Văn Quang – Viết từ Sài Gòn
Phong trào dùng điện thoại ở VN đang lên cao như sóng thần.
Một mẫu điện thoại thu hút sự chú ý của giới trẻ. Giá bán của cái nháy nháy này là $37 đô.
Chiếc vỏ điện thoại chạm nổi rồng thời Lý với 540 viên kim cương tự nhiên và 4 lượng vàng 18K.
GoldVish Le Million - chiếc điện thoại có giá $1.3 triệu đô.
Tôi xin nói rõ với bạn đọc “cái nháy nháy” ở đây không phải là kiểu của phái nam và phái nữ nháy nhau trong một chuyện tình đẹp hay một cuộc ngoại tình mùi mẫn nào đó và cũng không phải là kiểu nháy của các quan chuyên ăn đút lót. “Cái nháy nháy” tôi kể với bạn đọc hôm nay là một danh từ mới của hầu hết người bình dân VN hay nói cho đúng là của dân chung cư chúng tôi để gọi cái điện thoại đời mới hoặc cái máy tính bảng có màn hình cảm ứng, nói cho rõ là chỉ sờ vào nháy nháy nhẹ là nó chạy vèo vèo. Thậm chí đến bây giờ còn có cả bật lửa nháy nháy, chỉ cần sờ vào cái nút tròn tròn là nó lên lửa, khỏi mất công dùng sức bật mỏi tay.
Thời đại văn minh sướng thật. Tuy nhiên cái sướng nào cũng có cái khổ đi kèm. Và người ta lại rất thường sử dụng cái văn minh ấy để làm nhiều thứ khác. Trước hết là cái bệnh khoe của để phân biệt “đẳng cấp”, trao đổi thân xác, hối lộ… Tất nhiên có nhu cầu thì các hãng buôn mới sản xuất ra những thứ tiện dụng cho con người. Những vị có nhu cầu hoàn toàn nên sử dụng những phát minh mới ấy cho công việc của mình hoặc đi du lịch. Song số người có nhu cầu thực sự những tiện nghi của chiếc điện thoại và máy tính bảng nháy nháy ấy ít hơn nhiều so với những người thật sự cần sử dụng tiện nghi đó.
Tuy nhiên trên thị trường cạnh tranh các hãng điện tử còn bày ra nhiều trò khác cho các đại gia thích phô trương thanh thế, cho các cậu ấm cô chiêu, con ông cháu cha con nhà “gia thế” tha hồ khoe của, lên gân. Điện thoại gắn hột xoàn, mạ vàng, chạm bạc đã thành mốt thời nay rồi. Các kiều nữ chân dài, quần ngắn cũng theo đó mà vòi vĩnh các cậu tình nhân, các chàng trai lái máy bay bà già cũng có cơ hội kiếm chác thêm. Những chiếc nháy nháy dát vàng, đính kim cương, loại hàng “cực độc” thi nhau ra đời. Phong trào chơi cái nháy nháy ở VN đang nổi lên rầm rộ. Các nhà sản xuất, các hãng buôn quảng cáo ào ào, bất cứ trang báo nào cũng có đủ loại rối tinh rối mù, chẳng biết đường nào mà chọn.
Tuy nhiên trên thị trường cạnh tranh các hãng điện tử còn bày ra nhiều trò khác cho các đại gia thích phô trương thanh thế, cho các cậu ấm cô chiêu, con ông cháu cha con nhà “gia thế” tha hồ khoe của, lên gân. Điện thoại gắn hột xoàn, mạ vàng, chạm bạc đã thành mốt thời nay rồi. Các kiều nữ chân dài, quần ngắn cũng theo đó mà vòi vĩnh các cậu tình nhân, các chàng trai lái máy bay bà già cũng có cơ hội kiếm chác thêm. Những chiếc nháy nháy dát vàng, đính kim cương, loại hàng “cực độc” thi nhau ra đời. Phong trào chơi cái nháy nháy ở VN đang nổi lên rầm rộ. Các nhà sản xuất, các hãng buôn quảng cáo ào ào, bất cứ trang báo nào cũng có đủ loại rối tinh rối mù, chẳng biết đường nào mà chọn.
Vài kiểu chơi cái nháy nháy có đẳng cấp ở VN
Bây giờ ở VN loại nào cũng có, từ loại hàng nhái, hàng giả, hàng “nhà quê” chỉ hơn trăm ngàn đến cái nháy nháy lên tới hàng tỉ đồng. Theo các số liệu thống kê mới nhất được TechniAsia báo cáo, trung bình đã có 145 điện thoại di động cho 100 người Việt vào năm 2012. Với việc là đất nước có dân số hơn 90 triệu người, tổng số điện thoại (ĐT) di động được người Việt Nam sử dụng đã lên đến 130 triệu chiếc. Bỏ qua loại ĐT bình dân là thứ tiện dụng cho mọi người. ĐT hàng tỉ đồng đã có khá nhiều đại gia chơi ngông chứ chẳng phải chỉ có vài ông đâu.
Đẳng cấp cao là Vertu, là Mobiado... nhưng chỉ là vào vài năm trước đây. Còn ở thời điểm hiện tại, danh hiệu đó phải thuộc về GoldVish, một tên tuổi xuất hiện ở Việt Nam chưa lâu, nhưng đã nhanh chóng làm "mê mẩn" dân chơi điện thoại đắt tiền tại Việt Nam. Muốn chứng tỏ “đẳng cấp đại gia"? Phải sắm một chiếc GoldVish trước đã...
Lại cũng có cái nháy nháy lên tới $1.3 triệu USD, nhưng chưa có ông tỉ phú nào của VN tậu được. Đó là chiếc GoldVish Le Million. Với giá bán đến hơn $1.3 triệu USD, Le Million đã chính thức được sách kỉ lục Guinness công nhận là chiếc điện thoại đắt nhất trên thế giới vào lúc này. Rồi sẽ có một ngày một đại gia VN nào đó sẽ chứng tỏ “ông mới là number one” mua về tặng cô vợ trẻ cho thế giới nó lác mắt chơi.
Đẳng cấp cao là Vertu, là Mobiado... nhưng chỉ là vào vài năm trước đây. Còn ở thời điểm hiện tại, danh hiệu đó phải thuộc về GoldVish, một tên tuổi xuất hiện ở Việt Nam chưa lâu, nhưng đã nhanh chóng làm "mê mẩn" dân chơi điện thoại đắt tiền tại Việt Nam. Muốn chứng tỏ “đẳng cấp đại gia"? Phải sắm một chiếc GoldVish trước đã...
Lại cũng có cái nháy nháy lên tới $1.3 triệu USD, nhưng chưa có ông tỉ phú nào của VN tậu được. Đó là chiếc GoldVish Le Million. Với giá bán đến hơn $1.3 triệu USD, Le Million đã chính thức được sách kỉ lục Guinness công nhận là chiếc điện thoại đắt nhất trên thế giới vào lúc này. Rồi sẽ có một ngày một đại gia VN nào đó sẽ chứng tỏ “ông mới là number one” mua về tặng cô vợ trẻ cho thế giới nó lác mắt chơi.
VN cũng có loại ĐT xịn made in VN
Thật ra đây không phải là toàn bộ chiếc điện thoại mà chỉ là cái vỏ ĐT rất đặc biệt. Để làm được chiếc vỏ điện thoại độc đáo này, 5 tay thợ tài ba của xưởng đã phải mất 4 tháng lên ý tưởng và làm ròng rã trong 2 tháng liền mới hoàn thành. Hình con rồng nhà Lý được đính nổi ngoài vỏ dát 4 lượng vàng 18K với gần 540 viên kim cương tự nhiên. Chiếc điện thoại độc nhất vô nhị này khi bán ra có giá 550 triệu đồng Việt Nam.
Nhưng chuyện “trà dư tửu hậu” của các em chân dài và của các đại gia VN mắc cái hội chứng chết tiệt “khoe của” có kể thì đến… sang năm sau cũng chưa hết đủ cả “hỉ nộ ái ố” nên chuyện đó xin để “hậu xét”.
Ở đây tôi chỉ tường thuật và bàn đến chuyện mới nhất tại TP Sài Gòn.
Nhưng chuyện “trà dư tửu hậu” của các em chân dài và của các đại gia VN mắc cái hội chứng chết tiệt “khoe của” có kể thì đến… sang năm sau cũng chưa hết đủ cả “hỉ nộ ái ố” nên chuyện đó xin để “hậu xét”.
Ở đây tôi chỉ tường thuật và bàn đến chuyện mới nhất tại TP Sài Gòn.
Đề án sách giáo khoa điện tử vừa ra đời.
4,000 tỷ đồng thí điểm đề án sách giáo khoa điện tử và máy tính bảng
Nhân phong trào cái nháy nháy đang dâng cao như sóng thần này, Thành Phố Sài Gòn lại nổi lên cơn bão bởi ngành giáo dục TP Sài Gòn lại vừa đưa ra đề án trang bị máy tính bảng cho học sinh tiểu học. Đề án này đang gây “sốc” nặng với đủ mọi thành phần từ nhà trí thức đến dân nghèo mạt rệp. Bởi nhà nào cũng có con nhỏ đi học. Đây là vài nét chính trong cái đề án mới toanh này.
Theo đề án sách giáo khoa điện tử và máy tính bảng, TP Sài Gòn sẽ trang bị trên 337,500 máy tính bảng cho giáo viên và học sinh lớp 1, 2, 3 với tổng kinh phí thực hiện thí điểm dự tính là 4,000 tỷ đồng (gần $190 triệu USD)
Nội dung đề án với tên gọi “Thí điểm mô hình đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục tiểu học từ lớp 1 đến lớp 3 tại TP Sài Gòn năm học 2014 - 2015” được đề cập tại hội thảo “Sách giáo khoa điện tử và máy tính bảng dành cho học sinh tiểu học lớp 1, 2, 3” diễn ra vào chiều 18/8 vừa qua tại Sở Giáo Dục - Đào Tạo (GD-ĐT) TP Sài Gòn.
Theo đề án, lớp học sẽ được trang bị Wifi, mỗi học sinh (HS) sử dụng một máy tính bảng riêng, trong đó cài đặt nội dung sách giáo khoa chính thức của Bộ GD-ĐT ở tất cả các môn học từ lớp 1 đến lớp 3 đã được số hóa theo công nghệ 3D.
Giáo viên sẽ sử dụng phần mềm để soạn giáo án, quản lý lớp học và có thể kiểm soát các em đang thao tác gì trên máy.
Theo đề án sách giáo khoa điện tử và máy tính bảng, TP Sài Gòn sẽ trang bị trên 337,500 máy tính bảng cho giáo viên và học sinh lớp 1, 2, 3 với tổng kinh phí thực hiện thí điểm dự tính là 4,000 tỷ đồng (gần $190 triệu USD)
Nội dung đề án với tên gọi “Thí điểm mô hình đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục tiểu học từ lớp 1 đến lớp 3 tại TP Sài Gòn năm học 2014 - 2015” được đề cập tại hội thảo “Sách giáo khoa điện tử và máy tính bảng dành cho học sinh tiểu học lớp 1, 2, 3” diễn ra vào chiều 18/8 vừa qua tại Sở Giáo Dục - Đào Tạo (GD-ĐT) TP Sài Gòn.
Theo đề án, lớp học sẽ được trang bị Wifi, mỗi học sinh (HS) sử dụng một máy tính bảng riêng, trong đó cài đặt nội dung sách giáo khoa chính thức của Bộ GD-ĐT ở tất cả các môn học từ lớp 1 đến lớp 3 đã được số hóa theo công nghệ 3D.
Giáo viên sẽ sử dụng phần mềm để soạn giáo án, quản lý lớp học và có thể kiểm soát các em đang thao tác gì trên máy.
Những ai được miễn phí và những ai phải tự mua máy tính cho con
Đề án thí điểm trong năm học 2014 - 2015, với 60% số lượng Giáo viên (GV) và học sinh (HS) từ lớp 1 đến lớp 3. Tổng số máy tính bảng cần trang bị là 337,516 chiếc. Trong đó, nguồn ngân sách thành phố sẽ trang bị cho mỗi GV một máy tính bảng, số lượng là 10,389 chiếc và 5,334 chiếc và cho HS thuộc diện đối tượng chính sách.
Theo đề án, lớp học sẽ được trang bị Wifi, mỗi học sinh (HS) sử dụng một máy tính bảng riêng, trong đó cài đặt nội dung sách giáo khoa chính thức của Bộ GD-ĐT ở tất cả các môn học từ lớp 1 đến lớp 3 đã được số hóa theo công nghệ 3D.
Giáo viên sẽ sử dụng phần mềm để soạn giáo án, quản lý lớp học và có thể kiểm soát các em đang thao tác gì trên máy.
Học sinh không thuộc đối tượng chính sách thì phụ huynh chịu kinh phí hoàn toàn, số lượng là 321,793 chiếc.
Nguồn xã hội hóa do phụ huynh đóng góp mua máy tính bảng được thanh toán trong 2 năm kể từ ngày bàn giao thiết bị cho HS.
Đề án cũng đưa ra 5 lựa chọn máy tính bảng từ cỡ 7.85 inches đến 10.1 inches có giá từ 3 đến 5 triệu đồng ($236).
Cái nháy nháy sẽ làm khổ nhiều gia đình
Theo đề án, lớp học sẽ được trang bị Wifi, mỗi học sinh (HS) sử dụng một máy tính bảng riêng, trong đó cài đặt nội dung sách giáo khoa chính thức của Bộ GD-ĐT ở tất cả các môn học từ lớp 1 đến lớp 3 đã được số hóa theo công nghệ 3D.
Giáo viên sẽ sử dụng phần mềm để soạn giáo án, quản lý lớp học và có thể kiểm soát các em đang thao tác gì trên máy.
Học sinh không thuộc đối tượng chính sách thì phụ huynh chịu kinh phí hoàn toàn, số lượng là 321,793 chiếc.
Nguồn xã hội hóa do phụ huynh đóng góp mua máy tính bảng được thanh toán trong 2 năm kể từ ngày bàn giao thiết bị cho HS.
Đề án cũng đưa ra 5 lựa chọn máy tính bảng từ cỡ 7.85 inches đến 10.1 inches có giá từ 3 đến 5 triệu đồng ($236).
Cái nháy nháy sẽ làm khổ nhiều gia đình
Nói cho rõ hơn là gia đình được xếp thuộc “diện nghèo” và con em các ông bà “có công với cách mạng” đều được ưu ái cấp phát máy tính bảng. Còn những gia đình có con nhỏ không chằng không rễ, thì phải bỏ tiền ra mua máy cho con đi học. Mà giá có rẻ đâu, mỗi cái có giá từ 3 triệu đến 5 triệu đồng. Là thành phần khố rách áo ôm, buôn thúng bán bưng làm cả năm chưa chắc đã giành dụm được số tiền này. Nhà có 2 đứa con đi học từ lớp 1 đến lớp 3 thì số tiền sẽ lớn gấp đôi. Và còn phải tiên liệu cả khi máy bị hỏng hóc phải thuê thợ sửa. Gì chứ loại máy tính đến người lớn chơi lâu năm cũng bị hư hỏng, phải thuê thợ sửa là chuyện bình thường. Mà trẻ con đùa nghịch đôi khi máy bể, máy sút càng gẫy gọng là việc thường xuyên có thể xảy ra. Đấy là chưa kể đến việc bị cướp giật còn nguy hiểm cả đến tính mạng.
Trộm cướp ở TP này như rươi, ai cũng biết, chỉ nửa chỉ vàng cũng bị cướp cắt cổ, chúng biết chắc trong ba lô các em đi học em nào cũng có cái máy tính bảng thì chúng chẳng phải theo dõi làm chi cho mất thì giờ, chỉ việc giật phăng cái ba lô là xong, dù cho các em đi cùng nhau hay ngồi sau xe gắn mày của bố cũng bị cướp giật trong nháy mắt. Hãy tạm kể một vụ giật ba lô khiến nạn nhân tử vong gần đây nhất.
Địa điểm và di ảnh chị Liên bị tử vong vì bị giật điện thoại.
Trộm cướp ở TP này như rươi, ai cũng biết, chỉ nửa chỉ vàng cũng bị cướp cắt cổ, chúng biết chắc trong ba lô các em đi học em nào cũng có cái máy tính bảng thì chúng chẳng phải theo dõi làm chi cho mất thì giờ, chỉ việc giật phăng cái ba lô là xong, dù cho các em đi cùng nhau hay ngồi sau xe gắn mày của bố cũng bị cướp giật trong nháy mắt. Hãy tạm kể một vụ giật ba lô khiến nạn nhân tử vong gần đây nhất.
Địa điểm và di ảnh chị Liên bị tử vong vì bị giật điện thoại.
Bốn tên cướp giật ba lô bị bắt loại này có mặt khắp nơi bất cứ lúc nào.
Mặc dù nạn nhân cẩn thận đeo ba lô trên người cũng bị giật
Khoảng 21 giờ ngày 24-8 vừa qua, chị Liên đeo ba lô đựng vài đồ dùng cá nhân rồi chạy xe máy đến nơi làm việc như thường lệ (chị Liên là nhân viên thu ngân của một quán bar ở quận 1). Khi vừa rời khỏi nhà cách vài trăm mét, có hai thanh niên đi trên một xe máy xông tới giật ba lô của chị Liên.
Một người dân ở ngay nơi xảy ra tai nạn kể lại, anh đang đứng trong nhà thì nghe tiếng động “rầm”, anh chạy ra thì thấy hai kẻ cướp giật đã bỏ trốn, chiếc xe taxi bảy chỗ tông trúng chị Liên cũng phóng chạy sau khi gây tai nạn. Lúc này rất đông người dân đã đến hỗ trợ, đưa nạn nhân đi cấp cứu. Trước tình trạng nguy kịch của chị Liên, BV Bình Tân đã chuyển bệnh nhân đến BV Chợ Rẫy cấp cứu nhưng bệnh nhân không qua khỏi. Chị Liên được xác định tử vong do chấn thương sọ não, tràn dịch màng phổi, gãy tay…
Anh Công là vị hôn phu của chị Liên nghẹn ngào tiếc nuối trước cái chết đột ngột của người vợ sắp cưới, “Tôi và Liên quen nhau đã hai năm, chúng tôi dự định cuối năm nay tổ chức đám cưới, đã mua sắm nữ trang, đồ cưới đầy đủ. Khi tôi hay tin chạy đến bệnh viện thì cô ấy đã mất rồi. Tôi đau đớn đến mức không thể cảm nhận được chuyện gì đang xảy ra, cứ nhìn thấy di ảnh của Liên là tôi không kìm được nước mắt.”
Ngày 28/8, công an quận Bình Tân, TP Sài Gòn cho biết đã bắt giữ băng cướp gây nên cái chết cho chị Võ Thị Ngọc Liên. Sau khi bị bắt, băng này khai đã gây ra nhiều vụ cướp giật ở các quận, huyện tại TP Sài Gòn. Cả 4 người đều khai nhận là con nghiện ma túy nặng. Loại trộm cướp này có mặt bất cứ ở đâu, bất cứ lúc nào.
Đấy chỉ là một trong hàng ngàn vụ cướp giật trong thành phố Sài Gòn, có vụ cảnh sát tóm được, có vụ chẳng bao giờ biết tung tích bọn cướp ở đâu nên chìm xuồng. Nhưng dù có bắt được bọn cướp thì con em cũng đã bị giết rồi có đòi lại được mạng đâu.
Như thế lại thêm một mối lo hiển hiện ngay trước mặt cho mọi gia đình. Thế cho nên cái “dự án trên trời cuộc đời dưới đất” này đã bị phản đối dữ dội.
Khoảng 21 giờ ngày 24-8 vừa qua, chị Liên đeo ba lô đựng vài đồ dùng cá nhân rồi chạy xe máy đến nơi làm việc như thường lệ (chị Liên là nhân viên thu ngân của một quán bar ở quận 1). Khi vừa rời khỏi nhà cách vài trăm mét, có hai thanh niên đi trên một xe máy xông tới giật ba lô của chị Liên.
Một người dân ở ngay nơi xảy ra tai nạn kể lại, anh đang đứng trong nhà thì nghe tiếng động “rầm”, anh chạy ra thì thấy hai kẻ cướp giật đã bỏ trốn, chiếc xe taxi bảy chỗ tông trúng chị Liên cũng phóng chạy sau khi gây tai nạn. Lúc này rất đông người dân đã đến hỗ trợ, đưa nạn nhân đi cấp cứu. Trước tình trạng nguy kịch của chị Liên, BV Bình Tân đã chuyển bệnh nhân đến BV Chợ Rẫy cấp cứu nhưng bệnh nhân không qua khỏi. Chị Liên được xác định tử vong do chấn thương sọ não, tràn dịch màng phổi, gãy tay…
Anh Công là vị hôn phu của chị Liên nghẹn ngào tiếc nuối trước cái chết đột ngột của người vợ sắp cưới, “Tôi và Liên quen nhau đã hai năm, chúng tôi dự định cuối năm nay tổ chức đám cưới, đã mua sắm nữ trang, đồ cưới đầy đủ. Khi tôi hay tin chạy đến bệnh viện thì cô ấy đã mất rồi. Tôi đau đớn đến mức không thể cảm nhận được chuyện gì đang xảy ra, cứ nhìn thấy di ảnh của Liên là tôi không kìm được nước mắt.”
Ngày 28/8, công an quận Bình Tân, TP Sài Gòn cho biết đã bắt giữ băng cướp gây nên cái chết cho chị Võ Thị Ngọc Liên. Sau khi bị bắt, băng này khai đã gây ra nhiều vụ cướp giật ở các quận, huyện tại TP Sài Gòn. Cả 4 người đều khai nhận là con nghiện ma túy nặng. Loại trộm cướp này có mặt bất cứ ở đâu, bất cứ lúc nào.
Đấy chỉ là một trong hàng ngàn vụ cướp giật trong thành phố Sài Gòn, có vụ cảnh sát tóm được, có vụ chẳng bao giờ biết tung tích bọn cướp ở đâu nên chìm xuồng. Nhưng dù có bắt được bọn cướp thì con em cũng đã bị giết rồi có đòi lại được mạng đâu.
Như thế lại thêm một mối lo hiển hiện ngay trước mặt cho mọi gia đình. Thế cho nên cái “dự án trên trời cuộc đời dưới đất” này đã bị phản đối dữ dội.
Mẫu máy tính bảng giáo dục được công ty Đài Loan chào giá $43, mua nhiều giảm còn $24 - $33. Trong khi giá của đề án đưa ra là từ $142 - $236.
Thiếu tính sáng tạo, không có tư duy phê phán và thiếu thực tiễn
Tiền sĩ Huỳnh Thế Du cho biết, các nhà nghiên cứu tại Đại học Harvard chỉ ra rằng so với những người sử dụng máy tính để ghi chép các bài giảng, học sinh viết tay áp dụng thông tin sâu hơn. Các học sinh sử dụng máy tính trả lời câu hỏi khái niệm hay tổng quát kém hơn những người viết tay.
Các nhà nghiên cứu ở Đại Học Princeton và UCLA cũng thực hiện một số nghiên cứu thực nghiệm về vấn đề này. Những nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng học sinh sử dụng máy tính có xu hướng viết những gì họ nghe nguyên văn chứ không phải là áp dụng thông tin, dẫn đến một loại học tập “nông cạn.” Nói một cách đơn giản là học sinh sử dụng máy tính để ghi chép trong khi học có khuynh hướng máy móc hơn những người viết ra.
Hệ thống giáo dục VN đang gặp rất nhiều trục trặc. Sinh viên ra trường thường thiếu tính sáng tạo, không có tư duy phê phán và thiếu thực tiễn. Những kết quả nghiên cứu nêu trên cho thấy nếu khuyến khích học sinh sử dụng máy tính bảng hay các phương tiện quá trực quan có thể làm cho vấn đề này trầm trọng hơn.
Các nhà nghiên cứu ở Đại Học Princeton và UCLA cũng thực hiện một số nghiên cứu thực nghiệm về vấn đề này. Những nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng học sinh sử dụng máy tính có xu hướng viết những gì họ nghe nguyên văn chứ không phải là áp dụng thông tin, dẫn đến một loại học tập “nông cạn.” Nói một cách đơn giản là học sinh sử dụng máy tính để ghi chép trong khi học có khuynh hướng máy móc hơn những người viết ra.
Hệ thống giáo dục VN đang gặp rất nhiều trục trặc. Sinh viên ra trường thường thiếu tính sáng tạo, không có tư duy phê phán và thiếu thực tiễn. Những kết quả nghiên cứu nêu trên cho thấy nếu khuyến khích học sinh sử dụng máy tính bảng hay các phương tiện quá trực quan có thể làm cho vấn đề này trầm trọng hơn.
Chỉ tạo ra những con người biết vâng lời
Thật ra, câu chuyện máy tính bảng đang nổi lên cho thấy hai vấn đề. Thứ nhất, chiếc áo không làm nên thầy tu hay nói cách khác là không thể “xóa mù” tin học hay hiện đại hóa bằng việc xây dựng cơ sở vật chất khang trang với những dàn máy tính đắt tiền hay trang thiết bị hiện đại.
Không may, đây lại là tư duy rất phổ biến ở VN hiện nay. Các đề án tin học hóa, bảng tương tác hay các phòng thí nghiệm trọng điểm cho thấy trục trặc của tư duy này. Vấn đề ở đây là “phần mềm” hay nói chính xác là khả năng sử dụng chứ không phải phần cứng. Nhiều dàn máy tính đắt tiền được trang bị nhưng cuối cùng chỉ để... chơi game.
Thứ hai, sự thiếu sáng tạo, không có tư duy phản biện và thiếu thực tiễn của nhiều học sinh, sinh viên là do cách giáo dục và quan niệm không được cãi ở VN. Học trò gần như được mặc định dạy rằng những gì thầy nói là chân lý. Nếu học sinh nào dám đặt câu hỏi tranh luận hay nghi ngờ những điều thầy cô nói thì bị cho là xấc xược. Đó là chưa kể những vùng cấm phi lý không được đụng đến...
Tóm lại, một trong những trục trặc then chốt của giáo dục VN hiện nay chính là triết lý giáo dục. Một hệ thống giáo dục cũng như cách hành xử trong xã hội TẠO RA NHỮNG CON NGƯỜI CHỈ BIẾT VÂNG LỜI thì làm sao có thể mong có nhiều người dám nghĩ và dám làm một cách sáng tạo.
Máy tính bảng sẽ không giúp gì cho giáo dục nói riêng, sự phát triển của VN nói chung (có khi là ngược lại) chừng nào chiếc “vòng kim cô” về tư duy chưa được tháo bỏ.
Cái bật lửa bây giờ cũng “cảm ứng” chỉ cần chạm nhẹ vào cái nút tròn là lên lửa.
Không may, đây lại là tư duy rất phổ biến ở VN hiện nay. Các đề án tin học hóa, bảng tương tác hay các phòng thí nghiệm trọng điểm cho thấy trục trặc của tư duy này. Vấn đề ở đây là “phần mềm” hay nói chính xác là khả năng sử dụng chứ không phải phần cứng. Nhiều dàn máy tính đắt tiền được trang bị nhưng cuối cùng chỉ để... chơi game.
Thứ hai, sự thiếu sáng tạo, không có tư duy phản biện và thiếu thực tiễn của nhiều học sinh, sinh viên là do cách giáo dục và quan niệm không được cãi ở VN. Học trò gần như được mặc định dạy rằng những gì thầy nói là chân lý. Nếu học sinh nào dám đặt câu hỏi tranh luận hay nghi ngờ những điều thầy cô nói thì bị cho là xấc xược. Đó là chưa kể những vùng cấm phi lý không được đụng đến...
Tóm lại, một trong những trục trặc then chốt của giáo dục VN hiện nay chính là triết lý giáo dục. Một hệ thống giáo dục cũng như cách hành xử trong xã hội TẠO RA NHỮNG CON NGƯỜI CHỈ BIẾT VÂNG LỜI thì làm sao có thể mong có nhiều người dám nghĩ và dám làm một cách sáng tạo.
Máy tính bảng sẽ không giúp gì cho giáo dục nói riêng, sự phát triển của VN nói chung (có khi là ngược lại) chừng nào chiếc “vòng kim cô” về tư duy chưa được tháo bỏ.
Cái bật lửa bây giờ cũng “cảm ứng” chỉ cần chạm nhẹ vào cái nút tròn là lên lửa.
Đừng bao giờ có ý tưởng đưa máy tính vào nhà trường
Ông Phạm Hồng Phước, Hiệp sĩ công nghệ thông tin (CNTT) đoạt Giải Thưởng Most Valuable Professional của Microsoft toàn cầu suốt 8 năm liền (2007-2014), đã trả lời báo mạng VNNet về đề án máy tỉnh bảng cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 3 của Sở GD- ĐT TP Sài Gòn. Ông nêu hàng loạt lý do, tôi chỉ nêu vài lý do chính. Ông nói:
Riêng về phần đề án trang bị máy tính bảng cho học sinh này, nói thật lòng, giá như cơ quan quản lý giáo dục đừng nên đưa ra thì có lẽ tốt cho tất cả hơn. Bởi lẽ, theo thiển ý của tôi, ngay từ cách tư duy, đặt vấn đề đã có nhiều bất cập rồi.
Đây là lứa tuổi các em mới bắt đầu vào ngưỡng cửa giáo dục phổ thông, cả về tâm sinh lý lẫn nhu cầu đều cần sự tương tác mật thiết giữa thầy cô và học trò để vừa làm quen với chuyện học hành, vừa tạo những nền tảng đầu đời cho thời gian định hình nên con người. Thế giới đã có nhiều nghiên cứu và khuyến cáo không nên để các trẻ em tiếp xúc quá sớm với công nghệ. Thiết bị công nghệ chỉ được xem là một công cụ bổ trợ hoặc là một món đồ chơi công nghệ cho trẻ.
Ngoài ra thể chất, tâm sinh lý của trẻ ở độ tuổi này không thích hợp với việc tiếp xúc thiết bị công nghệ trong thời gian quá lâu. Bên cạnh đó, liệu có máy tính bảng nào đủ độ bền để chịu đựng nổi với tính hiếu động của trẻ?
Thứ hai, đề án không hợp lý, hợp tình và hợp thời ở chỗ quy định bắt buộc các phụ huynh phải mua máy tính bảng cho con. Với điều kiện cuộc sống của người dân hiện nay, cho dù ở ngay nội thành đi nữa, việc bắt tuyệt đại đa số phụ huynh phải bỏ ra một khoản tiền từ 3 triệu đến 5 triệu đồng để mua máy tính bảng cho con học là không tưởng.
Thêm một lý do nữa, các trường học hiện đã được trang bị nhiều thiết bị công nghệ cao như bảng tương tác, máy chiếu,… nhưng liệu đã phát huy được tới chừng nào?
Hậu quả đầu tiên là đôi mắt của trẻ. Tôi dám “cá” sau một học kỳ, các tiệm bán mắt kính ở thành phố sẽ không đủ hàng cho các cháu. Thêm nữa các cháu sẽ trở thành con người máy móc.
Ông cũng đề cập đến chuyện máy tính bảng này “có vấn đề” giữa nhà tư vấn và việc cung cấp máy tính cho Sở Giáo Dục TP. Vậy “vấn đề” ở chỗ nào? Trên các báo khác nêu vấn đề này rõ hơn.
Riêng về phần đề án trang bị máy tính bảng cho học sinh này, nói thật lòng, giá như cơ quan quản lý giáo dục đừng nên đưa ra thì có lẽ tốt cho tất cả hơn. Bởi lẽ, theo thiển ý của tôi, ngay từ cách tư duy, đặt vấn đề đã có nhiều bất cập rồi.
Đây là lứa tuổi các em mới bắt đầu vào ngưỡng cửa giáo dục phổ thông, cả về tâm sinh lý lẫn nhu cầu đều cần sự tương tác mật thiết giữa thầy cô và học trò để vừa làm quen với chuyện học hành, vừa tạo những nền tảng đầu đời cho thời gian định hình nên con người. Thế giới đã có nhiều nghiên cứu và khuyến cáo không nên để các trẻ em tiếp xúc quá sớm với công nghệ. Thiết bị công nghệ chỉ được xem là một công cụ bổ trợ hoặc là một món đồ chơi công nghệ cho trẻ.
Ngoài ra thể chất, tâm sinh lý của trẻ ở độ tuổi này không thích hợp với việc tiếp xúc thiết bị công nghệ trong thời gian quá lâu. Bên cạnh đó, liệu có máy tính bảng nào đủ độ bền để chịu đựng nổi với tính hiếu động của trẻ?
Thứ hai, đề án không hợp lý, hợp tình và hợp thời ở chỗ quy định bắt buộc các phụ huynh phải mua máy tính bảng cho con. Với điều kiện cuộc sống của người dân hiện nay, cho dù ở ngay nội thành đi nữa, việc bắt tuyệt đại đa số phụ huynh phải bỏ ra một khoản tiền từ 3 triệu đến 5 triệu đồng để mua máy tính bảng cho con học là không tưởng.
Thêm một lý do nữa, các trường học hiện đã được trang bị nhiều thiết bị công nghệ cao như bảng tương tác, máy chiếu,… nhưng liệu đã phát huy được tới chừng nào?
Hậu quả đầu tiên là đôi mắt của trẻ. Tôi dám “cá” sau một học kỳ, các tiệm bán mắt kính ở thành phố sẽ không đủ hàng cho các cháu. Thêm nữa các cháu sẽ trở thành con người máy móc.
Ông cũng đề cập đến chuyện máy tính bảng này “có vấn đề” giữa nhà tư vấn và việc cung cấp máy tính cho Sở Giáo Dục TP. Vậy “vấn đề” ở chỗ nào? Trên các báo khác nêu vấn đề này rõ hơn.
Máy tính bảng: Mua 900,000 đồng, bán 3 triệu?
Báo Tuổi Trẻ ngày 26/8 đưa tin, một nguồn tin đã cung cấp cho phóng viên báo này chiếc máy tính bảng Smart Education mang thương hiệu AIC Group.
AIC là tên viết tắt của Công ty CP Quốc tế Tiến bộ có trụ sở tại Hà Nội. Công ty này có tham gia vào hội nghị "Sách giáo khoa điện tử và máy tính bảng cho học sinh tiểu học lớp 1, 2, 3" được Sở GD&ĐT Tp Sài Gòn tổ chức mới đây.
Báo này còn cho hay, họ đã được một công ty Đài Loan chào bán mẫu máy này với giá 900,000 đồng, còn mua số lượng nhiều sẽ giảm còn 500 – 700 ngàn đồng. Nhưng theo đề án thí điểm, máy tính bảng phụ huynh phải mua là 3 triệu đồng ($142 USD).
Báo Pháp Luật TP Sài Gòn đưa hàng tít “Đề án nặng tiền bạc, vắng bóng con người” và cho rằng Sở GD-ĐT TP đã “nhắm mắt đi ngược” lại với xu hướng trên thế giới. Báo này nêu nhiều dẫn chứng, tôi chỉ tóm tắt vài sự việc:
- Tại Pháp, Bộ Y tế Pháp khuyến cáo không nên cho trẻ dưới ba tuổi xem màn hình điện tử, bởi sẽ gây tác hại xấu cho sức khỏe trẻ, đặc biệt gây tổn thương cho não (xem 01net.com).
- Tổ chức Nhi khoa Canada quy định: Không được đưa tivi, máy tính, thiết bị chơi game vào phòng ngủ trẻ em.
- Bộ Y tế và Dịch vụ con người Mỹ đã nhấn mạnh: Giảm thời gian ngồi trước màn hình là một ưu tiên bảo vệ sức khỏe, nhằm “tăng tỉ lệ trẻ em 0-2 tuổi chỉ xem tivi cuối tuần và tăng tỉ lệ trẻ tới 18 tuổi không xem tivi quá hai giờ/ngày” (theo tạp chí về bệnh trẻ em Archives of Disease in Childhood)…
- Hơn thế chuyện đi cửa sau để kiếm lời về việc trang bị máy tính cũng đã từng bị đặt nghi vấn ngay tại Mỹ sau một bữa ăn trưa.
Còn ở VN chuyện này càng không lạ, hầu như cơ quan nào có dịp mua bán, đặt hàng với doanh nghiệp trong nước hoặc ở nước ngoài đều kiếm được một khoản “hoa hồng” khá bộn bạc. Riêng vụ này nếu “thành công,” có thể mua được cái nhà ở Mỹ dễ như chơi. Nhưng coi bộ “vụ mua hơn ba ngàn cái nháy nháy ” trang bị cho GV và HS ở TP Sài Gòn này bị “đắm tàu” rồi. Quá nhiều tai tiếng và phẫn nộ của dư luận trong đại đa số người dân. Đúng là cái nháy nháy nó làm khổ cả anh và em.
Văn Quang (5 tháng 9, 2014)
AIC là tên viết tắt của Công ty CP Quốc tế Tiến bộ có trụ sở tại Hà Nội. Công ty này có tham gia vào hội nghị "Sách giáo khoa điện tử và máy tính bảng cho học sinh tiểu học lớp 1, 2, 3" được Sở GD&ĐT Tp Sài Gòn tổ chức mới đây.
Báo này còn cho hay, họ đã được một công ty Đài Loan chào bán mẫu máy này với giá 900,000 đồng, còn mua số lượng nhiều sẽ giảm còn 500 – 700 ngàn đồng. Nhưng theo đề án thí điểm, máy tính bảng phụ huynh phải mua là 3 triệu đồng ($142 USD).
Báo Pháp Luật TP Sài Gòn đưa hàng tít “Đề án nặng tiền bạc, vắng bóng con người” và cho rằng Sở GD-ĐT TP đã “nhắm mắt đi ngược” lại với xu hướng trên thế giới. Báo này nêu nhiều dẫn chứng, tôi chỉ tóm tắt vài sự việc:
- Tại Pháp, Bộ Y tế Pháp khuyến cáo không nên cho trẻ dưới ba tuổi xem màn hình điện tử, bởi sẽ gây tác hại xấu cho sức khỏe trẻ, đặc biệt gây tổn thương cho não (xem 01net.com).
- Tổ chức Nhi khoa Canada quy định: Không được đưa tivi, máy tính, thiết bị chơi game vào phòng ngủ trẻ em.
- Bộ Y tế và Dịch vụ con người Mỹ đã nhấn mạnh: Giảm thời gian ngồi trước màn hình là một ưu tiên bảo vệ sức khỏe, nhằm “tăng tỉ lệ trẻ em 0-2 tuổi chỉ xem tivi cuối tuần và tăng tỉ lệ trẻ tới 18 tuổi không xem tivi quá hai giờ/ngày” (theo tạp chí về bệnh trẻ em Archives of Disease in Childhood)…
- Hơn thế chuyện đi cửa sau để kiếm lời về việc trang bị máy tính cũng đã từng bị đặt nghi vấn ngay tại Mỹ sau một bữa ăn trưa.
Còn ở VN chuyện này càng không lạ, hầu như cơ quan nào có dịp mua bán, đặt hàng với doanh nghiệp trong nước hoặc ở nước ngoài đều kiếm được một khoản “hoa hồng” khá bộn bạc. Riêng vụ này nếu “thành công,” có thể mua được cái nhà ở Mỹ dễ như chơi. Nhưng coi bộ “vụ mua hơn ba ngàn cái nháy nháy ” trang bị cho GV và HS ở TP Sài Gòn này bị “đắm tàu” rồi. Quá nhiều tai tiếng và phẫn nộ của dư luận trong đại đa số người dân. Đúng là cái nháy nháy nó làm khổ cả anh và em.
Văn Quang (5 tháng 9, 2014)