nhận rằng « Myanmar (tên chính thức của Miến Điện) … rất cần sự trợ giúp cụ thể từ Nhật Bản ».