Từ đầu năm 2013, chính quyền Việt Nam mở ra đợt « lấy ý kiến nhân dân » cho dự án sửa đổi Hiếp pháp 1992. Thoạt tiên thời gian dành cho việc sửa đổi Hiến pháp chỉ được quy định cho đến hết tháng 03/2013, tuy nhiên trước các đòi hỏi của công luận, chính quyền chấp nhận kéo dài thời hạn góp ý kiến Hiến pháp cho đến trước kỳ họp thứ hai của Quốc hội, tháng 10/2013. Trung tuần tháng 04/2013, một loạt các đề xuất mới đã được Ban biên tập soạn thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 tiếp thu, trong đó có phương án đổi lại tên nước thành Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, dự kiến sẽ được đưa ra thảo luận tại kỳ họp Quốc hội này.
Cho đến khi kết thúc kỳ họp của Ủy ban thường vụ Quốc hội (từ 14-16/05/2013) - phụ trách chuẩn bị kỳ họp Quốc hội đầu năm -, chủ trương thảo luận hai phương án liên quan đến tên nước trong bản Hiến pháp sửa đổi vẫn được giữ nguyên. Điều này được khẳng định trong cuộc họp báo của Văn phòng Quốc hội, trước kỳ họp Quốc hội, thứ Sáu 17/05. Điều khá bất ngờ là, trong phiên khai mạc kỳ họp Quốc hội, thứ Hai 20/05, việc đổi tên nước đột ngột bị loại khỏi văn bản dự thảo, cùng với một loạt các phương án khác liên quan đến điều 4 - quy định sự lãnh đạo của Đảng -, chế độ sở hữu đất đai hay nhiệm vụ của quân đội.
Trả lời phỏng vấn RFI, đại biểu Quốc hội, nhà sử học Dương Trung Quốc cho biết quyết định này « bộc lộ rất rõ một xu thế chung của các nhà lãnh đạo Việt Nam » là « e ngại việc đổi tên nước có liên quan (…) đến định hướng phát triển về mặt chính trị và bản chất của nhà nước ».
RFI : Xin chào nhà sử học Dương Trung Quốc, hôm qua, 20/05/2013, trong phiên khai mạc kỳ họp đầu tiên của Quốc hội Việt Nam năm nay, Ban biên tập soạn thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 tuyên bố không đưa vấn đề thay đổi tên nước ra thảo luận tại Quốc hội. Quyết định này gây ngạc nhiên. Xin ông cho biết cụ thể về vấn đề này.
Ông Dương Trung Quốc : Tôi nghĩ công chúng chung thì có thể thấy bất ngờ, bởi vì trước kỳ họp này thì cũng thấy các văn bản soạn thảo đều có đưa ra hai phương án lựa chọn. Nhưng thực ra chúng tôi cũng không cảm thấy bất ngờ lắm, bởi vì cái quyết định này nó bộc lộ rất là rõ một xu thế chung của các nhà lãnh đạo Việt Nam, là có rất nhiều cái e ngại cho rằng việc đổi tên nước có liên quan gì đó đến định hướng phát triển về mặt chính trị và bản chất của nhà nước.
Thật ra phải nói là việc triển khai sửa đổi Hiến pháp năm 1992 cũng đã lâu rồi, nhưng phải cho đến đây một vài tháng thôi, thì cái phương án (đổi tên thành Việt Nam Dân chủ Cộng hòa) mới được đưa ra trong các cuộc thảo luận ở Uỷ ban sửa đổi Hiến pháp. Và quyết định ấy (đưa ra hai phương án tên nước) cũng tạo ra một mối quan tâm chung của xã hội. Bởi vì một trong các lý do được đưa ra, tôi có được tham dự cuộc trao đổi đó, cho rằng là, cái « thượng tầng » của chúng ta nhấn mạnh đến cái « xã hội chủ nghĩa », nhưng cái « hạ tầng » phải nói là vẫn ở trong thời kỳ phát triển rất thấp. Cho nên giữa cái thượng tầng và hạ tầng nó không phù hợp. Có ý kiến của những nhà nghiên cứu cho rằng cái xu thế muốn trở lại danh xưng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày càng nhiều.
Tôi cũng có phát biểu rằng không nên coi đây (phương án lấy lại tên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa) là một « bước lùi », bởi vì cũng như một cỗ xe có cơ chế lùi, người lái xe phải biết lùi, cái xe mới có thể tiến đi xa được, vững vàng được. Tôi nhớ là sau cuộc thảo luận ấy, Chủ tịch Quốc hội đặt vấn đề là : Vậy thì ta đưa ra hai phương án để cho Quốc hội bàn thảo xem. Nhưng ta biết rằng, sau đó còn qua rất nhiều bộ lọc khác.
Sau khi… kỳ họp Thường vụ Quốc hội vừa rồi, thì trình ra cái văn bản ngày hôm nay. Giải thích của Ban soạn thảo là gác lại phương án trở lại danh xưng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nói cách khác là vẫn giữ như cũ. Những giải thích của Ban soạn thảo thì cũng đưa ra một số yếu tố về mặt thủ tục hành chính, thí dụ như : Có đổi tiền không ? Có thay dấu má không ? Sự tốn kém có không ? Đồng thời cũng nói việc là việc đổi tên ảnh hưởng đến cái nhận thức và thay đổi cái đường hướng phát triển.
Vì thế tôi nghĩ không bất ngờ lắm, vì cái đó vẫn theo cái nếp cũ, chưa có đột phá, nhất là khó nhất là lúc này không có được cái điều kiện để định lượng xem quyền phúc quyết của người dân như thế nào. Đây là vấn chung đối với toàn bộ Hiến pháp, trong đó vấn đề đổi quốc danh chỉ là một trong các vấn đề của Hiến pháp mà thôi.
RFI : Được biết ông là một người ủng hộ việc đổi tên nước thành Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, xin ông cho biết thêm về tầm quan trọng của việc đổi tên nước.
Ông Dương Trung Quốc : Tôi thì nghĩ, như tôi đã phát biểu là, nếu có ai e ngại đây là bước lùi, thì đây hoàn toàn là không phải. Quan điểm của tôi là ta trở lại cái nền tảng. Dẫu sao Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cũng là một danh xưng được lựa chọn, sau một biến cố lịch sử rất lớn là Cách mạng tháng Tám năm 1945. Cho nên, tính đồng thuận rất cao của người dân, khi gắn liền nền độc lập chấm dứt chế độ thuộc địa và chế độ phong kiến, bằng một cái mô hình chính trị có thể nói là tiên tiến nhất lúc đó.
Chúng tôi, những người làm sử đặt câu hỏi : Tại sao cụ Hồ Chí Minh, là một chiến sĩ cộng sản, đã từng hoạt động rất lâu năm ở nước Nga Xô Viết, là một chiến sĩ quốc tế cộng sản, vậy mà khi dành được độc lập cụ lại không áp đặt chế độ Xô Viết năm 1945 ? Cái sự lựa chọn ấy khẳng định rất rõ nhận thức rằng, chế độ dân chủ cộng hòa là một thành tựu về mặt chính trị của nhân loại, mà người Việt Nam lựa chọn trong quá trình xây dựng đất nước của mình, khi nước nhà được độc lập (...).
Chúng ta biết năm 1976, tức là chỉ một thời gian rất ngắn sau khi chế độ Việt Nam Cộng hòa đã bị sụp đổ, thì việc thống nhất lãnh thổ, thống nhất hành chính, trong đó có thống nhất quốc danh, gần như là một nhu cầu hết sức bức xúc. Vì ta biết rằng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một danh xưng chung của cả nước Việt Nam, trong Hiến pháp nói là danh xưng của một nước Việt Nam độc lập, từ bắc chí nam, nhưng với cái hiệp định Genève 1954, thì dẫu sao không gian của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chủ yếu là ở miền bắc, còn miền nam là chế độ Việt Nam Cộng hòa. Khi chế độ Việt Nam Cộng hòa sụp đổ, thì nhà nước Cộng hòa Miền nam Việt Nam của Mặt trận Dân tộc Giải phóng về danh nghĩa là người quản lý phía nam. Vì thế hình như lúc đó phải chăng người ta muốn chọn một cái tên gì đó để không tạo ra mội cái hình thức là miền Bắc thôn tính miền Nam, thế nhưng lại có một lý do nữa là tại sao không chọn một cái tên nào khác ?
Ta nhớ rằng, năm 1976, (...) lúc đó có thể nói Liên Xô là một chỗ dựa, một đồng minh lớn nhất, mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội nằm trong tầm tay. Cái hiến pháp 1980 trong một chừng mực nào đó có xu thế là xô viết hóa. Tên nước là CHXHCN Việt Nam, rồi cũng đổi chính phủ là Hội đồng Bộ trưởng, và Hội đồng Nhà nước... Và chúng ta cũng biết trong Hiến pháp 1980, những yếu tố của Hiến pháp Liên Xô cũng được đưa vào đây, thí dụ điều 4 về quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản, hay là khái niệm về sở hữu toàn dân chẳng hạn, lúc đó mới bắt đầu có. Hiến pháp 1980 chỉ tồn tại được có 12 năm thôi, thì nó phải sửa đổi, nhưng các yếu tố đó vẫn được giữ lại như là một sự kế thừa, và cái sự kế thừa khiến các nhà lãnh đạo Việt Nam không dám thay đổi, vì cho rằng thay đổi tức là mình đã không đi tiếp được con đường mình đã vạch ra rồi. Và trong bối cảnh chính trị phức tạp như thế này, có thể người ta e ngại rằng đó là thông điệp gì đó về chế độ chính trị. Tôi cho là tâm lý ấy là tâm lý dễ thấy ở các nhà lãnh đạo Việt Nam.
Cá nhân tôi, tôi muốn trở lại với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tôi không bàn về mục tiêu phát triển sau này, nó là chủ nghĩa xã hội hay không, nhưng ít nhất là trở lại cái nền tảng. Cái nền tảng đã từng tạo dựng được sức mạnh của dân tộc Việt Nam. Trong khi đó thì chủ nghĩa xã hội vẫn là một cái gì đó rất xa xôi (...). Trở lại với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là trở về nền tảng, từ nền tảng đó chúng ta hoàn toàn có thể lựa chọn con đường phù hợp nhất với xã hội Việt Nam trong tương lai.
RFI : Thưa ông, ở điểm mà ông nhấn mạnh đến, tức là tên gọi Việt Nam Dân chủ Cộng hòa có thể tập hợp sức mạnh của dân tộc, cũng có những ý kiến lo ngại rằng, như vậy sẽ làm gợi lên sự đối đầu xưa giữa Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Việt Nam Cộng hòa, ông nghĩ sao về quan điểm này ?
Ông Dương Trung Quốc : Tôi nghĩ là tất nhiên mỗi người có thể có cách nhìn khác nhau, tôi hết sức tôn trọng. Tôi chỉ đang trình bày quan điểm của tôi thôi. Bởi vì Việt Nam Dân chủ Cộng hòa hình thành từ năm 1945 và được khẳng định trong Hiến pháp 1946. Rõ ràng là vào thời điểm ấy nó là một sức tập hợp toàn dân. Còn sau này, trong quá trình phát triển của nó, chịu tác động bởi những yếu tố thay đổi, nó có thể mang lại những sự phân tâm trong xã hội Việt Nam. Mỗi vùng miền có sự lựa chọn chế độ chính trị khác nhau. Nhưng tôi muốn trở lại cái gốc của một nước Việt Nam hiện đại, nước Việt Nam độc lập xác lập trên nền tảng một cuộc cách mạng dân tộc thực sự. Và nếu người làm sử nhớ lại, có thể nói thời kỳ đó đã tạo nên sự thống nhất rất là cao trong dân tộc, còn sự phân hóa là trong quá trình tác động sau này. Và không thể không nói đến những yếu tố quốc tế, với thời kỳ chiến tranh lạnh, thời kỳ đối đầu giữa các hệ tư tưởng khác nhau. Thì tôi nghĩ rằng chúng ta phải mạnh dạn nhìn lại một lịch sử như thế, phải tìm lại ngọn nguồn của mình, để điều chỉnh lại sự phát triển của đất nước, cho phù hợp với thời đại ngày hôm nay. Đấy là quan điểm của cá nhân tôi và có thể của một số người khác.
Tôi cho việc sửa đổi Hiến pháp là một cơ hội lịch sử. Những Hiến pháp Việt Nam có một sức sống không dài lắm. Nó luôn được điều chỉnh cho phù hợp với sự thay đổi của đất nước. Thông thường nó là 20 năm. Hiến pháp 1980 là 10-12 năm. Tôi cho rằng, nếu coi đó là một cơ hội, thì ta phải cố gắng có một cái nhìn nó thấu đáo, để có thể điều chỉnh những gì có thể điều chỉnh được. Chứ còn nếu ta giữ lại nguyên như cũ, thì có thể theo thói quen bình thường thấy ít có một sự phiền phức nào đó, đấy là nhận thức của một số người. Còn tôi vẫn nghĩ rằng, dẫu sau mình cũng nên nhìn vào lịch sử để điều chỉnh sự phát triển của đất nước. Chúng ta biết rằng tên gọi Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, cho dù tồn tại trong thời gian Nam Bắc bị phân chia, rồi diễn ra cuộc chiến tranh Việt Nam, nhưng nếu đi về căn nguyên của nó, thì nó vẫn là biểu trưng cho độc lập dân tộc, thống nhất quốc gia. Nhưng tôi cho rằng, quyết định vẫn là ở đại biểu quốc hội, xem cái việc đó có nên đơn giản kết thúc như thế không ?
RFI : Chính ở đấy mong được ông cho biết thêm ý kiến.
Ông Dương Trung Quốc : Tôi nghĩ ban dự thảo thực hiện đúng chức trách của nó, được Quốc hội giao phó cho, còn Quốc hội vẫn là người quyết định cuối cùng, nội dung văn bản cuối cùng của Hiến pháp. Tất nhiên nó còn tùy thuộc vào quan điểm của các bên, trao đổi với nhau như thế nào, có thuyết phục được nhau không. Tôi thì nghĩ rằng là, nếu có cơ hội, tôi vẫn phát biểu ý kiến của tôi, mặc dù tôi vẫn rất là tôn trọng cái quyết định của ban dự thảo.
Cái đáng nói nhất ở Việt Nam hiện nay, chúng tôi nghĩ rằng thiếu một công cụ để thực hiện quyền phúc quyết của Dân. Đây là vấn đề chung của Hiến pháp, chứ không phải riêng vấn đề tên nước.
Tôi nghĩ rằng người dân Việt Nam hiện nay còn có ba quyền tự do, mà tôi dùng khái niệm, là «đang bị treo », tức là chưa thực thi vào cuộc sống. Ba cái quyền này là công cụ để người dân thể hiện một cách đầy đủ nhất sự phúc quyết của mình, các vấn đề quan trọng của đất nước, trong đó có vấn đề Hiến pháp. Đó là quyền tự do hội họp, trong đó có cả biểu tình, thứ hai là quyền lập hội và thứ ba là việc tổ chức trưng cầu dân ý, là phương thức để định lượng sự phúc quyết ấy.
Rất tiếc là ba công cụ này gần như đã sẵn sàng, ai cũng cảm thấy cần thiết (nhưng)... Vấn đề biểu tình đã được sự đồng thuận cao là cần phải có, và luật lập hội đã đưa ra Quốc hội nhiều lần, nhưng chưa thông qua được, còn việc tổ chức trưng cầu dân ý, tôi thấy Quốc hội nêu ra nhiều lần rồi, và cũng đang có tiến trình tiếp cận để mà soạn thảo.
Quả thực khi mà có được ba cái này, là cái công cụ để người dân thể hiện được tiếng nói của mình, tập hợp trong những nhóm lợi ích xã hội khác nhau, nêu lên tiếng nói của mình, và có một công cụ định lượng quyền phúc quyết ấy, thì rất nhiều vấn đề, trong đó tên gọi nước, tôi cho là hoàn toàn đơn giản hơn rất nhiều. Còn bây giờ rất khó nói là : Ai, bao nhiêu người, nhiều người ủng hộ phương án này hơn hay phương án kia hơn ? Rất khó !
RFI : Dường như là vừa rồi, theo cái gọi là « lấy ý kiến » ở các địa phương, thì thấy thông báo là đa số muốn giữ lại tên gọi hiện nay, trong khi đó, thì theo nhiều thăm dò dư luận trên mạng, thì số người ủng hộ đổi tên thành Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lại nhiều hơn.
Ông Dương Trung Quốc : Thực ra về điểm này, tôi thấy ban soạn thảo cũng đưa ra con số 26 triệu người đóng góp ý kiến nói chung, rồi 28.000 cuộc họp, cuộc hội thảo. Điều đó cũng đáng ghi nhận, vì tôi cho đây là lần đầu tiên Hiến pháp được bàn thảo một cách rộng rãi như thế. Nhưng cách làm ấy đã gọi là lấy ý kiến để định lượng được hay chưa, thì chắc chắn còn phải bàn. Nhiều người đã tham dự phát biểu ý kiến của mình thì rất là đáng ghi nhận. Nhưng còn nói là bao nhiêu người ủng hộ cái này và cái kia như một cuộc trưng cầu dân ý, thì tôi chắc là chưa có.
RFI : Xin cảm ơn ông rất nhiều. Trước khi chia tay với thính giả, ông có thêm nhận xét nào không về chủ đề này ?
Ông Dương Trung Quốc : Tôi nghĩ rằng, sửa đổi Hiến pháp là một cơ hội lịch sử làm cho nhiều người dân quan tâm đến, thể hiện được sự đóng góp của mình, cũng là thể hiện cái quyền của mình là làm sao thực thi được cái nguyên lý : người dân có quyền phúc quyết Hiến pháp và những việc quan trọng của đất nước, đúng theo tinh thần mà mình đã nói rất nhiều là : Nhà nước của Dân, do Dân, vì Dân. Nên đứng trước diễn biến như thế này, tôi nghĩ rằng cũng là điều đáng tiếc.
Nếu như vào những cơ hội như thế này mà người dân có thể tham gia một cách trực tiếp hơn, để có những quyết định kịp thời hơn, sáng suốt hơn, thì tôi cho là có thể rút ngắn được những bước đi không cần thiết, để Việt Nam có thể phát triển được một cách bền vững, thu hút được sựtụ tâm, nhất là trong bối cảnh đương rất nhiều thử thách như thế này. Đã nói nhiều đến thử thách về kinh tế, tôi nghĩ những thử thách về bảo vệ chủ quyền của đất nước, tôi nghĩ cũng phải coi đấy là một yếu tố thường trực và đang là vấn đề cần được sự đồng thuận cao của người dân.
RFI : Xin chân thành cảm ơn nhà sử học Dương Trung Quốc.
Cho đến khi kết thúc kỳ họp của Ủy ban thường vụ Quốc hội (từ 14-16/05/2013) - phụ trách chuẩn bị kỳ họp Quốc hội đầu năm -, chủ trương thảo luận hai phương án liên quan đến tên nước trong bản Hiến pháp sửa đổi vẫn được giữ nguyên. Điều này được khẳng định trong cuộc họp báo của Văn phòng Quốc hội, trước kỳ họp Quốc hội, thứ Sáu 17/05. Điều khá bất ngờ là, trong phiên khai mạc kỳ họp Quốc hội, thứ Hai 20/05, việc đổi tên nước đột ngột bị loại khỏi văn bản dự thảo, cùng với một loạt các phương án khác liên quan đến điều 4 - quy định sự lãnh đạo của Đảng -, chế độ sở hữu đất đai hay nhiệm vụ của quân đội.
Trả lời phỏng vấn RFI, đại biểu Quốc hội, nhà sử học Dương Trung Quốc cho biết quyết định này « bộc lộ rất rõ một xu thế chung của các nhà lãnh đạo Việt Nam » là « e ngại việc đổi tên nước có liên quan (…) đến định hướng phát triển về mặt chính trị và bản chất của nhà nước ».
RFI : Xin chào nhà sử học Dương Trung Quốc, hôm qua, 20/05/2013, trong phiên khai mạc kỳ họp đầu tiên của Quốc hội Việt Nam năm nay, Ban biên tập soạn thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 tuyên bố không đưa vấn đề thay đổi tên nước ra thảo luận tại Quốc hội. Quyết định này gây ngạc nhiên. Xin ông cho biết cụ thể về vấn đề này.
Ông Dương Trung Quốc : Tôi nghĩ công chúng chung thì có thể thấy bất ngờ, bởi vì trước kỳ họp này thì cũng thấy các văn bản soạn thảo đều có đưa ra hai phương án lựa chọn. Nhưng thực ra chúng tôi cũng không cảm thấy bất ngờ lắm, bởi vì cái quyết định này nó bộc lộ rất là rõ một xu thế chung của các nhà lãnh đạo Việt Nam, là có rất nhiều cái e ngại cho rằng việc đổi tên nước có liên quan gì đó đến định hướng phát triển về mặt chính trị và bản chất của nhà nước.
Thật ra phải nói là việc triển khai sửa đổi Hiến pháp năm 1992 cũng đã lâu rồi, nhưng phải cho đến đây một vài tháng thôi, thì cái phương án (đổi tên thành Việt Nam Dân chủ Cộng hòa) mới được đưa ra trong các cuộc thảo luận ở Uỷ ban sửa đổi Hiến pháp. Và quyết định ấy (đưa ra hai phương án tên nước) cũng tạo ra một mối quan tâm chung của xã hội. Bởi vì một trong các lý do được đưa ra, tôi có được tham dự cuộc trao đổi đó, cho rằng là, cái « thượng tầng » của chúng ta nhấn mạnh đến cái « xã hội chủ nghĩa », nhưng cái « hạ tầng » phải nói là vẫn ở trong thời kỳ phát triển rất thấp. Cho nên giữa cái thượng tầng và hạ tầng nó không phù hợp. Có ý kiến của những nhà nghiên cứu cho rằng cái xu thế muốn trở lại danh xưng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày càng nhiều.
Tôi cũng có phát biểu rằng không nên coi đây (phương án lấy lại tên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa) là một « bước lùi », bởi vì cũng như một cỗ xe có cơ chế lùi, người lái xe phải biết lùi, cái xe mới có thể tiến đi xa được, vững vàng được. Tôi nhớ là sau cuộc thảo luận ấy, Chủ tịch Quốc hội đặt vấn đề là : Vậy thì ta đưa ra hai phương án để cho Quốc hội bàn thảo xem. Nhưng ta biết rằng, sau đó còn qua rất nhiều bộ lọc khác.
Sau khi… kỳ họp Thường vụ Quốc hội vừa rồi, thì trình ra cái văn bản ngày hôm nay. Giải thích của Ban soạn thảo là gác lại phương án trở lại danh xưng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nói cách khác là vẫn giữ như cũ. Những giải thích của Ban soạn thảo thì cũng đưa ra một số yếu tố về mặt thủ tục hành chính, thí dụ như : Có đổi tiền không ? Có thay dấu má không ? Sự tốn kém có không ? Đồng thời cũng nói việc là việc đổi tên ảnh hưởng đến cái nhận thức và thay đổi cái đường hướng phát triển.
Vì thế tôi nghĩ không bất ngờ lắm, vì cái đó vẫn theo cái nếp cũ, chưa có đột phá, nhất là khó nhất là lúc này không có được cái điều kiện để định lượng xem quyền phúc quyết của người dân như thế nào. Đây là vấn chung đối với toàn bộ Hiến pháp, trong đó vấn đề đổi quốc danh chỉ là một trong các vấn đề của Hiến pháp mà thôi.
RFI : Được biết ông là một người ủng hộ việc đổi tên nước thành Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, xin ông cho biết thêm về tầm quan trọng của việc đổi tên nước.
Ông Dương Trung Quốc : Tôi thì nghĩ, như tôi đã phát biểu là, nếu có ai e ngại đây là bước lùi, thì đây hoàn toàn là không phải. Quan điểm của tôi là ta trở lại cái nền tảng. Dẫu sao Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cũng là một danh xưng được lựa chọn, sau một biến cố lịch sử rất lớn là Cách mạng tháng Tám năm 1945. Cho nên, tính đồng thuận rất cao của người dân, khi gắn liền nền độc lập chấm dứt chế độ thuộc địa và chế độ phong kiến, bằng một cái mô hình chính trị có thể nói là tiên tiến nhất lúc đó.
Chúng tôi, những người làm sử đặt câu hỏi : Tại sao cụ Hồ Chí Minh, là một chiến sĩ cộng sản, đã từng hoạt động rất lâu năm ở nước Nga Xô Viết, là một chiến sĩ quốc tế cộng sản, vậy mà khi dành được độc lập cụ lại không áp đặt chế độ Xô Viết năm 1945 ? Cái sự lựa chọn ấy khẳng định rất rõ nhận thức rằng, chế độ dân chủ cộng hòa là một thành tựu về mặt chính trị của nhân loại, mà người Việt Nam lựa chọn trong quá trình xây dựng đất nước của mình, khi nước nhà được độc lập (...).
Chúng ta biết năm 1976, tức là chỉ một thời gian rất ngắn sau khi chế độ Việt Nam Cộng hòa đã bị sụp đổ, thì việc thống nhất lãnh thổ, thống nhất hành chính, trong đó có thống nhất quốc danh, gần như là một nhu cầu hết sức bức xúc. Vì ta biết rằng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một danh xưng chung của cả nước Việt Nam, trong Hiến pháp nói là danh xưng của một nước Việt Nam độc lập, từ bắc chí nam, nhưng với cái hiệp định Genève 1954, thì dẫu sao không gian của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chủ yếu là ở miền bắc, còn miền nam là chế độ Việt Nam Cộng hòa. Khi chế độ Việt Nam Cộng hòa sụp đổ, thì nhà nước Cộng hòa Miền nam Việt Nam của Mặt trận Dân tộc Giải phóng về danh nghĩa là người quản lý phía nam. Vì thế hình như lúc đó phải chăng người ta muốn chọn một cái tên gì đó để không tạo ra mội cái hình thức là miền Bắc thôn tính miền Nam, thế nhưng lại có một lý do nữa là tại sao không chọn một cái tên nào khác ?
Ta nhớ rằng, năm 1976, (...) lúc đó có thể nói Liên Xô là một chỗ dựa, một đồng minh lớn nhất, mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội nằm trong tầm tay. Cái hiến pháp 1980 trong một chừng mực nào đó có xu thế là xô viết hóa. Tên nước là CHXHCN Việt Nam, rồi cũng đổi chính phủ là Hội đồng Bộ trưởng, và Hội đồng Nhà nước... Và chúng ta cũng biết trong Hiến pháp 1980, những yếu tố của Hiến pháp Liên Xô cũng được đưa vào đây, thí dụ điều 4 về quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản, hay là khái niệm về sở hữu toàn dân chẳng hạn, lúc đó mới bắt đầu có. Hiến pháp 1980 chỉ tồn tại được có 12 năm thôi, thì nó phải sửa đổi, nhưng các yếu tố đó vẫn được giữ lại như là một sự kế thừa, và cái sự kế thừa khiến các nhà lãnh đạo Việt Nam không dám thay đổi, vì cho rằng thay đổi tức là mình đã không đi tiếp được con đường mình đã vạch ra rồi. Và trong bối cảnh chính trị phức tạp như thế này, có thể người ta e ngại rằng đó là thông điệp gì đó về chế độ chính trị. Tôi cho là tâm lý ấy là tâm lý dễ thấy ở các nhà lãnh đạo Việt Nam.
Cá nhân tôi, tôi muốn trở lại với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tôi không bàn về mục tiêu phát triển sau này, nó là chủ nghĩa xã hội hay không, nhưng ít nhất là trở lại cái nền tảng. Cái nền tảng đã từng tạo dựng được sức mạnh của dân tộc Việt Nam. Trong khi đó thì chủ nghĩa xã hội vẫn là một cái gì đó rất xa xôi (...). Trở lại với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là trở về nền tảng, từ nền tảng đó chúng ta hoàn toàn có thể lựa chọn con đường phù hợp nhất với xã hội Việt Nam trong tương lai.
RFI : Thưa ông, ở điểm mà ông nhấn mạnh đến, tức là tên gọi Việt Nam Dân chủ Cộng hòa có thể tập hợp sức mạnh của dân tộc, cũng có những ý kiến lo ngại rằng, như vậy sẽ làm gợi lên sự đối đầu xưa giữa Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Việt Nam Cộng hòa, ông nghĩ sao về quan điểm này ?
Ông Dương Trung Quốc : Tôi nghĩ là tất nhiên mỗi người có thể có cách nhìn khác nhau, tôi hết sức tôn trọng. Tôi chỉ đang trình bày quan điểm của tôi thôi. Bởi vì Việt Nam Dân chủ Cộng hòa hình thành từ năm 1945 và được khẳng định trong Hiến pháp 1946. Rõ ràng là vào thời điểm ấy nó là một sức tập hợp toàn dân. Còn sau này, trong quá trình phát triển của nó, chịu tác động bởi những yếu tố thay đổi, nó có thể mang lại những sự phân tâm trong xã hội Việt Nam. Mỗi vùng miền có sự lựa chọn chế độ chính trị khác nhau. Nhưng tôi muốn trở lại cái gốc của một nước Việt Nam hiện đại, nước Việt Nam độc lập xác lập trên nền tảng một cuộc cách mạng dân tộc thực sự. Và nếu người làm sử nhớ lại, có thể nói thời kỳ đó đã tạo nên sự thống nhất rất là cao trong dân tộc, còn sự phân hóa là trong quá trình tác động sau này. Và không thể không nói đến những yếu tố quốc tế, với thời kỳ chiến tranh lạnh, thời kỳ đối đầu giữa các hệ tư tưởng khác nhau. Thì tôi nghĩ rằng chúng ta phải mạnh dạn nhìn lại một lịch sử như thế, phải tìm lại ngọn nguồn của mình, để điều chỉnh lại sự phát triển của đất nước, cho phù hợp với thời đại ngày hôm nay. Đấy là quan điểm của cá nhân tôi và có thể của một số người khác.
Tôi cho việc sửa đổi Hiến pháp là một cơ hội lịch sử. Những Hiến pháp Việt Nam có một sức sống không dài lắm. Nó luôn được điều chỉnh cho phù hợp với sự thay đổi của đất nước. Thông thường nó là 20 năm. Hiến pháp 1980 là 10-12 năm. Tôi cho rằng, nếu coi đó là một cơ hội, thì ta phải cố gắng có một cái nhìn nó thấu đáo, để có thể điều chỉnh những gì có thể điều chỉnh được. Chứ còn nếu ta giữ lại nguyên như cũ, thì có thể theo thói quen bình thường thấy ít có một sự phiền phức nào đó, đấy là nhận thức của một số người. Còn tôi vẫn nghĩ rằng, dẫu sau mình cũng nên nhìn vào lịch sử để điều chỉnh sự phát triển của đất nước. Chúng ta biết rằng tên gọi Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, cho dù tồn tại trong thời gian Nam Bắc bị phân chia, rồi diễn ra cuộc chiến tranh Việt Nam, nhưng nếu đi về căn nguyên của nó, thì nó vẫn là biểu trưng cho độc lập dân tộc, thống nhất quốc gia. Nhưng tôi cho rằng, quyết định vẫn là ở đại biểu quốc hội, xem cái việc đó có nên đơn giản kết thúc như thế không ?
RFI : Chính ở đấy mong được ông cho biết thêm ý kiến.
Ông Dương Trung Quốc : Tôi nghĩ ban dự thảo thực hiện đúng chức trách của nó, được Quốc hội giao phó cho, còn Quốc hội vẫn là người quyết định cuối cùng, nội dung văn bản cuối cùng của Hiến pháp. Tất nhiên nó còn tùy thuộc vào quan điểm của các bên, trao đổi với nhau như thế nào, có thuyết phục được nhau không. Tôi thì nghĩ rằng là, nếu có cơ hội, tôi vẫn phát biểu ý kiến của tôi, mặc dù tôi vẫn rất là tôn trọng cái quyết định của ban dự thảo.
Cái đáng nói nhất ở Việt Nam hiện nay, chúng tôi nghĩ rằng thiếu một công cụ để thực hiện quyền phúc quyết của Dân. Đây là vấn đề chung của Hiến pháp, chứ không phải riêng vấn đề tên nước.
Tôi nghĩ rằng người dân Việt Nam hiện nay còn có ba quyền tự do, mà tôi dùng khái niệm, là «đang bị treo », tức là chưa thực thi vào cuộc sống. Ba cái quyền này là công cụ để người dân thể hiện một cách đầy đủ nhất sự phúc quyết của mình, các vấn đề quan trọng của đất nước, trong đó có vấn đề Hiến pháp. Đó là quyền tự do hội họp, trong đó có cả biểu tình, thứ hai là quyền lập hội và thứ ba là việc tổ chức trưng cầu dân ý, là phương thức để định lượng sự phúc quyết ấy.
Rất tiếc là ba công cụ này gần như đã sẵn sàng, ai cũng cảm thấy cần thiết (nhưng)... Vấn đề biểu tình đã được sự đồng thuận cao là cần phải có, và luật lập hội đã đưa ra Quốc hội nhiều lần, nhưng chưa thông qua được, còn việc tổ chức trưng cầu dân ý, tôi thấy Quốc hội nêu ra nhiều lần rồi, và cũng đang có tiến trình tiếp cận để mà soạn thảo.
Quả thực khi mà có được ba cái này, là cái công cụ để người dân thể hiện được tiếng nói của mình, tập hợp trong những nhóm lợi ích xã hội khác nhau, nêu lên tiếng nói của mình, và có một công cụ định lượng quyền phúc quyết ấy, thì rất nhiều vấn đề, trong đó tên gọi nước, tôi cho là hoàn toàn đơn giản hơn rất nhiều. Còn bây giờ rất khó nói là : Ai, bao nhiêu người, nhiều người ủng hộ phương án này hơn hay phương án kia hơn ? Rất khó !
RFI : Dường như là vừa rồi, theo cái gọi là « lấy ý kiến » ở các địa phương, thì thấy thông báo là đa số muốn giữ lại tên gọi hiện nay, trong khi đó, thì theo nhiều thăm dò dư luận trên mạng, thì số người ủng hộ đổi tên thành Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lại nhiều hơn.
Ông Dương Trung Quốc : Thực ra về điểm này, tôi thấy ban soạn thảo cũng đưa ra con số 26 triệu người đóng góp ý kiến nói chung, rồi 28.000 cuộc họp, cuộc hội thảo. Điều đó cũng đáng ghi nhận, vì tôi cho đây là lần đầu tiên Hiến pháp được bàn thảo một cách rộng rãi như thế. Nhưng cách làm ấy đã gọi là lấy ý kiến để định lượng được hay chưa, thì chắc chắn còn phải bàn. Nhiều người đã tham dự phát biểu ý kiến của mình thì rất là đáng ghi nhận. Nhưng còn nói là bao nhiêu người ủng hộ cái này và cái kia như một cuộc trưng cầu dân ý, thì tôi chắc là chưa có.
RFI : Xin cảm ơn ông rất nhiều. Trước khi chia tay với thính giả, ông có thêm nhận xét nào không về chủ đề này ?
Ông Dương Trung Quốc : Tôi nghĩ rằng, sửa đổi Hiến pháp là một cơ hội lịch sử làm cho nhiều người dân quan tâm đến, thể hiện được sự đóng góp của mình, cũng là thể hiện cái quyền của mình là làm sao thực thi được cái nguyên lý : người dân có quyền phúc quyết Hiến pháp và những việc quan trọng của đất nước, đúng theo tinh thần mà mình đã nói rất nhiều là : Nhà nước của Dân, do Dân, vì Dân. Nên đứng trước diễn biến như thế này, tôi nghĩ rằng cũng là điều đáng tiếc.
Nếu như vào những cơ hội như thế này mà người dân có thể tham gia một cách trực tiếp hơn, để có những quyết định kịp thời hơn, sáng suốt hơn, thì tôi cho là có thể rút ngắn được những bước đi không cần thiết, để Việt Nam có thể phát triển được một cách bền vững, thu hút được sựtụ tâm, nhất là trong bối cảnh đương rất nhiều thử thách như thế này. Đã nói nhiều đến thử thách về kinh tế, tôi nghĩ những thử thách về bảo vệ chủ quyền của đất nước, tôi nghĩ cũng phải coi đấy là một yếu tố thường trực và đang là vấn đề cần được sự đồng thuận cao của người dân.
RFI : Xin chân thành cảm ơn nhà sử học Dương Trung Quốc.