Sổ Tay Thương Dân-Nhà Thơ & Nhà Thổ-2015-10


Nhà Thơ & Nhà Thổ

 nhatho 1









Bây giờ tôi chỉ còn chường cái mặt tôi ra trong thơ.
Nguyễn Khoa Điềm


Thỉnh thoảng, tôi cũng có (lén) làm một bài thơ ngăn ngắn. Những câu thơ được ghi chép nắn nót trên những trang giấy trắng tinh, rồi trân trọng gửi đến những toà soạn báo (ở khắp mọi nơi) với địa chỉ tác giả, ghi rõ ràng ở mép trái của phong bì.
Tất cả sáng tác của tôi, than ôi, đều “một đi không trở lại.” Chưa bao giờ tôi nhận được hồi âm, dù muộn.
Cứ thế, từ thập niên này sang thập niên khác, tôi sống thường trực trong tâm trạng của một kẻ đợi chờ trong buồn rầu, và… thất vọng. Tôi thất vọng vì tài năng thi phú của mình không được người đời nhìn nhận!
Cho đến chiều 25 tháng 4 vừa qua – tình cờ, và bất ngờ – tôi đọc được vài dòng nhắn tin (ngắn ngủi nhưng rộn ràng) qua F.B:
Xin chào anh. Tôi đã tuyển thơ anh in trong tập Vầng trăng lưu lạc. tuyển tập thơ hải ngoại cho NXB Hội Nhà văn, Hà Nội xuất bản năm 1994. Lê Hoài Nguyên
Úy Trời/ Đất, Qủi/ Thần, Thiên/ Địa, mèn đéc, ơi! Sao thơ của con người ta được in từ hồi năm 1994 lận mà sao tới bữa nay mới chịu cho hay (“kỳ cục vậy”) cha nội? Thì tui cũng làm bộ trách “nhẹ” cho nó có vậy thôi, chớ trong bụng (nói thiệt tình) vui râm ran nguyên tháng và sướng âm ỉ gần năm! Cái ước vọng đượcchường mặt ra trong thơ của tôi, cuối cùng, đã trở thành hiện thực.

Cụm từ “chường mặt trong thơ” tôi học được từ một bài viết ngắn (“Nhà Thơ Nguyễn Khoa Điềm”) trên báo Lao Động, số ra ngày 5 tháng 6 năm 2011: “Bây giờ tôi chỉ còn chường cái mặt tôi ra trong thơ.”
Đúng là ngôn ngữ và phong cách của một nhà quí tộc, nhà thơ và “nhà  chính trị” theo như nguyên văn của  Wikipedia – tiếng Việt:
Nguyễn Khoa Điềm (tên khác là Nguyễn Hải Dương; sinh 15 tháng 4 năm 1943) là mộtnhà thơnhà chính trị Việt Nam. Ông là ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá IX; Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa X, cựu Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Nguyễn Khoa Điềm sinh tại thôn Ưu Điềm, xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Thân sinh của ông là nhà báo Hải Triều, thuộc dòng dõi quan Nội tán Nguyễn Khoa Đăng, gốc An Dương (tỉnh Hải Dương cũ nay là Hải Phòng). Quê quán: làng An Cựu, xã Thủy An, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên – Huế.
Lúc nhỏ Nguyễn Khoa Điềm học ở quê. Năm 1955 ông ra miền Bắc học tại trường học sinh miền Nam. Ông tốt nghiệp Đại học Sư phạm Hà Nội năm 1964, cùng một lứa với Phạm Tiến DuậtLê Anh Xuân.
Sau đó, ông vào miền Nam hoạt động trong phong trào học sinh, sinh viên Huế; tham gia quân đội, xây dựng cơ sở của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, viết báo, làm thơ… cho đến năm 1975. Nguyễn Khoa Điềm từng bị giam tại nhà lao Thừa Phủ. Đến chiến dịch Mậu Thân 1968, ông được giải thoát, tiếp tục trở lại hoạt động. Vào thời điểm này, Nguyễn Khoa Điềm mới bắt đầu làm thơ.
Tôi sinh sau đẻ muộn nên không có cái may mắn được sống cùng thời/cùng nơi với Bộ Trưởng Văn Hóa Nguyễn Khoa Điềm, chỉ được nghe (tiếng) ông chính là nhân vật đã (“lỡ”) ném vào máy nghiền cuốnChuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn.
Tiếng dữ đồn xa, và đồn nhanh nên mãi sau này tôi mới biết thêm rằng ngoài việc làm văn hoá, ông còn làm thơ nữa, và là một tác giả quan trọng, với tác phẩm đã được đưa vào giáo trình văn học cách mạng. Chương trình lớp 9, môn văn, có bài “Phân Tích Thơ Khúc Hát Ru Những Em Bé Lớn Trên Lưng Mẹ” của Nguyễn Khoa Điềm. Xin được trích dẫn, đôi đoạn, để mọi người cùng thưởng lãm:
Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi
Em ngủ cho ngoan, đừng rời lưng mẹ
Mẹ đang chuyển lán, mẹ đi đạp rừng
Thằng Mĩ đuổi ta phải rời con suối
Anh trai cầm súng, chị gái cầm chông
Mẹ địu em đi để giành trận cuối
Sự lặp lại hai câu thơ Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi, Em ngủ cho ngoan, đừng rời lưng mẹ đã tạo nên âm điệu ngân nga, thấm dần vào người đọc một cảm xúc thân thương. Con cùng mẹ băng suối, vượt ngàn, đạp rừng xông tới. Cả nhà, cả làng, cả nước cùng đánh giặc.

Nhịp thơ sôi nổi, thôi thúc như một hành khúc lên đường. Câu kết vẽ lên hình ảnh thật xúc động:
Từ trên lưng mẹ, em đến chiến trường
Từ trong đói khổ em vào Trường Sơn.
Lời thơ khẳng định ý chí chiến đấu mãnh liệt của bà mẹ Tà-ôi nói riêng và đồng bào miền tây Thừa Thiên Huế nói chung. Lúc này, mẹ và em cùng lên đường vào Trường Sơn đánh giặc, nơi có biêt bao khó khăn vất vả, nơi cái chết và sự sống chỉ cách nhau gang tấc.
Kết thúc bài thơ vẫn là lời hát ru và ước nguyện của mẹ:
Ngủ ngoan a-kay ơi, ngủ ngoan a-kay hỡi
Mẹ thương a-kay, mẹ thương đất nước
Con mơ cho mẹ được thấy Bác Hồ
Mai sau con lớn làm người Tự do…
Khi giã gạo, mẹ mong con mơ cho mẹ hại gạo trắng ngần. Khi tỉa bắp trên nương, mẹ mong con mơ cho mẹ hạt bắp lên đều. Khi chiến đấu, mẹ mong con mơ cho mẹ được thấy Bác Hồ trong ngày đất nước sạch bóng quận thù, Bắc-Nam thông nhất. Chính tình thương, đức hi sinh, lòng vị tha và nhân hậu cao cả của những người mẹ nghèo yêu nước ấy đã góp phần làm nên chiến thắng hôm nay.
Sau khi đất nước “sạch bóng quận thù, Bắc-Nam thống nhất” thì ông Nguyễn Khoa Điềm chuyển đổi công tác từ nhà làm thơ sang nhà làm chính trị. Đám cháu con của “em cu Tai” cũng chuyển đổi chỗ ngủ, từ lưng mẹ sang lưng anh hay lưng chị:
Ru em vào giấc ngủ.
Anh đứng đó ê a …
Ba mẹ đi làm xa.
Em ơi ngon giấc nhé.
Cô gọi anh lên bảng.
Anh đọc cả lớp nghe.
Cô vội đi tìm chiếu.
Nhưng chiếu ở đâu ra?
nhatho 2
Ảnhsoha
Ba mẹ nơi chốn xa.
Thương con nhiều biết mấy.
Chiều nay trời đừng lạnh….
Mẹ mang gạo về rồi !!!
Ô! thằng em tỉnh giấc.
Bỗng nó nhoẻn miệng cười.
Anh ơi em hết ngủ.
Lưng anh ấm áp ghê!!!
Chân anh không cần dép
Áo anh xẻ cánh tay
Dây địu em mẹ xé…
…Áo rách mẹ hôm xưa.
Ngày mai em lớn lên
Lưng anh gù thêm chút.
Và rồi em có biết
Em lớn dậy có anh?
nhatho 3
Ảnh: tin.vn
Ngày xưa “từ trên lưng mẹ, em đến chiến trường.” Nay trên từ lưng chị em ra thị trường để “làm kinh tế,” ngay tại lề đường, theo bản tin của trang Một Thế Giới:
 “Những em bé H’mông dù lên 9, lên 10 hay chỉ mới lên 5, lên 6 cũng có thể kiếm ra tiền với vô vàn hình thức khác nhau, từ việc bán cành đào mỗi dịp Tết, bán những móc chìa khóa lưu niệm, bán dây trang trí đeo tay hay thậm chí chụp ảnh chung với khách du lịch rồi xin tiền…”
nhatho 4
Ảnh: motthegioi.vn
Điều đáng sợ nhất đối với người H.Mong là hiện tại, đã có nhiều cô gái H.Mong chấp nhận làm gái điếm để bán mình làm giàu. Người Kinh khi nói về các cô gái điếm H.Mong thường dùng hai chữ gà mọi hoặc chơi mọi để giễu cợt, khinh khi” – như lời của Nhóm Phóng Viên Tường Trình Từ Việt Nam, nghe được qua RFA, vào hôm 8 tháng 5 năm 2015:
Cái ước mơ “mai sau con lớn làm người tự do” mà nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm dành (riêng) cho những người dân vùng xa, vùng sâu, vùng căn cứ cách mạng năm nào – tiếc thay –  đã không trở thành hiện thực. Sự thực, rõ ràng, đã không thiếu ê chề mà còn thừa cay đắng.
Nỗi ê chề và đắng cay này, từ nay, được thi sĩ Nguyễn Khoa Điềm gói gọn trong thơ –  những câu thơ buồn thiu và yếu xìu hà:
Đất nước những năm thật buồn
Nửa đêm ngồi dậy hút thuốc vặt
Lần mò trên trang mạng tìm một tin lành
Như kẻ khát nước qua sa mạc
Chung quanh yên ắng cả
Cái khí thế (Anh trai cầm súng, chị gái cầm chông / Mẹ địu em đi để giành trận cuối) nay không còn nữa nên nhà thơ của chúng ta đã bị chê trách là đổi giọng.”
Lời “chê trách” này khiến tôi nhớ đến nhận xét của nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn về một tác phẩm khác, viết lúc cuối đời, của một tác giả quen thuộc khác:
“Gọi là ‘Đi tìm cái Tôi đã mất’ cho sang. Ở đây tác giả không định đi tìm cái gì cả… Thế tại sao Nguyễn Khải lại viết ‘Đi tìm cái Tôi đã mất’? Theo tôi, trường hợp này cũng giống như Chế Lan Viên viết ‘Di cảo thơ’, và Tố Hữu tâm sự với Nhật Hoa Khanh. Thực chất cái việc các ông ‘cố ý làm nhòe khuôn mặt của mình’ như thế này là cốt để xếp hàng cả hai cửa. Cửa cũ, các ông chẳng bao giờ từ. Còn nếu tình hình hình khác đi, có sự đánh giá khác đi, các ông đã có sẵn cục gạch của mình ở bên cửa mới (bạn đọc có sống ở Hà Nội thời bao cấp hẳn nhớ tâm trạng mỗi lần đi xếp hàng và không sao quên được những cục gạch mà có lần nào mình đã sử dụng.”
Tình hình, rõ ràng, đã khác và khác lắm nếu đúng là nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm có đang chuẩn bị “sẵn cục gạch của mình ở bên cửa mới” (theo tôi) cũng là chuyện tốt thôi. Lo xa vốn là một đức tính, không có gì để phải phàn nàn.
Tôi chỉ hơi “tâm tư” chút xíu về sự lựa chọn thời điểm xuất hiện trong thơ của ông Nguyễn Khoa Điềm: “Bây giờ tôi chỉ còn chường cái mặt tôi ra trong thơ.” Nhà thổ thì ai cũng có thể chường mặt ra vào bất cứ lúc nào, còn ở nơi được mệnh danh là cường quốc thơ mà chuyện ra/vào cũng (y) như vậy hay sao?
Tưởng Năng Tiến
Continue Reading... Nhãn:


Sổ Tay Thương Dân


Đang Lên, Đang Sôi & Đang Rên


danglen 1












Người ta đang dối trá với chính mình/ trong đói nghèo vẫn hét toáng quang vinh.
Nguyễn Thông


Bông Hồng Tạ Ơn (tập I) là tác phẩm của nhà văn Nguyễn Đình Toàn, T&T tái bản năm 2012, viết về hai trăm ba mươi tư tác giả và nghệ sĩ Việt Nam. Trang bìa cuối có in những dòng giới thiệu ân cần:
Đây không phải là cuốn sách nghiên cứu hay phê bình văn học, nghệ thuật.
Mục đích của người viết nhằm chia sẻ chút hiểu biết, những gì còn nhớ về tác phẩm, tác giả mình yêu thích, với những người có cùng cảm nghĩ, như một cách bầy tỏ lòng ngưỡng mộ, lòng biết ơn đối với những người đã dâng hiến những gì tốt đẹp nhất mình có thể làm ra được cho đất nước, nhờ đó, mọi người đã được thừa hưởng …

danglen 2
Đây rõ ràng là một việc làm ý nghĩa và cao đẹp. Tuy thế, giữa những bông hoa tạ ơn của Nguyễn Đình Toàn – đôi lúc –  người đọc hơi bị bất ngờ khi gặp phải gai. Những gai hồng dù rất nhỏ (và dù đã được chăm chút bởi một ngòi viết tài hoa, thông tuệ lẫn bao dung) vẫn khiến cho độc giả thoáng chút ngỡ ngàng, cùng thương xót.
Nguyễn Tuân: Chuyến ông đi thăm chiến trường miền Nam, thấy một người lính Mỹ chết, ông đã cắm điếu thuốc nhét vào miệng anh ta bảo “hút đi! (S.đ.d trang 494).
Xuân Diệu: Mỗi lần đứng lên nói về thơ Bác, tôi phải khóc để người ta phát cho tôi cái phiếu hai lạng rưỡi thịt heo. (S.đ.d trang 508).
Tương tự, Tô Hoài – cũng đã có lần –  phải diễn một show khó coi không kém:
“Khoảng hai trăm tù binh phi công Mỹ xếp hàng đầy hết lòng đường đi tới. Quần áo bà ba mầu xám khói nhạt. Tôi giật mình: tất cả đoàn người bị trói kia sao quá giống hệt nhau? Ở chiều cao, ở khổ người, ở dáng đi, ở nét mặt, ở tư thế và thần thái. Lầm lũi ngửng đầu nhìn thẳng vào cái không gian bao quanh đằng đằng sát khí và tiếng la ó…
Dân hai bên đường hò hét, đánh đấm, ném đá. Những cái đầu tù binh quay ngoắt tránh đá, tránh đấm rất nhanh. Những con mắt không một lúc nào cầu van, nao núng…
Ba chúng tôi đứng lặng trên hè. Tương quan sức mạnh quá chênh nhau tự nhiên làm se lòng. Đoàn tù binh đã đến đoạn cuối, chợt Tô Hoài nhào xuống đường, nhảy vội lên đấm một cái trượt vào mặt một người tù binh đi ở ngoài cùng.
Anh trở lại, tôi hỏi khẽ:
– Đánh người ta làm gì?
– Xung quanh căm thù như thế chả lẽ ba đứa mình đứng yên? ” (Trần Đĩnh. Đèn Cù, tập I. Người Việt, Westminster, CA: 2014).
Diễn là động tác tự giác, gần như một thứ vô thức tập thể, tự phát bởi hầu hết công dân trong chế độ hiện hành. Bởi vậy, không có gì ngạc nhiên khi ông Hồ Quang Lợi – Trưởng Ban Tuyên Giáo Thành Ủy Hà Nội – vừa múa may một màn (trên báo Nhân Dân) để “biểu diễn lập trường” chính trị của mình:
“Năm 2015 đánh dấu thêm một mốc son rạng rỡ trong chiều dài lịch sử Việt Nam hiện đại: 70 năm Nhà nước Việt Nam mới ra đời; 40 năm giải phóng hoàn toàn miền nam, thống nhất đất nước; sau gần 30 năm đổi mới đầy cam go và thách đố, đất nước đang đi tới với sức bật mới… Từ bệ phóng 70 năm đất nước độc lập, 40 năm thống nhất đất nước và 30 năm đổi mới, sức đột khởi Việt Nam ngày nay được bồi đắp, nâng cánh từ thế nước đang lên.”
danglen 3
Thế nước đang lên: Ảnh: tuoitrenews
Cái nhìn lạc quan (“thế nước đang lên”) của ông Hồ Quang Lợi, tất nhiên, không được mọi người chia sẻ.
Blogger Dương Hoài Linh chế giễu (thế nước đang sôi) trên trang Dân Luận:
Phải công nhận rằng “Đảng ta” càng ngày càng vui tính. Trên thế giới không thấy một đảng cầm quyền nào có tính trào lộng như “Đảng ta”. Hầu hết bọn “giãy chết” đều nghiêm túc, chán bỏ xừ. Người có tính hài hước nhất Đảng lại là đồng chí đứng đầu Đảng mà dân ta quen gọi là”Trọng Lú”. Thật ra đồng chí ấy chả “lú” chút nào. Chẳng qua là đồng chí ấy luôn có tinh thần “lạc quan cách mạng”, dầu trong hoàn cảnh nào cũng có thể đùa được, trào phúng, tự sướng đến nỗi người ta bảo đồng chí ấy mặt dày, không biết xấu hổ, trơ trẽn, trâng tráo, trắng trợn… cũng chẳng sao.
Trong tất cả những điều về “thế nước” đó, điều khôi hài nhất là Đảng luôn tự nhận mình là “nhân dân”. Khổ nỗi nhân dân lại coi Đảng là giặc”nội xâm” nguy hiểm gấp ngàn lần giặc “ngoại xâm”. Nhân dân đang muốn dìm Đảng xuống nước mà chưa biết cách nhưng đảng vẫn nhận vơ, nhận bừa như cái thuở”đào hầm nuôi đảng” năm nào.
Suy cho cùng bi kịch lớn nhất của một dân tộc cũng lại chính là hài kịch lớn nhất: Chấp nhận tấn trò đời dối trá như một sự trào lộng bởi chưa thể chuyển hóa chúng được khi chiếc bẫy vô hình cứ siết ngày một chặt hơn. Đó cũng là bi kịch và hài kịch của trò “TREO ĐẦU DÊ BÁN THỊT CHÓ”.
Cái này phải gọi là “THẾ NƯỚC ĐANG SÔI” thì có lẽ đúng hơn.
Blogger Mạnh Kim cũng mỉa mai và đắng cay không kém:
Khi vẫn còn mải miết rổn rảng với những “hoa ngôn”, cái gọi là “national identity” của quốc gia tự mãn đó sẽ luôn đóng khung với hình ảnh một đất nước ngập chìm trong vũng lầy hôi thối của lạc hậu và nghèo nàn.
Công luận, xem ra, có vẻ khắt khe. Không ai chịu hiểu cho là ông Trưởng Ban Tuyên Giáo Hà Nội chỉ lên gân (hay lên giây cót) chơi thôi, chứ tự thâm tâm đương sự cũng biết rõ là đất nước đang …rên. Cũng chả ai chịu đặt mình vào hoàn cảnh, cùng công tác (rất khó khăn) của ông Hồ Quang Lợi.
Ngày 9 tháng 12 năm 2012, nhân vật này long trọng tuyên bố:
“Tổ chức nhóm chuyên gia trực diện bút chiến trên internet trong việc đấu tranh với các luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch.”
Đúng là một tin mừng khiến mọi người mừng hụt. Cái được mệnh danh là “nhóm chuyên gia” này, chỉ sau một thời gian ngăn ngắn, đã hiện nguyên hình là một đám người vô lại, chỉ chuyên “đấu tranh” bằng cái thứ ngôn ngữ bẩn thỉu và hạ cấp:
Do bênh đau dạ dày (bao tử) cộng thêm tuyệt thực trong trại giam lâu ngày sinh ra ung thư?; Nếu như ông Đinh Đăng Định đang là giáo viên sẽ được đi khám bệnh định kỳ hàng năm, thì đã phát hiện bệnh sớm và được chữa kịp thời sẽ không có sự nguy kịch như hôm nay. Đấu tranh = nằm chờ chết...
Kết quả của sự ảo tưởng, chống đối nhà nước nên bản thân Đinh Đăng Định thời gian sống tính từng ngày. Hôm nay được vài nhóm người đến thăm, tung hô nhưng sau 49 ngày chết sẽ hết. Lúc đó “con bị mồ côi, nhà mất trụ cột”. Có thể cái nhà gỗ kia cũng phải bán và con thằng khác sai, vợ thằng khác xài, nhà thằng khác ở. Mai kia những những người con gái của Đinh Đăng Định sẽ ra sao?, có bị thằng khác lừa không?, lại ôm bầu thương nhớ. Ra đi có thanh thản không?
Với “văn phong” và “văn tài” (thượng dẫn) thì kỳ vọng vào chuyện  “trực diện bút chiến trên internet” đã trở thành ảo vọng. Lực lượng dư luận viên của chế độ hiện hành đã tự biến mình thành một đám côn đồ thô lỗ và vô giáo dục. Bọn giá áo túi cơm này, có cố gắng hết sức – may ra – cũng chỉ có thể làm được mỗi việc là tụng ca, hay nói cách khác là … “đánh bóng chân đèn” thôi.
Ngày 26 tháng 4 năm 1975, Nguyễn Thiện Nhân (Chủ Tịch Ủy Ban Trung Ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam) “chân thành” và “tha thiết” ngỏ lời:
“Chúng tôi chỉ mong tất cả đồng bào Việt Nam ở nước ngoài nếu trong 40 năm qua chưa có dịp về nước thì nên về. Đất mẹ luôn sẵn sàng mời tất cả những người con trở về nhìn lại làng xã của mình, chắc chắn sẽ thấy nó phát triển.”
Vậy là ba hôm sau đám lâu la của ông Hồ Quang Lợi đều nhất loạt đồng ca:
“Lời bộc bạch, lời mời tha thiết, chân thành của Chủ tịch Nguyễn Thiện Nhân khiến nhiều người xúc động. Xúc động lắm chứ, con người ai cũng hướng về nơi chôn rau cắt rốn, ai cũng hướng về cội nguồn máu thịt, ai chả có lòng tự hào dân tộc!
Ai ở xa mà chẳng sởn da gà, lâng lâng cảm xúc mỗi khi nghe Quốc ca Việt Nam, mỗi khi thấy người Việt Nam được vinh danh!”
Tương tự, sau khi ông CTN Trương Tấn Sang chém gió (“Những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử của gần 30 năm đổi mới mà nhân dân ta đạt được khiến chúng ta hãnh diện và tự hào, bạn bè quốc tế ngưỡng mộ” ) và ông TBT Nguyễn Phú Trọng hãnh diện khoe mẽ (“Mình phải như thế nào người ta mới mời chứ!” ) thì ông Hồ Quang Lợi liền phải vội vã hét theo: Việt Nam Thế Nước Đang Lên!
danglen 4
Thế nước đang lên: Ảnh: wikivn.org
Ở vào hoàn cảnh của ông Hồ Quang Lợi thì ai cũng phải “hét toáng” lên như thế, chứ biết làm sao khác?
Tưởng Năng Tiến
Continue Reading... Nhãn:


Sổ Tay Thương Dân-Tùy Bút Võ Phiến – Rụp Rụp-2015-10


Tùy Bút Võ Phiến – Rụp Rụp


VoPhien

L.T.Đ: Từ California, nhà văn Phạm Xuân Đài vừa cho biết một tin buồn:
“ Võ Phiến đã qua đời vào lúc 7 giờ tối ngày 28 tháng Chín, 2015, tại Advanced Rehab Center of Tustin, Santa Ana, thọ 90 tuổi…”
Nhà văn Võ Phiến là một tác giả quan trọng của văn học Việt Nam từ thời Đệ Nhất Cộng Hòa. Trước 1975 ông là công chức thuộc bộ Thông Tin của Miền Nam, và đã cộng tác với tạp chí Bách Khoa cho đến 1975 với bút danh Tràng Thiên (một bút danh chung cho nhiều tác giả, nhưng từ sau 1965 hầu như chỉ dành cho một mình ông). Ông sang Hoa Kỳ từ 1975 và làm việc cho tòa Hành Chánh quận Los Angeles, California cho đến ngày về hưu. Tại hải ngoại, ông vẫn tiếp tục viết sách và cộng tác với các tạp chí văn học. Từ cuối thập niên 1970 ông đã chủ trương tờ Văn Học Nghệ Thuật, là tiền thân của tạp chí Văn Học sau này.
Võ Phiến là một tác giả đa dạng. Ông viết truyện ngắn, truyện dài, tạp luận, tùy bút, lý luận và phê bình văn học. Các tác phẩm đã xuất bản của ông gồm có, về truyện ngắn và tiểu thuyết: Chữ Tình, Người Tù, Mưa Đêm Cuối Năm, Về Một Xóm Quê, Đêm Xuân Trăng Sáng, Giã Từ, Thương Hoài Ngàn Năm, Thư Nhà…; về tùy bút, tạp bút: Tạp bút I, II, III, Đàn Ông, Ảo Ảnh, Phù Thế, Chúng Ta Qua Cách Viết, Đất Nước Quê Hương, Tùy bút I, II, Đàm Thoại v.v… Tại hải ngoại, ông đã bỏ công sức trong nhiều năm trời để soạn bộ Văn Học Miền Nam Tổng Quan nhằm lưu giữ nền văn học miền Nam đã bị Cộng Sản thiêu hủy từ sau 1975.”
Để tưởng niệm một vì sao vừa khuất, chúng tôi xin trân trọng giới thiệu một tuỳ bút tiêu biểu của ông. Bài viết này được trích từ tập Đất Nước Quê Hương, do nhà Lửa Thiêng xuất bản vào năm 1973.
Tưởng Năng Tiến


Ông Bình Nguyên Lộc quả quyết rằng trong một bàn ăn mười ba người, gồm mười hai người Việt và một người Hoa, đồng vóc dáng, đồng trang phục, ngồi im không nói, ông cũng phân biệt được kẻ Việt người Hoa.
Như vậy đã là tài, nhưng ông còn đi xa hơn: có thể nhìn hình dáng mà phân biệt được người Tàu Phúc Kiến với người Tàu Quảng Ðông, người Tàu tỉnh này với người Tàu tỉnh khác.(1)
Cũng trong quán ăn, trong khi chờ đợi tô hủ tiếu, tôi có dăm ba lần theo dõi cử chỉ của người làm bếp, và chợt lấy làm ngạc nhiên về một nhận xét. Không phải ngạc nhiên về chuyện suy tưởng nhân chủng ưa liên quan với các tiệm ăn quán nhậu. Mà là vì tôi có cảm tưởng đôi khi có thể nhìn mà phân biệt một người Việt miền Nam với một người Việt miền Trung, tức một đồng bào ở miền ông Bình Nguyên Lộc với một đồng bào ở miền tôi. Nói cách khác, tôi có cảm tưởng mình cũng… tài giỏi như ông Bình Nguyên Lộc: cái mới kỳ cục!
Một buổi trưa, tại Cần Thơ, trong ngôi quán ở đầu một ngõ hẻm gần bến xe Lam, lần đầu tiên tôi chú ý đến điệu bộ có vẻ ngộ nghĩnh của người chủ quán.
Ngôi quán khá chật và tối. Giữa trưa, trong quán vẫn có ngọn điện vàng cạch thả toòng teng trên đầu người chủ. Người này mặc mai-ô quần lính, đầu đội chiếc mũ địa phương quân rộng vành, chân mang đôi giày da đen, không vớ. Tại sao phải giày và mũ trong một chỗ kín như thế? Có thể chỉ là một thói quen, hay chỉ là một trường hợp ngẫu nhiên nào đó, tức một chi tiết không có ý nghĩa gì. Tuy vậy tôi vẫn ghi lại, vì hình ảnh ấy tưởng còn hiển hiện trước mắt tôi lúc này. Hình ảnh một người khỏe mạnh, nhanh nhẹn, và làm việc hào hứng.
Mỗi người có một cách biểu lộ sự hào hứng. Riêng cái cách của người chủ quán hôm ấy, trời ơi, trông mà mê. Hai tay ông ta thoăn thoắt: chặt khúc xương, xắt lát thịt, gắp mớ ớt, múc vá nước từ trong thùng đổ ra tô, xóc xóc mớ hủ tiếu vừa mới trụng qua nước sôi, rắc một tí tiêu bột v.v. Tất cả bấy nhiêu cử chỉ đều rập ràng, hơi có vẻ nhún nhẩy. Mỗi cái quơ tay, cái nhấc lên hạ xuống đều như có gì quá mức cần thiết một chút. Mỗi cử chỉ bao hàm bảy tám phần cần thiết, lại thêm vài ba phần thừa thãi, chỉ để cho đẹp mắt, để biểu diễn sự thích thú trong công việc. Ðộng tác nghề nghiệp gần chuyển thành sự múa men. Một điệu vũ ca ngợi lao động.
Ðứng bên chủ quán là bà vợ, tôi đã tưởng bà làm công việc chạy bàn. Nhưng không: Lúc một cậu bé gầy gầy cưỡi chiếc xe đạp vụt về trước cửa, xách vào cục nước đá, thì đã rõ đây mới là người chạy bàn chính thức; người đàn bà chỉ tạm thời thay thế cậu ta trong chốc lát.
Khi đã đủ một vợ một con bên mình, chủ quán điều động càng hào hứng:
– Bàn trong. Một nhỏ một lớn. Rồi! Bưng.
– Bàn ngoài, số một. Tô lớn, khô. Rồi! Bưng, bàn số một.
– Bàn số ba tính tiền. Tám chục với ba lăm là trăm mười lăm. Trăm mười lăm với tám đồng là trăm hăm ba. Trăm rưởi trừ trăm hăm ba, còn lại…
Bà vợ nhắc:
– Hăm bảy.
– Hăm bảy. Nè!
Ông ta đưa món tiền lẻ, cậu con mang ra cho khách. Rảnh tay, ông ta chặt một miếng cánh gà, nho nhỏ, quăng gọn vào mồm, nhai. Lại nhanh nhẹn chặt luôn miếng khác, trao cho vợ. Người đàn bà thụt né vào sau cánh cửa; ăn xong lại ló ra, sẵn sàng…
– Tô nước, tô khô. Bàn số hai. Rồi!
Cứ thế, chủ quán làm việc, cắt đặt công việc, điều khiển vợ con v.v., điệu bộ vẫn lại cứ như có gì thừa thãi một chút. Bảy tám phần cần thiết, đôi ba phần để bày tỏ sự hài lòng, để biểu diễn sự hoạt động ăn khớp của một tổ chức hoàn hảo, một bộ máy hợp khuôn rập, chạy đều ro ro.
Vừa rồi có lẽ đã có sự lạm dụng: hầu hết mỗi câu nói của người chủ quán đều có một tiếng “rồi”. Nếu tôi ghi nhớ sai, ấy là vì đã quá chú ý đến tiếng đó. Nhưng hay nhất, ngộ nhất lại là cái tiếng “rồi” tưởng tượng phát ra từ mỗi cử chỉ. Mỗi cử chỉ – ngắt cọng rau, xóc mớ hủ tiếu v.v. – đến chỗ sau cùng thường được gằn mạnh. Như thể một tiếng “rồi” phát ra bằng động tác thay vì bằng âm thanh: Một tiếng câm.
Dầu sao lần ấy tôi không có một đối tượng quan sát im lặng như ông Bình Nguyên Lộc; nhưng các lần sau này thì họ im lặng.
Sau buổi trưa ở Cần Thơ, về Sài Gòn những lần vào quán hủ tiếu, tôi sực nhớ hình ảnh nọ, và tò mò nhìn theo chủ quán: thỉnh thoảng lại gặp những điệu bộ ấy. Có khi ở một người đàn bà, có khi ở một người đàn ông đứng tuổi. Họ nhanh nhẹn, mau mắn; nhưng cái đặc biệt là, trong cử chỉ, họ như muốn nhấn mạnh vào tính cách toàn hảo của những hoạt động rập ràng mau mắn ấy.
Những người ấy họ có cung cách làm việc giống nhau. Cung cách ấy, gọi nó ra sao? Tôi tìm một chữ để diễn tả. Tôi loay hoay tìm kiếm… A! Ðây rồi: “Rụp rụp”! Họ làm việc “rụp rụp”.
Chữ nghĩa sao mà thần tình. Lại chính là một tiếng địa phương ra đời ở miền Nam này. Thế mới biết sự xuất hiện của một tiếng nói mới không bao giờ là chuyện ngẫu nhiên, không lý do. Phải có một thực tại mới, đòi hỏi được mô tả sát đúng. Phải có một sự cần thiết réo gọi nó, đích danh nó.
“Rụp rụp” là một đáp ứng tài tình cho một đòi hỏi như thế. Làm rụp rụp không phải chỉ là làm mau mắn, mà còn với một vẻ hứng chí trong sự mau mắn.
– Nhưng tại sao lại bảo đó là của miền Nam? Ðâu phải người nào trong Nam cũng làm việc rụp rụp?
– Tất nhiên đó không phải là tác phong của toàn thể. Cũng không thể nào biết được là tác phong của một tỉ lệ người Nam lớn nhỏ ra sao. Có điều tác phong ấy không gặp thấy ở các miền ngoài. Vả lại, còn có chuyện khác…
– Nào, xem chuyện khác có gì rõ rệt hơn chăng.
Trong một bài tục ca của Phạm Duy, có câu: “Người dân nhìn thoáng hết hồn luôn”, lại có câu: “Lệch đi thì chết, cấm sờ luôn”. Những tiếng “luôn” dùng kiểu đó không có trong ngôn ngữ các miền ngoài.
Cũng thế, ở ngoài Trung mỗi khi xe đò dừng lại dọc đường, hành khách lên xe xong, anh “ết” hô to cho tài xế nghe: “Chạy!”; ở trong Nam, anh ta hô: “Chạy luôn!”.
Tại sao lại luôn? Những tiếng “luôn” ấy không có nghĩa, nhưng dĩ nhiên không phải không có công dụng. Trái lại, công dụng đó thường khi khiến nó còn được xem trọng hơn những tiếng có nghĩa rõ rệt đứng trước nó. Chẳng hạn trong trường hợp “chạy luôn”: tiếng “chạy” hô phớt qua, tiếng “luôn” được gằn mạnh. Người ta nghe “Ch… luôn!”; có khi chỉ nghe có một tiếng “Luôn!”.
Không chừng đó cũng là trường hợp đã xảy đến cho tiếng “vô”. Mời nhau uống rượu, anh em hô: “Dô!” Có lẽ thoạt tiên là tiếng “nhậu vô”, “uống vô” chăng? Dần dần tiếng trước bị lướt phớt qua rồi bị bỏ rơi. Chỉ còn lại tiếng sau; từ một tiếng trợ từ, nó tiến lên nhận lấy cái nghĩa của các tiếng nhậu, uống.
Trong “chạy luôn”, nghĩa ở tiếng chạy; trong “hết hồn luôn”, nghĩa ở hết hồn; trong “nhậu vô”, nghĩa ở nhậu v.v. Còn tiếng “luôn”? Nó thêm vào một thái độ phát biểu, không thêm gì vào cái ý nghĩa đã phát biểu. Trong “chạy luôn” chẳng hạn, “luôn” là một tiếng kêu hơn là một tiếng nói: nó phát lên để tỏ thái độ thúc giục, nó không nói gì về cái nội dung của sự thúc giục ấy. Nó có công dụng về ngữ khí, chứ không phải về ngữ ý.
Như vậy trong cách nói này cái nội dung, cái cần thiết, đôi khi bị lướt qua; cái phụ, có phần thừa thãi, lại được nhấn mạnh.
Lại cái thừa thãi.
Trong cử chỉ, một chút gì thừa, vượt quá sự cần thiết; trong lời nói, cũng một chút gì thừa, vượt quá sự cần thiết. Cử chỉ và lời nói đều được phóng đại lên…
– Vẫn không có gì rõ rệt.
– Không rõ, về mặt nào?
– Một dấu hiệu để phân biệt bản sắc địa phương như vậy không mấy cụ thể.
– Thực ra ở đây vấn đề không phải là đi tìm một dấu hiệu phân biệt. Cái đó đâu cần tìm kiếm nữa? Ðã có sự khác nhau thật rõ ràng, thật cụ thể, ấy là cái chỉ số sọ của ông Bình Nguyên Lộc: cuộc di cư của nhóm Trần Thắng Tài, Dương Ngạn Ðịch làm cho đồng bào ta ở miền Nam có xương sọ hơi dài thêm.(2) Kẻ Nam người Bắc tha hồ yên lặng, ông Bình Nguyên Lộc đo đạc là biết ngay.
Vậy ở đây không có chuyện tìm một dấu hiệu phân biệt. Chẳng qua là chộp bắt một nét cá tính phản ảnh trong phong cách, ngôn ngữ. Và hình như sự phản ảnh không dừng lại ở vài tiếng trợ từ, ở mấy điệu bộ. Hình như trên sân khấu cải lương, một bộ môn nghệ thuật của miền Nam, chúng ta có cảm tưởng nhận thấy cá tính ấy xuất lộ ở phong cách diễn xuất…
– Cảm tưởng? Không có gì rõ rệt.
– Quả nhiên.
Võ Phiến
________________
(1) 
Nguồn gốc Mã Lai của dân tộc Việt Nam, Bách Bộc xuất bản, Sài Gòn, 1971, trang 736, 737.
(2) Sđd., trang 453.
Continue Reading... Nhãn:


Sổ Tay Thương Dân-Tiền Baht và Tiền Bác-2015-10


Tiền Baht và Tiền Bác

 
tien baht 1
 








Lão bà nghỉ chợ bần thần
Đem tiền [Cụ Hồ] ra đếm mấy lần chửa xong
Xếp riêng rồi lại xếp chung
Miệng thời lẩm bẩm mà … (không rõ nhời) !
Lão Nông


Tôi dừng chân ở Bangkok (lần đầu) vào một buổi chiều Hè, năm 1980. Đây cũng là thời điểm tôi mới làm quen với cuộc sống tha hương nên đã ghi lại vài chục câu thơ (hơi) ướt át:
Chiều về trên xứ lạ
Cười nụ cười Anglais
Buồn qua hơi thuốc Thái
Thèm một phin cà phê
Chiều về trên xứ lạ
Xe ngược xuôi trăm đường
Trăm ngàn khuôn mặt lạ
Mong một người đồng hương
Chiều về trên xứ lạ
Excuses me
I’m sorry nói mãi
Thương một câu chửi thề
Chiều về trên xứ lạ
Thoáng thấy mình trong gương
Tôi nhìn tôi bối rối
Sao trông mình thảm thương
Chiều về trên xứ lạ
Ngỡ ngàng Chinatown.
Ðây rượu nồng thịt béo
Mà bạn bè nơi nao
Dừng chân nơi quán lạ
Thèm cơm chiều hương quê
Mẹ cha ơi đừng đợi
Chiều nay con không về
(Chị ơi thôi đừng đợi
Chiều nay em chưa về)


Thì cũng nói cho nó bảnh, và nghe cho có vần điệu (chơi) vậy thôi chớ tiền đâu ra mà… “dừng chân nơi quán lạ” – hả Trời? Tui “chuồn” ra Bangkok, từ một trại tị nạn chuyển tiếp, và trong túi chỉ có vỏn vẹn mỗi một đồng đô.
Vào thời điểm này, một Mỹ Kim tương đương với 24 đồng tiền baht. Xe bus lượt đi lượt về đã mất hết 4 baht rồi, tô mì xe giá 5 baht, chai Coca Cola 3 baht nữa. Tiền còn lại chỉ đủ mua (lẻ) vài  điếu thuốc lá Samit nữa thôi.
Không lẽ “dừng chân nơi quán lạ” uống (đại) dăm chai bia Singha rồi bỏ chạy sao? Mà chạy đi đâu giữa kinh đô Vọng Các xa hoa và xa lạ này?  Đ… mẹ, tui chỉ (thường) say thôi chớ có điên hồi nào đâu – mấy cha?
tiền baht 2
Tiền Baht. Ảnh: fotolibra.com
Ba mươi lăm năm sau, tôi trở lại chốn xưa (vào mùa Hè năm 2015) với cả… đống U.S.A dollar trong túi. Tiền đã nhiều mà một Mỹ Kim hôm nay còn đổi được tới 35 đồng baht lận. Tuy vậy, mãi lực của tiền Thái không còn được như xưa nữa.
Giá xe bus đã lên hơn gấp bốn, tới 9 baht. Và đó là loại xe không máy lạnh, dành cho người nghèo. Nghe nói nay có loại xe điện mới, rất tân kỳ (lạnh ngắt và sạch bóng) đi lại trong thành phố rất tiện nhưng tôi chưa có dịp thử nên không biết giá cả ra sao.
Tô mì hôm nay đã giá gấp 7 rồi, 35 baht. Chai Coca Cola cũng vậy, 10 baht chớ không còn 3 baht như hồi năm cũ  nữa. Lương bổng, lợi tức của người dân Thái – tất nhiên – cũng tăng, và chắc là tăng kịp với đà lạm phát nên không nghe thiên hạ ca cẩm gì nhiều về nạn vật giá leo thang, như ở Việt Nam. Mọi người, xem ra, có vẻ hài lòng với cuộc sống tương đối an lành và phú túc mà họ đang được hưởng.
Khác với những quốc gia láng giềng, dường như, không có cái khoảng cách hay sự tương phản nào (rõ nét) giữa mức sống giữa nông thôn và thành thị ở Thái Lan. Những người chạy taxi, và ngay cả xe tuck tuck, hay xe ôm nữa –  nơi xứ sở này – trông cũng tự tin và thoải mái hơn đồng nghiệp của họ ở Cambodia, hay Lào.
E là mình chủ quan nên tôi viết thư hỏi một anh bạn, người đã sống ở Thái Lan từ năm 1992, hiện là một trong những thông tín viên thường trực của RFA ở Bangkok. Qua ngày sau, tôi nhận được hồi âm:
Anh Tư mến, 
Em đọc thư anh viết từ hôm qua, song bận quá giờ mới viết trả lời anh được.
Đợt vừa rồi tìm hiểu để viết về cuộc sống của những người Việt tỵ nạn ở Thái lan, đặc biệt là những người Thượng Tây nguyên thì vượt quá sức tưởng tượng của em.
Họ khổ quá, thương họ quá dù rằng mình cũng hiểu phần nào song không hình dung trên thực tế thì nó là như thế.
Chuyện lương của cháu K. 300$/tháng (9,000 baht) là mức lương tối thiểu của một lao động phổ thông người Thái theo quy định của nhà nước. Mức lương đó mà dành cho 03 người thì khá vất vả, vì riêng tiền thuê nhà ở Bangkok một phòng 12-14 m2 có nhà vệ sinh tồi nhất cũng phải mất 2-2,500 baht. Số tiền còn lại còn trăm thứ phải tiêu: diện, nước, internet và ăn uống tiêu dùng.
– Lương của một Hạ sỹ quan CS Thái lan khoảng 18,000 baht
– Lương của một Sỹ quan CS Thái lan mới ra trường khoảng 20,000 baht.
– Lương cho giáo viên thì rất cao, bằng khoảng 130% của lương viên chức khác.
– Lương của một viên chức trung bình khoảng 23,000 baht.
Nhìn chung lương viên chức ở Thái lan thì thấp, song họ có các chế độ đãi ngộ khác kèm theo khá tốt như các vấn để an sinh xã hội dành cho người nhà của viên chức như bố, mẹ, vợ con v.v…
Mặt khác ở Thái lan có chế độ giáo dục miễn phí 12 năm, chữa trị y tế hoàn toàn free 100%, có tợ cấp cho người già, người tàn tật. Vì vậy với mức lương trung bình 23,000 baht/tháng cũng đủ sống không phải kiếm thêm. Hầu như không thấy hiện tượng viên chức người Thái phải làm thêm. Hầu như đối tượng này có nhà riêng và xe hơi.
Những người có khả năng thì họ đi làm cho các công ty tư nhân, lương cao hơn khoảng 140% so với lương viên chức.
Vật giá ở Thái lan khá rẻThức ăn bán sẵn cho 03 người một bữa có 03 món thịt, cá và canh khoảng 100 baht là tạm ổn, cơm thì nấu ở nhà. 
Lái xe taxi cũng là một nghề tự do kiếm tiền khá, song nếu phải thuê xe thì một ngày cũng phải trả tiền thuê khoảng 7-800 baht/ngày nên cũng chẳng thừa được bao nhiêuCòn lại khoảng 7-800 baht/ngày sau khi trừ tiền mua gaz. Có xe riêng thì được nhiều. Chạy xe ôm là việc dễ làm, chỉ cần có moto và trả phí hàng ngày chừng 50-60 baht cho chủ bến (Cảnh sát) thì mỗi ngày chịu khó cũng kiến được khoảng 1,000 baht.
Lạm phát ở nước Thái thì ít so với VN, em ở bên này 23 năm thì thấy vật giá mới tăng khoảng 150%, thế cũng là phù hợp với tốc độ suy thoái kinh tế toàn cầu. Tất nhiên cũng phải kể đến nguyên nhân chính là việc nâng mức lương tối thiểu của lao động phổ thong từ 6,000 baht/ tháng lên 9,000 baht/tháng.
Em viết vội cho anh như vậy, có gì cần biết anh cứ bảo em nhé.
Chúc anh khỏe.
Ở VN thì đơn vị tiền tệ không phải là tiền baht mà là tiền Bác. Đồng tiền này được lưu hành trên toàn quốc từ ngày 23 tháng 9 năm 1975. Sự kiện này được báo Sài Gòn Giải Phóng (số ra ngày 27 tháng 9 cùng năm) ghi lại thế này đây:
Nhiệm vụ của đồng bạc Sài Gòn (là) giữ vai trò trung gian cho Diệm xuất cảng sức lao động của đồng bào ta ở miền Nam cho Mỹ… Làm trung gian để tiêu thụ xương máu nhân dân miền Nam, làm trung gian để tiêu thụ thân xác của vô số thiếu nữ miền Nam, làm trung gian cho bọn tham nhũng, thối nát, làm kẻ phục vụ đắc lực cho chiến tranh, làm sụp đổ mọi giá trị tinh thần, đạo đức của tuổi trẻ miền Nam, làm lụn bại cả phẩm chất một số người lớn tuổi… Nó sống 30 năm dơ bẩn, tủi nhục như các tên chủ của nó, và nay nó đã chết cũng tủi nhục như thế. Đó là một lẽ tất nhiên, và đó là lịch sử… Cái chết của nó đem lại phấn khởi, hồ hởi cho nhân dân ta.”
tiền baht 3
Tiền Bác. Ảnh: facebook
Ba mươi tám năm sau, nhà báo Huy Đức mới có lời bàn thêm, và bàn ra, nghe như một tiếng thở dài: “Không biết ‘tủi nhục’ đã mất đi bao nhiêu … nhưng rất nhiều tiền bạc của người dân miền Nam đã trở thành giấy lộn.”  (Bên Thắng Cuộc, tập I. OsinBook, Westminster, CA: 2013).
Thảo nào mà trong dân gian không thiếu những câu thơ (nghe) hơi thừa cay đắng:
Máu rợn mùi tanh, cuộc đổi đời
Ba lần cướp trắng lúc lên ngôi
Miền Nam “ruột thịt” âm thầm hiểu: 
Cách mạng là đây: bọn giết người !
Mà đắng cay là phải vì hiện nay Việt Nam đã trở thành một trong mười quốc gia có đồng tiền trị giá thấp nhất thế giới, , theo như ghi nhận của dondwest.hubpages.com/hub/Worthless-Fiat-Currency:
1. Somalia
2. VIETNAM
3. São Tomé and Príncipe
4. Iran
5. Indonesia
6. Laos
7. Guinea
8. Zambia
9. Paraguay
10. Sierra Leone
Theo thời giá thì 100 baht, nếu tiện tặn, có thể đủ tiền chợ nguyên ngày cho một gia đình ba người. Còn 1.000 ngàn đồng tiền Bác thì ngay cả đến giới ăn xin cũng không muốn nhận – như tường thuật của nhà báo Bạch Nga, trên Vietnamnet:
Trong khi ngồi đợi xe ở trạm trung chuyển xe bus Long Biên, tôi được dịp chứng kiến cảnh một bà lão ăn xin chê tiền của khách.
‘Cô tính thế nào chứ 2 nghìn bây giờ chả đủ mua mớ rau, lần sau đã mất công cho thì cho ‘tử tế’ nhá!’
Câu nói của bà lão ăn xin khiến nhiều người phải sốc…
Chị Hương (Cầu Giấy – Hà Nội) chia sẻ câu chuyện có thật mà như đùa: ‘Nói thật, có lần gặp hai chị em nhà này đi ăn xin, thương tâm quá tôi liền rút ví ra đưa cho chúng 3 nghìn lẻ. Ngay lập tức, nó gọi tôi lại, giơ tờ 5 nghìn đồng lên trước mặt tôi bảo: cho chị thêm 2 nghìn cho đủ mua mớ rau nhé.”
tiền baht 4
Ảnh: vtc
Lý do khiến đồng Bác bị nhân dân, cũng như nhân loại, rẻ rúng được nhà báo Nguyễn Vũ Bình lý giải như sau:
“Nhà nước VN, từ khi thành lập tới nay, đều giữ bí mật về lượng tiền in ra, phát hành. Ngoài mấy lần đổi tiền, làm người dân vô cùng điêu đứng, thì khi bước vào chuyển đổi cơ chế kinh tế, chuyển sang kinh tế thị trường cũng liên tục vi phạm nguyên lý về mối tương quan giữa lượng tiền phát hành và năng lực của sản xuất của nền kinh tế.
Việc in tiền không căn cứ và không có giới hạn khiến cho giá cả hàng hóa năm nào cũng tăng ít nhất từ 20-50%/năm (trong khi các nền kinh tế thị trường chỉ từ 5-7%). Đồng tiền mất giá đã bóp méo toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh cũng như giảm mức sống mà người dân đáng ra phải được hưởng…”
Những cái “người dân đáng ra phải được hưởng” – xem chừng – mỗi lúc một xa khỏi tầm tay, và càng ngày thì cuộc sống càng thêm “điêu đứng.”  Đã đến lúc mà vấn đề được đặt ra theo một chiều hướng khác, thách thức thấy rõ:
“Liên tiếp trong một thời gian ngắn, xăng và điện tăng giá, một số thành phố sẽ thu phí đường bộ đối với xe máy từ ngày 1-7 tới… Tiền điện tăng 100%, giá xăng dầu được dự báo vẫn theo chiều hướng tăng vọt dù giá nhập giảm tới… 40%, nồi cơm của nhiều gia đình chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng bởi thu nhập không tăng kịp theo tương xứng. Nhiều bà nội trợ chắc chắn sẽ chật vật vì phải cắt khoản chi tiêu này, giảm khoản kia để tổ ấm của mình tồn tại…
tiền baht 5
Trong cuộc sống sự nhẫn nại là một đức tính tốt nhưng vấn đề là nhẫn nại của chúng ta có giới hạn không?” (Benjamin Ngô. “Sự Nhẫn Nại Của Chúng Ta.” Báo Pháp Luật, số ra ngày 28 tháng 6 năm 2015).
Tôi may mắn không “phải” sống ở Việt Nam nên không dám lạm bàn chi về mức độ “giới hạn nhẫn nại” của đồng bào mình. Lêu bêu ở xứ người, đôi lúc, tôi chỉ trộm nghĩ rằng giá mà đừng có Bác (và mấy đồng bạc của Người) thì thiệt là đỡ khổ cho dân Việt biết chừng nào!
Tưởng Năng Tiến
Continue Reading... Nhãn:


Sổ Tay Thương Dân-Đất Nước Nhìn Từ Phi Trường Changi-2015-10


Đất Nước Nhìn Từ Phi Trường Changi


nguyenminhtriet





Con gái Việt Nam đẹp lắm!
Nguyễn Minh Triết


Dân Việt – khi giận – họ mắng nhau hơi kỹ, và hơi quá. Ít nhất thì cũng kỹ hơn và quá hơn vài ba dân tộc khác mà tôi đã có dịp “chung đụng” qua ngôn ngữ thường ngày. Người Anh, người Mễ, người Pháp không chửi “đối phương” là đồ mặt mo, đồ mặt mẹt, đồ mặt dầy hay đồ mặt thớt…   Người Tiệp, người Tầu, người Nga, người Lào, người Miên, người Miến – tôi đoán – chắc cũng không luôn.
Chúng ta, qua cách chửi, đã biểu lộ một tâm lý chung của dân tộc mình: rất sĩ diện. Bởi vậy, không có gì ngạc nhiên khi chuyện lùm xùm (làm “mất mặt” dân Việt) ở phi trường Changi đã khiến cho những người cầm viết Việt Nam – trong cũng như ngoài nước – đều nóng như hơ. Riêng nhà văn Huy Phương thì nóng như lửa:
 “Những người Việt này bị đối xử như tội phạm, bị đưa vào phòng riêng, kiểm soát chặt chẽ giấy tờ, bị phỏng vấn và bắt tự đếm số tiền mang theo trước mặt nhân viên sân bay. Những người khách này buộc phải trở lại Việt Nam trên các chuyến bay đưa họ đến, hay lưu lại những khách sạn gần phi trường mà hãng hàng không Việt Nam phải đài thọ chi phí…
Chính quyền Singapore cũng không hề nói lý do họ không cho những người Việt này vào nước họ, nhưng cái lý do này thì những người trong cuộc, hay toàn thể ‘khúc ruột ngàn dặm’ trên khắp thế giới đều biết rõ, đều cảm thấy xấu hổ và đau lòng…
Geyleng 1
Geyleng là một con lộ dài, cắt ngang bởi vài chục con hẻm lớn, ở Singapore. Nó được mệnh danh là Phố Đèn Đỏ Quốc Tế, với hàng ngàn người hành nghề bán dâm thuộc nhiều quốc tịch khác nhau. Riêng hai con hẻm 20 và 21 (Lorong 20 & 21) hiện nay thì gần như là giang sơn của những cô gái Việt. Ảnh:Nguyễn Công Bằng, chụp khuya 19 tháng 10 năm 2014.
Chuyện không phải bây giờ mà cách đây vài năm Singapore đã loan tin cảnh sát tổng càn quét vào khu mại dâm Việt ở Geylang và Joo Chiat, bắt giữ hàng chục gái mại dâm người Việt lẫn bảo kê. Liên tục trong vòng một tuần, chỉ riêng tại khu Joo Chiat, 52 cô gái Việt đã bị bắt giữ. Các cô trang điểm diêm dúa, ăn mặc hở hang đón xe buýt hoặc xe taxi đến quán karaoke, vô từng bàn khách, ăn uống, rượu bia, lả lơi, ôm ấp, bán dâm tại bàn rượu hoặc đi ngủ đêm với khách, cố moi tiền bằng đủ mọi cách…
Nếu danh dự phụ nữ Việt Nam bị coi thường hay chà đạp là danh dự của cả dân tộc cũng bị coi thường. Ai có trách nhiệm trong việc đàn bà con gái Việt Nam bị cấm cửa và cái mặt Việt Nam trong thời gian gần đây, có thể nói xa hơn là dưới chế độ xã hội chủ nghĩa đã bị lấm lem đến mức tồi tệ.”
Bài báo (“Cái Mặt Việt Nam”) của Huy Phương được phổ biến trên nhiều trang web, cùng với không ít những lời tán thưởng. Nhân tiện, tôi cũng xin mạn phép được giới thiệu một cách nhìn khác (có thể là chính xác và thấu đáo hơn) của nhà thơ Trangđài Glassey-Trầnguyễn. Theo tác giả này thì vấn đề không phải làcái mặt Việt Nam” mà là “cái khác” cơ:
chém cha cái kiếp dâm nô
đã đau đô hộ, xuống mồ càng đau
 
ai bảo chế độ thực dân chấm dứt 
khi Pháp rút khỏi Việt Nam 1954?
nếu bạn Google Search, hôm nay, 2013
tìm “lịch sử nhân linh Việt”
bạn sẽ thấy
đường Trường Sơn
là ngõ tắt gần nhất
tới đường âm-đạo-bị-đô-hộ
thuộc địa của chế độ “đô hộ trắng”
tên gọi hết sức nhẹ nhàng: “white slavery”
 
trắng nỗi gì?
nó đen đặc!
khi những con cặc của bọn mua dâm toàn cầu
chen nhau lao vào
xé rách âm hộ
hùng hục
cày xới
giày xéo
giẫm nát
âm đạo nôn thốc tháo
âm đạo chết ngất
âm đạo túa máu
âm đạo ung thư
âm đạo đau lòng
 
công nghệ mua dâm
đã vạc hết nạc ở Đông Âu, ở Thái, ở Phi,
và ở tất tần tật những “đệ tam quốc gia”
và đây, Việt Nam, miền đất mới
độc lập, tự do, hạnh phúc!
tự do khủng,
rất hoàn cảnh,
nên bạn có thể vô tư lấy trinh của một đứa bé lên ba
(để mua vui, hay xã xui như vị Đảng viên cấp cao kia)
có thể cưới bốn (hoặc nhiều hơn) cô vợ còn trinh ở tuổi vị thành niên cùng một lúc
và có thể thản nhiên hiếp dâm hàng loạt nữ sinh trung học
mà vẫn nghênh nghênh giữ chức Hiệu Trưởng
đô hộ từ ngoài
đô hộ từ trong
cái âm đạo của phụ nữ Việt 
trong thiên niên kỷ thứ ba
là nơi gánh chịu nhiều oan khiên đàn áp khổ nhục nhất
trong cả lịch sử cộng lại
 
cái nắng thực dân đổ dài trên âm đạo
thấm vào từng thớ thịt
đốt rụi đường về
 
Thúy Kiều của Nguyễn Du được hóa kiếp
nhưng Thúy Kiều ở ngoài đời thì vẫn còn lênh đênh
truyền kiếp lầu xanh
 
Ngô Tất Tố đưa Chị Dậu
trốn chạy con quỷ râu xanh
chống cự cái tham dâm của quan anh, quan cụ
mà cả một thế kỷ sau
Chị Dậu vẫn còn chạy 
chạy đi khắp thế giới
tiền đồ vẫn tối đen
 
không phải mãi đến thế kỷ 21
mới có gái quê ra tỉnh đi làm nuôi gia đình
người ta gọi “đô thị hóa” nông thôn
Chị Dậu (và có lẽ nhiều cô gái quê trước cả Chị nữa)
đã đứt ruột bỏ quê, bỏ con, bỏ chồng, bỏ nhà lên tỉnh
đi ở, làm vú sữa cho quan cụ 80 thừa tiền, chuộng uống sữa người,
ngại uống sữa bò, sợ nóng
cụ chuộng luôn đôi ngực đang đau nhói của người đàn bà con mọn
xót con thơ 
cái tiền đồ tối đen như mực của Chị Dậu
truyền đời
truyền kiếp
truyền lại đến hôm nay
mà vẫn tối đen như mực!
 
lính Mỹ đổ bộ lên âm đạo
lập những quán trắng da
phát triển ‘nền kinh tế về đêm’
âm đạo chèn giữa súng và đạn
 
từ trên đe dưới búa của phong kiến và đô hộ
đến dưới búa trên đe của Đảng và áp lực hiện đại hóa
đô hộ âm đạo
đó là cách giết chết một dân tộc nhanh nhất
một cách bỉ nhục nhất
một cách rốt ráo nhất
 
trên đe
dưới búa
âm đạo Việt Nam 2013
nát như tương
lưu lạc tứ phương
lầu xanh khắp cõi
ngay cả ở những quốc gia nghèo nhất thế giới
cũng có âm đạo Việt Nam bị đưa đến
và bị đô hộ
 
những đứa bé gái lên năm, lên bảy
khi được cứu ra khỏi nhà chứa
đã dùng gòn và thuốc đỏ chà nát cơ thể mình
hết ngày này sang ngày khác
để tẩy uế
thuốc đỏ cùng màu với máu
chỗ nào là máu đổ, chỗ nào không?
 
những đứa bé chưa kịp tuổi đến trường
bị công an Cambốt bắt giam khi soát nhà chứa
và bị tòa án Cambốt kết án là nhập cư trái phép
ôi, mỉa mai!
chẳng lẽ những đứa trẻ này tự dắt mình
từ một miền quê hẻo lánh nào đó ở Việt Nam
để vượt biên giới sang nhà chứa ở Cambốt hay sao?
hay tại ông quan tòa mù mắt và mù lương tâm?
 
Việt Nam đã từng bị đô hộ
bởi láng giềng phương Bắc
bởi mẫu quốc Phú Lãng Sa
nhưng mỗi lần là một quốc gia 
bây giờ
Việt Nam bị đô hộ
bởi cả thế giới
và tự đô hộ mình
đô hộ ở ngay cái nơi tế nhị nhất,
riêng tư nhất,
cái nơi thiêng liêng nhất
để đón nhận yêu thương
để hòa hợp âm dương
để đưa con vào đời
để duy trì sự sống
nơi ấy bây giờ
đã thành cánh đồng chết
đã thành cửa tử
đã thành bãi tha ma
đã bị đô hộ bởi những hạng người tồi tệ nhất
từ khắp nơi đổ về
và ở khắp nơi mà người phụ nữ Việt bị đưa đến
bị bán
bị nô lệ hóa
bị chôn sống từng ngày mấy chục lượt
bị biến mất mà không có ai đi tìm
Geyleng 2
Công an V.N. đang tác nghiệp.Ảnh: banvannghe.com
 
ai có thể đếm được
bao nhiêu triệu cái màng trinh
đã bị chọc thủng trong tức tưởi
–         với một cái giá rẻ mạt
để trả tiền thuốc cho mẹ, tiền cơm cho cha, tiền học cho em?
mà cuối cùng vẫn không thoát ra được cái ngõ cụt mang tên “bần cùng”

–         hay không cả một xu
khi kẻ cưỡng trinh có búa liềm và cờ đỏ?
và những hứa hẹn không cần thực hiện…

trong những cái phòng lạnh bị cấm khẩu…
vì cái mạng nhện dày kệch
          đói nghèo, tiền kiếp đô hộ, hiện kiếp dâm nô
          tham nhũng, bóc lột, những chính sách ngu dốt sai lệch
          cái cán cân lệch giữa nước đang (chưa) phát triển và những nước công nghiệp
          sự bần cùng hóa nữ giới trên toàn cầu từ thời con người săn bắn và thu nhặt
          vân vân và vân vân
 
cố đấm ăn xôi
xôi bị cúp
cầm bằng làm điếm
điếm không lương
quê-hương-âm-đạo 
tràn đô hộ
biết đến bao giờ
tỏa được cương?
 
kẻ đô hộ chỉ có thể đô hộ
khi kẻ bị đô hộ chịu để bị đô hộ
 
hãy xoá sổ đô hộ
chặt đứt lối mòn của suy nghĩ nhược tiểu
dẹp những kềm hãm của nhịn chịu bất công
đứng lên phá đổ thành trì đô hộ
đưa ù lì trì trệ vào gông
đã đến lúc những âm đạo vùng lên!
Vùng lên là phải!
Tuy nhiên, viển ảnh của một cuộc nổi dậy (hay nói theo nhà văn Phạm Thị Hoài  là “nổi loạn”) của âm hộ Việt Nam e còn xa xăm lắm – như Luận Văn Nghiên Cứu Về Khu Kinh Tế Mại Dâm tại Thành Phố Hồ Chí Minh (*) của tiến sĩ Kimberly Kay Hoang:
“Khách của số lớn trong nhóm phụ nữ này là những đàn ông Việt Nam nghèo với thể xác làm họ buồn nôn. Nếu thủ dâm và khẩu dâm không làm khách đạt thỏa mãn, thì giao cấu là biện pháp cuối cùng những người đàn bà này sẽ làm. Chín trong số mười hai phụ nữ mại dâm đã cho tác giả biết họ đều nôn mửa khi mới vào nghề sau khi cảm thấy tinh dịch của khách hàng trên tay hay trong miệng vì họ tởm lợm thể xác của những khách mua dâm…
Mỗi bao cao su giá khoảng 40 xu, một giá quá đắt đối với những phụ nữ mại dâm bậc thấp. Vì thế, họ thường cố gắng làm cho khách xuất tinh bằng những cách khác hơn là giao cấu…”
Geyleng 3
Khi còn rất nhiều phụ nữ Việt Nam vẫn chưa sắm nổi một cái bao cao su (“giá khoảng 40 xu”) để tự bảo vệ lấy thân, và không ít người còn phải “bán trôn rồi, lại bán cả mồ hôi” (“mà đói rách vẫn quần cho sớm tối”) thì chúng ta sẽ còn “mất mặt” đều đều – ở rất nhiều nơi khác nữa – chứ chả riêng gì ở phi  trường Changi.
Tưởng Năng Tiến
(*) Hai luận văn, “Economies of Emotion, Familiarity, Fantasy, and Desire: Emotional Labor in Ho Chi Minh City’s Sex Industry”(1) và “She’s Not a Dirty Low Class Girl: Sex Work in Ho Chi Minh City,” (2) là những công trình đã đoạt giải luận văn sinh viên cao học tại các đại học Cornell (2008), UC Berkeley (2010) và những giải thưởng khác cuả ASA và giải Cheryl Allyn Miller, Những nhà Xã hội học cho Phụ nữ trong Xã hội (2011). Tác giả Kimberly Hoàng tốt nghiệp cử nhân về Communication & Asian American Studies tại đại học UC Santa Barbara và theo học Xã hội học tại đại học Stanford trước khi hoàn tất học trình tiến sĩ Xã hội học (chú trọng về phụ nữ, giới tính và tình dục) tại đại học UC Berkeley. [Theo Trần Giao Thủy (dcvonline.net)].
Continue Reading... Nhãn:


 

Random Posts

Category

  • ( 8 )
  • ( 1 )
  • ( 2 )
  • ( 1 )
  • ( 1 )
  • ( 18 )
  • ( 8 )
  • ( 50 )
  • ( 40 )
  • ( 7 )
  • ( 5 )
  • ( 2 )
  • ( 2 )
  • ( 1 )
  • ( 5 )
  • ( 6 )
  • ( 1 )
  • ( 51 )
  • ( 1 )
  • ( 11 )
  • ( 5 )
  • ( 3 )
  • ( 1 )
  • ( 1 )
  • ( 154 )
  • ( 3 )
  • ( 7 )
  • ( 3 )
  • ( 1 )
  • ( 1 )
  • ( 5 )
  • ( 5 )
  • ( 2 )
  • ( 7 )
  • ( 3 )
  • ( 3 )
  • ( 1 )
  • ( 28 )
  • ( 160 )
  • ( 4 )
  • ( 17 )
  • ( 1 )
  • ( 101 )
  • ( 2 )
  • ( 5 )
  • ( 1 )
  • ( 1 )
  • ( 6 )
  • ( 4 )
  • ( 1 )
  • ( 28 )
  • ( 1 )
  • ( 5 )
  • ( 57 )
  • ( 2 )
  • ( 6 )
  • ( 2 )
  • ( 81 )
  • ( 2 )
  • ( 4 )
  • ( 1 )
  • ( 29 )
  • ( 2 )
  • ( 27 )
  • ( 2 )
  • ( 2 )
  • ( 4 )
  • ( 1 )
  • ( 21 )
  • ( 1 )
  • ( 3 )
  • ( 1 )
  • ( 118 )
  • ( 16 )
  • ( 5 )
  • ( 2 )
  • ( 2 )
  • ( 5 )
  • ( 3 )
  • ( 19 )
  • ( 1 )
  • ( 2 )
  • ( 1 )
  • ( 2 )
  • ( 3 )
  • ( 30 )
  • ( 248 )
  • ( 1 )
  • ( 2 )
  • ( 125 )
  • ( 586 )
  • ( 1534 )
  • ( 30 )
  • ( 5 )
  • ( 7 )
  • ( 1 )
  • ( 224 )
  • ( 11 )
  • ( 1 )
  • ( 33 )
  • ( 6 )
  • ( 6 )
  • ( 16 )
  • ( 5 )
  • ( 3 )
  • ( 8 )
  • ( 222 )
  • ( 2 )
  • ( 1 )
  • ( 1 )
  • ( 35 )
  • ( 5 )
  • ( 21 )

Recent Comments

About Template

Return to top of page Copyright © 2010 | Flash News Converted into Blogger Template by HackTutors