Shinzo Abe : Lần đầu tiên một thủ tướng Nhật công du Miến Điện từ năm 1977 (REUTERS)
Hôm nay, 25/05/2013, thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã dành ngày đầu tiên công du Miến Điện đi thăm đặc khu công nghiệp và bến cảng tương lai Thilawa. Với diện tích 2400 hecta, gần Rangun, Thilawa sẽ do ba tập đoàn lớn của Nhật Bản thiết kế, xây dựng và phát triển.
Theo AFP, thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã đi thăm Thilawa, dự án đặc khu công nghiệp chiến lược của Miến Điện mà Tokyo và Naypyidaw đã thỏa thuận xây dựng từ tháng 12/2012. Ông cam kết là Tokyo sẽ « tận dụng mọi khả năng giúp đỡ » Miến Điện phát triển kinh tế.
Về phần Miến Điện, theo tuyên bố của Thứ trưởng bộ Kế hoạch và Phát triển kinh tế Miến Điện Set Aung, đặc khu công nghiệp Thilawa là « nền tảng cốt lõi » trong quan hệ giữa hai chính phủ và lãnh vực tư doanh của hai nước. Miến Điện kỳ vọng đặc khu Thilawa nhanh chóng đem lại « lợi nhuận cho doanh nhân Nhật Bản và cho người dân địa phương về công ăn việc làm cũng như hỗ trợ kỹ thuật mà Miến Điện đang thiếu ». Thứ trưởng Set Aung cho biết thêm Thilawa sẽ hoạt động kể từ năm 2015.
Đây là lần đầu tiên, một thủ tướng Nhật Bản công du Miến Điện kể từ năm 1977 và trong bối cảnh quốc gia Đông Nam Á dồi giàu tài nguyên này cải cách chính trị thu hút đầu tư quốc tế. Thực ra, suốt 36 năm qua , Tokyo luôn duy trì quan hệ với chế độ Miến Điện vì lý do chiến lược ngăn chận Bắc Kinh bành trướng.
Theo nhận định của đài truyền hình NHK, chính phủ Shinzo Abe xem chính sách cải thiện quan hệ với Miến Điện là « ưu tiên số một » trong bối cảnh quan hệ với Trung Quốc « xấu đi ». Trong chương trình hợp tác, chuyên gia của Nhật giúp đối tác đào tạo nhân tài, xây dựng hạ tầng cơ sở, hệ thống pháp lý về đầu tư, chấn chỉnh hệ thống ngân hàng còn chậm tiến, còn sử dụng tiền mặt trong các thương vụ lớn nhỏ.
Khoảng 40 doanh nhân đại diện các đại công ty thương mại và xây dựng Nhật Bản tháp tùng thủ tướng Shinzo Abe sang Miến Điện. Hôm nay, thủ tướng Nhật sẽ đọc một bài diễn văn trước giới doanh nhân và kinh tế và hội kiến với lãnh đạo đối lập, bà Aung San Suu Kyi. Ngày mai, 26/05/2013, thủ tướng Nhật sẽ gặp tổng thống Thein Sein.
Đây là lần đầu tiên, một thủ tướng Nhật Bản công du Miến Điện kể từ năm 1977 và trong bối cảnh quốc gia Đông Nam Á dồi giàu tài nguyên này cải cách chính trị thu hút đầu tư quốc tế. Thực ra, suốt 36 năm qua , Tokyo luôn duy trì quan hệ với chế độ Miến Điện vì lý do chiến lược ngăn chận Bắc Kinh bành trướng.
Theo nhận định của đài truyền hình NHK, chính phủ Shinzo Abe xem chính sách cải thiện quan hệ với Miến Điện là « ưu tiên số một » trong bối cảnh quan hệ với Trung Quốc « xấu đi ». Trong chương trình hợp tác, chuyên gia của Nhật giúp đối tác đào tạo nhân tài, xây dựng hạ tầng cơ sở, hệ thống pháp lý về đầu tư, chấn chỉnh hệ thống ngân hàng còn chậm tiến, còn sử dụng tiền mặt trong các thương vụ lớn nhỏ.
Khoảng 40 doanh nhân đại diện các đại công ty thương mại và xây dựng Nhật Bản tháp tùng thủ tướng Shinzo Abe sang Miến Điện. Hôm nay, thủ tướng Nhật sẽ đọc một bài diễn văn trước giới doanh nhân và kinh tế và hội kiến với lãnh đạo đối lập, bà Aung San Suu Kyi. Ngày mai, 26/05/2013, thủ tướng Nhật sẽ gặp tổng thống Thein Sein.