Quốc hội Nhật thông qua luật về bí mật Nhà nước


Giới phản đối luật về bí mật Nhà nước tập hợp trước Quốc hội Nhật Bản - REUTERS /Toru Hanai
Giới phản đối luật về bí mật Nhà nước tập hợp trước Quốc hội Nhật Bản - REUTERS /Toru Hanai

Thanh Phương
Bất chấp phản đối của giới truyền thông, văn nghệ sĩ, nghiên cứu và các nhân vật tên tuổi khác, Quốc hội Nhật Bản hôm qua, 06/12/2013, đã thông qua luật về bảo vệ bí mật Nhà nước.

Dự luật này đã được Hạ viện Nhật thông qua cách đây nhiều ngày, và hôm qua, đến lượt Thượng viện bỏ phiếu chấp thuận. Thật ra, cuộc biểu quyết ở Thượng viện chỉ mang tính hình thức vì đa số các thượng nghị sĩ thuộc liên minh cầm quyền của thủ tướng Shinzo Abe.
Luật mới cho phép tất cả các bộ của chính phủ Nhật xếp vào diện « bí mật Nhà nước » mọi thông tin được xem là « nhạy cảm » liên quan đến các lĩnh vực quốc phòng, ngoại giao, tình báo và chống khủng bố. Việc xếp lại thông tin « bí mật Nhà nước », dựa trên những tiêu chí bị xem là không rõ ràng.
Continue Reading... Nhãn:


Kẻ Ở Miền Xuôi




“Tô Hoài luôn hướng ngòi bút về phía người cùng khổ… bằng tất cả sự đồng cảm của trái tim. ĐọcTruyện Tây Bắc của ông để hiểu thêm về cuộc sống của miền núi, với những mặt trái như những nỗi đau. Tập truyện có một chủ đề rất tập trung: những người dân miền núi vừa là nạn nhân của thực dân Pháp, của chế độ phong kiến, của chính những phong tục, tập quán lạc hậu, mê tín dị đoan của mình. Họ đã đứng lên đấu tranh, giải phóng…”

Nhiều tác phẩm của Tô Hoài được trích dẫn, và giảng dậy trong chương trình học ở miền Nam. Ông cũng rất được yêu quí và được ghi nhận, với tất cả sự trân trọng, như là một nhà văn của tuổi thơ:
Một ngày phiên chợ, u tôi mua về đôi gà nhỏ. Hai con gà: một trống, một mái, dáng còn bé tí teo, như vừa mới lìa đàn. Suốt ngày chúng cứ rúc vào một góc sân và kêu chim chíp bằng một giọng ai oán, thảm thương!
Ðoạn văn ngắn này, trong tập truyện O Chuột, tôi đã được cô giáo đọc cho nghe – đôi lần – khi còn thơ ấu. Dù rất nhiều năm đã trôi qua, tôi vẫn tin rằng mình vừa ghi lại đúng nguyên văn, nếu không hoàn toàn đúng thì chắc cũng gần đúng (y) như thế. Sao tôi cứ thương mãi đôi gà nhỏ côi cút “dáng còn bé tí teo,” và có cảm tình hoài với người viết những dòng chữ ghi trên.

Sau khi đất nước thống nhất, Nam/Bắc hòa lời ca, tôi mới biết thêm là có một Tô Hoài khác – khác hẳn trong trí tưởng ấu thơ của mình – qua lời của nhà văn Nhật Tuấn:
Hội nhà văn Việt Nam hồi đó có hơn 150 Hội viên mà hàng năm chỉ có dăm bảy suất , bởi vậy đó là cuộc đấu tranh sinh tử, giành giật âm thầm và quyết liệt chẳng thua gì vũ đài quyền Anh...
Ấy thế mà riêng Tô Hoài, tổng kết lại trong thời bao cấp ông đã xuất ngoại tới cả trăm lượt, đủ  các nước Á, Âu, Mỹ , Úc, Phi. Các bác Hội viên “cả đời chưa một lần đặt đít lên ghế  tàu bay” phải ca cẩm:cái thằng ranh ma thế , có mỗi con dế mèn mà bay khắp thế gian.
Tô Hoài không chỉ “bay” khắp năm Châu mà còn đi khắp nước. Ông tìm đến những nơi xa xôi để ghi lại những cảnh tình, và những mảnh đời (cơ cực) của người dân miền núi.
Năm 1956, Hội Văn Nghệ Việt Nam đã trao giải thưởng (hạng nhất) cho tập Truyện Tây Bắc của Tô Hoài. Tuyển tập này gồm ba truyện ngắn: Cứu Đất Cứu Mường,” Mường Giơn” và Vợ Chồng A Phủ.” Cả ba đều được coi là có giá trị cao vì “đã thấm nhuần đường lối của Đảng” và “đã nói lên một cách đau xót nỗi thống khổ bao đời của các dân tộc anh em ở vùng cao dưới ách chiếm đóng của thực dân Pháp và bè lũ tay sai là bọn quan bang, quan châu, phìa tạo, thống lý …” theo như bình phẩm của giáo sư Phan Cự Đệ.
Đường lối của Đảng (xem ra) cũng chả tốt lành hay tử tế gì. Bởi vậy, một tác phẩm nghệ thuật mà “thấm nhuần” thì e khó tránh khỏi ít nhiều khiên cưỡng hay cường điệu – theo như nhận xét của nhà văn Nhật Tuấn và nhà văn Phạm Thị Hoài:
Có lẽ tôi không ưa “Vợ chồng A Phủ” cũng vì trong phần lớn các tác phẩm có mầu sắc folklore miền ngược, viết từ hình dung của người miền xuôi, các nhân vật đều được gán cho những cách nghĩ, cách nói, đặc biệt là cách xưng hô, có phần ngồ ngộ, ngu ngơ, sơ đẳng, ít nhiều bán khai...
Tôi còn e ngại rằng chính vì cái khuôn mẫu “có mầu sắc folklore miền ngược” của những cây viết tiên phong và cổ thụ (kiểu Tô Hoài) đã khiến những tác giả thuộc thế hệ sau vẫn cứ tiếp tục nhắm mắt gán cho tất cả sắc dân bản địa ở Việt Nam “những cách nghĩ, cách nói, đặc biệt là cách xưng hô, có phần ngồ ngộ, ngu ngơ, sơ đẳng, ít nhiều bán khai…” –  y hệt như nhau. Coi:
 Tham gia du kích xã từ năm 1962, đã hơn 70 mùa rẫy nhưng Ngút vẫn còn đủ sức làm hơn 1ha lúa nước. Nghe nhắc chuyện “dép Bác Hồ”, Đinh Ngút lục tìm trong gùi lấy ra một đôi dép đã mòn trơ cả bố. “Dép Bác Hồ mình làm hồi Bác mất đấy. Chẳng biết đã theo mình bao nhiêu trận đánh, bao nhiêu lần cõng đạn cho bộ đội nữa”.
Ngừng một thoáng, vẻ mặt ông lão chợt nghiêm trang:
 - “Không dối lòng đâu, mỗi lần đi “dép Bác Hồ” là thấy bụng không nghĩ điều trái, chân không đi hai đường. Chẳng riêng mình, cả làng này ai cũng vậy...
Chiến tranh khỏi nói, hòa bình rồi có biết bao chuyện khó… Bông Rẫy hồi chiến tranh chỉ có 50 hộ, bây giờ đã lớn lên gần 120 hộ mà không còn ai đói, chỉ còn 10 hộ nghèo. Ai cũng có xe máy, hơn một nửa đã làm được nhà xây. Không ai nghe lời kẻ xấu vượt biên trái phép… Không nhờ phép lạ “dép Bác Hồ” sao được thế? Có “dép Bác Hồ” là thắng tất! (Lê Quang Hồi. “Làng Bông Rẫy Mang Dép Bác Hồ.” Quân Đội Nhân Dân 1 June 2009).
Nhân dịp tái bản tập Truyện Tây Bắc, vào năm 2004, Tô Hoài có đôi lời tâm sự:
Năm 1952, tôi theo bộ đội chủ lực, tiến quân vào miền Tây, tham dự chiến dịch giải phóng Tây Bắc... Cái kết quả lớn nhất và trước nhất của chuyến đi tám tháng ấy là đất nước và người miền Tây đã để thương để nhớ cho tôi nhiều, không thể bao giờ quên. Không thể bao giờ quên được lúc vợ chồng A Phủ tiễn tôi ra khỏi dốc núi Tà Sùa rồi cũng vẫy tay gọi theo: “ Chéo lù! Chéo lù!’’ ( Trở lại! Trở lại! ). Không bao giờ quên được vợ chồng Lý Nủ Chu đưa chúng tôi dưới chân núi Cao Phạ, cùng vẫy tay kêu: Chéo lù! Chéo lù! Hai tiếng “trở lại, trở lại’’ chẳng những nhắc tôi có ngày trở lại mà tôi phải đem trở lại cho những người thương ấy một kỷ niệm tấm lòng mình, một cái gì làm hiển hiện lại cuộc đời người HMông trung thực, chí tình, dù gian nan đến thế nào, bao giờ cũng đợi cán bộ, đợi bộ đội, bao giờ cũng mong anh em trở lại. Chéo lù! Trở lại! Trở lại! Chéo lù!
Sáu thập niên đã qua, Tô Hoài vẫn chưa có dịp “chéo lù” thì “những “người Hmông trung thực chí tình”  năm xưa đã “đổ về Hà Nội”, theo như tường thuật của blogger Trần Thị Cẩm Thanh:
Trong mấy ngày qua, trời Hà Nội mưa và gió lạnh, thông tin về những người H’Mông bị công an quận Đống Đa đuổi ra khỏi nhà thờ trong đêm giá lạnh đã khiến cộng đồng không thể bàng hoàng, bàng hoàng vì tại sao con em nhân dân sau khi được tuyển vào ngành công an, ngành công an đã đào tạo họ như thế nào, môi trường sống và làm việc ra sao mà chúng nó lại trở nên tàn nhẫn như vậy…
Theo trình bày của người dân H’Mông tại vườn hoa Mai Xuân Thưởng thì tất cả dân tộc H’Mông sống trong 4 tỉnh phía Bắc là Cao Bằng, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang đều bị đàn áp tàn nhẫn, cấm không cho sống đời sống văn minh mà bắt trở về với các thủ tục lạc hậu của dân tộc H’Mông.
HMong
Người H’Mông biểu tình ở Hà Nội. Ảnh: Trần Thị Cẩm Thanh
Khác hẳn với gam “mầu sắc folklore miền ngược” (đậm nét trong truyện “Vợ Chồng A Phủ”) cách ăn mặc cũng như ăn nói gẫy gọn, chững chạc, tự tín của những thanh niên H’Mông – nghe và thấy được qua youtube – khiến tôi hết sức ngạc ngạc nhiên và vô cùng xúc động:
Chính quyền từ trung ương đến địa phương đều cùng một duộc… chỉ nói vu vơ ngoài pháp luật… không giải quyết gì, tôi đến chỗ Hà Nội này tôi mới biết được rằng có rất nhiều người dân oan như chúng tôi cũng đang phải gánh chịu những hậu quả mà đảng và nhà nước đã gây cho mọi dân tộc… chúng em cũng cảm thấy là có lẽ chúng tôi cần phải đứng lên để vạch trần, và đứng lên dũng cảm… để kiên nhẫn vượt qua khó khăn đó… để chúng tôi được sống và quyền làm người như các dân tộc khác.”
Ma Pa
Ma Pá – Phát Ngôn Viên của đoàn người H’Mông biểu tình tại Hà Nội.
Ảnh: Trần Thị Cẩm Thanh
 “Trên đấy nó cứ bắt cóc người dân tộc H Mông… bắt người vô cớ, không có 1 lý do gì, bà con rất hoang mang lo sợ, nên bà con bây giờ phải xuống đây để cho chính phủ giải quyết, phải có một văn bản để cho bà con yên tâm mà làm ăn thì bà con mới quay về, còn không có thì chúng tôi cứ ở đây thôi. Cho đến khi nào chính phủ công nhận, nhà nước bảo không bắt dân tộc này nữa, và không làm cho dân tộc này phải hoang mang lo sợ nữa thì chúng tôi sẽ về… không phải ở đây làm gì. Chúng tôi có nhà có cửa, có cuộc sống của chúng tôi, chẳng qua là do không công bằng nên chúng tôi phải đi đòi hỏi”.
Không cần phải là thầy bói người ta cũng có thể đoán được “chính phủ” đã “giải quyết” sự việc “không công bằng” này ra ra sao. Từ Bangkok, hôm 24 tháng 10 năm 2013, biên tập viên Gia MinhRFA có bài tường thuật:
Thông tin truyền tải trên mạng Internet trong những ngày qua cho biết có một nhóm đồng bào người H’mông mấy chục người từ 4 tỉnh phía Bắc gồm Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang xuống Hà Nội khiếu kiện phải sống vật vạ tại Vườn hoa Mai Xuân Thưởng như những dân oan các tỉnh khác lâu nay phải bám trụ tại đó để tiếp tục khiếu kiện.
Một số người hảo tâm tại Hà Nội đã đến giúp đỡ cho họ trong suốt những ngày qua.
Thế nhưng đến đêm 23 tháng 10, lực lượng chức năng đã đến và đưa họ đi.
Một phụ nữ trong đoàn khi đang trên xe mà không biết bị đưa đi đâu, trả lời qua điện thoại kể lại chuyện bị bắt đưa đi như sau:
Người ta đến đánh, dùng roi điện giật bà con. Họ là công an thành phố kết hợp với công an trên tỉnh, họ có người mặc sắc phục, có người không. Bà con cầm tay nhau, những người bên trong thoát, nhưng phía ngoài lăn ra đất hết. Họ lôi ra xe buýt, đưa về đàn áp tại chỗ tiếp công dân. Sau đó đưa lên xe về Cao Bằng, có ba xe. Khi lên xe, tôi thấy một người nằm tại đống rác là các chiếu mà bà con Hà Nội cho dùng tạm, người đó không còn tính mạng nữa rồi!
Tô Hoài, nay, đã bước qua tuổi 90. Chưa chắc ông đã đến được vườn hoa Mai Xuân Thưởng để an ủi những người H’mông trong những đêm mưa giá lạnh. Tôi chỉ hy vọng (mỏng manh) rằng nay mai ông sẽ lên tiếng, ít nhất thì cũng là một lời ai điếu, cho những người H’Mông vừa bị đánh chết tại Hà Nội tuần qua. Đây là con cháu của những người được chính Tô Hoài mô tả là “trung thực, chí tình” mà hơn nửa thế kỷ trước khi ông bước “ra khỏi dốc núi Tà Sùa rồi” mà họ “vẫy tay gọi theo: ‘Chéo lù! Chéo lù!’ (Trở lại! Trở lại!)
Tuy nhiên, tưởng cũng cần phải nói thêm rằng “trung thực” và “chí tình” là những đức tính không dễ tìm nơi (rất nhiều) những kẻ ở miền xuôi.
K’Tien
Continue Reading... Nhãn:


Phải có một thái độ mạnh mẽ, dứt khoát với đảng CSVN.


Lâm Thế Nguyên  (ĐVDVN)
Tác giả gửi đến DienDanCTM 

Ngày 28/11/2013, Quốc hội nhà nước Cộng sản Việt Nam (CSVN) biểu quyết thông qua Dự thảo Sửa đổi Hiến pháp 1992. Nội dung Hiến pháp "mới" chỉ khẳng định thêm tham vọng độc tài quyền lực cố hữu của đảng cầm quyền. Nguyện vọng của đa số nhân dân đã không được đáp ứng, ý kiến của nhiều người trí thức có tâm huyết đã không được lắng nghe, và lời kêu gọi của những người Cộng sản cấp tiến cũng đã không được quan tâm. Việt Nam đã không có được cơ hội để dân chủ hóa một cách hòa bình, và đảng CSVN đã cố tình bỏ qua thêm một cơ hội rất tốt để "hạ cánh an toàn". Trước thực trạng này, chúng ta cần phải có một thái độ mạnh mẽ, dứt khoát hơn với đảng CSVN.
Nếu đảng CSVN nhân cơ hội kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIII để chấp nhận ý kiến của giới trí thức và sửa đổi Hiến pháp, để dân chủ hóa đất nước từ Lập pháp sang Hành Pháp và Tư Pháp thì đảng Cộng sản sẽ được nhân dân, thế giới hoan nghênh. Với thiện chí đó, đảng CSVN mặc nhiên được tồn tại trong xã hội dân chủ sắp tới và vai trò tiếp nối sau này chỉ là khả
Continue Reading... Nhãn:


Viết cho Ngày Quốc Tế Nhân Quyền


Nguyễn Quang Duy
ĐIỀU 4: KHÔNG AI BỊ CƯỠNG BỨC LÀM NÔ LỆ HAY TÔI ĐÒI.
Ngày 10-12-1948, Liên Hiệp Quốc long trọng công bố Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền làm khuôn mẫu chung cho mọi quốc gia về quyền làm người. Từ đó, Bản Tuyên Ngôn đã đóng một vai trò tích cực xây dựng nền văn minh, tự do, dân chủ cho tòan nhân lọai.
Nhưng Điều 4 của Bản Tuyên Ngôn “Không ai bị cưỡng bức làm nô lệ hay tôi đòi.” xét ra vẫn chưa được tích cực. Nhân ngày Quốc Tế Nhân Quyền bài viết này xin phân tích về tình trạng “tự nguyện” nô lệ vẫn còn khá phổ biến, nhất là tại các quốc gia độc tài cộng sản.
“Tự nguyện” nô lệ
Cuối tháng 11-2013, dư luận xôn xao về việc ba phụ nữ tự nguyện giam mình trên 30 năm trong một căn nhà ở phía Nam thành phố London. Họ thuộc một “chi bộ” cộng sản theo đường lối Mao và do hai đảng viên ông Aravindan Balakrishnan (73 tuổi) và vợ, bà Chanda (67 tuổi) cầm đầu. Họ tự nguyện chung sống, kiểm sóat lẫn nhau, trung thành và chịu phục tùng mệnh lệnh của đồng chí Balakrishnan.
Điều cần biết là họ đang sống ở xứ Anh, một nơi mà quyền làm người được tôn trọng vào bậc nhất. Cũng như các thành viên một số tà phái, họ “tự nguyện” hay đã bị tẩy não để trở thành những nô lệ trong một tập thể khép kín.Tại các quốc gia văn minh việc tẩy não bị luật pháp chặt chẽ kiểm sóat và khi được phát hiện nạn nhân được tận tình giúp đỡ. Ngược lại chế độ Cộng Sản vẫn sử dụng các kỹ thuật tẩy não để xây dựng và duy trì độc quyền thống trị xã hội.
Continue Reading... Nhãn:


Viết cho Phụ Nữ Nhân Quyền.


Phạm Thanh Nghiên
Hải phòng ngày 4/12/2013
Mày mà là phụ nữ à!”.
Câu nói được “phun” ra từ cửa miệng một tên công an mật vụ khi hắn bị một phụ nữ là tôi chất vấn về lối hành xử thô bạo và vô lễ. Có lẽ, đối với một người phụ nữ, không còn sự xúc phạm nào nặng nề hơn thế.
Hắn vừa chửi bới, vừa xông vào tận cổng định cướp chiếc máy chụp hình trên tay tôi, thái độ sừng cồ và dữ tợn. Hắn giơ cánh tay lên định đánh tôi nhưng kịp dừng lại: “Còn có những cách khác hữu hiệu hơn nhiều để trừng phạt “con nhãi nhép phản động”, hơn là đánh “nó” ở đây”. Chắc hắn nghĩ như thế nên hạ cánh tay xuống. Phía bên ngoài cổng, Nguyễn Hoàng Vi đang la hét, vùng vẫy giữa  hàng chục tên mật vụ khác đã đứng chầu sẵn từ trước để bắt cô.
Đấy là một trong những sự việc “nho nhỏ” xảy ra hồi tháng 4 năm 2013. Khi mà hàng chục “chiến sĩ công an” mặc thường phục đã được huy động canh gác ngày đêm trước tư gia nhà tôi với nhiệm vụ chắc hẳn họ đã rất tự hào:
Continue Reading... Nhãn:


Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm đuổi học sv Nguyễn Phương Uyên


Nguyễn Tường Thụy
Ngày 29/11/2013, Trường ĐHCNTP TP HCM ra quyết định buộc thôi học đối với sinh viên Nguyễn Phương Uyên.
Lý do họ đưa ra là Phương Uyên đã vi phạm pháp luật của nước CHXHCNVN.
Căn cứ họ ra quyết định là qui chế đối với học sinh sinh viên, bản án phúc thẩm ngày 16/8/2013 xử Phương Uyên 3 năm tù treo và công văn của Vụ trưởng Vụ công tác học sinh sinh viên Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Chưa rõ bản qui chế đối với học sinh sinh viên của Bộ Giáo dục và Đào tạo, công văn của Vụ công tác HS, SV như thế nào, nhưng khả năng nếu trường ĐHCNTP có căn cứ đúng thì
Continue Reading... Nhãn:


Nhà báo Phạm Chí Dũng chính thức từ bỏ Đảng CSVN


Thụy My RFI
Tâm thư từ bỏ đảng của Nhà báo Phạm Chí Dũng
 Nhà báo Phạm Chí Dũng
 Nhà báo Phạm Chí Dũng, cây bút bình luận sắc bén đồng thời là tiến sĩ kinh tế, hôm nay 05/11/2013 vừa viết lá tâm thư chính thức từ bỏ đảng Cộng sản Việt Nam. Thụy My xin giới thiệu với bạn đọc ở đây :
 *
TÂM THƯ TỪ BỎ ĐẢNG
Thành phố HCM ngày 5 tháng 12 năm 2013
Tôi là nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng, đảng viên từ năm 1993, viết tâm thư này nhằm khẳng định một quyết định khó khăn trong đời mình:
Tôi chính thức từ bỏ Đảng Cộng sản Việt Nam.
Xuất thân trong một gia đình có truyền thống cách mạng, được đào tạo từ môi trường quân đội và nhiều năm công
Continue Reading... Nhãn:


Ông Lê Hiếu Đằng nói về việc từ giã Đảng Cộng Sản Việt Nam


BBC
Ông Lê Hiếu Đằng
Ông Lê Hiếu Đằng, nguyên phó chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Thành phố Hồ Chí Minh, xác nhận với BBC rằng ông đã quyết định từ bỏ Đảng Cộng sản Việt Nam.
Trên các trang mạng có hình ảnh chụp bản viết tay của mà ông Đằng xác nhận do chính ông viết hôm thứ Tư ngày 4/12, trong đó ông ‘tuyên bố công khai ra khỏi Đảng Cộng sản Việt Nam’.
Lý do ông có quyết định này là vì ‘Đảng Cộng sản Việt Nam bây giờ không còn như trước (đấu tranh giải phóng dân tộc) mà đang suy thoái biến chất, thực chất chỉ là đảng của những tập đoàn lợi ích, trở thành lực cản cho sự phát triển đất nước, dân tộc, đi ngược lại lợi ích dân tộc, nhân dân’.
Ông Đằng xuất thân là một sinh viên ở miền Nam Việt Nam trước 1975 tham gia vào quá trình đấu tranh chống chính quyền Sài Gòn. Ông đã có hơn 40 năm tuổi Đảng.
Cách đây hơn ba tháng, ông Đằng đã có bài viết lưu truyền trên mạng với tựa đề ‘Viết trong những ngày nằm bịnh’ trong đó ông kêu gọi thành lập một đảng chính trị khác đối lập với Đảng Cộng sản Việt Nam.
Bài viết này của ông Đằng đã bị các cơ quan truyền thông do Đảng kiểm soát đả kích dữ dội. 
‘Giọt nước làm tràn ly’
Nói với BBC khi vẫn trên giường bệnh, ông Đằng cho biết việc Quốc hội vừa mới thông qua Hiến pháp sửa đổi ‘là giọt nước làm tràn ly’ khiến ông đi đến quyết định thoái Đảng.
Continue Reading... Nhãn:


14 điều Việt Nam cam kết khi ứng cử Hội đồng nhân quyền LHQ



VRNs
VN and UN
Khi ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc, Chính phủ Việt Nam đã cam kết 14 điều. Đây là bản tạm dịch do bạn đọc lấy trên internet. Bản gốc tiếng Anh lưu tại trang web của UN. Bạn đọc có thể vào đó tham khảo.

1. Thực hiện chính sách, biện pháp và tăng cường nguồn lực để bảo đảm tốt hơn cơ bản về quyền kinh tế, xã hội, văn hoá, dân sự và chính trị của con người phù hợp với những tiêu chuẩn được quốc tế công nhận. [1. Adopt policies and measures and increase resources to better ensure all fundamental economic, social, cultural, civil and political human rights in line with internationally recognized norms.]
Continue Reading... Nhãn:


Luật cư trú và chuyện công an gõ cửa nhà dân vào lúc đêm khuya.


Phạm Vương Lê Các (Cùi Các)
Không biết ở các nước Tư bản Chủ nghĩa có hay xảy ra tình trạng cảnh sát gõ cửa nhà người dân vào lúc đêm khuya chỉ để kiểm tra nhân khẩu hay không? Còn tại Việt Nam, chuyện này rất thường xảy ra, khoảng từ 23h cho đến 00h30, công an khu vực thường hay đi làm công việc này.
ông việc của họ là kiểm tra trong nhà đang bao gồm những ai, có đăng ký tạm vắng, tạm trú, chủ hộ có tiến hành đăng ký lưu trú cho người thân, bạn bè đã ở lại qua đêm tại nhà mình hay không...
Chuyện kiểm tra lần đầu tiên
Continue Reading... Nhãn:


RFA hỏi chuyện ông Phạm Chí Dũng về việc từ bỏ đảng CSVN


Gia Minh - RFA
 Thêm một đảng viên từ bỏ đảng Cộng sản
Màn hình máy tính của nhân viên
nhà nước, ảnh minh họa. - AFP photo
Vừa có thêm một đảng viên Cộng sản tại Việt Nam công khai từ bỏ đảng. Đó là ông Phạm Chí Dũng, một nhà báo độc lập, người vào đảng từ năm 1993. Lý do ông nêu ra là Đảng Cộng sản không còn đại diện và phục vụ cho quyền lợi của đại đa số nhân dân.
Gia Minh hỏi chuyện ông và ông cho biết:
Ông Phạm Chí Dũng: Tôi cũng đau khổ khi nghĩ đến chuyện này anh ạ.Vấn đề là người ta đã đau khổ nhiều năm và còn lại những đau khổ thì vẫn phải tiếp tục nỗi đau khổ để chiêm nghiệm trong tương lai còn có những đau
Continue Reading... Nhãn:


Thế đứng Nhân quyền vững chãi


Blog / Bùi Tín / VOA

Ngày 10/12/2013 năm nay là kỷ niệm lần thứ 65 ngày lịch sử ra mắt bản “Tuyên Ngôn Nhân quyền Quốc tế” 10/12/1948.

Năm nay cuộc kỷ niệm ở nước ta diễn ra khác hẳn trước, mang nhiều nét mới.
Ngay từ giữa năm các bạn thanh niên, sinh viên nam nữ đã in, sao chép bản Tuyên ngôn Nhân quyền Quốc tế (TNNQQT) gồm 30 điều để giới thiệu rộng rãi trong xã hội. Nhiều bạn đã gửi cho nhau những bản TNNQQT in đẹp coi như món quà quý để chuyền tay nhau đọc và nghiên cứu. Nhiều bạn thanh niên còn in các bản TNNQQT bằng các thứ tiếng Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Đức, Nhật, Trung Hoa…để phổ biến trong nước và gửi ra nước
Continue Reading... Nhãn:


NASA xác nhận "sao chổi thế kỷ" ISON đã bị đốt cháy


(Nguồn: universetoday.com)
Nguồn: universetoday.com)

Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) ngày 3/12 xác nhận sao chổi ISON, được mệnh danh là "sao chổi thế kỷ," đã bị đốt cháy bởi sức nóng khủng khiếp khi bay vào quỹ đạo Mặt Trời hồi tuần trước. 


Trao đổi với báo giới, tiến sỹ Alex Young của NASA cho biết mặc dù vẫn chưa xác định chính xác thời điểm mà sao chổi ISON bị thiêu rụi, song các nhà khoa học hiện tại chỉ còn quan sát thấy một đám mây không có nhân gồm các mảnh vỡ bay lơ lửng trong không gian và đây được cho là những tàn dư còn sót lại của sao chổi này. 

Chuyên gia NASA nhận định ISON đã tan biến khi nó bay qua ở Mặt Trời ở khoảng cách quá gần - khoảng 1,2 triệu km - và bị sức nóng tỏa ra từ Mặt Trời với nhiệt độ lên tới trên 2.700 độ C thiêu đốt. 
Continue Reading... Nhãn:


Sổ Tay Thương Dân - Hôi Của & Cướp Của


Hôi Của & Cướp Của


Ban ngày soi đuốc để tìm
Một người tử tế mà tìm không ra
Chủ nghĩa xã hội nước ta,
Thật là tốt đẹp sinh ra lớp người
Hễ trông thấy của là hôi.
Hà Long

Ngày 5 tháng 12 năm 2013, đài truyền hình VTC News buồn bã loan tin:
Hôm qua, tại TP Biên Hòa – Đồng Nai, khi chiếc xe tải chở bia bị lật, người dân đã túa ra tranh cướp bia, thậm chí còn lấy cả xe ba gác đến để chở bia về nhà mặc cho tài xế van xin.
Tình trạng hôi của trong tai nạn đang diễn ra ngày càng phổ biến. Đã có nhiều lần, khi chiếc xe khách bị nạn, thay vì cứu nạn nhân, nhiều người dân đã lao vào tranh cướp tài sản của những nạn nhân đang hấp hối. Hành vi này được xem là mọi rợ trong một thế giới văn minh.
Báo Tuổi Trẻ Online cho biết thêm chi tiết:
Những người “hôi của” tranh nhau giành giật các thùng bia còn nguyên bị rớt xuống đường và thu gom các lon bia văng ra khỏi thùng. Trong đó, nhiều người lấy cả những thùng bia còn nguyên vẹn, một số người thì lấy túi đựng số lon bia lẻ…
bia 1
Ảnh cắt từ clip do bạn đọc cung cấp. Nguồn: Tuổi Trẻ Online
Hình ảnh thiên hạ nhặt nhạnh những lon bia rơi vãi khiến tôi chợt thấy có chút gì ái ngại, và không khỏi liên tưởng đến cảnh những anh bộ đội với con búp bế cầm tay, hay cái khung xe đạp vác vai – sau ngày “cách mạng tiếp quản” miền Nam. Vùng đất này, khi thất thủ, không chỉ mất đi vài con búp bê hay mấy cái khung xe đạp.
Những gì mà Cách mạng lấy được của “nhà giàu” trên toàn miền Nam được liệt kê: “Về tiền mặt ta thu được 918,4 triệu đồng tiền miền Nam; 134.578 Mỹ Kim [trong đó có 55.370 USD gửi ở ngân hàng]; 61.121 đồng tiền miền Bắc; 1.200 đồng phrăng (tiền Pháp)…; vàng: 7.691 lượng; hạt xoàn: 4.040 hột; kim cương: 40 hột; cẩm thạch: 97 hột; nữ trang: 167 thứ; đồng hồ các loại: 701 cái. Trong các kho tàng ta thu được: 60 nghìn tấn phân; 8.000 tấn hoá chất; 3 triệu mét vải; 229 tấn nhôm; 2.500 tấn sắt vụn; 1.295 cặp vỏ ruột xe; 27.460 bao xi măng; 644 ô tô; 2 cao ốc; 96.604 chai rượu; 13.500 ký trà; 1000 máy cole; 20 tấn bánh qui; 24 tấn bơ; 2.000 kiếng đeo mắt; 457 căn nhà phố; 4 trại gà khoảng 30.000 con và một trại gà giá 800 triệu; 4.150 con heo; 10 con bò, 1.475.000 USD thiết bị tiêu dùng; 19 công ty; 6 kho; 65 xí nghiệp sản xuất; 4 rạp hát; 1 đồn điền cà phê, nho, táo rộng 170 hecta ở Đà Lạt” (Huy Đức. Bên Thắng Cuộc, tập I. OsinBook, Westminster, CA: 2013).
-        “Tại Sài Gòn, 28.787 hộ tư sản bị cải tạo, phần lớn bị “đánh” ngay trong bốn ngày đầu với 6.129 hộ “tư sản thương nghiệp”, 13.923 hộ “trung thương”. Những tháng sau đó có thêm 835 “con phe”, 3.300 “tiểu thương ba ngành hàng”, 4.600 “tiểu thương và trung thương chợ trời” bị truy quét tiếp. Theo ông Huỳnh Bửu Sơn, người trông coi kho vàng của Ngân hàng, trong đợt đánh tư sản này, Cách mạng thu thêm khoảng hơn năm tấn vàng, chưa kể hạt xoàn và các loại đá quý. Có những gia đình tư sản giấu vàng không kỹ, lực lượng cải tạo tìm được, khui ra, vàng chất đầy trên chiếu.” (Sđd, trang 90).
Nhân nói về vàng, tưởng cũng nên nhắc đến 16 tấn vàng đã không cách mà bay từ Ngân Hàng Quốc Gia của chính quyền miền Nam. Sự kiện này nếu không thể gọi là “hôi của” thì e cũng khó có từ ngữ nào thích hợp hơn, ngoài hai chữ … cướp của. Vàng còn “bay” mà từ túi của từng người dân không may, trong cơn quốc biến. Chỉ riêng về số lượng bị coi như là thất thu (vì cán bộ thu nhưng không trình) đã được ghi nhận như sau, tại một số những địa phương có tổ chức vượt biên chính thức – bán bãi thu vàng – hồi cuối thập niên 1970:
 Hậu Giang, 4.866 lượng; Minh Hải, 48.195 lượng; Bến Tre, 3.789 lượng; Cửu Long, 27.000 lượng; Nghĩa Bình, 27.000 lượng; Phú Khánh, 10.987 lượng; Thuận Hải, 1.220 lượng; An Giang, 1.445 lượng”. (Sđd, trang 129).
Trong hoàn cảnh phải bỏ của chạy lấy người của hàng triệu người dân Việt thì cùng với chuyện “chung vàng,” họ còn phải “hiến xe,” “hiến hãng xưởng,” “hiến nhà cửa” cho “cách mạng.” Những kẻ đã nhận, và sống trong những căn nhà này, nên gọi họ là bọn “hôi của” hay “cướp của”?
Và những vụ  cướp ngày (trắng trợn) tương tự  đâu phải chờ đến năm 1975 mới xẩy ra, ở miền Nam:
Năm 1958, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho tiến hành “cải tạo xã hội chủ nghĩa” trên toàn miền Bắc, các nhà tư sản Việt Nam buộc phải giao nhà máy, cơ sở kinh doanh cho Nhà nước. Bà Trịnh Văn Bô lại được kêu gọi “làm gương”, đưa xưởng dệt của bà vào “công tư hợp doanh”. Bà Bô cùng các nhà tư sản được cho học tập để nhận rõ, tài sản mà họ có được là do bóc lột, bây giờ Chính phủ nhân đạo cho làm phó giám đốc trong các nhà máy, xí nghiệp của mình. Không chỉ riêng bà Bô, các nhà tư sản từng nuôi Việt Minh như chủ hãng nước mắm Cát Hải, chủ hãng dệt Cự Doanh cũng chấp nhận hợp doanh và làm phó...

Cả gia đình ông Trịnh Văn Bô, sau khi về Hà Nội đã phải ở nhà thuê. Năm 1954, Thiếu tướng Hoàng Văn Thái có làm giấy mượn căn nhà số 34 Hoàng Diệu của ông với thời hạn 2 năm. Nhưng cho đến khi ông Trịnh Văn Bô qua đời, gia đình ông vẫn không đòi lại được.

Câu chuyện của gia đình Trịnh Văn Bô cũng chưa cay đắng bằng gia đình bà Nguyễn Thị Năm, nổi tiếng với tên gọi Cát Hanh Long, một nhà tư sản vào hàng nhất nhì miền Bắc. Cũng như nhiều nhà tư sản khác, ba mẹ con bà Nguyễn Thị Năm đã hăm hở ủng hộ phong trào Việt Minh từ tháng 5-1945. Bà đã từng vận động bạn bè và tự mình mua tín phiếu Việt Minh, mua vải đỏ, vải vàng may cờ đỏ sao vàng, ủng hộ tiền, gửi thuốc men, thóc gạo, dụng cụ ấn loát lên Chiến khu Việt Bắc…
Ở Thái nguyên, bà Năm tích cực tham gia công tác phụ nữ và được bầu làm Hội trưởng Phụ nữ tỉnh Thái Nguyên và là Uỷ viên Liên khu Hội Phụ nữ. Thế nhưng, khi cải cách ruộng đất, bà Nguyễn Thị Năm bị quy là địa chủ và bị gán tội “Việt gian – Quốc dân Đảng” rồi trở thành một trong những địa chủ đầu tiên bị xử bắn. (Sđd, tập II, trang 204 – 206).
Ít nhất thì người dân Biên Hoà cũng đã không bắn giết ai, sau khi “hôi” những lon bia rơi vãi đầy đường. Khi hối hả thu nhặt “chiến lợi phẩm,” họ có thể dẵm lên những lon bia dập nát nhưng chắc chắn là đã không dẵm lên những xác người (chết hàng loạt vì tầu bị đánh đắm ngay khi vừa nhổ neo) để moi vàng trong thi thể của kẻ vượt biên xấu số – theo như lời tường thuật của thuyền trưởng tầu CSG92, C/N 2009/09.
Không những thế, bốn ngày sau, hôm 8 tháng 12 năm 2013, địa phương này đã có người dựng lên một tấm băng rôn, với dòng chữ như sau: “Là người Biên Hòa, là người Việt Nam tôi thấy xấu hổ cho những ai đã “cướp vài lon bia” ở đây trưa ngày 4.12”
bia 2
Ảnh: Dân Trí
Báo Dân Trí ghi nhận: “Đây là một lời xin lỗi chung cho cả cộng đồng, một sự thể hiện tinh thần trách nhiệm với xã hội, một sự đánh thức lòng tự trọng cho mọi công dân.”
Bao giờ thì dân Việt sẽ nhận được “một lời xin lỗi chung” tương tự, từ giới lãnh đạo của ĐCSVN, sau khi họ đã thực hiện hàng trăm ngàn vụ hôi của (và cướp của giết người) ở xứ sở này?
Theo Luật sư Triệu Trung Dũng, Trưởng Văn phòng luật Triệu Dũng và cộng sự, Đoàn Luật sư TP Hà Nội thì hững hành vi công nhiên chiếm đoạt tài của những người dân “hôi của” sẽ bị khởi tố hình sự theo quy định tại điều 137 Bộ luật Hình sự đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009.
Điều 137, Bộ Luật Hình sự Việt Nam sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định:
Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản
1. Người nào công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Hành hung để tẩu thoát;
b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
Ông Dũng này khiên tôi nhớ đến câu nói để đời của một vị luật sư khác, tăm tiếng (và tai tiếng) hơn nhiều bà Ngô Bá Thành: “Ở Việt Nam ta đã có cả một rừng luật nhưng khi xét xử lại dùng luật rừng!”
Tưởng Năng Tiến
Continue Reading... Nhãn:


Phát minh "cool" nhất 2013: Kem phát sáng, cừu đổi màu


Kem phát sáng, cừu đổi màu da, bàn chải đánh răng 3D... là những phát minh độc đáo nhất được "trình làng" vào năm 2013.

Bằng những nghiên cứu, sự cống hiến tâm huyết của mình, các nhà khoa học đã và đang nỗ lực góp phần mang lại sự tiến bộ vượt bậc cho cả nhân loại qua những ý tưởng và phát minh độc đáo.

Cùng điểm lại những phát minh và khám phá "cool" nhất năm 2013 được tổng hợp lại theo đánh giá của trang BuzzFeed dưới đây.

1. Kem phát sáng

Nhờ vào những protein được tổng hợp từ con sứa, ông Charlie Francis - nhà sáng lập Lick Me I’m Delicious Ice Cream đã cho ra đời chiếc kem ốc quế có khả năng phát sáng khi ăn. Loại protein được chiết xuất một cách đặc biệt này sẽ tương tác với độ pH tự nhiên trên lưỡi người ăn, khiến chiếc kem tỏa ra ánh sáng xanh.

Phát minh "cool" nhất 2013: Kem phát sáng, cừu đổi màu 1
Do công đoạn tổng hợp protein đặc biệt trên chỉ được thực hiện trong phòng thí nghiệm, với nhiều thiết bị hiện đại, sản phẩm ra đời cũng rất hạn chế nên giá thành của mỗi chiếc kem phát sáng lên tới 225 USD (gần 5 triệu VND).
Continue Reading... Nhãn: ,


CA Hà Nội vây bắt, sách nhiễu gia đình anh Phạm Văn Trội



Lúc 14 giờ chiều nay, 5/12/2013, anh Phạm Văn Trội và gia đình đã bị lực lượng công an Hà Nội tổ chức vây bắt và sách nhiễu khi đến dự đám giỗ của mẹ vợ.

Phía CA sau đó đã áp giải vợ anh Trội là chị Nguyễn Thị Huyền Trang cùng con gái 7 tuổi đưa về câu lưu tại trụ sở công an xã Thắng Lợi, huyện Thường Tín, Hà Nội.

Lý do bắt người được đưa ra là vì anh Trội đã ra khỏi khu vực xã mà 'không xin phép'. 

Anh Phạm Văn Trội là một cựu tù chính trị, từng bị kết án 4 năm tù giam với cáo buộc 'tuyên truyền chống phá nhà nước'. Sau khi mãn hạn tù vào tháng 9/2012, anh  vẫn đang chịu án quản chế thêm 4 năm tù ở. 
Continue Reading... Nhãn: ,


Trung Quốc lại điên cuồng đập phá tàu cá ngư dân Quảng Ngãi gặp nạn


Chiếc máy nhắn tin trị giá 28 triệu đồng của chủ tàu Nguyễn Văn Lâm bị lính Trung Quốc đập phá hỏng (Ảnh: Dân Việt).
Rạng sáng ngày 2/12/2013, tàu cá số hiệu Qng-92046 của ngư dân Quảng Ngãi đã bị lính Trung Quốc đập phá gây hư hỏng toàn bộ máy móc khi tàu cập bến đảo Phú Lâm (thuộc chủ quyền Việt Nam) để cấp cứu cho một ngư dân đang bị tai nạn nguy hiểm đến tính mạng.


Trả lời báo Dân Việt sau khi về đến đất liền, chủ tàu cá là ông Nguyễn Văn Lâm nói:

“Khi vừa cập bến đảo Phú Lâm thì chúng tôi bất ngờ bị phía Trung Quốc khống chế. Lấy lý do đây là căn cứ quân sự của Trung Quốc nên không được sử dụng các thiết bị vô tuyến, phía Trung Quốc hùng hục đập phá máy móc bao gồm 1 máy nhắn tin, 1 máy định vị, 1 bộ đàm, 1 máy dò, 1 máy radio trong ánh mắt ngỡ ngàng của tất cả ngư dân. 
Continue Reading... Nhãn:


Viết cho Phụ Nữ Nhân Quyền


Phạm Thanh Nghiên (Danlambao) - “Mày mà là phụ nữ à!?”.

Câu nói được “phun” ra từ cửa miệng một tên công an mật vụ khi hắn bị một phụ nữ là tôi chất vấn về lối hành xử thô bạo và vô lễ. Có lẽ, đối với một người phụ nữ, không còn sự xúc phạm nào nặng nề hơn thế. 

Hắn vừa chửi bới, vừa xông vào tận cổng định cướp chiếc máy chụp hình trên tay tôi, thái độ sừng cồ và dữ tợn. Hắn giơ cánh tay lên định đánh tôi nhưng kịp dừng lại: “Còn có những cách khác hữu hiệu hơn nhiều để trừng phạt “con nhãi nhép phản động”, hơn là đánh “nó” ở đây”. Chắc hắn nghĩ như thế nên hạ cánh tay xuống. Phía bên ngoài cổng, Nguyễn Hoàng Vi đang la hét, vùng vẫy giữa hàng chục tên mật vụ khác đã đứng chầu sẵn từ trước để bắt cô.
Continue Reading... Nhãn: ,


Phương Uyên bị Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm đuổi học.


Nguyễn Tường Thụy - Ngay sau khi Nguyễn Phương Uyên ra khỏi trại giam, Uyên và gia đình đã đến trường để xin theo học trở lại. Trường Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP HCM nói sẽ xin ý kiến cấp trên rồi trả lời sau.

Ngày 29/11/2013, Trường ĐHCNTP TP HCM ra quyết định buộc thôi học đối với sinh viên Nguyễn Thị Phương Uyên. Lý do họ đưa ra là Phương Uyên đã vi phạm pháp luật của nước CHXHCNVN.
Continue Reading... Nhãn: ,


Tâm thư từ bỏ đảng của Nhà báo Phạm Chí Dũng


Thụy My RFI - Nhà báo Phạm Chí Dũng, cây bút bình luận sắc bén đồng thời là tiến sĩ kinh tế, hôm nay 05/11/2013 vừa viết lá tâm thư chính thức từ bỏ đảng Cộng sản Việt Nam. Thụy My xin giới thiệu với bạn đọc ở đây:

TÂM THƯ TỪ BỎ ĐẢNG

Thành phố Hồ Chí Minh ngày 5 tháng 12 năm 2013

Tôi là nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng, đảng viên từ năm 1993, viết tâm thư này nhằm khẳng định một quyết định khó khăn trong đời mình:

Tôi chính thức từ bỏ đảng Cộng sản Việt Nam.

Xuất thân trong một gia đình có truyền thống cách mạng, được đào tạo từ môi trường quân đội và nhiều năm công tác trong hệ thống chính quyền, đảng cùng nhiệm vụ bảo vệ an ninh, tôi đã từng tràn đầy nhiệt huyết đóng góp cho một đất nước xã hội chủ nghĩa công bằng và bác ái. Với trách nhiệm của một đảng viên, tôi đã chưa từng tham nhũng hoặc bị sa đọa lối sống.
Continue Reading... Nhãn: ,


Thái Lan : Nhà Vua kêu gọi đoàn kết giữ ổn định


Người Thái mang ảnh chân dung Vua Bhumibol, bên ngoài hoàng cung, 04/12//2013.
Người Thái mang ảnh chân dung Vua Bhumibol, bên ngoài hoàng cung, 04/12//2013.
REUTERS/Athit Perawongmetha

Anh Vũ
Sau nhiều tuần đường phố Bangkok sôi sục với các cuộc biểu tình chống chính phủ khiến 4 người chết, căng thẳng bất ngờ hạ nhiệt nhanh chóng khi chính phủ mở cửa các công sở quan trọng cho người biểu tình tràn vào. Phe đối lập tạm ngưng các cuộc đối đầu để mừng sinh nhật lần thứ 86 của nhà Vua Thái Bhumibol Adulyadej ngày 05/12/2013.

Trong không khí chính trị vẫn còn ẩn chứa nhiều căng thẳng mà nhiều nhà quan sát cho là hòa hoãn chỉ là tạm thời, lần đầu tiên kể từ ba năm nay, Quốc vương Thái Lan đã bất ngờ lên tiếng kêu gọi toàn thể người dân đoàn kết giữ ổn định đất nước.
Thông tín viên RFI tại Bangkok Sébatien Belge tường trình :
Continue Reading... Nhãn: ,


Nhật Bản : Dự luật ''bảo vệ bí mật quốc gia" bị báo chí đồng loạt phản đối


Biểu tình trước nhà Quốc hội, sau khi Hạ viện thông qua dự luật bí mật quốc gia, Tokyo, 26/11/2013.
Biểu tình trước nhà Quốc hội, sau khi Hạ viện thông qua dự luật bí mật quốc gia, Tokyo, 26/11/2013.
REUTERS/Toru Hanai

Trọng Thành
Ngày 26/11/2013, Hạ viện Nhật thông qua dự luật « bảo vệ bí mật quốc gia », do Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đề nghị, cho phép các Bộ trong chính phủ quyền xếp các thông tin được xem là nhạy cảm vào loại « bí mật quốc gia ». Báo chí Nhật cả tả và hữu đều phản đối quyết liệt chủ trương mà Thủ tướng Shinzo Abe muốn thông qua khẩn cấp. AFP ghi nhận : Hiếm khi tại Nhật báo chí và giới tinh hoa lại có một thái độ nhất loạt như vậy.

Từ nhật báo kinh tế thiên hữu nổi tiếng Nikkei đến bậc thầy về phim hoạt hình Miyazaki hay nhật báo bình dân Mainichi (được xếp vào nhóm trung tả) đều cùng chung mặt trận chống lại Thủ tướng Shinzo Abe.
Continue Reading... Nhãn: ,


Tây Tạng : Lại có thêm người tự thiêu phản kháng chính quyền


Từ năm 2009, khoảng 100 người Tây Tạng tự thiêu đến phản đối Bắc Kinh. Trong ảnh, tu sĩ Palden Choetso tự thiêu, ngày 03/11/2011, tại thành phố Đạo Phu, Khu tự trị Cam Tư, tỉnh Tứ Xuyên.
Từ năm 2009, khoảng 100 người Tây Tạng tự thiêu đến phản đối Bắc Kinh. Trong ảnh, tu sĩ Palden Choetso tự thiêu, ngày 03/11/2011, tại thành phố Đạo Phu, Khu tự trị Cam Tư, tỉnh Tứ Xuyên.
Ảnh từ video - freetibet.org

Anh Vũ
AFP dẫn nguồn đài châu Á Tự do, hôm nay 05/12/2013, cho biết một người đàn ông có hai con đã tự thiêu trong vùng Tây Tạng để phản đối chính quyền Bắc Kinh.

Theo đài RFA, ông Konchok Tseten, 30 tuổi đã tự thiêu tại huyện A Bá, một địa phương thuộc tỉnh Tứ Xuyên, nơi có đông người Tây Tạng sinh sống và cũng là nơi trong vài năm trở lại đây đã xảy ra hàng loạt các vụ phản kháng bằng hình thức tự thiêu.
Continue Reading... Nhãn: ,


 

Random Posts

Category

  • ( 8 )
  • ( 1 )
  • ( 2 )
  • ( 1 )
  • ( 1 )
  • ( 18 )
  • ( 8 )
  • ( 50 )
  • ( 40 )
  • ( 7 )
  • ( 5 )
  • ( 2 )
  • ( 2 )
  • ( 1 )
  • ( 5 )
  • ( 6 )
  • ( 1 )
  • ( 51 )
  • ( 1 )
  • ( 11 )
  • ( 5 )
  • ( 3 )
  • ( 1 )
  • ( 1 )
  • ( 154 )
  • ( 3 )
  • ( 7 )
  • ( 3 )
  • ( 1 )
  • ( 1 )
  • ( 5 )
  • ( 5 )
  • ( 2 )
  • ( 7 )
  • ( 3 )
  • ( 3 )
  • ( 1 )
  • ( 28 )
  • ( 160 )
  • ( 4 )
  • ( 17 )
  • ( 1 )
  • ( 101 )
  • ( 2 )
  • ( 5 )
  • ( 1 )
  • ( 1 )
  • ( 6 )
  • ( 4 )
  • ( 1 )
  • ( 28 )
  • ( 1 )
  • ( 5 )
  • ( 57 )
  • ( 2 )
  • ( 6 )
  • ( 2 )
  • ( 81 )
  • ( 2 )
  • ( 4 )
  • ( 1 )
  • ( 29 )
  • ( 2 )
  • ( 27 )
  • ( 2 )
  • ( 2 )
  • ( 4 )
  • ( 1 )
  • ( 21 )
  • ( 1 )
  • ( 3 )
  • ( 1 )
  • ( 118 )
  • ( 16 )
  • ( 5 )
  • ( 2 )
  • ( 2 )
  • ( 5 )
  • ( 3 )
  • ( 19 )
  • ( 1 )
  • ( 2 )
  • ( 1 )
  • ( 2 )
  • ( 3 )
  • ( 30 )
  • ( 248 )
  • ( 1 )
  • ( 2 )
  • ( 125 )
  • ( 586 )
  • ( 1534 )
  • ( 30 )
  • ( 5 )
  • ( 7 )
  • ( 1 )
  • ( 224 )
  • ( 11 )
  • ( 1 )
  • ( 33 )
  • ( 6 )
  • ( 6 )
  • ( 16 )
  • ( 5 )
  • ( 3 )
  • ( 8 )
  • ( 222 )
  • ( 2 )
  • ( 1 )
  • ( 1 )
  • ( 35 )
  • ( 5 )
  • ( 21 )

Recent Comments

About Template

Return to top of page Copyright © 2010 | Flash News Converted into Blogger Template by HackTutors