Nhật tố phần mềm Trung Quốc thu thập dữ liệu trái phép
650-baidu-650x0.jpg
ICTnews – Chính phủ Nhật Bản cảnh báo khoảng 140 tổ chức như các Bộ hay trường đại học, cơ sở nghiên cứu không sử dụng phần mềm nhập liệu tiếng Nhật do Baidu, hãng tìm kiếm Internet lớn nhất Trung Quốc phát triển.
Cảnh báo được đưa ra sau khi Nhật Bản phát hiện mọi dữ liệu văn bản được nhập vào máy tính đều được gửi tới máy chủ của Baidu. Theo điều tra của tờ The Yomiuri Shimbun, Baidu IME – tên phần mềm – được cài đặt trên một số máy tính tại Bộ Ngoại giao và ít nhất 12 trường đại học, trong đó có cả Đại học Tokyo. Trung tâm An ninh Thông tin quốc gia Nhật (NISC) cho biết có khả năng thông tin quan trọng tại các tổ chức đã bị rò rỉ ra ngoài.
Continue Reading... Nhãn: , ,


Tìm hiểu cáp quang và câu chuyện đứt cáp biển tại Việt Nam


Cáp quang là một loại cáp viễn thông làm bằng thủy tinh hoặc nhựa, sử dụng ánh sáng để truyền tín hiệu. Cáp quang dài, mỏng thành phần của thủy tinh trong suốt bằng đường kính của một sợi tóc. Chúng được sắp xếp trong bó được gọi là cáp quang và được sử dụng để truyền tín hiệu trong khoảng cách rất xa. Không giống như cáp đồng truyền tín hiệu bằng điện, cáp quang ít bị nhiễu, tốc độ cao (đây là tốc độ truyền dữ liệu, phân biệt với tốc độ tín hiệu) và truyền xa hơn.

Tìm hiểu cáp quang và câu chuyện đứt cáp biển tại Việt Nam
Cấu tạo cáp quang
Cáp quang có cấu tạo gồm dây dẫn trung tâm là sợi thủy tinh hoặc plastic đã được tinh chế nhằm cho phép truyền đi tối đa các tín hiệu ánh sáng. Sợi quang được tráng một lớp lót nhằm phản chiếu tốt các tín hiệu ánh sáng và hạn chế sự gẫy gập của sợi cáp quang.
 
Continue Reading... Nhãn:


"Hoạt động do thám điện thoại của NSA là hợp pháp"


Trụ sở Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA) (Nguồn: AFP)
Trụ sở Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA) (Nguồn: AFP)
Thẩm phán liên bang Mỹ tại New York, ông William Pauley ngày 27/12 ra phán quyết rằng hoạt động theo dõi điện thoại gây tranh cãi của Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA) là hợp pháp và là một thành tố sống còn trong cuộc chiến chống Al-Qaeda.

Ông Pauley cho rằng chương trình nghe lén điện thoại “là đòn đánh trả của chính phủ” nhằm loại bỏ mạng lưới khủng bố Al-Qaeda bằng việc kết nối rời rạc và lướt qua các cuộc điện đàm.

Phán quyết cũng lưu ý các cuộc tấn công khủng bố năm 2001 và cách thức NSA thu thập dữ liệu điện thoại có thể giúp các điều tra viên kết nối được thông tin trước khi các cuộc tấn công diễn ra.

Phán quyết được ông Pauley đưa ra chỉ 10 ngày sau khi một thẩm phán liên bang Mỹ tại Washington cho rằng hoạt động do thám của NSA có thể là vi hiến./.

Continue Reading... Nhãn: ,


Bắc Hàn dưới cái nhìn của ngoại giao Việt Nam


Mặc Lâm, biên tập viên RFAl 

071_794-3591-305.jpg
Tượng của cựu Chủ tịch Kim Il-Sung và Kim Jong Il, tại Bình Nhưỡng, Bắc Triều Tiên
AFP photo
Trả lời phỏng vấn tờ Lao Động vào ngày 24 tháng 12 đại sứ Việt Nam tại Bắc Triều Tiên Lê Quảng Ba tự hỏi : “Bao giờ Việt Nam mới bằng được họ?”.

Hiện thực Bắc Hàn

Bên lề hội nghị Ngoại giao 28 vừa diễn ra tại Hà Nội, Đại sứ Việt Nam tại Bắc Triều Tiên ông Lê Quảng Ba trả lời báo Lao Động  cho biết là rất ấn tượng về tinh thần lao động, chịu khổ chịu khó của người dân Bắc Triều Tiên. Ông ca tụng những quảng trường vĩ đại, những sân vận động lớn gấp 4 lần sân Mỹ Đình. Ông cho rằng thế giới đã xuyên tạc hình ảnh của Bắc Triều Tiên khi chỉ đưa ra những hình ảnh đói nghèo lạc hậu. Sau những hình ảnh ấy ông đại sứ đã khuyên mọi người cần bình tĩnh xem xét và rồi ông than thở không biết chừng nào Việt Nam mới bằng được họ.
Continue Reading... Nhãn:


Okinawa đồng ý cho Mỹ thành lập căn cứ mới


001_GR353742-305.jpg
Bản đồ minh họa các căn cứ Mỹ trên đảo Okinawa của Nhật Bản.
AFP
Sau cả một thập niên tranh cãi, cuối cùng chính quyền Okinawa đã đồng ý cho quân đội Hoa Kỳ dựng một căn cứ mới trên đảo, thay thế cho căn cứ Futenma mà binh sĩ Thủy Quân Lục Chiến Mỹ đang sử dụng.
Quyết định quan trọng này được ông Thống Đốc Hirokazu Nakaima loan báo trưa hôm nay, tức chỉ 2 ngày sau cuộc gặp riêng giữa ông với Thủ Tướng Shinzo Abe.
Truyền thông Nhật Bản đưa tin nói trong cuộc gặp này, Thủ Tướng Nhật cam kết sẽ tăng trợ cấp kinh tế cho Okinawa trong vòng 10 năm tới.
Tin tức chúng tôi ghi nhận được cũng nói ngay sau khi quyết định được đưa ra, nhiều cuộc biểu tình phản đối đã diễn ra, nhắc lại nguyện vọng của người dân địa phương là không muốn thấy binh sĩ Mỹ hiện diện trên đảo.
Continue Reading... Nhãn: ,


Một năm buồn nhiều vui ít của ngành cà phê


Nam Nguyên, phóng viên RFA

Một chủ trại cà phê ở Long Khánh đang kiểm tra lại loai cà phê Robusta đã được sấy khô và đóng bao.
Một chủ trại cà phê ở Long Khánh đang kiểm tra lại loai cà phê Robusta đã được sấy khô và đóng bao.
AFP
Doanh nghiệp cà phê phá sản hàng loạt còn nông dân oằn mình trả nợ do lợi nhuận 2013 giảm sút gần một nửa so với năm ngoái.

Niên vụ buồn

Nếu gọi niên vụ cà phê 2012-2013 là niên vụ buồn thì quả không sai khi kim ngạch xuất khẩu giảm sút, hàng loạt doanh nghiệp phá sản. Trong khi đó nông dân dù tồn tại nhưng cũng chịu nhiều tổn thất. Vụ cà phê ở Việt Nam khởi sự từ đầu tháng 10 năm trước và kết thúc vào cuối tháng 9 năm sau.
Trị giá xuất khẩu cà phê tính theo trọn năm sẽ không trùng khớp cách tính theo niên vụ. Theo Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam (Vicofa) niên vụ 2012-2013 cả nước xuất khẩu được hơn 1,4 triệu tấn cà phê  trị giá hơn 3 tỷ USD giảm 11,2% về khối lượng và giảm 10,3% về giá trị so với niên vụ 2011-2012.
Continue Reading... Nhãn:


Campuchia: công nhân nhiều nơi biểu tình đòi tăng lương


Quốc Việt, thông tín viên RFAÝ kiến của Bạnmail 

P-1-305.jpg
Hàng ngàn công nhân biểu tình đòi tăng lương ở thủ đô Phnom Penh ngày 25/12/2013.
RFA PHOTO/Quốc Việt
Cùng lúc hàng chục ngàn người ủng hộ đảng đối lập Campuchia biểu tình phản đối kết quả bầu cử và đòi Thủ tướng Hun Sen từ chức, cuộc biểu tình của công nhân đã nổ ra nhiều nơi và tuần hành khắp thủ đô Phnom Penh ngày 25/12. Từ Campuchia, thông tín viên Quốc Việt có bài tường trình sau đây:

Vì giả cả leo thang

Continue Reading... Nhãn:


Giáo dân Gia Lai bị cấm cầu nguyện trong ngày Giáng Sinh


Thanh Trúc, phóng viên RFA

 
000_Hkg9294303-305.jpg
Một người bán hàng rong khi ngang khu bán hàng Giáng Sinh ở Hà Nội hôm 18/12/2013
AFP photo
Hôm 23 vừa qua, một điểm nhóm của Hội Thánh Tin Lành Trưởng Lão ở tỉnh Gia Lai đã  bị công an giải tán với khuyến cáo sẽ bắt giữ nếu tụ tập cầu nguyện trong ngày lễ Giáng Sinh.
Nói chuyện với Thanh Trúc, thầy  truyền đạo Rơlân Diuck, từng bị bắt giữ nhiều lần, cho biết dù Hội Thánh Tin Lành Trưởng Lão được công nhận tư cách  pháp nhân từ 2008 nhưng vẫn tiếp tục bị cấm nhóm cho đến lúc này:
Từ năm 2008, cùng với một số giáo phái Tin Lành khác trong nước, Giáo Hội Tin Lành Trưởng Lão cũng được nhà nước Việt Nam cấp tư cách pháp nhân, có nghĩa là được phép sinh hoạt thờ phượng một cách hợp pháp. Mục sư Lê Văn Ngọc, Hội Thánh Tin Lành Trưởng Lão trong Nam, xác nhận:
Đã có tư cách pháp nhân, đã hoạt động, đã có một đại hội đầu tiên cách đây 4 năm rồi..
Continue Reading... Nhãn:


Vì sao đoán trật? -


RFA

000_Hkg3450821.jpg-305.jpg
Nhân viên một ngân hàng tỉnh Tứ Xuyên - Trung Quốc đang xếp đôla Mỹ bên cạnh đồng nhân dân tệ
AFP PHOTO

Trong năm năm qua, kể từ vụ khủng hoảng tài chính Hoa Kỳ, giới nghiên cứu kinh tế đưa ra nhiều dự đoán, nổi bật nhất là sự suy sụp của nước Mỹ, bên cạnh là sự lớn mạnh của các nền kinh tế đang lên, đứng đầu là Trung Quốc. Cuối cùng thì các dự báo đó đều sai. Tuần qua, kinh tế Mỹ có dấu hiệu tăng vọt trong khi các nền kinh tế đang lên, từ Trung Quốc đến Liên bang Nga hay Brazil, Ấn Độ đều gặp nhiều khó khăn. Trong loạt bài tổng kết cuối năm với chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa, Diễn đàn Kinh tế sẽ tìm hiểu vì sao mà nhiều người lại đoán trật....

Kinh tế Mỹ phục hồi

Vũ Hoàng: Thưa ông Nghĩa, đến tuần qua thì người ta có dấu hiệu là kinh tế Hoa Kỳ đã thật sự phục hồi với đà tăng trưởng của Quý Ba quy ra toàn năm đã vượt 4% và Ngân hàng Trung ương khởi sự tiết giảm biện pháp kích thích làm thị trường cổ phiếu tăng vọt lên đỉnh mới. Trong khi đó, nhiều nền kinh tế thuộc loại đang phát triển lại chìm sâu trong khó khăn. Khi Hoa Kỳ bị khủng hoảng tài chính năm năm trước đây, người ta dự đoán Mỹ trôi vào chu kỳ suy thoái và bị kinh tế Trung Quốc qua mặt trong vài năm tới. Bây giờ thì sự thể lại đảo lộn cho nên trong loạt tổng kết cuối năm, xin nêu câu hỏi là vì sao mà người ta lại có những dự báo sai lầm như vậy?
Continue Reading... Nhãn:


Nhạc sĩ Nam Lộc viết về nhạc sĩ Việt Dzũng


 

Kính thưa quý anh chị, các bạn và quý chiến hữu. Trước hết tôi xin thành thật cám ơn sự thăm hỏi của tất cả quý vị trong những giờ phút vừa qua, và xin phép được trả lời chung qua một vài dòng tâm sự dưới đây:
Continue Reading... Nhãn:


Cam Bốt ký hiệp định dẫn độ với Việt Nam nhân chuyến viếng thăm của thủ tướng Hun Sen


Thủ tướng Nguyễn Tân Dũng tiếp đón người đồng nhiệm Cam Bốt Hun Sen (T) tại Hà Nội ngày  26/12/ 2013.
Thủ tướng Nguyễn Tân Dũng tiếp đón người đồng nhiệm Cam Bốt Hun Sen (T) tại Hà Nội ngày 26/12/ 2013.
REUTERS/Kham

Thanh Phương
Hôm nay, 26/12/2013, thủ tướng Cam Bốt Hun Sen bắt đầu chuyến viếng thăm Việt Nam trong ba ngày, giữa lúc các cuộc biểu tình của phe đối lập trong nước bước sang ngày thứ 12.

Trong ngày đầu tiên của chuyến viếng thăm Việt Nam lần này, thủ tướng Cam Bốt đã hội đàm với thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Lãnh đạo chính phủ hai nước cũng sẽ chứng kiến lễ ký kết 10 văn kiện hợp tác, trong đó có hiệp định về dẫn độ.
Continue Reading... Nhãn: ,


Chính quyền Okinawa chấp nhận kế hoạch dời một căn cứ không quân Mỹ


Thống đốc Hirokazu Nakaima họp báo thông báo kế hoạch dời căn cứ không quân Mỹ Futenma, Naha, phía nam Okinawa, Nhật Bản, 27/12/2013
Thống đốc Hirokazu Nakaima họp báo thông báo kế hoạch dời căn cứ không quân Mỹ Futenma, Naha, phía nam Okinawa, Nhật Bản, 27/12/2013
Mandatory credit REUTERS/Kyodo

Mai Vân
Lãnh đạo tỉnh Okinawa tại Nhật Bản vào hôm nay, 27/12/2013, đã bật đèn xanh cho việc dời căn cứ không quân Mỹ Futenma từ vị trí hiện thời đến một địa điểm khác cũng nằm trên đảo. Quyết định này được đánh giá như một bước tiến quan trọng trong một hồ sơ thường xuyên gây nhiễu trong quan hệ Mỹ Nhật từ hơn một chục năm nay.

Theo hãng tin Pháp AFP, nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Nhật đã xác nhận rằng chính quyền Okinawa đã chính thức ký giấy phép thiết lập những mặt bằng cần thiết cho căn cứ không quân Mỹ tại huyện Nago, vùng bờ biển phía đông Okinawa. Đây là bước cần thiết để dời căn cứ không quân Futenma hiện đang ở thành phố Ginowan, một vùng đông dân cư ở phía Nam Okinawa.
Một viên chức cho biết là Bộ Quốc phòng đã nhận được văn kiện do chính Tỉnh trưởng Okinawa, ông Hirokazu Nakaima, chuyển đến. Sau thời gian dài do dự và đòi đóng cửa hẳn căn cứ Futenma và buộc lực lượng Mỹ rút đi khỏi nơi đây, ông Nakaima cuối cùng chấp nhận giải pháp dời căn cứ không quân này đến một nơi khác trên đảo.
Continue Reading... Nhãn: ,


Mỹ và Châu Âu phê phán Thủ tướng Nhật viếng đền Yasukuni


Thủ tướng Nhật Shinzo Abe trả lời báo chí sau chuyến thăm đền Yasukuni, Tokyo, 26/12/2013
Thủ tướng Nhật Shinzo Abe trả lời báo chí sau chuyến thăm đền Yasukuni, Tokyo, 26/12/2013
r

Trọng Nghĩa
Sự kiện Thủ tướng Nhật Bản đương nhiệm Shinzo Abe đến viếng đền tử sĩ Yasukuni tại Tokyo vào hôm qua 26/12/2013 đã làm dấy lên những phản ứng dữ dội từ phía Trung Quốc và Hàn Quốc. Đây là điều đã được tiên liệu. Nhưng điều hiếm hoi hơn là hành động đó của ông Abe cũng bị đồng minh thân thiết là Hoa Kỳ chỉ trích. Ngay cả Liên Hiệp Châu Âu cũng lên tiếng tỏ thái độ bất bình.

Trong một bản thông báo công bố hôm qua, Bộ Ngoại giao Mỹ đã công khai bày tỏ quan điểm bất đồng tình với việc làm của người đứng đầu một quốc gia được Washington xem là « đồng minh và bạn bè quan trọng ». Thông cáo nói rõ : « Hoa Kỳ thất vọng trước việc lãnh đạo Nhật Bản đã có một hành động sẽ làm cho quan hệ với các láng giềng thêm căng thẳng ».
Continue Reading... Nhãn: ,


Ukraina : Ai đã chặt đầu tượng Lênin ?


Người biểu tình Ukraina thân Châu Âu lật nhào tượng Lênin, tại Kiev, 08/12/2013
Người biểu tình Ukraina thân Châu Âu lật nhào tượng Lênin, tại Kiev, 08/12/2013
REUTERS/Gleb Garanich

Trọng Thành
Về những diễn biến căng thẳng tại Ukraina, nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ, đang giằng xé giữa Nga và Châu Âu, báo Le Monde có một phóng sự đáng chú ý : « Ukraina : Ai đã chặt đầu tượng Lênin ? ». Cuộc điều tra của Le Monde rút cục không cho phép xác định được bất cứ dấu vết nào của thủ phạm vụ cắt đầu bức tượng. Nhưng qua những gặp gỡ với các lãnh đạo chính trị và dân chúng địa phương, phóng sự đã cho thấy một thái độ thờ ơ phổ biến đối với Lênin - nhân vật một thời rất được sùng bái. Biến cố diễn ra hết sức lặng lẽ tại Kotovsk, một thành phố nhỏ thuộc khu vực nói tiếng Nga của Ukraina, tưởng như không có gì đặc sắc đã được Le Monde khai thác để đưa độc giả trực diện với những mâu thuẫn xã hội sâu sắc tại một khu vực tưởng như hoàn toàn nằm trong quỹ đạo của nước Nga.

Continue Reading... Nhãn: ,


Sổ Tay Thương Dân - Hàng Quốc Cấm


Hàng Quốc Cấm


Người dân tiếp xúc với truyền thống định hướng một chiều lâu ngày sẽ vô tình tự triệt tiêu tư duy nhìn nhận vấn đề bằng con mắt đa chiều, đó là một vấn đề không thể phủ nhận được trong ý thức hệ của rất đông bộ phận người Việt hiện nay.

Hương Vũ


Mấy năm trước – khi ông Bùi Ngọc Tấn ghé qua Hoa Kỳ – chúng tôi có đi thăm thú vài nơi, hay nói theo ngôn ngữ “đương đại” là “tham quan” vài chỗ. Trong chuyến đi ngắn ngủi này, tôi nghe nhà văn của chúng ta nhắc đi lại (đến) đôi ba lần, với ít nhiều hãnh diện: “Tôi là bạn của ông Dương Tường.”
Tuy chúng tôi biết nhau khá lâu nhưng đây là lần đầu mới diện kiến nên tôi không tiện hỏi:
-         Dương Tường là cha nội nào vậy cà?
Sau đó, tôi mới được biết thêm Dương Tường là một nhà thơ, và là một dịch giả (thế giá) ở Việt Nam. Tuy nhiên, ông được mến mộ không thuần vì chuyện sáng tạo thơ văn mà vì đã tìm ra phương cách giúp cho bạn bè thoát cơn bỉ cực:
 “ Đi bán máu … Lấy xong máu, cầm biên nhận đến tài vụ lĩnh tiền, nhận phiếu bồi dưỡng. Tiền tính theo xê xê còn tem phiếu thì đồng loạt. Mỗi người được lĩnh tem 2 cân đường, 4 cân đậu phụ, 2 kí thịt, 2 hộp sữa. Thế là mất đi một ít máu nhưng túi nằng nặng tiền và tem phiếu.
Cho nên những ngày đi bán máu rất vui. Con người mình bỗng nhiên tăng thêm giá trị trước gia đình và trước bao cặp mắt của cánh phe vé, bỗng nhiên mình được bao bọc quấn quít giữa những cái nhìn trìu mến…” (Bùi Ngọc Tấn. “Thời Gian Gấp Ruổi“. Viết Về Bè Bạn. Fallchurch, Virginia: Tiếng Quê Hương, 2006).
Nghe đâu Dương Tường còn được thiên hạ (suýt xoa) nể phục vì quen biết lớn. Ông ấy có thể bán máu mà không cần qua cò, và cũng không bị xét nghiệm lôi thôi như bao kẻ khác. Tuy “thần thế” tới cỡ đó nhưng Dương Tường vẫn nhất định “ … đứng về phe nước mắt!”
Ôi, tưởng gì chứ “nước mắt” thì tôi không hảo (lắm) và cũng hoàn toàn chả thấy hào hứng (tí nào) khi đi bán máu để nuôi thân, và … nuôi cả gia đình. Tôi thực vô cùng kinh ngạc khi nghe Bùi Ngọc Tấn thốt lên là “những ngày đi bán máu rất vui,” và ông ấy rất hãnh diện vì là bạn của ông Dương Tường.
 Sống với cộng sản mà lại làm bạn với một thằng cha chuyên môn “đứng về phe nước mắt” thì đời nếu không te tua (e) cũng bầm dập lắm. Quí báu (mẹ) gì mà cứ khoe nhặng cả lên như thế, lạ thật!
Tuần rồi, tôi lại bị ngạc nhiên thêm “cú” nữa khi đọc mục hỏi đáp trên trang Thư Viện Pháp Luật của đất nước mình – xin ghi lại nguyên văn:
Hỏi:
tôi có người thân tới chơi.nhưng chưa kiệp làm tạm trú tạm vắng thì bị công an tới lập biên bản phạt.nhưng thời gian người thân tôi lên là chiều ngày thứ sáu.qua thứ bảy và chủ nhật thì họ không làm.tôi nghĩ qua thứ hai rùi lên báo cáo.nhưng đã bị lập biên bản tối ngày chủ nhật.công an tạm giữ giấy chứng minh nhân dân của hai người thân tôi.họ cứ hẹn lên hẹn xuống rồi lại điều tra sơ yếu lý lịch nhân thân gia đình rùi từ nhỏ cho đến lớn….mời lên lấy lời khai liên tục.hơn một tháng nay vẫn chưa giải quyết  xong.họ cứ mơi lên lấy lời khai hoài. không đi đâu làm được.vậy hỏi các cán bộ ấy đã làm iệc vậy đúng với pháp luật chưa.
chân thành cảm on !
  •  
Trả lời:
Theo quy định tại điều 31 luật cư trú 2006, người nhà bạn phải thực hiện thông báo lưu trú theo quy định. Vì người nhà bạn đến vào buổi chiều nên phải thông báo trước 23h cùng ngày. Việc thoogn báo này có thể thực hiện trực tiếp hoặc qua điện thoại đối với công an khu vực. Do đó, bạn chưa thực hiện đăng ký thường trú là vi phạm pháp luật và theo quy định thì sẽ phải chịu mức phạt 1.000.000 – 2.000.000 đồng theo quy định tại điểm d khoản 2 điều 11 Nghị định số 73/2010/NĐ-CP ngày 12/7/2010 của chính phủ.
Ý quỷ thần, thiên địa ơi, có nơi nào trên hành tinh này mà đi thăm bạn lại bị công an “mời lên lấy lời khai liên tục cả tháng trời mà vẫn chưa giải quyết xong.” Còn người được thăm “bị công an tới lập biên bản phạt.” Đã thế, khi thắc mắc thì được trả lời rằng: “… bạn chưa thực hiện đăng ký thường trú là vi phạm pháp luật và theo quy định thì sẽ phải chịu mức phạt 1.000.000 – 2.000.000 đồng... Số tiền này bằng lương trung bình hàng tháng của một công nhân!
Ở đâu ra cái thứ “chính phủ” và “nhà nước” khốn nạn như thế, hả Trời? Vậy mà nó đã tồn tại gần hai phần ba thế kỷ trên đất nước này, và được người dân chấp nhận một cách thản nhiên – cũng thản nhiên y như chuyện họ coi bán máu như  một phương cách  để mưu sinh vậy.

Thảo nào mà người lạc quan (đến) như  Phùng Quán cũng phải thốt lên đôi lời cay đắng:

Có nơi nào trên trái đất này
Mật độ đắng cay như ở đây?
Chín người – mười cuộc đời rạn vỡ.
Bị ruồng bỏ và bị lưu đầy…
Tuy thế, vẫn theo lời Phùng Quán: Có nơi nào trên trái đất này/ Mật độ thương yêu như ở đây/ Mỗi tấc đất có một người qùi gốiDâng trái tim và nước mắt … cho đồng bào của mình – như tường thuật của Trọng Thành, nghe được qua RFI, vào hôm 07 tháng 12 năm 2013:
Ngày Quốc tế Nhân quyền 10/12 năm 2013 là một dịp đặc biệt đối với Việt Nam, sau khi Việt Nam lần đầu tiên được bầu làm thành viên Hội đồng Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc. Nhân dịp này, Mạng lưới blogger Việt Nam – một nhóm do hơn 100 blogger chủ trương, được thành lập hồi tháng 7/2013 – kêu gọi tổ chức một số hoạt động quảng bá các giá trị nhân quyền, độc lập với các hoạt động dưới sự điều hành của Nhà nước.
Hai hoạt động chủ yếu dự kiến sẽ diễn ra vào ngày mai 08/12 tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Riêng sáng nay, tại Nha Trang, một nhóm thành viên của Mạng lưới blogger Việt Nam đã tổ chức kỷ niệm ngày Quốc tế Nhân quyền bằng cách phân phát các tài liệu về nhân quyền trực tiếp đến người dân.

 Về hoạt động ngày mai 08/12 tại Sài Gòn, blogger Phạm Lê Vương Các cho biết :
Ngày mai tại Sài Gòn sẽ có một buổi tổ chức sinh hoạt để quảng bá và vinh danh các giá trị Nhân quyền, bằng các hình thức như thả bóng bay và các anh chị em sẽ ngồi lại với nhau, để trao đổi, tìm hiểu bản Tuyên ngôn phổ quát Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc. Tất cả những hoạt động đó đều nhằm hướng đến việc xây dựng cho mỗi cá nhân, công dân có được ý thức về quyền con người. Thông qua việc tìm hiểu về Nhân quyền, họ sẽ có được các kiến thức bổ ích, để có thể ngăn chặn được các hành vi vi phạm Nhân quyền đối với mỗi người dân.

nhan quyen
Một người tham gia phát tặng TNQTNQ đang giải thích cho một người dân ở bến xe Mỹ Đình hiểu về quyền con người được ghi trong bản tuyên ngôn.
Ảnh và chú thích: Dân Làm Báo.
Công việc xem chừng có vẻ giản dị nhưng “không hề đơn giản.” Họ bị đánh đập dã man một cách vô cớ, theo ghi nhậnt của biên tập viên Gia Minh (RFA) nghe được vào hôm 10 tháng 12 năm 2013:
Nhóm các bloggers Mẹ Nấm (Nguyễn Ngọc Như Quỳnh), An Đỗ Nguyễn (Nguyễn Hoàng Vi) và Con đường Việt Nam (Hoàng Văn Dũng) chiều nay tại Sài Gòn bị hành hung một cách vô cớ… Blogger Hoàng Vi bị đánh rất tàn bạo và Hoàng Dũng cũng bị đánh chảy máu.
Cùng với bạo lực, những kẻ “qùi gối, dâng trái tim và nước mắt” còn phải đối diện với sự xa lánh do sợ hãi của đồng bào – theo như kinh nghiệm (“Tôi Đi Tiếp Thị Sản Phẩm Quyền Con Người”) của blogger Phạm Văn Hải:
Có 3 mẩu chuyện nhỏ tôi muốn chia sẻ trong buổi phát tài liệu này. Nguyên tắc của chúng tôi là không ép buộc, không để tài liệu bị vứt bỏ thành rác thải như các loại tờ rơi ở ngã tư, cột điện… Thăm dò và nói vắn tắt nội dung tài liệu, nếu người nhận không cần thì sẽ không phát.
* Câu chuyện thứ nhất: Có một nhà sư lên xe. Ban đầu tôi nghĩ đã xuất gia thì chắc không cần đến tài liệu này. Nhưng nghĩ lại, Nhân quyền là phổ quát cho tất cả mọi người, mọi dân tộc, tôn giáo… mà. Và cũng nảy ra một ý, dạo này nghe nói sư dỏm nhiều quá, trong tài liệu có phần nói về việc chống tra tấn hành hạ ngược đãi… rất gần với tâm thiện của nhà Phật. Mình chịu khó quan sát thái độ của vị này khi xem tài liệu có thể đoán được thật, giả chăng? Sau khi hỏi thăm xã giao thầy hiện đang tu ở chùa nào, đi công việc ở đâu… mình nói thưa thầy đây là tài liệu viết về Quyền Con Người, trang sau còn có Công ước chống tra tấn… nếu thầy muốn tham khảo thì giữ để xem, nếu không cần thì đọc xong cứ gửi trả lại ạ (phòng khi ông ta không muốn cầm mà ngại nên thấy khó xử). Rất vui là nhà sư đã xem và không gửi lại. A-Di-Đà-Phật!
* Câu chuyện thứ hai: Tôi và Võ Trường Thiện đến một quán nước. Vừa chào hỏi, tự giới thiệu và mới nói đây là tài liệu… thì hai người ngồi bàn ngoài cùng xua tay:
- Thôi, thôi có biết chữ đâu mà đọc…
Họ “không dám” chứ không phải là “không biết.”  Hơn hai phần ba thế kỷ qua, người dân Việt đã “nhập tâm” rằng quyền làm người là một thứ taboo, hay một mặt hàng quốc cấm, ở đất nước này. Tuy thế, khi trả lời phỏng vấn báo Lao Động, phát hành hôm ngày 24 tháng 12, đại sứ Việt Nam tại Bắc Triều Tiên – ông Lê Quảng Ba – vẫn cứ băn khoăn: “Bao giờ ta có thể làm được như được họ?”

Với khuynh hướng xử dụng bạo lực và khủng bố, cùng với chính sách ngu dân  hiện nay của chế độ hiện hành – có lẽ – cái ngày mà Việt Nam “đuổi kịp” Bắc Hàn (chắc) cũng không còn xa nữa.

Tưởng Năng Tiến
Continue Reading... Nhãn:


40 năm Hoàng Sa! Nỗi hận ngàn đời!


Lê Thiên (Danlambao) - "...Quần đảo Hoàng Sa và Quần đảo Trường Sa là một phần không thể cắt rời của lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa. Chính phủ và toàn dân Việt Nam Cộng Hòa sẽ không khuất phục trước bạo lực và bác bỏ tất cả hoặc một phần chủ quyền của họ trên những quần đảo này.

Chừng nào mà bất cứ một hòn đảo nào của phần lãnh thổ đó của Việt Nam Cộng Hòa vẫn bị một nước khác chiếm đóng bằng bạo lực, thì Chính phủ và toàn dân Việt Nam Cộng Hòa sẽ tiếp tục tranh đấu để lấy lại quyền lợi hợp pháp của mình...."
Continue Reading... Nhãn:


Thư cho Ba trong tù


Tuy Hòa ngày 24/12/2013
Ngô Minh Tâm

Kính thưa Ba,

Hôm nay, sau đúng 1 ngày họ xử Ba vì tội danh âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân theo điều 79 vì những lý do hết sức vô căn cứ và phiến diện mà nhà nước Công hòa Xã hội Chủ nghĩa đã áp đặt cho Ba, bắt Ba phải ở tù 15 năm tù giam và 5 năm quản chế.
Continue Reading... Nhãn:


Chi phí xử lý vụ Fukushima có thể lên đến 24 tỷ đô la


Khắc phục hậu quả động đất - sóng thần, một  công trình dài hơi, chật vật  đối  với TEPCO.Ảnh nhà máy  Fukushima Daiichi chụp từ trên không, ngày 31/8/ 2013.
Khắc phục hậu quả động đất - sóng thần, một công trình dài hơi, chật vật đối với TEPCO.Ảnh nhà máy Fukushima Daiichi chụp từ trên không, ngày 31/8/ 2013.
REUTERS/Kyodo

Lê Phước
Gần 3 năm sau khi thảm họa động đất-sóng thần-hạt nhân ập đến khu vực nhà máy Fukushima, công tác khắc phục hậu quả hầu như chưa được như mong muốn. Trong khi đó, tập đoàn điện lực Tepco, đon vị khai thác nhà máy Fukushima, vừa đệ trình một kế hoạch mới. Sự việc được phản ánh trên nhật báo kinh tế Les Echos với dòng tựa đáng chú ý : « Tepco : một kế hoạch tái cấu trúc nhằm sang trang thảm họa Fukushima ».

Tờ báo cho biết, hôm qua, kế hoạch này được Tepco đệ trình lên cơ quan hỗ trợ tài chính do chính phủ thành lập sau khi xảy ra thảm họa Fukushima. Dự kiến, kế hoạch sẽ được đệ trình lên Bộ trưởng Công Nghiệp Nhật Bản vào thứ Sáu này, và sẽ được chính phủ thông qua chính thức vào tháng Giêng 2014.
Continue Reading... Nhãn: ,


Hàn Quốc lên án thái độ « xấc xược » của Bắc Triều Tiên


Bình Nhưỡng sẽ không 'nương tay' với Seoul.
Bình Nhưỡng sẽ không 'nương tay' với Seoul.
Reuters

Tú Anh
Phản ứng lại lời lẽ thông điệp của Bình Nhưỡng gửi tổng thống Hàn Quốc hôm thứ tư, Seoul lên án chính quyền Bắc Triều Tiên « mê muội và xấc xược ». Giới lãnh đạo Bắc Triều Tiên hỏi thẳng Tổng thống Park Geun Hye muốn gì « hòa bình hay xung đột ? ».

Trong một bản thông cáo công bố hôm nay 26/12/2013, bộ Thống nhất Hàn Quốc thẩm định là tình hình bất ổn đang gia tăng tại bán đảo Triều Tiên vì thái độ « phi đạo lý và mê muội » của chính quyền Bình Nhưỡng.
Ngày hôm trước, qua trung gian hãng thông tấn chính thức KCNA, Ủy ban đặc trách quan hệ liên Triều của Bình Nhưỡng đã gọi đích danh Tổng thống Hàn Quốc Park Geun Hye và hỏi thẳng bà muốn gì, muốn hòa bình hay muốn xung đột ? Ủy ban thống nhất đất nước của Bắc Triều Tiên mô tả lãnh đạo Hàn Quốc là « tay sai » của đế quốc Mỹ « đang thi hành một chính sách đối đầu » với Bắc Triều Tiên mà « hậu quả sẽ thảm thiết như số phận của cha là Park Chung Hee khi nhân dân không ủng hộ ».
Continue Reading... Nhãn:


Thái Lan : Bạo lực gia tăng, Ủy ban bầu cử đề nghị hoãn cuộc bỏ phiếu


Cảnh sát Thái hộ tống viên chức Ủy ban Bầu cử ở sân vận động trung tâm Bangkok,, ngày  26/12/ 2013. Ủy ban bầu cử khuyến cáo dời lại cuộc bâu Quốc hội mới tháng 2/2014.
Cảnh sát Thái hộ tống viên chức Ủy ban Bầu cử ở sân vận động trung tâm Bangkok,, ngày 26/12/ 2013. Ủy ban bầu cử khuyến cáo dời lại cuộc bâu Quốc hội mới tháng 2/2014.
REUTERS/Chaiwat Subprasom

Thụy My
Hôm nay 26/12/2013 bạo lực lại gia tăng tại Bangkok với một cảnh sát tử thương và 66 người biểu tình bị thương trong các cuộc xung đột, Ủy ban bầu cử phải sơ tán bằng trực thăng. Trước tình hình đó, Ủy ban bầu cử Thái Lan đã đề nghị hoãn lại cuộc tuyển cử Quốc hội sắp tới.

Đụng độ đã nổ ra khi những người biểu tình cố gắng cản trở các ứng cử viên nộp hồ sơ tranh cử. Họ tìm cách tràn vào sân vận động nơi đăng ký ứng cử, một số người đã ném gạch đá, bàn ghế vào đây. Lần đầu tiên kể từ nhiều ngày qua, lực lượng an ninh Thái Lan đã xịt hơi cay vào người biểu tình. Có 66 người của cả hai phe phải nhập viện trong đó có một người biểu tình bị thương nặng, một cảnh sát bị trúng đạn vào ngực đã tử vong tại bệnh viện.
Continue Reading... Nhãn:


Thủ tướng Nhật thăm đền Yasukuni làm Bắc Kinh và Seoul bất bình


Thủ tướng  Shinzo Abe ( P) viếng đền  Yasukuni ngày 26/12/ 2013.
Thủ tướng Shinzo Abe ( P) viếng đền Yasukuni ngày 26/12/ 2013.
REUTERS/Toru Hanai

Tú Anh
Cuộc viếng thăm và cầu nguyện của Thủ tướng Nhật Bản tại đền Yasukuni, nơi thờ phụng tử sĩ cũng như 2,5 triệu nạn nhân đệ nhị Thế chiến vào sáng nay 26/12/2013 đã bị hai quốc gia láng giềng phản đối. Bộ trưởng Văn hóa Hàn Quốc xem đây là một « động thái lạc hậu » còn bộ ngoại giao Trung Quốc hăm dọa là « Tokyo sẽ bị hậu quả ». Trong số bài vị thờ tại Yasukuni có tên của 14 tướng lãnh và lãnh đạo chính trị Nhật Bản phạm tội ác chiến tranh.

Đi thăm đền thờ thần đạo Yasukuni đúng một năm sau ngày trở lại ghế thủ tướng, lãnh đạo Nhật Bản có tiếng là « diều hâu », trong bối cảnh căng thẳng tại Hoa Đông, Thủ tướng Shinzo Abe tuyên bố quyết tâm « từ nay và mãi mãi về sau không một ai khổ đau vì chiến tranh ».
Thông điệp này nhắm vào đối tượng nào ?
Continue Reading... Nhãn: ,


Hiện tượng Phanxicô, vị Giáo hoàng làm xoay chuyển thế giới


Đức Giáo hoàng Phanxicô được đám đông tín hữu nồng nhiệt chào đón lại Rio de Janeiro, Brazil hôm 22/07/2013.
Đức Giáo hoàng Phanxicô được đám đông tín hữu nồng nhiệt chào đón lại Rio de Janeiro, Brazil hôm 22/07/2013.
REUTERS/Ricardo Moraes

Thụy My
Mới cách đây chưa đầy một năm chưa ai biết đến, Đức Giáo hoàng Phanxicô đã trở thành một nhân vật được đông đảo người trên thế giới mến chuộng, thậm chí đã tạo nên một làn sóng ái mộ, dù là người Công giáo hay ngoại đạo. Nhật báo Le Figaro nhận xét, ngay cả Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô đệ nhị trước đây cũng không tạo được vầng hào quang toàn cầu nhanh chóng như thế.

Le Figaro đã bắt đầu bằng từ tiếng Tây Ban Nha « fenomenal» (phi thường). Đây không phải là lời bình về một bàn thắng của đội bóng đá Achentina, mà là tiếng nói từ trái tim của nhiều người trên hành tinh dành cho Đức Giáo hoàng Phanxicô, nhân vật đã thu hút đông đảo người trên thế giới chỉ trong vòng chín tháng.
Continue Reading... Nhãn:


Những người ủng hộ việc jailbreak iPhone


Trong khi Apple đang kiểm soát việc đưa ứng dụng lên AppStore, thì một lượng lớn người khiếm thị muốn iPhone, iPad phải được jailbreak để cài đặt các ứng dụng riêng của mình.

Ba năm trước, Chris Maury, 27 tuổi, nhận ra rằng làm việc với màn hình máy tính ngày càng trở nên khó khăn với đôi mắt của mình. Sau khi đi khám, Maury được chuẩn đoán mắc căn bệnh di truyền hiếm gặp: thoái hóa điểm vàng. Căn bệnh này làm anh dần dần mất tầm nhìn và dẫn tới mù lòa. Hiện nay, chưa có phương pháp đặc trị, theo tính toán có khoảng 10.000 người mắc căn bệnh hiếm gặp này. 
Chris Maury với người bạn Isabel Arreola. Ảnh: Venturebeat.
Continue Reading... Nhãn:


Tim nhân tạo tự điều hoà Carmat lần đầu tiên được cấy ghép trên người


  1. carmat. ​

    Hôm thứ 4 vừa qua tại Paris, một người đàn ông 75 tuổi đã được cấy ghép thành công một quả tim nhân tạo. Điều này không quá mới mẻ bởi những ca cấy ghép bộ phận nhân tạo đã bắt đầu được thực hiện vào thập niên 80 của thế kỷ trước. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên một quả tim nhân tạo giả sinh học do công ty chuyên sản xuất bộ phận nhân tạo Carmat của Pháp sản xuất được cấy ghép vào một con người và quan trọng hơn, đây cũng là quả tim nhân tạo "tự điều hoà" đầu tiên trên thế giới, theo bác sĩ phẫu thuật tim mạch Alain Carpentier.
Continue Reading... Nhãn:


'Tàu lạ' đâm liên tiếp vào tàu cá khiến thuyền viên bị thương


Nguyễn Hải (VOV.VN) - Ngoài việc đâm và truy đuổi, tàu lạ còn tuôn một "cơn mưa" hung khí lên tàu cá của ngư dân xã Hoằng Trường (Thanh Hóa).

Ngày 24/12, ông Lê Văn Tấn - Phó Trưởng Công an xã Hoằng Trường (Hoằng Hóa - Thanh Hóa) cho biết, Công an xã Hoằng Trường vừa nhận được bản tường trình sự việc tàu cá của anh Trương Đình Hùng (SN 1984, trú tại thôn Giang Sơn xã Hoằng Trường, là chủ tàu cá 165CV mang số hiệu TH 90095TS) bị một tàu cá khác truy đuổi và đâm liên tiếp 3 lần trên biển.
Continue Reading... Nhãn: ,


Linh mục Phan Văn Lợi : Noel là ngày lễ nâng cao giá trị con người


Thánh lễ Noel 2103 tại một giáo xứ ngoại ô Hà Nội - REUTERS/Kham
Thánh lễ Noel 2103 tại một giáo xứ ngoại ô Hà Nội - REUTERS/Kham

Thanh Phương
Từ nhiều năm nay, tức là kể từ khi tham gia đấu tranh cho nhân quyền, linh mục Phan Văn Lợi tại giáo phận Huế vẫn không được phép cử hành các thánh lễ riêng, kể cả vào dịp Giáng Sinh. Hôm nay, cha Lợi chỉ có thể tham gia đồng tế thánh lễ Noel cùng với các linh mục khác trong thành phố Huế.

Sau thánh lễ hôm nay, linh mục Phan Văn Lợi chia sẻ một số suy nghĩ về ngày Lễ Giáng Sinh, mà Cha cho là một ngày lễ nhằm nâng cao giá trị của con người, đề cao nhân quyền. RFI phỏng vấn linh mục Phan Văn Lợi từ thành phố Huế :
Continue Reading... Nhãn:


Thứ trưởng Công an Trung Quốc bị cách chức


Bắc Kinh cách chức thứ trưởng Công an Lý Đông Sinh © Reuters
Bắc Kinh cách chức thứ trưởng Công an Lý Đông Sinh © Reuters

Anh Vũ
AFP dẫn nguồn tin báo chí chính thức Trung Quốc hôm nay, 25/12/2013 thông báo, thứ trưởng Công an Trung Quốc đã bị cách chức vì “vi phạm kỷ luật”. Thông tin về việc quan chức cao cấp trong ngành công an này bị điều tra vì dính líu tới các vụ tham nhũng đã được đưa ra từ tuần trước

Continue Reading... Nhãn:


Trung Quốc : Vaccin viêm gan B bị nghi gây tử vong trẻ sơ sinh


Bảy trẻ sơ sinh đã chết sau khi được tiêm vaccin viêm gan B (DR)
Bảy trẻ sơ sinh đã chết sau khi được tiêm vaccin viêm gan B (DR)

Thanh Phương
Báo chí chính thức cũng như cư dân mạng Trung Quốc hôm nay đã đòi chính quyền phải có biện pháp mạnh, sau khi có ít nhất 7 trẻ sơ sinh bị chết từ tháng 11 ở Trung Quốc sau khi được tiêm một loại vaccin ngừa viêm gan B.

Theo báo chí, Cục thực phẩm và dược phẩm Trung Quốc đã đình chỉ việc sử dụng loại vaccin nói trên, do một công ty của nước này sản xuất. Báo chí Trung Quốc cho biết là hơn 44 triệu liều của loại vaccin này đã được bán ra hoặc đang được trữ ở 27 tỉnh và vùng trên toàn Trung Quốc. Ngoài 7 trẻ sơ sinh chết sau khi được tiêm vaccin nói trên, một trẻ sơ sinh cũng đã tử vong sau khi được tiêm vaccin do một công y khác của Trung Quốc sản xuất.
Continue Reading... Nhãn:


Lãnh đạo Bắc Triều Tiên kêu gọi sẵn sàng chiến đấu


Ông Kim Jong Un và giới tướng lãnh quân đội làm lễ tôn vinh các anh hùng Bắc Triều Tiên - REUTERS /KRT via Reuters TV
Ông Kim Jong Un và giới tướng lãnh quân đội làm lễ tôn vinh các anh hùng Bắc Triều Tiên - REUTERS /KRT via Reuters TV

Anh Vũ
Hôm nay, 25/12/2013, truyền thông Bắc Triều Tiên đã dẫn lại lời lãnh đạo Kim Jong Un kêu gọi quân đội sẵn sàng chiến đấu vì chiến tranh có thể nổ ra bất kỳ lúc nào.

Thông tấn xã chính thức Bắc Triều Tiên KCNA đưa tin, trước ngày Noel, Kim Jong Un đã tới thăm sở chỉ huy của đại đoàn quân phối thuộc số 526. Tại đó, lãnh đạo Bắc Triều Tiên đã « yêu cầu đơn vị phải cố gắng hết sức để chuẩn bị chiến đấu... và phải luôn nghĩ trong đầu là chiến tranh có thể nổ ra bất kỳ lúc nào không biết trước ».
Continue Reading... Nhãn:


Dân Trung Quốc xem Mao Trạch Đông có công nhiều hơn tội


Chân dung của ông Mao Trạch Đông trên quảng trường Thiên An Môn - Reuters
Chân dung của ông Mao Trạch Đông trên quảng trường Thiên An Môn - Reuters

Thanh Phương
Hôm nay, 25/12/2013, một ngày trước khi kỷ niệm đúng 120 năm ngày sinh của Mao Trạch Đông, báo chí chính thức Trung Quốc đăng tải kết quả một cuộc thăm dò ý kiến, theo đó, hơn 85% dân Trung Quốc xem cố lãnh tụ họ Mao có công nhiều hơn là có tội.

Mao Trạch Đông vẫn được coi là chịu trách nhiệm về cái chết của hàng chục triệu người Trung Quốc trong nạn đói vào thời kỳ « Bước Đại nhảy vọt » ( 1958-1961 ) và thời kỳ gần như là nội chiến « Cách mạng Văn hóa » (1966-1976 ). Sau khi Mao Trạch Đông qua đời năm 1976, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã nhìn nhận rằng ông đã « làm đúng 70% và làm sai 30% ».
Continue Reading... Nhãn:


Công luận Ukraina phẫn nộ sau vụ hành hung nhà báo đối lập


Người biểu tình giương tấm ảnh cho thấy cô Tetyana Chornovil bị hành hung - REUTERS /Stringer
Người biểu tình giương tấm ảnh cho thấy cô Tetyana Chornovil bị hành hung - REUTERS /Stringer

Thanh Phương
Đêm qua, cô Tetiana Tchornovil, phóng viên của nhà báo đối lập Ukrainska Pravda và cũng là một trong những người đi đầu trong phong trào phản kháng thân châu Âu tại Ukraina, đã bị đánh đập dã man đến trọng thương tại một khu ngoại ô thủ đô Kiev.

Một nhà đối lập thân châu Âu khác tối hôm qua cũng đã bị hai kẻ lạ mặt dùng dao đâm bị thương nhẹ tại thành phố Kharkiv ( miền Đông Ukraina )
Hai vụ tấn công kể trên đang gây phẫn nộ dư luận Ukraina. Chính quyền đã cho mở điều tra về hai vụ này, nhưng Bộ Nội vụ Ukraina và chính quyền thành phố Kharkiv đã vội xem đây là những vụ « khiêu khích » nhằm làm mất uy tín của họ.
Continue Reading... Nhãn:


Nga không ngại khai mạc Sotchi dù bị lãnh đạo phương Tây tẩy chay


Lễ rước đuốc Thế vận hội mùa đông Sotchi - Getty Images /Kommersant
Lễ rước đuốc Thế vận hội mùa đông Sotchi - Getty Images /Kommersant

Anh Vũ
Hôm qua, một quan chức của Nga hôm qua 24/12/2013 ngỏ ý cho biết việc nhiều lãnh đạo phương Tây quyết định không đến dự lễ khai mạc Thế vận hội mùa đông Sotchi sẽ không có tác động gì lớn lắm.

Chủ tịch Ủy ban Olympic Nga Alexander Zhukov nhận định việc nhiều lãnh đạo phương Tây vắng mặt trong lễ khai mạc Thế vận hội Sotchi vào ngày 07/02 năm tới sẽ không ảnh hưởng gì tới ngày hội thể thao, không làm cho Sotchi 2014 mất đi tầm vóc của nó.
Ông tuyên bố với các nhà báo : « Thế vận hội là cuộc thi đấu của các vận động viên, còn lại mọi thứ khác đều là phụ. Mối quan tâm là cuộc so tài chứ không phải để xem 20 hay 30 vị nguyên thủ có mặt ở đó ».
Để phản đối việc Nga ban hành đạo luật cấm tuyên truyền đồng tính trước trẻ vị thành niên, nhiều lãnh đạo phương Tây như tổng thống Brrack Obama, Tổng thống Pháp, Thủ tướng Anh cùng một số lãnh đạo châu Âu khác đã quyết định không đến Sotchi dự lễ khai mạc Thế vận hội mùa đông.
Hôm thứ Hai (23/12/2013), ngay sau khi vừa ra khỏi nhà tù theo lệnh ân xá của tổng thống, Nadejda Tolokonnikova, thành viên ban nhạc Pussy Riot, tuyên bố việc tẩy chay Thế vận hội Sotchi sẽ nhấn mạnh mối lo ngại của cộng đồng quốc tế trước tình trạng xuống cấp của các quyền tự do công dân tại Nga dưới chế độ của Vladimir Putin.
Continue Reading... Nhãn:


Bão trước lễ Noel : Ít nhất 6 người chết ở Anh và Pháp


Cơn bão đổ ập vào các miền ven biển Manche - REUTERS / Mal Langsdon
Cơn bão đổ ập vào các miền ven biển Manche - REUTERS / Mal Langsdon

Anh Vũ
Cơn bão Dirk đổ vào nước Anh và miền tây nước Pháp đêm 23/12/2013 đã phá hỏng không khí Giáng sinh của hàng trăm nghìn người dân ở hai nước, đồng thời còn làm thiệt mạng 6 người.

Hai ngày sau cơn bão có sức gió 145 km/h quét dọc bờ biển Manche, thiệt hại đầu tiên là 5 người chết tại Anh và một tại Pháp.
Bão lớn kéo theo mưa giông làm giao thông ở miền nam nước Anh và miền tây bắc Pháp bị rối loạn nghiêm trọng cho đến tận tối ngày hôm qua. Không chỉ đường bộ mà cả đường sắt lẫn đường hàng không cũng bị ảnh hưởng.
Tại phi trường Heathrow ở Luân Đôn nhiều chuyến bay đã phải hủy hoặc bị chậm trễ. Hàng nghìn khách đi tàu cũng bị kẹt lại trong nhà ga của thủ đô Luân Đôn không thể về đón lễ Giáng sinh với gia đình.
Continue Reading... Nhãn:


LM Trần Ðức Phương: Nhân Mùa Giáng Sinh, Tìm Hiểu Ngày ‘Sinh Nhật’ Của Chúa Giêsu Kitô


 

Tại Hoa Kỳ, cứ sau lễ Tạ Ơn (Thanksgiving) nhiều gia đình và nhà hàng bắt đầu trang hoàng trong nhà, cũng như trước cửa nhà để chuẩn bị vào mùa Lễ Lớn: Đại Lễ Giáng Sinh và Năm Mới sắp tới. Một cách đơn giản chúng ta thường hiểu Lễ Giáng Sinh là ngày lễ mừng ‘Sinh Nhật’ (Birthday) của Chúa Giêsu (Thí dụ, ngày 25 tháng 12, 2013 là ngày sinh nhật thứ 2013 của Chúa Giêsu). Tuy nhiên, nghiên cứu lịch sử về ngày lễ nầy, chúng ta thấy có những điều không hẳn đơn giản như vậy.
Một chút lịch sử ơn cứu độ.
Theo truyền thống Do Thái mà nền tảng là Thánh Kinh Cựu Ứơc, sau khi tổ tông (Thủy tổ) loài người là ông Adong và bà Eva sa ngã phạm tội, liền bị mất ân nghĩa với Thiên Chúa (Sách Sáng Thế 3:23). Tuy nhiên vì “Thiên Chúa đã dựng nên con người theo hình ảnh của Chúa” (ST 1:27), Ngài không để con người phải án phạt đời đời, nên Ngài đã hứa ban một Đấng Cứu Thế đến để cứu chuộc tội lỗi nhân loại (ST 3:15) và danh hiệu của Ngài là ‘Đấng Cứu Tinh’ (Messiah). Nguyên ngữ trong tiếng Do Thái ‘Messiah’ có nghĩa là ‘Đấng được xức dầu’. Theo thói tục của người Do Thái thì ai được chọn làm ‘Vua’ làm ‘Tiên Tri’ (Prophet) làm thầy ‘Tư Tế’ đều được phong chức chính thức bằng việc xức dầu (thánh) (dầu ô liu) trên đầu. Danh từ ‘Messiah’ chuyển dịch qua tiếng Hy Lạp là ‘Christos’. Danh từ ‘Christos’ chuyển sang tiếng Latinh là ‘Christus’ và sang tiếng Pháp, tiếng Anh là ‘Christ’, Tiếng Việt Nam (theo các bản dịch Thánh Kinh của Công Giáo và các sách đạo đức) chuyển dịch là ‘Kitô’ (hay Kytô).
Theo Do Thái Gíáo thì Đấng ‘Messiah’ (Kitô) chưa tới cứu độ Dân Ngài. Hàng năm người Do Thái vẫn đến bên bức ‘Tường Khóc’ để cầu nguyện xin ‘Đấng Cứu Độ’ đến.
Theo Kitô Giáo thì ‘Đấng Kitô’ đã Giáng Sinh, và khi Ngài sinh ra thì được đặt tên là ‘Giêsu’ (Jesus) theo như lời Sứ thần truyền tin cho Đức Maria (Luca 1:31 và 2:21). Danh từ ‘Giêsu’ theo nguyên ngữ Do Thái có nghĩa là ‘Đấng Cứu Độ’ (Savior). Vì Chúa ‘Giêsu’ chính là ‘Đấng Kitô’ Thiên Chúa đã hứa, nên tên Ngài thường được gọi là ‘Giêsu Kitô’. Thánh Phaolô trong các thơ gửi các giáo đoàn thường dùng danh hiệu ‘Giêsu Kitô’. Chúng ta cũng nên lưu ý là vào thời xưa một người chỉ có ‘tên gọi’, chưa có ‘tên họ’ và ‘tên đệm’; nhưng có những ‘tên hiệu’ ghép vào ‘tên gọi’ trong một số trường hợp, nhất là trường hợp của các vua chúa hay các ‘Danh Nhân’.
Theo Kinh Thánh, Chúa Giêsu cũng được gọi là ‘Emmanuel’ hay ‘Immanuel’ (Luca 1:23). Danh từ ‘Emmanuel’ trong tiếng Do Thái có nghĩa là ‘Thiên Chúa ở cùng chúng ta’. Danh hiệu ‘Emmanuel’ đã được Tiên Tri Isaia (740-687 B.C.) nói đến (Isaia 7:14).
Chúa Giêsu sinh ra năm nào?
Năm Thiên Chúa Giáng Sinh làm người được kể là năm thứ nhất theo lịch chung chúng ta dùng hiện nay; như thế sinh nhật của Ngài đã chia đôi lịch sử nhân loại.
Theo lịch sử Thánh Kinh thì từ ‘tạo thiên lập địa’ đến năm Chúa Giáng Sinh được gọi là ‘Thời Kỳ Cựu Ước’ và từ năm Chúa Giáng Sinh trở về sau được gọi là ‘Thời Kỳ Tân Ước’. Theo lịch chung chúng ta dùng hiện nay thì trước thời Chúa Giáng Sinh gọi là trước ‘Công Nguyên’ (thường ký hiệu là B.C. ‘Before the birth of Christ’) và từ năm Chúa Giáng Sinh cho đến ngày ‘tận thế’ thì gọi là sau ‘Công Nguyên’ (thường ký hiệu là A.D. ‘Anno Domini’ ‘Năm của Thiên Chúa’).
Như vậy, thí dụ ngày 25 tháng 12 năm 2013 là ngày chúng ta mừng Sinh Nhật thứ 2013 của Chúa Giêsu Kitô. Tuy nhiên vì các nhà làm lịch lúc đầu tính lầm nên năm Chúa Giêsu giáng sinh bị lệch đi mất 6 hoặc 7 năm. Nếu tính đúng thì năm 2013 sẽ phải là năm 2019 (hoặc 2020). Nói một cách khác đơn giản hơn thì vào năm 2013 này tuổi của Chúa Giêsu đã là 2019 (hoặc 2020).
Lý do của việc ‘tính lầm’ nầy là vì vào thời xưa người ta chưa có lịch chung như ngày nay, nên thường tính năm theo triều đại của các vua (như ‘Đời Vua Hùng Vương thứ 18’… chẳng hạn) hoặc theo một biến cố lịch sử nào đó (như năm Tần Thủy Hoàng ra lệnh xây ‘Vạn Lý Trường Thành’ chẳng hạn). Các Thánh Sử khi viết sách ‘Phúc Âm’ (hay ‘Tin Mừng’) cũng dùng niên hiệu các vua cùng với những biến cố lịch sử nào đó. Thí dụ: Thánh Matthêu viết: ‘Khi Chúa Giêsu ra đời tại Bêlem, miền Giuđêa, thời vua Hêrôđê trị vì… (Matthêu 2:1…). Thánh Luca viết: ‘Vào thời Hoàng Đế Augustô ra ‘chiếu chỉ kiểm tra dân số’… Khi Giuse và Maria đang ở Bêlem, thì Maria đến ngày sinh con… (Luca 2:1…)
Khi Chúa Giáng Sinh thì nước “Do Thái” (vùng Palestina) đang dưới quyền ‘đô hộ’ của Đế Quốc Rôma. Lúc đó Đế Quốc Rôma đang cai trị nhiều vùng rộng lớn, bao gồm cả vùng Trung Đông. Hoàng Đế Rôma bấy giờ là Augustô. Còn vua Hêrôđê chỉ là một ‘tiểu vương’ thay mặt hoàng đế Rôma cai trị miền Giuđêa (phiá nam Palestina) và nhà vua không phải là người Do Thái. Vùng đất Palestina (nơi người Do Thái sinh sống thời đó) gồm ba miền: Galilê (Bắc), Samaria (Trung) và Giuđêa (Nam). Thành Bêlem nơi Chúa Giáng Sinh và thủ đô Giêrusalem nằm phiá nam, thuộc Giuđêa. Vua Hêrôđê này thường được gọi là vua ‘Hêrôđê Cả’ (Herod the Great) để phân biệt với Hêrôđê ‘Antipa’ là con. Vua ‘Hêrôđê Cả’ là người đã tiếp kiến các nhà đạo sĩ phương đông đến triều yết để hỏi đường đến chiêm bái Vị Vua Mới Sinh (Matthêu 2:1…). Cũng nhà vua nầy đã ra lệnh ‘giết các hài nhi mới sinh từ hai tuổi trở xuống…’ (Matthêu 2:16…). Vì thế Thánh Giuse phải đưa ‘Hài Nhi và Mẹ Người trốn sang Ai Cập (Matthêu 2, 13…). Theo các sử gia thì nhà vua này chết vào năm 4 trước Công Nguyên, tức là sau khi Chúa Giêsu sinh ra chừng 3 hay 4 năm (vì Chúa Giêsu sinh ra vào năm 6 hay 7 năm trước Công Nguyên, do nhà làm lịch tính lầm năm, như đã nói trên). Khi Thánh Giuse nghe tin nhà vua đã chết, liền đem Đức Maria và Chúa Hài Nhi trở lại quê hương (Matthêu 2,19…) (Như vậy là Thánh Giuse, Mẹ Maria và Chúa Hài Nhi Giêsu cũng đã phải trải qua một thời ‘di cư’ sống nơi ‘đất khách, quê người’ như nhiều người Việt Nam chúng ta hiện nay!).
Hêrôđê Antipa (Con của Hêrôđê Cả) là người đã ra lệnh xử trảm Thánh Gioan Tiền Hô (PÂ Matthêu 14:4). Nhà vua này cũng là người đã ‘’Rất mừng rỡ khi gặp mặt Chúa Giêsu…’’ (PÂ Luca 23:6…) khi Người bị bắt và đang bị xử án.
Nếu tính theo triều đại Hoàng Đế Rôma Augustô, thì Chúa Giêsu sinh ra vào ‘đời Hoàng Đế Augustô thứ 20’.
Thực ra người chủ trương lấy năm Chúa Giêsu sinh ra là năm I để bắt đầu Công Nguyên là ông Diônisiô (khoảng năm 556) đã tính lầm năm sinh của Chúa, vì ông căn cứ vào năm xây dựng thành Rôma và tính là Chúa giáng sinh vào cuối năm 753 sang năm 754 (sau khi thành lập thành Rôma), rồi ông lấy năm 754 là năm I cuả Công Nguyên. Nhưng sau này các sử gia và các học giả Kinh Thánh nghiên cứu lại các thời đại Hoàng Đế Augustô và vua Hêrôđê Cả mới thấy là Chúa Giêsu phải sinh ra sớm hơn; vì thế, Chúa Giêsu bị ghi hụt đi mất 6, 7 tuổi và cũng vì thế mừng sinh nhật cúa Chúa năm 2013 chính ra đã là năm 2019 (hay 2020).
Tóm lại, năm Chúa Giêsu Kitô Giáng Sinh:
+ Cách thời của Abraham: 21 thế kỷ;
+ Cách Maisen với công cuộc xuất hành khỏi Ai Cập: 13 thế kỷ;
+ Cách thời bà Ruth và các thẩm phán: 11 thế kỷ;
+ Cách thời vua David được xức dầu phong vương: một ngàn năm;
+ Cách năm đại hội Olympics đầu tiên: 776 năm (Đại Hội thứ 194);
+ Khoảng 747 năm sau khi thành lập Thành Rôma.
(Qúy vị có thể xem thêm tài liệu trong các sách chú-giải về Kinh Thánh hoặc đọc phần Dẫn Nhập vào Kinh Thánh Tân Ước trong các bản dịch Kinh Thánh của Linh Mục Nguyễn Thế Thuấn; hoặc của Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ; hoặc trong The New American Bible; hoặc trong Bible de Jerusalem).
Chúa Giêsu sinh ra ngày nào?
Đọc tiểu sử của các ‘vĩ nhân’ trên thế giới thời xưa, chúng ta thường không thấy nói đến ngày sinh; chẳng hạn Socrate (khoảng 470-399 BC) hay Platon (khoảng 428-348 BC) v.v… Ngay các cụ người Việt Nam chúng ta bây giờ, nhiều vị cũng không nhớ ‘ngày sinh, tháng đẻ’ của mình; nhiều cụ chỉ nhớ là tuổi ‘Mùi’ hay tuổi ‘Thìn’. Ngay cả ngày tháng năm sinh của các cụ trên giấy khai sinh cũng không đúng hẳn… Ngày sinh của Chúa Giêsu cũng không được ghi lại đầy đủ trong các sách Phúc Âm (Tất nhiên Chúa Giêsu cũng không có giấy khai sinh hay sổ bộ khai sinh…)
Nhưng tại sao lại mừng ngày Chúa Giêsu ra đời vào 25 tháng 12 hằng năm?
Thực ra, trong ba thế kỷ đầu (các Kitô hữu chỉ họp nhau để kỷ niệm việc Chúa Giêsu đã chịu đau khổ, đã chịu chết và đã sống lại. Đặc biệt tụ họp vào ngày thứ nhất trong tuần (Ngày Chúa Giêsu sống lại từ cỏi chết, Gioan 20,1…) và gọi ngày này là ‘Chúa Nhật’. Việc cử hành phụng vụ này gọi là ‘Nghi Lễ Bẻ Bánh’ (ý nói đến việc cử hành nghi lễ ‘Thánh Thể’) (Tông Đồ Công Vụ đoạn 2, câu 42…). Trong những cuộc ‘họp mặt’ này, các Kitô hữu cùng gặp gỡ nhau, chia sẽ tình thân hữu và niềm tin, rồi cùng nhau cầu nguyện và dự ‘Lễ Thánh Thể’ (Nghi Thức Bẻ Bánh). Lúc đầu chưa có các ‘Thánh Đường’, nên thường tùy tiện họp mặt tại các tư gia hay nơi nào có thể được, như tại ‘hành lang Salomon’ (TĐCV 5:12…). Tuy nhiên việc ‘Cử Hành’ này cũng không được đều đặn, vì ngay từ lúc đầu các Kitô đã bị bách hại và xua đuổi. Đọc sách ‘Tông Đồ Công Vụ’ (The Acts of Apostles), ta thấy rõ điều này: trong khi các tông đồ và các tín hữu ra sức rao giảng ‘Tin Mừng tình thương’ của Chúa cho mọi người ở mọi nơi họ sống, thì họ cũng luôn bị những thế lực thù nghịch chống đối và bách hại; vì ‘bóng tối’ luôn thù nghịch ‘Ánh Sáng’. Những người sống theo ‘thế gian’ thì thù ghét những ai sống ngược lại với lối sống của họ! Tất nhiên ‘Thầy’ của mình là Chúa Giêsu Kitô đã bị thù ghét, bị bắt, bị hành hạ và bị giết nhục nhã trên thánh giá, thì các môn đệ của ‘Thầy’ qua các thế hệ đều cũng bị bách hại cách này hay cách khác. Trong ba thế kỷ đầu thì các cuộc bách hại rất dữ dội ngay tại nơi đất nước quê hương của Chúa Giêsu và các tông đồ, và sau đó là ở khắp các nơi trong toàn Đế Quốc Rôma. Hơn nữa, lúc đó chưa có các tổ chức ‘Bảo Vệ Nhân Quyền’ hay ‘Bảo Vệ Tự Do Tôn Giáo’, nên các nhà cầm quyền tự do đàn áp và tàn sát các tín hửu và các vị lãnh đạo tôn giáo của họ, bất kể ở các chức vụ nào. Thánh Phêrô, vị Giáo Hoàng đầu tiên, Thánh Phaolô và các Thánh Tông Đồ đều tử đạo, trừ Thánh Gioan thì bị lưu đày cho đến chết. Các vị Giáo Hoàng tiếp theo cũng như các thành phần trong Giáo Hội đều bị xua đuổi, bị bắt, bị tù đày và bị giết thảm khốc (nhất là dưới thời Hoàng Đế Nêron).
Trong hoàn cảnh cực khổ đó, các vị lãnh đạo và các tín hữu tiếp tục giữ vững đức tin và tiếp tục rao giảng Tin Mừng và họp mặt cầu nguyện và cử hành nghi lễ ‘Thánh Thể’ bất cứ lúc nào và nơi nào có thể được để an ủi và nâng đỡ lẩn nhau trong cuộc sống đức tin đầy khó khăn như thế. (Xin xem thêm về chuyện các ‘Hang Toại Đạo’ ‘Catacombs‘ tại Rôma ngày xưa). Cho mãi đến năm 313, khi một Hoàng Đế Rôma có tên là Constantinô Đại Đế (Constantine ‘The Great’, 280-337, theo đạo Công Giáo, Mẹ là Thánh Helene) ký hiệp ước Milan (Edit de Milan) để bảo đảm quyền tự do tôn giáo, lúc đó Giáo Hội mới được hưởng một thời kỳ an-bình (Paix de L’Eglise) và lúc đó, các Kitô hữu mới được hưởng chút tự do để thờ phượng Chúa và các Thánh Đường được xây cất, các buổi ‘họp mặt’ cầu nguyện, học hỏi Thánh Kinh và cử hành ‘Lễ Thánh Thể mới được thường xuyên hơn. Tuy nhiên đến năm 336 mới thấy việc cử hành ngày Chúa Giáng Sinh (Christmas Day) xuất hiện trong lịch phụng vụ của Giáo Hội. Việc mừng Lễ Giáng Sinh của Chúa Giêsu chắc là trùng hợp với việc các Kitô hữu, khi đã được hưởng thời gian an bình để sống đạo, liền nghĩ đến việc hướng về quê hương của Chúa, nhất là nơi Chúa Giáng Sinh là thành Bêlem và hành hương kính viếng và chung tay xây cất Đền Thờ Chúa giáng sinh tại Bêlem vào năm 330.
Vì ngày Chúa Giáng Sinh không được ghi rõ ràng trong các văn kiện lịch sử cũng như trong các sách Phúc Âm, nênGiáo Hội đã chọn một ngày thích hợp là 25 tháng 12 là ngày gần với ngày đông chí (winter solstice), ngày ngắn nhất đã qua và ánh sáng lại trở lại… và vì các dân tộc Trung Đông thời cổ hay mừng ‘ngày ánh sáng’ vào 25 tháng 12; rồi Giáo Hội muốn thánh hóa ngày này bằng việc kính nhớ ngày Thiên Chúa Giáng Sinh ‘Trời Đất Giao Hoà’. Như vậyngày 25 tháng 12 không phải là ngày có tính cách lịch sử mà chỉ là ngày kỷ niệm mừng Chúa xuống trần để giao hoà với nhân loại và loan báo tin mừng cứu độ (xin xem thêm ‘Preaching the Lectionary’ của R. H.. Fuller). Đây chỉ là một việc làm theo ‘thuận tiện’, tạm ví như nhiều cụ khi ở Việt Nam thì không có thói quen mừng ngày sinh nhật (birthday) (tất cả chỉ mừng vào dịp Tết); nhưng đến Hoa Kỳ, giới trẻ thích sống theo văn hóa địa phương, đã có thói quen mừng ‘sinh nhật’, và cũng muốn các bậc cha mẹ có một ngày để mừng cho con cháu vui vẻ trong gia đình. Các cụ nào không nhớ được ngày sinh nhật chính thức của mình, đã chọn một ngày nào đó; chẳng hạn có cụ chỉ nghe cha mẹ nói là mình sinh vào dịp tháng tám mưa bão, liền chọn một ngày trong tháng 8. Có cụ chỉ nhớ cha mẹ nói là sinh vào giữa mùa gặt (ở ngoài bắc thì vào tháng 5) nên chọn một ngày vào tháng 5. Kể cả việc ngày giỗ của một số vị trong gia đình cũng không thể đúng ngày; nhiều gia đình có chồng con mất tích trong cuộc chiến, khi biết chắc là đã chết, liền chọn một ngày để kính nhớ (thường hay chọn vào ngày nghe tin mất tích…) Ông cụ trong gia đình chúng tôi, ngày xưa hoạt động cho Quốc Dân Đảng, khi Việt Minh nổi lên, họ mời đi họp để ‘cộng tác làm việc cứu quốc’ và từ ngày đó là biệt tích luôn. Sau đó gia đình biết chắc đã chết, nhưng không biết chết làm sao và vào ngày nào, nên đã chọn ngày ‘rời gia đình’ để con cháu ‘khói hương’ kính nhớ.
Vì ngày mừng lễ Giáng Sinh vào 25 tháng 12 hàng năm không xác thực theo lịch sử, nên thường có những ý kiến chống đối; đặc biệt vào thế kỷ 17 tại Anh Quốc, những người ‘Thanh Giáo’ (Puritans) đã nổ lực để yêu cầu xóa bỏ việc mừng lễ Giáng Sinh của Chúa Giêsu; nhưng mọi nổ lực đều thất bại, và việc mừng Chúa Giáng Sinh vào 25 tháng 12 hàng năm vẫn tiếp tục ở Anh Quốc cũng như khắp nơi trên thế giới. Hơn nửa, việc mừng lễ Giáng Sinh của Chúa không phải chỉ đơn thuần mừng ngày ‘Sinh Nhật’ của Chúa, mà còn có ý nghiã thiêng liêng chuẩn bị tâm hồn đón Chúa vào tâm hồn tín hữu, và ngày Chúa trở lại trần gian lần thứ hai trong ngày thẩm phán. Vì thế có gần một tháng để tín hữu chuẩn bị lễ Giáng Sinh, gọi là ‘Mùa Vọng’ (ngày xưa gọi là ‘Mùa Áp’) (Advent). Mùa Vọng là mùa Giáng Sinh khởi đầu niên lịch phụng vụ của Giáo Hội, tiếp theo là ‘Mùa Thường Niên I’, rồi đến ‘Mùa Chay’ (Lent) để chuẩn bị Đại Lễ Phục Sinh và Mùa Phục Sinh, rồi đến ‘Mùa Thường Niên II’ kéo dài đến ‘Mùa Vọng’ cho một niên lịch phụng vụ mới.
Nơi đây chúng tôi cũng xin nói thêm là trước lễ Giáng Sinh 9 tháng, Giáo Hội có một ngày mừng lễ đặc biệt gọi là ‘Lễ Truyền Tin’ (Annunciation) để kỷ niệm giờ phút sứ thần Thiên Chúa báo tin cho Đức Maria biết Thiên Chúa đã chọn Ngài làm người được diểm phúc cưu mang và sinh Đấng Cứu Thế… Và Đức Maria đã ‘Xin Vâng’ (Luca 1, 26…). Đây chính là giờ phút rất quan trọng trong lịch sử ơn cứu độ, giờ phút ‘Trời Đất Giao Hoà’, ‘Ngôi Lời đã trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta (Gioan 1,14). Chính vì thế mà trong toàn Giáo Hội có thói quen nguyện ‘Kinh Truyền Tin’ vào ba lúc quan trọng trong một ngày: sáng, trưa, chiều. Khi nghe tiếng ‘Chuông Nguyện’ mọi tín hữu đều ngưng các công việc để nguyện ‘Kinh Truyền Tin’ mà nhớ đến giây phút quan trọng này: ‘Và Ngôi Lời đã nhập thể trong lòng Đức Trinh Nữ Maria.’ Rất nhiều nhạc sĩ, thi sĩ Công Giáo các nơi đã sáng tác các bài thánh ca hoặc các bài thơ diễn tả giây phút ‘huyền nhiệm’ nầy; đan cử như bài thơ của thi sĩ Hàn Mạc Tử, bài ‘Theo Tiếng Thiên Thần xưa Kính Chào’ của Hoàng Diệp, ‘L’Annonce faite à Marie’’ của Paul Claudel (văn hào Pháp).
Ngày nay lễ Giáng Sinh (có nơi gọi là lễ ‘No-en’ ‘Noel’) càng ngày càng lan rộng đi khắp nơi, đến cả các dân tộc ở các vùng hẻo lánh, và ngay cả các nước còn đang dưới chế độ ‘Cộng Sản’ như Cuba, Trung Quốc, Việt Nam, Bắc Hàn cũng không thể ngăn cản dân chúng rầm rộ mừng lễ No-en. Đáng tiếc là ngày nay người ta đã ‘thương mại hóa’ dịp lễ này mà làm giảm đi phần nào ý nghĩa thiêng cao cả. Tuy nhiên điều ‘lạm dụng’ đó cũng không thể làm giảm đi tinh thần mừng lễ đích thực trong lòng những người thành tâm thiện chí (Abusus non Tullit Usum) và họ được hưởng ‘ơn phúc lộc’ an bình trong tâm hồn và trong gia đình họ, như lời các Thiên Thần hát mừng trong đêm Chúa Giáng Sinh:
‘Vinh Danh Thiên Chúa trên Trời,
Bình an dưới thế cho người thiện tâm!’
Kính chúc quí vị được hưởng nhiều ơn phúc lộc của Chúa trong dịp lễ Giáng sinh này, và những ơn phúc đó sẽ tràn lan sang Năm Mới, đem đến bình an thật của Chúa đến tâm hồn và gia đình mỗi người, cũng như cho toàn thể thế giới và trên quê hương Việt Nam chúng ta.
Linh mục Anphong Trần Đức Phương
Continue Reading... Nhãn:


 

Random Posts

Category

  • ( 8 )
  • ( 1 )
  • ( 2 )
  • ( 1 )
  • ( 1 )
  • ( 18 )
  • ( 8 )
  • ( 50 )
  • ( 40 )
  • ( 7 )
  • ( 5 )
  • ( 2 )
  • ( 2 )
  • ( 1 )
  • ( 5 )
  • ( 6 )
  • ( 1 )
  • ( 51 )
  • ( 1 )
  • ( 11 )
  • ( 5 )
  • ( 3 )
  • ( 1 )
  • ( 1 )
  • ( 154 )
  • ( 3 )
  • ( 7 )
  • ( 3 )
  • ( 1 )
  • ( 1 )
  • ( 5 )
  • ( 5 )
  • ( 2 )
  • ( 7 )
  • ( 3 )
  • ( 3 )
  • ( 1 )
  • ( 28 )
  • ( 160 )
  • ( 4 )
  • ( 17 )
  • ( 1 )
  • ( 101 )
  • ( 2 )
  • ( 5 )
  • ( 1 )
  • ( 1 )
  • ( 6 )
  • ( 4 )
  • ( 1 )
  • ( 28 )
  • ( 1 )
  • ( 5 )
  • ( 57 )
  • ( 2 )
  • ( 6 )
  • ( 2 )
  • ( 81 )
  • ( 2 )
  • ( 4 )
  • ( 1 )
  • ( 29 )
  • ( 2 )
  • ( 27 )
  • ( 2 )
  • ( 2 )
  • ( 4 )
  • ( 1 )
  • ( 21 )
  • ( 1 )
  • ( 3 )
  • ( 1 )
  • ( 118 )
  • ( 16 )
  • ( 5 )
  • ( 2 )
  • ( 2 )
  • ( 5 )
  • ( 3 )
  • ( 19 )
  • ( 1 )
  • ( 2 )
  • ( 1 )
  • ( 2 )
  • ( 3 )
  • ( 30 )
  • ( 248 )
  • ( 1 )
  • ( 2 )
  • ( 125 )
  • ( 586 )
  • ( 1534 )
  • ( 30 )
  • ( 5 )
  • ( 7 )
  • ( 1 )
  • ( 224 )
  • ( 11 )
  • ( 1 )
  • ( 33 )
  • ( 6 )
  • ( 6 )
  • ( 16 )
  • ( 5 )
  • ( 3 )
  • ( 8 )
  • ( 222 )
  • ( 2 )
  • ( 1 )
  • ( 1 )
  • ( 35 )
  • ( 5 )
  • ( 21 )

Recent Comments

About Template

Return to top of page Copyright © 2010 | Flash News Converted into Blogger Template by HackTutors