Tại Seoul, Ngoại trưởng Mỹ cảnh cáo ý định phóng tên lửa của Bình Nhưỡng
Thứ Sáu, tháng 4 12, 2013
Người đăng:
Unknown
Trung Quốc bất lực trước dịch cúm gia cầm H7N9
Thứ Sáu, tháng 4 12, 2013
Người đăng:
Unknown
Các nhân viên y tế đang theo dõi tình trạng một bệnh nhân 67 tuổi bị nhiễm H7N9, một bệnh viện ở Hàng Châu, tỉnh Triết Giang, 04/04/2013.
REUTERS/Chance Chan
Theo tổ chức Thú Y Thế Giới, trụ sở tại Paris, Trung Quốc đang đối phó với một cuộc khủng hoảng y tế « khá bất thường ». Virus gây bệnh cúm gia cầm H7N9 rất khó phát hiện, đã giết chết 10 người, sau gần ba tháng gây trường hợp tử vong đầu tiên. Công luận Hoa lục lên án chính phủ cố tình che dấu thông tin.
Trong một bản thông báo công bố hôm qua 11/04/2013 từ Paris, Giám đốc tổ chức Thú Y Thế Giới Bernard Vallet nhận định : « theo thông tin có được, thì chúng ta đang đối đầu với một tình trạng khá đặc biệt… với loại virus cúm rất yếu đối với điểu cầm, nhưng có đủ khả năng gây bệnh nghiêm trọng cho người bị lây nhiễm ».
Chính phủ Nhật tăng thẩm quyền chống cúm H7N9
Thứ Sáu, tháng 4 12, 2013
Người đăng:
Unknown
Tại một chợ gà vịt ở Nam Kinh, Giang Tô ngày 05/04/2013.
REUTERS/China Daily
Hôm nay 12/04/2013, chính phủ Nhật Bản tự trao thêm quyền hạn để đối phó với virus cúm gia cầm H7N9 đang hoành hành tại bốn tỉnh miền đông Trung Quốc. Trong trường hợp dịch lan rộng, Tokyo sẽ ban hành nhiều biện pháp mang tính cưỡng chế.
Xâm phạm lãnh hải Philippines, ngư dân Trung Quốc đối diện với bản án nặng nề
Thứ Sáu, tháng 4 12, 2013
Người đăng:
Unknown
Người Philippines biểu tình trước trụ sở ngoại giao Trung Quốc tại Manila để phản đối Trung Quốc xâm phạm lãnh hải, 20/04/2012.
Reuters
Mười hai ngư dân Trung Quốc bị bắt ngày 08/04/2013 sẽ trả lời trước tòa án Philippines về tội « đánh hải sản bất hợp pháp » và « hối lộ ». Họ trực diện với bản án 12 năm tù cộng thêm 300.000 đôla tiền phạt. Vùng biển Philippines bị xâm phạm được Unesco xem là di sản thế giới.
Vì sao độc tài không thích trò cười
Thứ Năm, tháng 4 11, 2013
Người đăng:
Nam Việt
Srdja Popovic, Mladen Joksic (Foreign Policy) / Ngọc Hoà chuyển ngữ- Các nhà hoạt động ủng hộ dân chủ trên khắp thế giới phát hiện ra rằng sự hài hước là một trong những vũ khí mạnh nhất trong cuộc chiến chống lại chủ nghĩa toàn trị.
Srdja Popovic là giám đốc điều hành của Trung tâm Áp dụng Chiến lược và Cách Hành xử Bất Bạo Động (CANVAS) và là người đồng sáng lập nhóm ủng hộ dân chủ Otpor của Serbia. Ông cũng là Lãnh đạo trẻ toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế Thế giới khóa 2013.
Mladen Joksic làm việc cho Hội đồng Nhân đạo Carnegie trên các vấn đề quốc tế và là một nhà hoạt động của nhóm Otpor.
*
Mười lăm năm trước đây, khi phong trào ủng hộ dân chủ bất bạo động có tên là Otpor của Serbia chỉ là một nhóm nhỏ gồm 20 sinh viên và $50, chúng tôi quyết định giở một trò đùa. Chúng tôi lấy một thùng dầu, dán một hình ảnh của nhà độc tài Slobodan Milosevic của Serbia lên trên và đặt nó ở ngay giữa trung tâm khu phố mua sắm lớn nhất của Belgrade. Chúng tôi đặt một cây gậy bóng chày ở bên cạnh đó. Rồi chúng tôi đi uống cà phê, ngồi xuống để theo dõi trò đùa mở màn. Không bao lâu sau, hàng chục người đi mua sắm xếp hàng dài trên phố, từng người một chờ đợi một cơ hội để có thể dùng gậy đánh “Milosevic” - kẻ bị rất nhiều người khinh miệt, mà hầu hết không ai dám chỉ trích vì quá sợ hãi. Khoảng 30 phút sau, cảnh sát đến. Khi đó chúng tôi nín thở chờ đợi xem điều gì sẽ xảy ra tiếp theo. Cảnh sát của Milosevic sẽ làm gì? Họ có thể bắt giữ những người mua sắm, nhưng vì cớ gì? Họ cũng không thể bắt giữ thủ phạm vì chẳng thấy chúng tôi ở đâu cả. Cảnh sát của Milosevic rốt cuộc đã làm gì? Điều duy nhất mà họ có thể làm là: bắt giữ cái thùng. Hình ảnh hai viên cảnh sát nhét cái thùng vào trong xe cảnh sát là bức ảnh ấn tượng nhất ở Serbia trong nhiều tháng. Milosevic và bè đảng của ông ta trở thành trò cười của dân tộc, còn Otpor trở thành thương hiệu của mọi nhà.
Trò đùa nổi tiếng của Otpor: “Cái thùng Slobodan Milošević” (Ảnh: Internet)
Cách mạng là một hoạt động nghiêm túc. Chỉ cần nhớ lại những khuôn mặt cộc cằn của các nhà cách mạng thế kỷ 20 như Lenin, Mao, Fidel và Che. Họ hiếm khi có thể nở một nụ cười. Nhưng tiến nhanh về phía các cuộc biểu tình của thế kỷ 21, bạn sẽ thấy một hình thức mới của chủ nghĩa hành động đang phát huy tác dụng. Sự cáu kỉnh đáng sợ của các cuộc cách mạng trong quá khứ được thay thế bằng sự hài hước và châm biếm. Các nhà hoạt động bất bạo động ngày nay đang khuyến khích một sự thay đổi chiến thuật biểu tình từ sự giận dữ, oán giận, và thịnh nộ sang một hình thái mới sắc bén hơn, bắt nguồn từ trò đùa, còn gọi là: “Chủ nghĩa đấu tranh bằng tiếng cười” (laughtivism).
Chỉ cần lấy ví dụ Trung Đông và Bắc Phi, nơi những người biểu tình bất bạo động đang sử dụng tiếng cười và sự hài hước để thúc đẩy những lời kêu gọi dân chủ của họ. Tại Tunisia, vào tháng Giêng năm 2011, vào lúc cao điểm của các cuộc biểu tình chống lại Ben Ali, một người đàn ông duy nhất - sau này trở thành bất hủ như một siêu anh hùng, còn gọi là Thủ lĩnh Bánh mì (Captain Khobza) - chống trả lại những kẻ trung thành với Ben Ali bằng tài hóm hỉnh sắc bén và bánh mì baguette của Pháp. Tại Ai Cập, một video kỳ dị mô tả Tổng thống Ai Cập Mohammed Morsy như nhân vật Super Mario của trò chơi điện tử đang phát tán trên YouTube trong tháng ba này. Ở Sudan, các sinh viên chế giễu nhà độc tài Omar al-Bashir của Sudan bằng các cuộc biểu tình “liếm khuỷu tay” - một thuật ngữ liên quan đến lời xúc phạm mà ông này sử dụng để bôi nhọ phe đối lập dân chủ. Ngay cả tại Syria - nơi cuộc nội chiến đã cướp đi 70.000 tính mạng - các hình vẽ graffiti trào phúng và khẩu hiệu chua cay chống lại Assad đã gây kích thích các cuộc biểu tình đường phố.
Trong trường hợp cần nhắc lại để ai cũng biết, sự dính líu đến chính trị của các diễn viên hài ở Trung Đông gần đây gây chú ý qua việc chính quyền Ai Cập quyết định đưa ra cáo buộc hình sự đối với chủ nhiệm của các buổi nói chuyện truyền hình, ông Bassem Youssef (người đàn ông thường được mô tả như là “gã Jon Stewart của Ai Cập”). Hành động của chính phủ Mohamed Morsy xác nhận rằng sự hài hước có khả năng khiến cho các thế lực cầm quyền bối rối. (Vào thời điểm này, ông Youssef vẫn được tại ngoại.)
Nhưng cách áp dụng chiến lược hài hước không chỉ giới hạn riêng ở Trung Đông và Bắc Phi. Tại Hoa Kỳ, các biểu tình viên “Chiếm Phố Wall” thường xuyên sử dụng sự hài hước để chế giễu các công ty Mỹ. Ai có thể quên những người biểu tình gây tức cười bằng cách cải trang thành các chú hề đấu bò tót đang thuần hóa tượng bò tót huyền thoại của phố Wall? Ngay cả ở Tây Ban Nha, nơi người biểu tình bị gọi là “những kẻ tức tối” (Indignados), tiếng cười là một vũ khí hiệu nghiệm. Các cuộc biểu diễn sân khấu trào phúng, cuộc huy động đám đông chớp nhoáng (flash mob), và sự bùng nổ dường như tự phát của ca hát và nhảy múa trở thành điểm nổi bật của phong trào chống chủ nghĩa tư bản ở Tây Ban Nha, giúp giảm căng thẳng và duy trì lòng nhiệt tình trong hai năm và hơn nữa. Người Nga cũng đã truyền tiếng cười vào các cuộc biểu tình của họ - bằng cách sử dụng tất cả mọi thứ từ bao cao su, con trăn, đồ dùng bệnh viện tâm thần, thậm chí cả đồ chơi Lego để chọc cười Putin.
Có một lý do tại sao sự hài hước được truyền vào kho vũ khí của người biểu tình ở thế kỷ 21: Nó hiệu nghiệm. Đối với mọi người, sự hài hước phá vỡ nỗi sợ hãi và xây dựng lòng tin. Nó cũng bổ sung thêm một yếu tố giảm nhiệt cần thiết, giúp các phong trào thu hút thành viên mới. Sau cùng, sự hài hước có thể kích động những phản ứng vụng về từ phía những kẻ chống lại phong trào. Các hành vi tuyệt vời nhất của trò cười buộc các đối tượng của nó rơi vào kịch bản cùng mất, xói mòn độ tin cậy của một chế độ bất kể nó phản ứng ra sao. Những hành động này không chỉ vượt qua ranh giới của trò đùa, chúng ăn mòn chất vữa giúp các nhà độc tài tồn tại: nỗi sợ hãi.
Hãy trở lại với Ai Cập thêm một lần nữa. Trong nhiều thập kỷ, Ai Cập của ông Mubarak là một quốc gia mà ở nơi đó đối lập chính trị bị dập tắt bởi bàn tay lạm dụng quyền xử phạt, bắt giữ và giết người bằng công cụ nhà nước. Mubarak sống trên nỗi sợ hãi đó, và ông ta có mọi lý do để hy vọng rằng có thể sử dụng nó để đè bẹp các cuộc biểu tình nổi lên từ gót chân của cuộc cách mạng Tunisia vào đầu năm 2011. Đó là lý do tại sao ông ta tố cáo người biểu tình phục vụ “các kế hoạch nước ngoài.” Nhưng thay vì mắc mưu chế độ, các nhà hoạt động thành công trong việc sử dụng văn hóa sợ hãi của Mubarak để chống lại ông ta. Trong những ngày đầu của cuộc biểu tình chống Mubarak, các nhà hoạt động đã mang đến Quảng trường Tahrir các máy tính xách tay thông thường với lời khiếu nại khéo léo: Họ đã để các kế hoạch nước ngoài của họ ở nhà. Sự thách thức của họ lan rộng nhanh chóng ra khỏi Quảng trường Tahrir, thường được thúc đẩy bởi các phương tiện truyền thông mới. Một thông điệp máy tính mô tả dòng chữ “Cài đặt Tự do” trên màn hình, hiển thị các tập tin được sao chép và dán từ một thư mục có tên là “Tunisia”. Bức ảnh này đi kèm với một thông báo lỗi ghi là “Không thể cài đặt Tự do: Hãy xóa ‘Mubarak’ rồi thử lại.”
Hài hước nhanh chóng trở thành một phần quan trọng trong chiến lược truyền thông chống lại ông Mubarak để phục vụ cho hai mục đích chính. Một mặt, lối chơi chữ dí dỏm, các biếm họa chua cay, và những màn trình diễn chế giễu làm cho ai cũng cảm thấy “thoải mái” khi đến quảng trường Tahrir và được nhìn nhận là tham gia hoạt động chính trị. Mỗi ngày, những đám đông lớn hơn cùng các gương mặt mới tham gia vào các cuộc biểu tình tại quảng trường - không phải chỉ vì họ muốn hất cẳng ông Mubarak, nhưng cũng bởi vì họ muốn trở thành một phần của “sự bùng nổ khôi hài” đang diễn ra trên toàn quốc.
Những người biểu tình ngày nay hiểu rằng sự hài hước tạo ra một cổng vào giá rẻ cho người công dân bình thường, những người không tự coi mình là đặc biệt quan tâm đến chính trị, nhưng bị chán nản và mệt mỏi với chế độ độc tài. Hãy mang lại tiếng cười cho cuộc biểu tình, người ta sẽ không muốn bỏ lỡ dịp hành động.
Mặt khác, các hoạt động hài hước và mưu mẹo nhắc nhở với thế giới bên ngoài rằng người biểu tình Ai Cập không phải là “những gã đàn ông trẻ tuổi bất bình” hoặc những kẻ cực đoan cuồng tín mà chế độ khiến cho họ tin tưởng như vậy. Một cách hiệu quả, sự hài hước truyền đạt một hình ảnh tích cực về cuộc nổi dậy của người Ai Cập và giành được thiện cảm của cộng đồng quốc tế.
Đó là một thông điệp mà giới trẻ của mùa xuân Ả Rập đã không quên. Sự đón nhận bản nhạc video “Shake Harlem” của thanh thiếu niên tại Ai Cập và Tunisia gần đây đã biến hoạt động chia sẻ nội dung trên mạng (Internet meme) thành một cuộc biểu tình châm biếm sôi nổi, nhấn mạnh đến những khát vọng sáng tạo dân chủ của rất nhiều người trẻ trên toàn khu vực. Một lần nữa, cộng đồng quốc tế buộc phải thừa nhận rằng giới trẻ trong khu vực không chỉ là những kẻ hooligans của bóng đá trên đài truyền hình - họ là những thanh thiếu niên trẻ tuổi háo hức nắm lấy thời cơ dân chủ. Họ chỉ muốn có thể làm việc đó một cách vui vẻ.
Hàng triệu người khác trên thế giới cũng làm như vậy. Bằng cách sử dụng hài hước, các nhà hoạt động đẩy những kẻ chuyên quyền rơi vào một tình thế tiến thoái lưỡng nan: chính phủ có thể trấn áp những người chế giễu mình (và khiến cho chính mình thậm chí còn trở nên lố bịch hơn trong hành động) hoặc phớt lờ các hành vi châm biếm nhằm chống lại mình (và gây nguy cơ mở đường cho cơn lũ bất đồng chính kiến tràn vào). Thật vậy, khi phải đối mặt với một hành động nhạo báng trắng trợn, các chế độ đàn áp không có những lựa chọn tốt. Cho dù làm bất cứ việc gì, họ đều bị thua thiệt.
Nhưng có lẽ ví dụ tốt nhất đến từ Liên bang Nga của Putin. Tại đây xảy ra một cuộc biểu tình phản đối Putin ở Siberia bằng gấu bông, con chữ Lego, và các bức tượng South Park nhỏ. Đó chỉ là đồ chơi - không con người nào được phép tham gia. Rồi điều gì đã xảy ra? Các nhà chức trách Nga có tìm thấy thủ phạm không? Họ có bắt giữ các đồ chơi không? Bạn đánh cược rằng họ đã làm vậy. Sau khi tịch thu các bức tượng Lego nhỏ, các nhà chức trách Siberia áp đặt một lệnh cấm chính thức đối với tất cả các cuộc biểu tình bằng đồ chơi trong tương lai. Trên cơ sở nào? Lý do là đồ chơi được sản xuất tại Trung Quốc.
Trong những tháng sau đó, trò cười của các quan chức gặp rắc rối ở Siberia đã lan tỏa nhanh chóng. Trong quá trình này, chúng nhắc nhở các nhà độc tài trên toàn thế giới biết rằng một khi tiếng cười và sức mạnh nhân dân vùng thoát khỏi sự giam cầm, không có gì có thể ngăn chúng lại.
Hài hước chính trị thuộc dạng cổ xưa như bản thân chính trị. Châm biếm và giễu cợt đã được sử dụng trong nhiều thế kỷ để nói lên sự thật trước cường quyền. Chúng truyền vào các cuộc biểu tình chống lại Liên Xô trong những năm 1980, các cuộc biểu tình hòa bình trong những năm 1960, và truyền cảm hứng cho các phong trào kháng chiến ở các vùng lãnh thổ bị Đức Quốc xã chiếm đóng trong những năm 1940. Tuy nhiên, các nhà hoạt động bất bạo động ngày nay đã nâng sự hài hước lên cấp độ khác. Tiếng cười và niềm vui không còn thuộc về bên lề trong chiến lược của một phong trào; giờ đây chúng phục vụ như là một phần trọng yếu trong kho vũ khí của các nhà hoạt động, đem lại cho phe đối lập một bầu không khí thoải mái, giúp phá vỡ nền văn hóa bị thấm nhuần bởi sợ hãi trước chế độ, và kích động chế độ gây ra những phản ứng làm xói mòn tính hợp pháp của nó.
Tất nhiên, chỉ bởi vì tiếng cười bây giờ là phổ biến trong cuộc đấu tranh bất bạo động, việc sử dụng tiếng cười không có nghĩa là dễ dàng. Ngược lại, cuộc đấu tranh bằng tiếng cười đòi hỏi một nguồn sáng tạo liên tục để duy trì sự hiện diện trên các trang tin tức, các trang nhất của báo chí và trên mạng tweet, cũng như việc duy trì đà phát triển của phong trào. Nếu thiếu tính sáng tạo và sự nhanh trí, cuộc đấu tranh bằng tiếng cười có thể bị suy yếu trước khi phong trào đạt được tham vọng. Nếu thiếu tính kỷ luật và phán đoán đúng đắn, sự nhạo báng có thể nhanh chóng rơi vào tình trạng hỗn loạn và bạo lực.
Nhưng một khi hiệu nghiệm, thì nó thực sự hiệu nghiệm. Trong trường hợp cái thùng bị bắt ở Serbia, ban đầu có vẻ như đó chỉ là những hành vi hài hước riêng lẻ, nhưng chúng sớm chứng tỏ khả năng truyền nhiễm, tạo cảm hứng cho các nhà hoạt động trên khắp đất nước. Chẳng bao lâu sau, Otpor từ một nhóm sinh viên nhỏ chuyển biến thành một phong trào quốc gia gồm 70.000 thành viên. Một khi rào cản của nỗi sợ hãi bị phá vỡ, Milosevic không thể ngăn chặn được nữa.
Ngọc Hoà chuyển ngữ
Nguồn: Dịch từ tiếng Anh: Srdja Popovic & Mladen Joksic, Why Dictators Don’t Like Jokes, Foreign Policy, ngày 05 Tháng Tư 2013.
Tường trình buổi điều trần “Việt Nam vi phạm nhân quyền” ở Quốc Hội Hoa Kỳ
Thứ Năm, tháng 4 11, 2013
Người đăng:
Nam Việt
Hòa Ái, phóng viên RFA
Hôm 11/4/13, một cuộc điều trần về tình hình nhân quyền Việt Nam diễn ra ở văn phòng quốc hội Hoa Kỳ. Qua cuộc điều trần lần này cho thấy tình trạng nhân quyền ở Việt Nam ngày càng bị vị phạm một cách trầm trọng.
Một ngày trước sự kiện “Đối thoại Nhân quyền Việt - Mỹ” diễn ra ở Hà Nội, cuộc điều trần về tình hình vi phạm nhân quyền ở Việt Nam do Dân biểu Chris Smith chủ trì được tổ chức ở văn phòng Quốc Hội Hoa Kỳ.
Cách mạng vũ khí
Thứ Năm, tháng 4 11, 2013
Người đăng:
Nam Việt
DienDanCTM – 11/4/2013
Mới đây Hải Quân Hoa Kỳ vừa công bố tin là họ dự định trang bị một loại vũ khí đặc biệt dùng tia laser ở thể rắn lần đầu tiên trên một chiến hạm của họ là chiếc USS Ponce trong vòng 1 năm hay 1 năm rưỡi nữa. Vũ khí dùng tia laser ở thể rắn này có khả năng tiêu diệt các máy bay không người lái (drone), hoả tiễn và những thàu nhỏ.
Việc chế tạo ra vũ khí laser ở thể rắn này được coi như một bước tiến to lớn có thể so sánh với cuộc cách mạng vũ khí chuyển từ gươm giáo sang súng ống.
Mỹ và Hàn Quốc tăng mức báo động trước đe dọa của Bình Nhưỡng
Thứ Năm, tháng 4 11, 2013
Người đăng:
Nam Việt
Quân đội Hàn Quốc tăng cường an ninh tại các chốt kiểm soát biên giới 10/04/2013 (REUTERS /Kim Hong-Ji)
Hôm nay, 10/04/2013, Hàn Quốc và đồng minh Hoa Kỳ đã nâng mức báo động trước mối « đe doạ mang tính sống còn » từ phía Bắc Triều Tiên, mà dường như đang chuẩn bị tiến hành một hoặc nhiều vụ thử tên lửa, gần đến ngày sinh nhật của Kim Nhật Thành 15/04.
Mỹ đặt radar cực mạnh trên biển để phát hiện tên lửa Bắc Triều Tiên
Thứ Năm, tháng 4 11, 2013
Người đăng:
Nam Việt
Radar SBS trên biển của Hoa Kỳ
Một quan chức cao cấp xin giấu tên thuộc bộ Quốc phòng Mỹ, vào tối qua, 10/04/2013, cho AFP biết, Hoa Kỳ đã đặt một trạm radar quân sự cực mạnh trên biển để phát hiện tên lửa do Bắc Triều Tiên phóng đi.
Washington cảnh cáo Bình Nhưỡng chấm dứt «đùa với lửa»
Thứ Năm, tháng 4 11, 2013
Người đăng:
Nam Việt
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel.
REUTERS/Yuri Gripas
Sau những phát biểu thận trọng, cố gắng làm dịu tình hình, giờ đã đến lúc Hoa Kỳ cảnh cáo Bắc Triều Tiên không nên « đùa với lửa » và hãy từ bỏ ý định bắn hỏa tiễn.
Trung Quốc tức giận về thỏa thuận đánh cá chung Nhật Bản - Đài Loan
Thứ Năm, tháng 4 11, 2013
Người đăng:
Nam Việt
Phát ngôn viên bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi
DR
Ngày 10/04/2013, ngay sau khi Nhật Bản và Đài Loan ký thỏa thuận về khu vực đánh cá chung gần vùng quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, chính quyền Bắc Kinh đã tỏ thái độ tức giận.
Trong cuộc họp báo tại Bắc Kinh, phát ngôn viên bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi tuyên bố : « Chúng tôi rất quan ngại về các cuộc thảo luận và việc ký kết giữa Nhật Bản và Đài Loan về một thỏa thuận đánh cá ».
[Tin Vui] Triều Tiên tạm dừng thử tên lửa vì Windows 8 bị lỗi. Tuyên chiến với Microsoft?
Thứ Năm, tháng 4 11, 2013
Người đăng:
Nam Việt
Phong tục cổ Việt Nam: CHƠI TẾT MÙNG BA THÁNG BA
Thứ Ba, tháng 4 09, 2013
Người đăng:
Nam Việt
Chơi Tết mồng ba tháng ba là “phong tục cổ của An Nam từ xưa”
Continue Reading...
Nhãn:
Phong Tục - Tập Quán
,
Tin Việt Nam
Trần Thị Băng Thanh
Nhân dân ta từ rất xa xưa có tục ăn tết Mồng ba tháng ba. Trong ngày tết ấy người dân không nhóm lửa, chỉ ăn đồ nguội, vì thế Tết mồng ba tháng ba còn gọi là “Tết hàn thực” (Tết ăn đồ nguội). Ngày nay tục lệ ấy vẫn thịnh hành. Giải thích về tục lệ này, nhiều người đều cho là bắt nguồn từ Trung Quốc, gắn với câu chuyện về cái chết thương tâm của Giới Chi Thôi.
Tích truyện kể rằng Tấn Văn Công trong những ngày gian khổ mưu cầu sự nghiệp bá vương, có lúc bị đói, Giới Chi Thôi đã cắt thịt đùi mình dâng ông ăn. Sau khi thành công, khen thưởng, Tấn văn Công quên Giới Chi Thôi, Giới buồn hận bỏ đi. Sau Văn Công nhớ ra triệu vời nhưng Giới không đến, trốn vào rừng. Tìm gọi mãi không được, Tấn Văn Công sai đốt rừng để Giới phải chạy ra; nhưng Giới Chi Thôi ôm cây chịu chết cháy chứ nhất định không tha thứ cho vị quân chủ mà Giới cho là vô tình. Tấn Văn Công sửa lỗi, nhưng lỗi lại chồng thêm lỗi nên hối hận, từ đó sai lệnh cấm lửa trong ngày này (mồng 3 thấng 3) để tưởng nhớ người bề tôi trung thành mà ông vì vô tâm đã bỏ quên. Cho đến ngày nay, chắc chắn chúng ta cũng đinh ninh nguồn gốc của ngày tết này là như thế. Nhưng cách đây đúng 720 năm, Trần Nhân Tông (1258 – 1308) đã nói rõ đó là “phong tục cổ của An Nam từ xưa”. Ông khẳng định điều đó trong một bài thơ kèm theo mâm bánh biếu sứ giả nhà Nguyên Trương Hiển Khanh (tên là Lập Đạo) sang Việt nam năm 1292. Bài thơ như sau:
Bài thơ giọng điệu trang nhã, vừa rất ân cần với khách vừa ý tứ sâu xa.
Trước hết hãy nói về Trương Hiển Khanh. Người Việt nam chắc ai cũng nhớ, vào năm 1288 nước ta vừa “đại phá” cuộc xâm lược của nhà Nguyên lần thứ ba. Vua Nguyên (Hốt Tất Liệt) vốn rất hận, đã tập trung lực lượng chuẩn bị đánh lần thứ tư vào năm 1294. Trương Hiển Khanh là Thượng thư bộ Lễ của Nguyên triều sang Việt Nam có nhiệm vụ “dụ” vua Trần phải thực tâm thần phục, sang triều kiến vua Nguyên và chịu làm theo mọi điều kiện nhà Nguyên áp đặt, nếu không thiên triều sẽ “trừng phạt”. Có thể Trương Hiển Khanh cũng còn một nhiệm vụ nữa là quan sát xem nước Việt sau năm năm với hai cuộc chiến khốc liệt, thế và lực ra sao. Vua tôi nhà Trần hiểu rất rõ điiều đó, cho nên cuộc tiếp sứ lần này thực chất là một cuộc đấu tranh ngoại giao gai góc chứ không phải là cuộc thăm hỏi xã giao. Nhưng Trần Nhân tông hết sức chủ động, nhà vua chủ trương “hóa giải” tình hình đó, trước hết với vị sứ thần có địa vị cao trong Nguyên triều và chắc chắn có học vấn. Vua tiếp sứ giả ở Điện Tập hiền với phong cách rất thân mật, chủ tâm theo phong tục An Nam: đặt tiệc mời toàn hải sản, trong lúc trò chuyện thỉnh thoảng lại mời ăn trầu, thậm chí còn mời vào trong trướng “ngồi xuống đất”. Trong cả chuỗi sự kiện tiếp đãi với tinh thần khẳng định bản lĩnh dân tộc đó, vua Nhân Tông trong ngày tết Mồng ba tháng Ba đã biếu Trương Hiển Khanh một mâm bánh với bài thơ trên. Các vua nhà Trần là những người có học, chắc chắn nhà vua biết rõ câu chuyện Giới Chi Thôi, nhưng với căn cứ gì vua Nhân Tông khẳng định đó là “phong tục cổ An Nam từ trước tới nay”? Trần Nhân Tông không ghi chú rõ, nhưng gần đây tìm hiểu ý tứ của bài thơ này, chúng tôi đã thấy một căn cứ. Nguyên là theo sách Kinh Sở tuế thời ký thì ngày thứ 105 trong tiết đông, thường có mưa to gió lớn, gọi là tiết Hàn thực, người ta cấm lửa trong 3 ngày; Lời chú của sách này nói: Theo lịch thì tiết ấy vào khoảng trước thanh minh 2 ngày, cách ngày đông chí 106 ngày. Một sách “biệt lục” của Lưu Hướng cũng nói tiết Hàn thực có từ đời Chu; tiết này được gắn với truyện Giới Chi Thôi là từ thời Hậu Hán. Cũng sách này còn ghi người bản địa “thổ nhân” trong ngày 3 tháng ba còn ra bến sông, thả chén chỗ sông quanh vui uống rượu. Như vậy có thể nói ngày 3 tháng ba là một lễ hội của cư dân nông nghiệp phía nam, từ vùng Kinh Sở trở xuống (mà Việt Nam ngày nay xa xưa cũng là một trong Bách Việt. Bách Việt khác Hán tộc). Vì thế Nhân Tông mới nhấn mạnh đây là “phong tục cổ của An Nam”. Cũng có thể còn thêm một căn cứ nữa là nếu cứ theo tích Giới Chi Thôi thì tết mồng ba tháng ba là một cái tết buồn, nhưng trái lại với Việt Nam đây là một lễ hội vui, có múa hát, có mặc áo mới và ăn một thứ bánh có rau, tinh khiết như “hồng ngọc” mà vua gọi là “bánh xuân”. Bài thơ hai mươi tám chữ tặng Trương Hiển Khanh của Trần Nhân Tông quả là có một chiều sâu tư tưởng, một vẻ đẹp nhân văn rất đáng để hậu thế chiêm ngưỡng và suy ngẫm.
Sau những động thái trong cuộc tiếp sứ của vua tôi nhà Trần, Nguyên sứ Trương Hiển Khanh đã không thể tuyên dụ được những chỉ dụ của vua Nguyên trong cuộc đối thoại mà đành viết lại thành văn bản trao sau. Và lúc đó thì “thiên sứ” đã lên đường về nước. Quả là sau khi tiếp xúc với Trần Nhân Tông, Trương Hiển Khanh đã có một cách nhìn, cách nghĩ khác về An Nam. Khi về, ông đã viết trong một bài ký: “Vua An Nam tiếp chuyện vui vẻ luôn luôn làm thơ tặng thiên sứ. Lập Đạo tức thì làm thơ đáp lại. Tiệc gần xong, mời Lập Đạo vào trong trướng, đều ngồi trên đất”. Với quan sát của Lập Đạo bây giờ “An Nam là nước nhỏ, nhưng có văn chương, không thể nói bừa họ là ếch ngồi đáy giếng”. Và ông thể hiện suy nghĩ đó trong một bài thơ với nhiều cảm tình:
.
.
.
.
* Tác giả Trần Thị Băng Thanh là PGS.TS, công tác tại Viện Văn học, đã nghỉ hưu.
Tích truyện kể rằng Tấn Văn Công trong những ngày gian khổ mưu cầu sự nghiệp bá vương, có lúc bị đói, Giới Chi Thôi đã cắt thịt đùi mình dâng ông ăn. Sau khi thành công, khen thưởng, Tấn văn Công quên Giới Chi Thôi, Giới buồn hận bỏ đi. Sau Văn Công nhớ ra triệu vời nhưng Giới không đến, trốn vào rừng. Tìm gọi mãi không được, Tấn Văn Công sai đốt rừng để Giới phải chạy ra; nhưng Giới Chi Thôi ôm cây chịu chết cháy chứ nhất định không tha thứ cho vị quân chủ mà Giới cho là vô tình. Tấn Văn Công sửa lỗi, nhưng lỗi lại chồng thêm lỗi nên hối hận, từ đó sai lệnh cấm lửa trong ngày này (mồng 3 thấng 3) để tưởng nhớ người bề tôi trung thành mà ông vì vô tâm đã bỏ quên. Cho đến ngày nay, chắc chắn chúng ta cũng đinh ninh nguồn gốc của ngày tết này là như thế. Nhưng cách đây đúng 720 năm, Trần Nhân Tông (1258 – 1308) đã nói rõ đó là “phong tục cổ của An Nam từ xưa”. Ông khẳng định điều đó trong một bài thơ kèm theo mâm bánh biếu sứ giả nhà Nguyên Trương Hiển Khanh (tên là Lập Đạo) sang Việt nam năm 1292. Bài thơ như sau:
Bài thơ giọng điệu trang nhã, vừa rất ân cần với khách vừa ý tứ sâu xa.
Trước hết hãy nói về Trương Hiển Khanh. Người Việt nam chắc ai cũng nhớ, vào năm 1288 nước ta vừa “đại phá” cuộc xâm lược của nhà Nguyên lần thứ ba. Vua Nguyên (Hốt Tất Liệt) vốn rất hận, đã tập trung lực lượng chuẩn bị đánh lần thứ tư vào năm 1294. Trương Hiển Khanh là Thượng thư bộ Lễ của Nguyên triều sang Việt Nam có nhiệm vụ “dụ” vua Trần phải thực tâm thần phục, sang triều kiến vua Nguyên và chịu làm theo mọi điều kiện nhà Nguyên áp đặt, nếu không thiên triều sẽ “trừng phạt”. Có thể Trương Hiển Khanh cũng còn một nhiệm vụ nữa là quan sát xem nước Việt sau năm năm với hai cuộc chiến khốc liệt, thế và lực ra sao. Vua tôi nhà Trần hiểu rất rõ điiều đó, cho nên cuộc tiếp sứ lần này thực chất là một cuộc đấu tranh ngoại giao gai góc chứ không phải là cuộc thăm hỏi xã giao. Nhưng Trần Nhân tông hết sức chủ động, nhà vua chủ trương “hóa giải” tình hình đó, trước hết với vị sứ thần có địa vị cao trong Nguyên triều và chắc chắn có học vấn. Vua tiếp sứ giả ở Điện Tập hiền với phong cách rất thân mật, chủ tâm theo phong tục An Nam: đặt tiệc mời toàn hải sản, trong lúc trò chuyện thỉnh thoảng lại mời ăn trầu, thậm chí còn mời vào trong trướng “ngồi xuống đất”. Trong cả chuỗi sự kiện tiếp đãi với tinh thần khẳng định bản lĩnh dân tộc đó, vua Nhân Tông trong ngày tết Mồng ba tháng Ba đã biếu Trương Hiển Khanh một mâm bánh với bài thơ trên. Các vua nhà Trần là những người có học, chắc chắn nhà vua biết rõ câu chuyện Giới Chi Thôi, nhưng với căn cứ gì vua Nhân Tông khẳng định đó là “phong tục cổ An Nam từ trước tới nay”? Trần Nhân Tông không ghi chú rõ, nhưng gần đây tìm hiểu ý tứ của bài thơ này, chúng tôi đã thấy một căn cứ. Nguyên là theo sách Kinh Sở tuế thời ký thì ngày thứ 105 trong tiết đông, thường có mưa to gió lớn, gọi là tiết Hàn thực, người ta cấm lửa trong 3 ngày; Lời chú của sách này nói: Theo lịch thì tiết ấy vào khoảng trước thanh minh 2 ngày, cách ngày đông chí 106 ngày. Một sách “biệt lục” của Lưu Hướng cũng nói tiết Hàn thực có từ đời Chu; tiết này được gắn với truyện Giới Chi Thôi là từ thời Hậu Hán. Cũng sách này còn ghi người bản địa “thổ nhân” trong ngày 3 tháng ba còn ra bến sông, thả chén chỗ sông quanh vui uống rượu. Như vậy có thể nói ngày 3 tháng ba là một lễ hội của cư dân nông nghiệp phía nam, từ vùng Kinh Sở trở xuống (mà Việt Nam ngày nay xa xưa cũng là một trong Bách Việt. Bách Việt khác Hán tộc). Vì thế Nhân Tông mới nhấn mạnh đây là “phong tục cổ của An Nam”. Cũng có thể còn thêm một căn cứ nữa là nếu cứ theo tích Giới Chi Thôi thì tết mồng ba tháng ba là một cái tết buồn, nhưng trái lại với Việt Nam đây là một lễ hội vui, có múa hát, có mặc áo mới và ăn một thứ bánh có rau, tinh khiết như “hồng ngọc” mà vua gọi là “bánh xuân”. Bài thơ hai mươi tám chữ tặng Trương Hiển Khanh của Trần Nhân Tông quả là có một chiều sâu tư tưởng, một vẻ đẹp nhân văn rất đáng để hậu thế chiêm ngưỡng và suy ngẫm.
Sau những động thái trong cuộc tiếp sứ của vua tôi nhà Trần, Nguyên sứ Trương Hiển Khanh đã không thể tuyên dụ được những chỉ dụ của vua Nguyên trong cuộc đối thoại mà đành viết lại thành văn bản trao sau. Và lúc đó thì “thiên sứ” đã lên đường về nước. Quả là sau khi tiếp xúc với Trần Nhân Tông, Trương Hiển Khanh đã có một cách nhìn, cách nghĩ khác về An Nam. Khi về, ông đã viết trong một bài ký: “Vua An Nam tiếp chuyện vui vẻ luôn luôn làm thơ tặng thiên sứ. Lập Đạo tức thì làm thơ đáp lại. Tiệc gần xong, mời Lập Đạo vào trong trướng, đều ngồi trên đất”. Với quan sát của Lập Đạo bây giờ “An Nam là nước nhỏ, nhưng có văn chương, không thể nói bừa họ là ếch ngồi đáy giếng”. Và ông thể hiện suy nghĩ đó trong một bài thơ với nhiều cảm tình:
.
.
.
.
* Tác giả Trần Thị Băng Thanh là PGS.TS, công tác tại Viện Văn học, đã nghỉ hưu.
Giá chi vũ bãi thí xuân sam,
Huống trị kim triêu tam nguyệt tam.
Hồng ngọc đôi bàn xuân thái bính,
Tòng lai phong tục cựu An Nam.
(Múa giá chi rồi, thử áo xuân
Hôm nay Hàn thực, buổi thanh thần
Bánh rau tinh khiết đầy mâm ngọc
Phong tục An Nam theo cổ nhân.)
Biếu Trương Hiển Khanh bánh xuân
(Trần Lê Văn dịch)
Dao vọng thương yên toả mộ hà,
Thị triều nhân viễn cách yên hoa.
Cô hư đình viện vô đa sở,
Thịnh mậu viên lâm chỉ nhất gia.
Nam chú hùng tân Thiên Hán thuỷ,
Đông khai cao thụ mộc miên hoa.
An Nam tuy tiểu văn chương tại,
Vị khả khinh đàm tỉnh để oa.
Bản dịch An Nam chí lược:
Ngắm cảnh chiều hôm khói mịt mờ,
Xa nơi thành thị đỡ huyên hoa.
Quạnh hiu đình viện không nhiều sở,
Tươi tốt vườn cây chỉ một nhà.
Thiên Hán bến Nam tuôn mạch nước,
Mộc miên cây lớn trổ cành hoa.
An Nam tuy nhỏ văn chương thịnh,
“Ếch giếng”, khuyên đừng chế giễu ngoa.
Thực ra những ngày tết lễ, những phong tục tốt đẹp được hình thành là sáng tạo văn hóa của nhân loại. Nếu người ta thấy hay, thấy đẹp thì học theo, cũng chẳng có điều gì phải ngần ngại; cũng như giới trẻ ngày nay đã rất thích ngày Tết tình yêu 14 – 2, hay mọi người đều rất thích tục tặng quà cho con trẻ trong Đêm Chúa giáng sinh 25 – 12 ... Có điều tìm đến gốc gác một phong tục để biết thêm vẻ đẹp nhân văn của nó cũng là một việc rất nên biết. Huống nữa trả lại cái ý nghĩa sâu xa vui vẻ và đầy sức sống như thế cho ngày tết mồng 3 tháng Ba cổ truyền của người Việt lại càng là một việc rất nên làm.
_______________
Những tư liệu viết bài này lấy từ các sách: Đại Việt sử ký toàn thư, NXB Khoa học xã hội in năm 1985 và An Nam chí lược, bản dịch, Tài liệu tham khảo của Thư viện văn học và Bản dịch, NXB Thuận Hóa – Trung tâm Văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây, in năm 2002, Từ nguyên, Thương vụ ấn thư quán (Trung Quốc) xuất bản năm 1947.
Nguồn: Văn hóa Nghệ An.
Lại thêm một vụ án ô nhục
Thứ Ba, tháng 4 09, 2013
Người đăng:
Unknown
Nguyễn Minh Cần
Hình internet |
Kể từ ngày 05.01.2012, cái tên “Đoàn Văn Vươn” được nhân dân cả trong lẫn ngoài nước, biết đến như một người anh hùng áo vải can đảm đứng lên chống “cường hào ác bá đỏ” trong thời đại mới, thời đại người dân Việt Nam bị ĐCS hoàn toàn tước mất quyền sở hữu đất đai. Giờ đây ai cũng biết đến tên “Đoàn Văn Vươn”, vì anh là biểu tượng cho lớp người nông dân mới, vừa cần cù, tháo vát, vừa kiên cường vượt khó khăn, lại vừa có kiến thức kỹ thuật. Nhờ đó, anh cùng với gia đình đã tạo được một kỳ tích lao động rực rỡ là đã quai đê lấn biển biến cả một khu đầm rộng chưa từng khai phá thành diện tích nuôi trồng thủy sản. Để khởi nghiệp, anh Vươn đã phải bán tài sản, vay tiền ở bạn bè, người thân và ngân hàng, rồi phải vượt qua biết bao khó khăn, vất vả để làm cho khu đầm có thể nuôi trồng thủy sản được.
Ý kiến của nhóm SV luật ra ‘Tuyên Ngôn Công lý cho Đoàn Văn Vươn’
Thứ Ba, tháng 4 09, 2013
Người đăng:
Unknown
Gia Minh, biên tập viên RFA
Gia Minh hỏi chuyện anh Phạm Lê Vương Các, một trong ba người ký tên đầu tiên vào Tuyên Ngôn Công lý cho Đoàn Văn Vươn về điều đó, và trước hết anh này cho biết:
Không có căn cứ pháp lý thỏa đáng
Phạm Lê Vương Các: Là một trong những người đầu tiên ký tên vào tuyên ngôn công lý cho Đoàn Văn Vươn, sau khi biết mức án sơ thẩm đầu tiên dành cho những người trong gia đình của họ Đoàn, tôi nhận thấy rằng công lý dường như vẫn chưa được thực thi đầy đủ để đáp ứng sự kỳ vọng của công luận, bằng một bản án tha bổng hoặc án treo dành cho gia đình ông Vươn. Nhìn vào bản án thì thấy luật pháp hiện nay vẫn chưa thể là giá đỡ để giúp cho công lý và niềm tin được đứng vững.
Là một người học luật, tìm hiểu về luật, tôi cảm thấy rất thất vọng và lo ngại về bản án này.
Bao giờ quan tỉnh ra tòa?
Thứ Ba, tháng 4 09, 2013
Người đăng:
Unknown
Blogger Nguyễn Quang Lập
Quan tỉnh Hải Phòng ra tòa trong vụ cướp đất của nông dân Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng |
Hôm nay các quan huyện Tiên Lãng ra tòa rồi, và cũng chỉ ra tòa về cái tội hủy hoại tài sảnthôi, còn một tội to đùng nữa là tội cưỡng chế trái luật chưa thấy ai nhắc tới. Đây mới là tội chính, tội gốc, vì tội đó mà cả nhà anh Vươn và các quan huyện Tiên Lãng phải vào lao lý. Cho nên cần phải làm rất rõ cái tội này.
Giải phóng * BÙI MINH QUỐC
Thứ Ba, tháng 4 09, 2013
Người đăng:
Unknown
Thuở bé, tôi đã cùng các bạn trong đội nhi đồng Tháng Tám hát vang: “Đoàn giải phóng quân một lần ra đi…” (Nhạc và lời Phan Huỳnh Điểu)…Và hát: “Lập quyền dân, tiến lên, Việt nam !” (Nhạc và lời Văn Cao).
Tôi chưa thể tự biết, nhưng dường như mơ hồ cảm nhận được, một lẽ sống lớn, cũng là hạnh phúc lớn mà Cách mạng Tháng Tám đã gieo vào trái tim trong trắng của mình: Đoàn Giải phóng quân ra đi để đáp lời sông núi, để lập quyền dân, để Việt Nam tiến lên.
Tôi lớn lên theo lẽ sống ấy.
Tiếp bước cha anh, tôi phải đáp lời sông núi Việt Nam. Non sông Việt Nam đòi tôi phải trở thành người chiến sĩ Giải phóng.
“Có thể nào yên, hỡi miền sâu thẳm của lòng ta !”.
Tiếng thơ ấy, là của Tố Hữu, viết về miền Nam, đã vang lên, đã thấm nặng hồn tôi suốt
Công an phục kích, đánh đập dã man anh Nguyễn Chí Đức
Thứ Ba, tháng 4 09, 2013
Người đăng:
Unknown
Kỹ sư Nguyễn Chí Đức từng cáo buộc bị cảnh sát "đạp vào mặt" khi biểu tình vì biển đảo và chống TQ ở Hà Nội |
Kỹ sư Nguyễn Chí Đức, nhà hoạt động được biết tới do bị "đạp vào mặt" khi biểu tình ở Hà Nội, chống Trung Quốc đòi chủ quyền biển đảo, thuật lại với BBC việc ông bị "những người lạ" mà ông cáo buộc là "công an" cùng "côn đồ" hành hung ở nơi làm việc tại Khu công nghiệp Nam Thăng Long, Hà Nội hôm thứ Ba.
Trao đổi với BBC ngay sau khi được đưa đến ở bệnh viện hôm 09/4/2013, ông Chí Đức, người còn được biết tới là bloggerBấmĐông Hải Long Vương, nói ông "chắc chắn" ít nhất một người tấn công ông là "công an" vì trước đó ông có tham gia một số hoạt động như tham dự phiên tòa xử ông Đoàn Văn Vươn ở Hải Phòng, nơi mà ông cáo buộc đã bị "hành hung" cùng với một nhà hoạt động khác là ông Trương Văn Dũng, nhưng ông không bị "nặng nề" như lần này.
Đoàn trường ĐH Luật và báo Nhân Dân cùng "hợp đồng tác chiến" đánh các sinh viên chủ xướng Tuyên Ngôn Công Lý cho Đoàn Văn Vươn
Thứ Ba, tháng 4 09, 2013
Người đăng:
Unknown
Dân Làm Báo - Trước ngày xử nông dân Đoàn Văn Vươn và thân nhân, 3 sinh viên luật Nguyễn Trang Nhung, Bùi Quang Viễn (tức nhà thơ Bùi Chát) và Phạm Lê Vương Cát đã khởi xướng Tuyên ngôn Công lý cho Đoàn Văn Vươn. Tuyên ngôn này đã được hơn 2700 người ký tên ủng hộ. Trước sự kiện này, Đoàn trường của ĐH Luật Sài Gòn đã ra tay đánh dưới lưng quần, cùng với báo Nhân Dân của đảng xếp sinh viên Phạm Lê Vương Cát vào diện "thế lực thù địch".
Trung Quốc: Nguy cơ vỡ bong bóng địa ốc càng cận kề
Thứ Ba, tháng 4 09, 2013
Người đăng:
Unknown
Một công trình xây dựng cao ốc tại trung tâm thủ đô Bắc Kinh ngày 6/4/2013.
REUTERS/China Daily
Thị trường bất động sản tại Trung Quốc nóng lên trước khi các biện pháp kiềm chế giá nhà đất chính thức có hiệu lực. Bắc Kinh rút được những bài học gì từ kinh nghiệm khủng hoảng địa ốc của Tây Ban Nha hay Hoa Kỳ ?
Năm 2012 các hoạt động của ngành bất động sản chiếm tới 14 % tổng sản phẩm nội địa của nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới. Trong tháng 3 vừa qua, giá nhà đất ở 100 thành phố lớn của Trung Quốc tăng thêm 3,9 % so với cùng thời kỳ năm ngoái, tăng thêm 1,06 % so với một tháng trước đó. Riêng đối với 10 thành phố lớn nhất trên toàn quốc, thì chỉ số địa ốc đã tăng hơn 6 % trong một năm.
Iran khánh thành cơ sở làm giàu chất uranium
Thứ Ba, tháng 4 09, 2013
Người đăng:
Unknown
Các máy ly tâm phục vụ làm giàu Uranium tai cơ sở Natanz của Iran.
Teheran tiếp tục khiêu khích quốc tế : thêm hai mỏ uranium và một nhà máy sản xuất uranium của Iran vừa đi vào hoạt động. Lãnh đạo Cơ Quan Năng Lượng Hạt Nhân Iran (OIEA) tuyên bố « không đình chỉ các chương trình làm giàu uranium ở mức 20 % ».
Hải quân Mỹ hoàn chỉnh loại vũ khí laser mới
Thứ Ba, tháng 4 09, 2013
Người đăng:
Unknown
Hệ thống vũ khí Laser (LaWS) được lắp đặt trên khu trục hạmr USS Dewey (DDG 105) từ hôm 30/7/2012.
John F. Williams/U.S. Navy
Hải quân Hoa Kỳ hôm qua 08/04/2013 loan báo đã hoàn chỉnh một hệ thống laser trên biển, có khả năng vô hiệu hóa các tàu nhỏ của kẻ thù và bắn hạ các máy bay không người lái do thám. Hệ thống này sẽ được sử dụng trên tàu vận tải USS Ponce vào năm 2014, sớm hơn dự kiến hai năm.
Đô đốc Matthew Klunder, người chịu trách nhiệm của cơ quan nghiên cứu hải quân (ONR) cho biết chi phí cho mỗi phát bắn laser có thể chưa đến 1 đô la. Thông cáo của Hải quân Mỹ nói thêm : « So sánh cái giá này với một vụ bắn hỏa tiễn tiêu tốn hàng trăm ngàn đô la, sẽ thấy giá trị của hệ thống này ».
Margaret Thatcher : Chính trị gia danh tiếng để lại nhiều tranh cãi
Thứ Ba, tháng 4 09, 2013
Người đăng:
Unknown
Margaret Thatcher và cố thổng thống Mỹ Ronald Reagan trong cuộc gặp tại Camp David, Hoa Kỳ 22/12/1984.
AFP / Archives UPI
Hôm qua, 8/4/2013, cựu thủ tướng AnhMargarit Thatcher đã ra đi vào tuổi 87. Trong suốt hơn 10 năm trên cương vị nữ thủ tướng đầu tiên của nước Anh từ năm 1979 đến 1990, bà Margarit Thatcher đã để lại những dấu ấn khó quên trong chính trường Anh cũng như quốc tế. Cuộc đời sự nghiệp của nữ chính trị gia gắn liền với húy danh " bà đầm thép" vẫn còn gây nhiều tranh cãi.
Giới chính trị Anh và thế giới đã dành những tình cảm và lời ca ngợi tốt đẹp nhất để vĩnh biệt nữ chính trị gia cá tính mạnh mẽ và có ngoại hình đẹp như minh tinh màn bạc này. Thông tín viên Lê Hải từ Luân Đôn tường trình:
Nhật triển khai tên lửa Patriot giữa Tokyo
Thứ Ba, tháng 4 09, 2013
Người đăng:
Unknown
Dàn tên lửa Patriot Advanced Capability-3 (PAC-3) đã được triển khai giữa khuôn viên bộ Quốc phòng Nhật tại Tokyo ngày 9/4/2013.
REUTERS/Issei Kato
Ngày 09/04/2013, bộ Quốc phòng Nhật cho biết hai dàn phóng tên lửa chống tên lửa Patriot được đặt ngay tại trụ sở của bộ. Động thái này nhằm đề phòng khả năng bị Bắc Triều Tiên tấn công.
Một quan chức của bộ Quốc phòng Nhật Bản giải thích, hệ thống phòng thủ nói trên đã được dựng lên vào sáng sớm hôm nay 09/04/2013. Còn theo báo chí Tokyo thì chính phủ Nhật đang chuẩn bị đặt thêm hai hệ thống phóng tên lửa Patriot khác trong vùng lân cận với Tokyo.
Toàn bộ công nhân Bắc Triều Tiên vắng mặt tại Kaesong
Thứ Ba, tháng 4 09, 2013
Người đăng:
Unknown
Đường vào khu công nghiệp Kaesong vắng tanh. Ảnh chụp ngày 4/4 2013.
REUTERS/Kim Hong-Ji
Hôm nay 09/04/2013 toàn thể nhân viên Bắc Triều tiên tại đặc khu công nghiệp Kaesong không đến nhà máy. Hôm qua, chính quyền Bình Nhưỡng thông báo đình hoãn trong thời gian « vô hạn định » sinh hoạt của khu công nghiệp liên doanh giữa hai miền nam bắc để gây sức ép với Seoul . Kaesong tuyển dụng 53 ngàn công nhân Bắc Triều Tiên và là nguồn tài chính trọng yếu của Bình Nhưỡng.
Bình Nhưỡng kêu gọi kiều dân nước ngoài tại Hàn Quốc di tản tránh bom hạt nhân
Thứ Ba, tháng 4 09, 2013
Người đăng:
Unknown
Bình Nhưỡng kêu gọi kiều dân nước ngoài tại Hàn Quốc di tản tránh bom hạt nhân
Hỏa tiễn Musudan trong cuộc diễu binh tại Bình Nhưỡng. Hai quả đạn như vậy đã được triển khai ở bờ đông của Bắc Triều Tiên.
AFP PHOTO / FILES / Ed Jones
Bình Nhưỡng một lần nữa đem « bom hạt nhân » ra làm áp lực. Theo hãng thông tấn chính thức KCNA thì kiều dân ngoại quốc sinh sống tại Hàn Quốc nên di tản để bảo toàn sinh mạng vì bán đảo Triều Tiên đang « tiến vào một cuộc chiến tranh hạt nhân ».
Đăng ký:
Bài đăng
(
Atom
)