Chuyện xứ Phù Tang - 12-2012


Vũ Đăng Khuê

Thời tiết đã vào cuối thu nên trời bắt đầu trở lạnh, buổi sáng thức giấc là lại muốn “nướng” thêm được phút nào hay phút nấy. Nhưng nếu “nướng quá độ” thì thành “khét”, bừng tỉnh dậy chỉ thấy…. “còn một mình ta với….ta”. Hóa ra là trễ, ba chân bốn cẳng vùng dậy khỏi giường. Qua loa cho xong rồi vội vàng bay đến sở, vì cứ mỗi lần trễ là mỗi lần mất “điểm”, còn phải để dành “điểm” cho những lần khác nữa chứ, chẳng hạn cho lần quá chén đêm trước vì “sobetsukai” (Tiệc tiễn người đi), cho “cơn trái gió trở trời” bất chợt v.v…….Trung bình 1 tháng mất chừng 5 điểm thì sẽ mất toi cái khoản “Kaikin Teate” (trợ cấp siêng năng). Ít nhiều gì thì cũng là tiền vì…. “Tiền là sức bật”. Nghĩ vậy tự nhiên thèm “chế độ mùa hè” được thêm 1 tiếng để “nướng”. Vài năm trước thấy các ông bà dân biểu rục rịch đưa ra dự luật này, nhưng bây giờ thì không thấy nữa, chắc có lẽ bị thuế tiêu thụ, động đất, sóng thần cuốn trôi đi mất. Lăng nhăng một chút cho có trớn, tạm chấm dứt chuyện “đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt”. Xin được bắt đầu.

Mối thù…. truyền kiếp



Phố Hàn – tiệm Hàn trong khu vực Hyakunin cho
Continue Reading... Nhãn:


Làn gió lành


Bùi Tín
Blogger Người Buôn Gió và
Thị trưởng thành phố Weimar.
Thế là Người Buôn Gió Bùi Thanh Hiếu đã làm xong một chuyến đi xa đến tận trung tâm nước Cộng hòa Liên bang Đức, tại đó anh hoàn thành một tác phẩm dài 33 kỳ.Anh có cách viết nhanh nhạy, vài ngày ra một bài, theo kiểu kể chuyện, dễ hiểu, sinh động, chân thực. Anh sớm tạo cho mình một bút pháp riêng. Trong Đại VệChí Dị (Chuyện lạ nước Vệ) anh áp dụng lối viết độc đáo, phỏng theo cách viết xưa của tiểu thuyết lịch sử tràng giang đại hải nhiều chương mục bên Trung Hoa, như Thủy Hử, Tam Quốc Chí, Đông Chu Liệt Quốc… với những nhân vật được khắc họa qua những tính cách đặc sắc riêng, nhưng lại chỉ để nói về tình hình hiện tại, con người hiện tại, xã hội hiện tại của nước Việt ta. Cái hay, cái hấp dẫn, thú vị của văn tài Người Buôn Gió là ở đó.
Continue Reading... Nhãn:


Phụ nữ nhân quyền Việt Nam: liên kết và thay đổi


VRNs (28.11.2013) – Sài Gòn 


Tổ chức sinh hoạt dân sự có tên gọi Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam ra đời với Tuyên Cáo Thành Lập “Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam”, vào ngày 26.11.2013. 

 

Cô Yến Trang, một trong những thành viên của tổ chức xã hội dân sự Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam cho biết mục đích: “Thứ nhất, gắn kết các cá nhân phụ nữ chịu thiệt thòi và dễ bị tổn thương từ các vụ việc vi phạm Nhân quyền. Thứ hai, lên tiếng và có những hành động bảo vệ thiết thực đối với những người phụ nữ đã và đang bị xâm
Continue Reading... Nhãn:


Phó Tổng Thống Hoa Kỳ đi Trung Quốc


DienDanCTM – 28/11/2013
Phó TT Hoa Kỳ Joe Biden
Tiếp theo thông tin ngày hôm qua về hành động được coi như một thách thức của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc khi cho 2 chiếc máy bay ném bom khổng lồ B-52 bay trên không phận của quần đảo của Biển Hoa Đông nơi có tranh chấp giữa Nhật Bản và Trung Quốc, thông tin ngày hôm nay cho biết là Phó Tổng Thống Hoa Kỳ Joe Biden sẽ thăm Trung Quốc vào tuần tới để truyền đạt đến Trung Quốc quan ngại của Hoa Kỳ về việc Trung Quốc tuyên bố lập vùng nhận dạng phòng không bao trùm các quần đảo có tranh chấp.Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ Chuck Hagel tái khẳng định là Hiệp Ước An Ninh Mỹ-Nhật cũng sẽ được áp dụng với quần đảo Senkaku (Điếu Ngư), có nghiã là Hoa Kỳ sẽ giúp đỡ Nhật Bản tự vệ nếu bị tấn công bằng quân sự. Ông Chuck Hagel cũng bảo đảm với Bộ Trưởng Quốc Phòng Nhật Bản Itsunori Onodera là thái độ của Trung Quốc sẽ không thể nào thay đổi các hoạt động
Continue Reading... Nhãn:


Tại sao cộng sản không thể tự thay đổi


Ngô Nhân Dụng
Người Việt
Bài trước trong mục này đã trích dẫn nhiều câu của ông Bùi Quang Vinh, nói với các đại biểu Quốc hội. Ông bộ trưởng bộ Kế hoạch và Ðầu tư nói thẳng rằng số đầu tư đang xuống thê thảm. Ông Bùi Quang Vinh công nhận: Phải thay đổi thể chế tất cả nền kinh tế, thay đổi triệt để.Ông Bùi Quang Vinh nói, về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: “Nhưng bây giờ rạch ròi ra, thị trường là thế nào và định hướng xã hội chủ nghĩa là thế nào?” Ông nêu ra thí dụ cụ thể trong ngành sản xuất điện; nó không theo thị trường, mà cũng không theo định hướng xã hội chủ nghĩa! Ông báo cáo rằng ở các nước tiên tiến tư nhân đóng vai chính trong việc đầu tư vào ngành sản xuất điện, một thứ mà người dân nào cũng tiêu thụ. Ở Việt Nam, nhà nước nắm vai trò quyết định, để “sản xuất ra một sản phẩm bán dưới giá thành.” Tức là hoàn toàn phản lại quy tắc kinh tế thị trường. Vậy chính sách đó có theo chiều hướng xã hội chủ nghĩa hay không? Ông Vinh lại vạch ra: Nó chỉ giúp cho các nhà tư bản bỏ tiền làm các nhà máy xi măng và thép. Họ chỉ cần hưởng giá điện rẻ cũng đủ kiếm lời rồi. Tức là các nhà tư bản được công quỹ trợ cấp dưới hình thức giá điện rẻ, mà công quỹ là tiền của toàn dân chứ không phải của riêng ông nhà nước. Ông nhà nước lấy tiền của dân nghèo trợ cấp cho giới tư bản. Ông
Continue Reading... Nhãn:


Biểu quyết Hiếp pháp theo kiểu XHCN: phải chăng có sự tác động của … máy móc?


Theo Diễn Đàn Xã Hội Dân Sự
Bổ sung (11h, ngày 28/11/2013): Vào hồi 9h53′, ngày 28/11/2013, Quốc hội đã thông qua bản Hiến pháp sửa đổi, với 486 phiếu tán thành, 2 ”không biểu quyết”, 0 có ý kiến “không tán thành”. 
Tuy nhiên, trong thời gian chưa đến 60 giây trong quá trình bỏ phiếu, trên bản điện tử hiển thị có những diễn biến khó hiểu, đã có lúc ghi nhận có 3 ý kiến “không tán thành”, 21 “không biểu quyết” … Phải chăng đã có đại biểu nhanh chóng thay đổi quyết định trong thời gian bỏ phiếu ngắn ngủi, hay đã có sự tác động của … máy móc? 
Xin được ghi lại qua hình ảnh:
1
Continue Reading... Nhãn:


Hà Nội: Hàng ngàn dân oan biểu tình!


Blog Xuân Việt Nam 
Hàng ngàn dân khiếu kiện và biểu tình !
Sáng nay, tại trụ sở tiếp dân nhà nước ở Ngô Thì Nhậm Hà Đông có hàng ngàn dân tới đây từ các khắp nơi khiếu kiện, chủ yếu về đất đai.


Continue Reading... Nhãn:


Ông ‘Hoàng An Ninh’ lâm nạn


Bùi Tín/ VOA
 
Ô Chu Vĩnh Khang
Dây là chuyện bên Tàu. Trong 2 số ra tháng 8 và tháng 10 vừa qua, báo South China Morning Post đưa tin ông Chu Vĩnh Khang, một nhà lãnh đạo hàng đầu của Trung Quốc, đang lâm nạn. Có tin ông hiện bị giam lỏng để điều tra, có thể là để chờ ngày bị bắt giữ và xét xử.
Mới đầu dư luận ở Bắc Kinh cho rằng ông Chu Vĩnh Khang bị sờ gáy vì ông là người che chở cho ông Bạc Hy Lai, bí thư thành ủy đảng CS Trùng Khánh, và từng tỏ ý muốn đưa ông Bạc Hy Lai vào Ban Thường vụ Bộ Chính trị gồm có 9 người (hiện còn 7 người) để vận động đưa lên cao nữa. Chính vợ chồng Bạc Hy Lai khai ra nhiều chuyện bê bối về ông. Thế rồi có tin thật ra tội của ông Chu còn lớn hơn thế nhiều.
Continue Reading... Nhãn:


Thầy Phú sai rồi


Phạm Hồng Sơn
Dù chưa một lần gặp mặt, cũng chưa bao giờ được tiếp xúc, nhưng từ lâu tôi đã âm thầm coi nhà báo Nguyễn Vạn Phú – hiện đang giữ một vị trí quan trọng tại một trong vài tờ báo của chính quyền còn đáng đọc, đáng trọng – là thầy tôi. 

Trước tiên là thầy về Anh ngữ. Tôi vẫn giữ nguyên một tập những trang photo đã ngả vàng các bài trong chuyên mục “Câu lạc bộ tiếng Anh” hay “Tiếng Anh trong kinh doanh” của nhiều số Đầu tư cách đây trên 15 năm, do thầy Phú đảm trách. Tôi vẫn thường theo rõi để học nhiều kiến thức bổ ích, tăng cường thêm lối tư duy logic, khách quan và công bằng từ thầy Phú, trên blog của thầy hay bất kỳ đâu tôi gặp.
Continue Reading... Nhãn:


Trí thức Sài Gòn kiến nghị tổ chức Hội Đồng thúc đẩy Nhân Quyền


Huỳnh Ngọc Chênh
Thành phố HCM, ngày 26 tháng 11 năm 2013
Kính gửi:
CHỦ TỊCH NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM
CHỦ TỊCH QUỐC HỘI
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Đồng kính gửi :
BỘ TRƯỞNG BỘ NGOẠI GIAO
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

V/v Tổ chức Hội đồng Thúc đẩy nhân quyền
Ngày 12 tháng 11 năm 2013, Việt Nam được bầu vào Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc. Trước đó 5 ngày (ngày 7/11) Việt Nam ký kết tham gia Công ước chống tra tấn của Liên hiệp quốc, đồng thời Cam kết 14 điều khi nộp đơn ứng cử vào Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc.
Trước sự kiện này, một số cơ quan Đảng – Nhà nước, hệ thống báo chí, truyền thông chính thức loan tải thông tin bình luận đó là một thành tựu to lớn của nhân quyền Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng và quản lý‎ của Nhà nước các cấp niềm hãnh diện của Đất nước, của Nhân dân ta.
Nhiều tác giả, từ những góc nhìn, tầm nhìn khác nhau đã đưa ra những thẩm định đa dạng, nhiều chiều. Trong đó có những viên chức cao cấp của nhà nước, như ông Trần Văn Hằng, Chủ nhiệm Ủy Ban đối ngoại của Quốc hội đưa ra nhận định : “Đây là đòn đánh mạnh vào các đối tượng mà bấy lâu nay cố tình bôi nhọ, vu cáo chúng ta”. Nhiều ý kiến khác lại cho rằng Việt Nam và một số ít nước khác tuy có vi phạm nghiêm trọng Nhân quyền cũng được bầu vào Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc là tạo điều kiện cho các nước này phấn đấu.
Trước tình hình này, chúng tôi một số nhân sĩ, trí thức, những người quan tâm đến thời cuộc, đang cư trú, sinh sống tại Thành phố Hồ Chí Minh nhận thấy:
Hàng chục năm qua, trên các báo đài chính thống hiếm khi đăng tải toàn văn các Công ước quốc tế mà Việt Nam ký kết, tham gia là thành viên, đặc biệt là các Công ước của Liên Hiệp Quốc về nhân quyền mà dư luận rất quan tâm như Công ước về Quyền dân sự và chính trị, Công ước về cấm tra tấn… Trên thực tế, các văn bản quan trọng này, chúng tôi chỉ nghe thấy tên, một vài trích dẫn để diễn giải theo ý kiến chủ quan của người cầm quyền. Đây lại chính là điều “cấm kỵ” đã được quy định trong Công ước. Chúng tôi hy vọng kể từ nay, các quyền dân sự và chính trị, quyền kinh tế, văn hóa, xã hội và các quyền cơ bản khác của công dân… cần phải được thực thi đúng theo tinh thần “Tuyên Ngôn Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc ” và các “Công ước quốc tế nhân quyền” của Liên Hiệp Quốc mà Việt Nam đã ký kết, hoặc đã là thành viên và đặc biệt mới đây là “14 điều cam kết” mà chính phủ Việt Nam ký khi nộp đơn ứng cử vào Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc.
Chúng tôi hiểu rằng, kể từ nay, Việt Nam không chỉ hãnh diện vì được bầu vào một trong hai tổ chức quyền lực bậc nhất của Liên hiệp quốc [Hội đồng Bảo An LHQ, Hội Đồng Nhân Quyền LHQ] mà vấn đề có ý nghĩa quan trọng là Nhà nước Việt Nam phải bằng hành động cụ thể có sự kiểm tra giám sát chặt chẽ của Nhà nước và của dân được quy định công khai, minh bạch với những chủ trương, chính sách, giải pháp, trong đó có những văn bản pháp quy nhằm đảm bảo cho 90 triệu người dân ở trong nước được hưởng và thực hiện đầy đủ các quyền ghi trong các Công ước mà Việt Nam đã ký kết, tham gia là thành viên .
Chúng tôi hiểu rằng, đường lối ngoại giao đúng đắn và bền vững chính là sự nghiêm chỉnh thực thi những cam kết quốc tế và khu vực thể hiện công khai trong đời sống xã hội của đất nước, thành tựu đạt được của ngoại giao là nhằm góp phần to lớn thúc đẩy xây dựng, phát triển mọi mặt xã hội của đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội cho nhân dân. Điều này không chỉ là nghĩa vụ chính trị mà còn là nghĩa vụ đạo đức của người cầm quyền. Để nhân quyền của mỗi người dân được thực thi và để sự hãnh diện của nhà nước đúng tầm với trách nhiệm đã cam kết, chúng tôi, những người quan tâm đến thời cuộc, đang cư trú, sinh sống tại Thành phố Hồ chí Minh muốn nói lên nguyện vọng bức xúc của các tầng lớp nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, kiến nghị:
1/ Nhân ngày 10 tháng 12 năm 2013, Ngày Nhân quyền do Liên Hiệp Quốc khởi xướng, Nhà nước, các tổ chức chính trị -xã hội, các tổ chức xã hội tổ chức mit- tinh, xuống đường chào mừng sự kiện trọng đại Việt Nam được bầu vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc nhằm vinh danh thắng lợi và đề cao ý thức trách nhiệm thực thi nhân quyền của chính quyền các cấp và các tầng lớp nhân dân. Công bố thành lập “Hội Đồng Nhân Quyền của nhà nước”, “Hội Đồng Nhân Quyền của Mặt trận tổ quốc Việt Nam các cấp” và tại các tổ chức chính trị- xã hội, tổ chức xã hội cùng đồng thời cho thành lập các “Nhóm tổ chức xúc tiến Nhân Quyền của nhân dân”.
2/ “Hội Đồng Nhân Quyền của nhà nước”, “Hội Đồng Nhân Quyền của Mặt trận tổ quốc các cấp” cùng các “Nhóm tổ chức xúc tiến Nhân Quyền của nhân dân” có các nhiệm vụ chính như sau:
a) Phổ biến rộng rãi toàn văn các văn bản về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc mà Việt Nam đã ký kết, tham gia… cụ thể là Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền, Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa, Công ước chống tra tấn, cam kết 14 Điều khi ứng cử vào Hội Đồng Nhân Quyền và Luật Ký kết, Gia nhập và Thực hiện Điều ước Quốc tế ( Luật số: 41/2005/QH11).
b) Chủ trì phối với các cơ quan, tổ chức hữu quan nghiên cứu, rà soát, phát hiện các văn bản qui phạm pháp luật của Việt Nam qui định khác với qui định của Điều ước quốc tế về cùng một vấn đề, nghiêm túc phổ biến một cách minh bạch và công khai cho cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện, áp dụng theo qui định của Điều ước quốc tế (khoản 1 Điều 6: . Điều ước quốc tế và quy định của pháp luật trong nước. Luật Ký kết, Gia nhập và Thực hiện Điều ước quốc tế ).
c) Kịp thời cập nhật và quảng bá thông tin về tình hình thực thi nhân quyền tại VN.
d) Tiếp xúc, phối hợp giữa Hội Đồng Nhân Quyền nhà nước, Hội đồng nhân quyền của các đoàn thể, Nhóm xúc tiến nhân quyền của nhân dân với các cấp chánh quyền trong nước và các cơ quan của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc để trao đổi thông tin và xử lý thông tin về nhân quyền.
e) Phổ biến, truyền đạt kiến thức, tổ chức hội thảo về nhân quyền cho nhân dân.
g) Vận động trợ giúp, chia sẻ, góp phần khắc phục hậu quả đối với những trường hợp nhân dân bị vi phạm nhân quyền.
Chúng tôi đồng ký tên:
1. Huỳnh Tấn Mẫm, Bác sĩ, nguyên Chủ tịch Tổng hội Sinh viên Sài Gòn (trước 1975), Đại biểu Quốc hội khóa 6; Ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc VN Tp HCM.
2. Trần Quốc Thuận, Luật sư, nguyên Phó chủ nhiệm thường trực Văn phòng Quốc hội.
3. Lê Công Giàu, nguyên Phó bí thư thường trực Thành đoàn TNCS tpHCM, nguyên Giám đốc Trung tâm xúc tiến thương mại và đầu tư (ITPC), TPHCM.
5. Lê Văn Oanh, Chủ nhiệm Khối Trí thức, CLB Truyền thống kháng chiến TP HCM.
6. Võ Văn Thôn, nguyên Giám đốc Sở Tư Pháp TPHCM.
7. Nguyễn Văn Kết [Tư Kết], nguyên Phó bí thư Đảng ủy Sở Văn hóa-Thông tin TPHCM.
8. Bùi Tiến An, cựu tù Chính trị Côn Đảo, nguyên Cán bộ Ban Dân vận Thành Ủy TPHCM.
9. Hà Thúc Huy, PGS.TS, GS Đại học TPHCM.
10. Cao Lập, cựu tù chính trị Côn Đảo, nguyên Giám đốc Khu Du lịch Bình Quới.
11. Kha Lương Ngãi, nguyên Phó tổng biên tập Báo Sài Gòn Giải Phóng.
12. Tô Lê Sơn, Kỹ sư, TPHCM.
13. Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã Hội Học Việt Nam, nguyên thành viên Tổ Tư vấn của Thủ tướng Võ Văn Kiệt, nguyên thành viên Viện IDS.
14. Huỳnh Kim Báu, nguyên Tổng thư ký Hội Trí thức TPHCM.
15. Trần Công Thạch, Hưu trí, TPHCM.
16. GB Huỳnh Công Minh, Linh mục Tổng giáo phận Sài Gòn, TPHCM.
17. Hạ Đình Nguyên, nguyên Chủ tịch UB Hành động thuộc Tổng hội Sinh viên Sài Gòn (trước 1975), cựu tù chính trị Côn Đảo, TPHCM.
18. Nguyễn Thị Khánh Trâm, Nghiên cứu viên văn hóa, TPHCM.
19. Nguyễn Mai Oanh, Chuyên gia Nông nghiệp nông thôn, TPHCM.
20. Nguyễn Xuân Nghĩa, Tiến sĩ, Giảng viên TPHCM.
21. Trần Văn Long, nguyên Tổng thư ký UB vận động cải thiện chế độ lao tù miền Nam Việt Nam (trước 1975), nguyên Phó bí thư Thành đoàn TNCS TPHCM.
22. Lê Thân, nguyên CB Phong trào đấu tranh của nhân dân, sinh viên, học sinh tranh thủ dân chủ TP Đà Lạt, cựu tù chính trị Côn Đảo.
23. Hồ Ngọc Nhuận, Nhà báo, Ủy viên UBTW MTTQ VN, Phó chủ tịch UB MTTQ TPHCM, nguyên Giám đốc chính trị Chủ bút nhật báo Tin Sáng, TPHCM.
24. Tống Văn Công, Nhà báo, nguyên Tổng biên tập báo Lao Động, TPHCM.
25. Nguyễn Thế Thanh, Nhà báo, Cán bộ hưu trí, TPHCM.
26. Lưu Trọng Văn, Nhà báo, TPHCM.
27. Lê Phú Khải, Nhà báo, nguyên Phóng viên Đài tiếng nói Việt Nam thường trú tại miền Nam.
28. Trần Minh Quốc, Hội viên CLB Truyền thống kháng chiến TPHCM, Thường trực khối Thanh niên.
29. Nguyễn Đắc Diên, Bác sĩ nha khoa, TPHCM.
30. Đào Duy Chữ, Tiến sĩ, nguyên Phó chủ tịch Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam,TPHCM.
31. Hồ Hiếu, cựu tù chính trị Côn Đảo, nguyên CB Phong trào đấu tranh của nhân dân, sinh viên, học sinh tranh thủ dân chủ TP Đà Lạt, nguyên Chánh văn phòng Quận ủy quận 1, nguyên Chánh văn phòng Ban Dân vận Thành ủy TPHCM.
32. Phan Văn Thuận, Doanh nhân, Giám đốc công ty Phú An Định, TPHCM.
33. Trần Văn Mỹ, cựu tù chính trị Côn Đảo, nguyên Giảng viên Đại học Sài Gòn, TPHCM.
34. Nguyễn Lê Thu An, cựu tù chính trị CônTPHCM Đảo, nguyên Tổng biên tập Báo Điện ảnh TPHCM.
35. Nguyễn Lê Thu Mỹ, cựu chiến sĩ biệt động khu Sài Gòn- Gia Định, CB hưu trí.
36. Nguyễn Văn Lê, nguyên Chánh Văn phòng Khu đoàn Sài Gòn-Gia Định, nguyên Chánh Văn phòng Ban Dân Vận TPHCM.
37. Trần Văn Nhiệm, nguyên Phó Giám đốc Sở Lao Động-TB và XH TpHCM.
38. Đào Công Tiến, PGS, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế TPHCM.
39. Huy Đức. Nhà báo. TPHCM.
40. Hoàng Lại Giang, nhà văn. TPHCM.

DienDanCTM
nguồn: blogger Huỳnh Ngọc Chênh
Continue Reading... Nhãn:


Lễ trao giải Tự do Báo chí Quốc tế cho Blogger Điếu Cày - Nguyễn Văn Hải


Danlambao - Ngày 26/11/2013, theo giờ New York, Ủy ban Bảo vệ Nhà báo (The Committee to Protect Journalists, gọi tắt là CPJ) đã tổ chức buổi lễ trao tặng giải thưởng Tự do Báo chí Quốc tế lần thứ 23 cho Blogger Điếu Cày - Nguyễn Văn Hải. Đây là một giải thưởng danh giá nhằm vinh danh những người đã dũng cảm đấu tranh bảo vệ các quyền tự do ngôn luận trên thế giới.

Cùng với blogger Điếu Cày của Việt Nam, giải thưởng năm nay còn được trao cho ba nhà báo khác, gồm có: Janet Hinostroza (Ecuador), Bassem Youssef (Ai Cập), Nedim Şener (Thổ Nhĩ Kỳ).
Continue Reading... Nhãn:


Lập Hội đồng thúc đẩy nhân quyền ở Việt Nam để chấm dứt việc đánh tráo khái niệm


Lễ thắp nến kỷ niệm 60 năm ngày ra đời bản Tuyên ngôn Nhân quyền Liên hiệp quốc vào năm 2008 - Reuters
Lễ thắp nến kỷ niệm 60 năm ngày ra đời bản Tuyên ngôn Nhân quyền Liên hiệp quốc vào năm 2008 - Reuters

Thụy My
Hôm nay 27/11/2013 bốn mươi nhân sĩ trí thức tại Thành phố Hồ Chí Minh đã công bố bản kiến nghị lên Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội và Thủ tướng Việt Nam. Kiến nghị này đề xuất việc cho thành lập các hội đồng thúc đẩy nhân quyền, với mục đích phổ biến và thực thi các quyền cơ bản của công dân.

RFI Việt ngữ đã phỏng vấn giáo sư Tương Lai tại Thành phố Hồ Chí Minh, một nhân sĩ ký tên trong bản kiến nghị.
Continue Reading... Nhãn: ,


Nhân sĩ trí thức Việt Nam kiến nghị lập Hội đồng thúc đẩy nhân quyền


Bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền Liên hiệp quốc - DR
Bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền Liên hiệp quốc - DR

Thụy My
Hôm nay 27/11/2013, bốn mươi nhân sĩ trí thức tại TPHCM đã công bố bản kiến nghị lên Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội và Thủ tướng Việt Nam, đề nghị cho thành lập các hội đồng thúc đẩy nhân quyền. Mục đích là nhằm phổ biến và thực thi các quyền cơ bản của công dân đúng theo tinh thần Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền, nhất là khi Việt Nam đã trở thành thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.

Kiến nghị nhận định, việc Việt Nam vào Hội đồng Nhân quyền đã được hệ thống truyền thông nhà nước cho là một thành tựu to lớn, có viên chức cho là « đòn đánh mạnh vào các đối tượng lâu nay bôi nhọ, vu cáo ». Tuy nhiên trên thực tế, dân chúng ít được biết đến các Công ước quốc tế mà Việt Nam ký kết như Công ước về các quyền dân sự và chính trị, Công ước chống tra tấn.
Continue Reading... Nhãn: ,


Phong trào biểu tình chống chính phủ Thái lan rộng


Phong trào biểu tình chống chính phủ Thái lan rộng

Ông Suthep Thaugsuban, một trong những lãnh đạo phong trào biểu tình chống chính phủ Thái, trước cổng Bộ Tài chính - REUTERS
Ông Suthep Thaugsuban, một trong những lãnh đạo phong trào biểu tình chống chính phủ Thái, trước cổng Bộ Tài chính - REUTERS

Anh Vũ
Tại Thái Lan, cho đến ngày hôm nay 27/11/2013, phong trào biểu tình chống chính phủ vẫn tiếp tục với không khí sôi sục trên các đường phố thủ đô Bangkok. Hàng nghìn người vẫn tiếp tục bao vây trụ sở các bộ. Lãnh đạo phong trào, cựu dân biểu đối lập Suthep Thaugsuban vẫn không chịu ra hàng dù có lệnh bắt.

Cựu dân biểu đối lập Suthep Thaugsuban, một trong những lãnh đạo phong trào biểu tình kêu gọi người ủng hộ tập hợp tại trung tâm thủ đô Bangkok để nghe thông báo quan trọng. Thông tín viên Arnaud Dubus tường trình từ Bangkok :
Continue Reading... Nhãn: ,


Bắc Kinh bị chế nhạo về vụ B-52 thâm nhập vùng phòng không


Bắc Kinh bị chế nhạo về vụ B-52 thâm nhập vùng phòng không

REUTERS /Chris Meyers/Files

Mai Vân
Nhìn về phía Trung Quốc, Bắc Kinh không che giấu nỗi bực tức trước việc 2 chiếc B-52 của Mỹ phớt lờ đòi hỏi của Trung Quốc để bay vào vùng phòng không mở rộng trên biển Hoa Đông, và được Washington giải thích là một hoạt động huấn luyện bình thường.

Nếu Bộ Quốc phòng Trung Quốc phản ứng một cách rất dè dặt, thì cư dân mạng Trung Quốc lại không ngần ngại chế nhạo chính quyền. Thông tín viên RFI Stéphane Lagarde nhận định từ Bắc Kinh :
« Hai chiếc máy bay B-52 của Mỹ vào hôm nay đã được một số cư dân mạng so sánh với « các con ngỗng trời », tức là loài chim mà người ta nhìn bay qua mà không có phản ứng gì.
Như trong tất cả những vấn đề liên can đến lòng tự ái dân tộc, thì dư luận Trung Quốc thường chia rẽ giữa một bên là những người nghĩ là Trung Quốc chưa bảo vệ đúng đắn quyền lợi của mình, và bên kia những người cho là Trung Quốc đã đi quá trớn.
Quan điểm thứ hai này, đã được một người ký tên là Xiaosizaijiang, bộc lộ trên mạng Vi bác như sau khi nói về sự kiện vùng nhận dạng và phòng không mà Trung Quốc đơn phương thiết lập đã làm Washington và Tokyo nổi giận : « Chúng ta đã làm những chuyện ngoài khả năng của mình và bây giờ phải chịu hậu quả. Chúng ta đang đối mặt với thách thức, và ai cũng đợi xem Bộ Ngoại giao Trung Quốc sẽ tấn công máy bay Mỹ bằng cái miệng của mình như thế nào ».
Các nhà quan sát còn ghi nhận là việc hai chiếc B-52 bay qua '‘vùng nhận dạng và phòng không’' ngoài Biển Hoa Đông còn trùng hợp với sự kiện chiếc hàng không mẫu hạm Liêu Ninh của Trung Quốc khởi hành đi xuống vùng biển phía Nam, và sẽ đi qua các vùng đảo tranh chấp.
Hành động thách thức của Hoa Kỳ diễn ra sau khi Bắc Kinh yêu cầu Mỹ đứng ngoài tranh chấp giữa Trung Quốc và Nhật Bản.
Báo chí Trung Quốc, trích lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm thứ 3, khẳng định là vùng nhận dạng và phòng không mới này không ảnh hưởng đến những chuyên bay bình thường, nhưng đối với những chuyến bay có ý đồ xấu hay khiêu khích, thì tất cả các nước đều phải có phản ứng’. Thế nhưng trước mắt, thì phản ứng chưa thấy. »
Continue Reading... Nhãn: ,


Số người Trung Quốc bị bắt vì lý do "an ninh quốc gia" tăng mạnh


Lính tuần tra ở ngôi chợ Urumqi, Tân Cương 17/11/2013 - REUTERS /Rooney Chen
Lính tuần tra ở ngôi chợ Urumqi, Tân Cương 17/11/2013 - REUTERS /Rooney Chen

Trọng Nghĩa
Theo tổ chức bảo vệ nhân quyền Đối thoại (Duihua - Trung Mỹ Đối thoại Cơ kim hội), trụ sở tại Hoa Kỳ vào hôm nay, 27/11/2013, đã có đến hơn 1.100 người bị bắt vào năm 2012 với tội danh « gây hại cho an ninh quốc gia » tại Trung Quốc. Số người bị bắt với tội danh này đã tăng khoảng 20%.

Theo luật Trung Quốc, tội danh này được gán cho những hoạt động bị xem là nhằm lật đổ chính quyền, là các hoạt động ly khai và thường được quy cho các nhà ly khai chính trị. Cho đến nay, phần đông những người bị bắt là cư dân vùng Tân Cương, Tây Tạng.
Continue Reading... Nhãn: ,


Đọ sức trên Biển Hoa Đông : Trung Quốc bất lực trước đòn thị uy của Mỹ


Máy bay B-52 của Mỹ bay qua vùng "phòng không " của Trung Quốc - Creative Commons / US Air Force
Máy bay B-52 của Mỹ bay qua vùng "phòng không " của Trung Quốc - Creative Commons / US Air Force

Trọng Nghĩa
« Quân đội Trung Quốc đã theo dõi toàn bộ quá trình bay (của hai chiếc B-52), đã thực hiện trong một thời hạn hợp lý việc nhận dạng và xác định rõ đó là loại máy bay Mỹ nào ». Trên đây là nội dung thông cáo vào hôm nay, 27/11/2013, của Bộ Quốc phòng Trung Quốc, liên quan đến sự kiện hai pháo đài bay B-52 của Mỹ đã đột nhập mà không hề báo trước vào vùng phòng không mà Bắc Kinh vừa thành lập bao trùm không phận quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên Biển Hoa Đông.

Phản ứng này được coi là một lời thừa nhận sự bất lực của Bắc Kinh trong việc buộc nước khác công nhận hành vi đơn phương mở rộng khu vực vùng gọi là « nhận dạng và phòng không » của Trung Quốc nhằm áp đặt chủ quyền của họ trên một vùng cho đến nay vẫn được coi là không phận quốc tế.
Continue Reading... Nhãn: , ,


Tưởng Năng Tiến – Một Lời Xin Lỗi


S.T.T.D Tưởng Năng Tiến (Danlambao) - Trong hơn nửa thế kỷ qua, có lẽ, đây là lần đầu tiên công luận mới được biết đến một điểm son (hiếm hoi) trong hệ thống lao tù ở Việt Nam – theo như tường thuật của phóng viên Trọng Thịnh, trên Tiền Phong Online:

Ngày 28/6, tại Trại giam Xuân Lộc (tỉnh Đồng Nai), Tổng cục Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp (Tổng cục VIII) sơ kết đợt phát động phạm nhân viết thư với chủ đề “Gửi lời xin lỗi”. Sau hơn nửa năm, đã có gần 600 bức thư... 

Ông Nguyễn Văn Quý (Xã Phú An, Nhơn Trạnh, Đồng Nai), cha của nạn nhân Nguyễn Văn Lợi đã rất ngạc nhiên khi nhận được lá thư xin lỗi của phạm nhân Từ Khánh Thiện - người đang thụ án về tội giết con ông...

Bà Nguyễn Kim Oanh (Hố Nai, Trảng Bom, Đồng Nai), mẹ của nạn nhân Lê Văn Vũ thì không tin rằng kẻ trong băng nhóm giết con mình là Nguyễn Minh Quang lại gửi thư cho bà. Dù còn nguyên đó nỗi đau mất con nhưng dòng chữ chân thành của kẻ giết người đã khiến bà cảm động: “Hôm nay con muốn viết lên hai từ xin lỗi dù đã quá muộn màng và con biết rằng không thể nào làm cho bác quên hết buồn đau của những chuyện đã qua”.

Bà Oanh kể: “Tôi đã suy nghĩ nhiều lắm. Tội của thằng Quang thì pháp luật đã xử nó, mình giữ lại thù oán cũng chẳng được gì. Tuổi của nó còn trẻ, còn tương lai ở phía trước. Vì thế tôi muốn đích thân lên trại để nói tôi tha thứ cho cháu”. 

Phạm nhân Nguyễn Minh Quang và bà Nguyễn Kim Oanh. Ảnh:Trọng Thịnh

Cũng trên Tiền Phong Online, vào ngày 21 tháng 10 năm 2013 vừa qua, lại có thêm một bài báo nữa (Trào Lưu Tự Thú Về Cách Mạng Văn Hoá Ở Trung Quốc) cũng cảm động không kém – do ký giả Sơn Duân lược dịch:

Với tư cách Chủ tịch Hội Cựu học sinh giai đoạn 1966 -1968 tại Trường trung học Bắc Kinh số 8, Trần Tiểu Lỗ (67 tuổi) đứng dậy, cúi đầu và đại diện cho các học sinh nói lời xin lỗi vì làm nhục và đánh đập thầy cô giáo trong thời Cách mạng Văn hóa. Các cựu học sinh khác cũng làm theo Trần. Những lời nói hối hận hòa lẫn với ngôn từ an ủi và nước mắt tuôn tràn trên các khuôn mặt. Theo tờ China Daily, trước khi tổ chức cuộc gặp, Trần đã đăng tải lời xin lỗi trên trang blog của nhóm cựu học sinh vì “trách nhiệm trực tiếp trong việc lên án và đưa nhiều người đến trại cải tạo”. Theo ông Trần, lời xin lỗi tận đáy lòng của ông với các thầy cô và bạn cũ “dù muộn nhưng cần thiết”.

Cuối bài viết này, sau khi đăng lại trên trang Đàn Chim Việt, có vị độc giả đã gửi đến phản hồi như sau:

Tudo.com says: Vậy khi nào CS VN sám hối về Cải Cách Ruộng Đất, Nhân Văn Giai Phẩm miền Bắc?

Câu hỏi (khá) bất ngờ này khiến tôi chợt nhớ đến một đoạn văn của blogger Cu Làng Cát:

Gia đình tôi, bị quy địa chủ trong những năm tháng cải cách ruộng đất. Đó là điều vô lý, thật là vô lý. Đến bây giờ bố tôi và tôi vẫn không hiểu vì sao một gia đình nghèo đói như thế này, bỏ tất cả theo kháng chiến, không một mảnh đất cắm dùi thời kỳ đó mà vẫn bị quy là địa chủ... Bố tôi kể, đợt cải cách ruộng đất oan sai nhiều lắm. 

Người oan toàn người giỏi, người tài và rất nhiều đảng viên bị giết... Tôi đã nhiều lần ngồi nhậu với nhà thơ Ngô Minh, ông cũngmang trong mình nổi đau của oan sai cải cách ruộng đất. Khi rượu vào mềm môi, tôi hỏi: “Chuyện gia đình chú bị quy sai địa chủ chú có đau không?”. Ông cười nhưng từng thớ thịt trên mặt giật liên tục, như đang cố nuốt một nổi đau mà chỉ có người trong cuộc mới hiểu nổi...”

Nỗi đau này (chắc chắn) sẽ giảm bớt ít nhiều – nếu trong lần nhậu tới, vào lúc rượu vừa mềm môi thì bưu tá viên xuất hiện và đưa cho nhà thơ Ngô Minh một bức thư gửi từ Văn Phòng Thủ Tướng Chính Phủ của nước CHXHCNV, với nội dung (đại khái) như sau:

Ngày... tháng... năm ...

Kính gửi....ông/bà...

Thay mặt Chính Phủ của nước CHXHCNV, chúng tôi xin trân trọng gửi đến ông/bà lời xin lỗi chân thành nhất về những mất mát, thiệt hại cũng như đau buồn đã xẩy ra cho gia đình và thân quyến do nhiều sai lầm (vô cùng đáng tiếc, và đáng trách) đã khiến cho cụ ôngNgô Văn Thắng bị oan mạng trong cuộc Cải Cách Ruộng Đất – vào năm 1956. Chúng tôi kính mong được ông/bà bao dung chấp nhận lời xin lỗi muộn màng này

Ký tên Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng

Thử tưởng tượng xem hai vị nhà thơ và nhà báo của chúng ta sẽ ngạc nhiên cỡ nào khi đọc những dòng chữ ngắn ngủi và giản dị trên? Bữa đó, hai chả – không chừng – dám uống tới sáng luôn vì xúc động!

Hãy tưởng tượng tiếp: có chiều, khi ngày đã đi dần vào tối, một bưu tá viên (khác) sùm sụp áo mưa len lách vào đến căn nhà số 24 ngõ 267 2/16 Dường Hoàng Hoa Thám, phường Liễu Giai, quận Ba Đình, Hà Nội để giao cho bà Ngô Thị Kim Thoa một bức thư khác – cũng gửi từ Văn Phòng Thủ Tướng Chính Phủ:

Ngày... tháng... năm ...

Kính gửi ...

Thay mặt Chính Phủ của NCHXHCNV, chúng tôi xin trân trọng gửi đến bà lời xin lỗi chân thành nhất về những mất mát, thiệt hại cũng như đau buồn đã xẩy ra cho gia đình và thân quyến do nhiều sai lầm, vô cùng đáng tiếc, đã khiến ông nhà (thi sĩ Phùng Cung) vô cớ bị bắt đi biệt tích và giam giữ rất nhiều năm – sau vụ án Nhân Văn Giai Phẩm – vào đầu thập niên 1950. Chúng tôi kính mong được bà bao dung chấp nhận lời xin lỗi muộn màng này...

Ký tên Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng

Cũng vào buổi chiều mưa này, một bức thư khác nữa – với nội dung gần tương tự – đã được gửi đến bà Lê Hồng Ngọc ở ngõ số 26 Lý Thường Kiệt, quận Hoàn Kiếm, Hà Nộị... Đêm hôm ấy ngọn đèn dầu trên bàn thờ của Phùng Cung và Hoàng Minh chính có thể sẽ được khêu sáng hơn một tí, chỉ tí xíu thôi nhưng chắc cũng đủ làm cho những gian nhà quạnh quẽ của các bà quả phụ (đang bước vào tuổi tám mươi) được đỡ phần lạnh lẽo.

Nguồn ảnh: haigt.dva.vn

Có những bức thư khó chuyển hơn vì người nhận sinh sống ở những nơi xa xôi, và hẻo lánh hơn nhiều:

Trên bản đồ quân sự cũng như bản đồ của nha Địa Dư không bao giờ có địa danh “Đèo Bá Thở”. Bởi vì đặt cái tên cho ngọn đèo này chính là tôi và một vài người bạn… Ngọn đồi nằm không xa trại giam chúng tôi trong tỉnh Yên Bái. Ngày ngày đội chúng tôi có mười anh em phải băng qua bên kia cái đèo khốn nạn này, tới một khu rừng toàn thị là tre, nứa, giang… 

Mấy ngày đầu chúng tôi không chú ý tới cuối dốc bên kia có một cái nhà tranh đã sập. Người chủ căn nhà lấy vài thân tre to, chống cái mái lên, nên mái nhà chạm đất. Tất nhiên trong tình trạng đó nó không có cửa. Chúng tôi đã vài lần đi về ngang đó và tưởng nó đã bỏ hoang, bởi vì trông nó còn thua một cái chòi chăn vịt ở miền Nam. 

Một hôm cả bọn chúng tôi thấy trời còn sớm, nên nghỉ lại bên kia dốc một lát trước khi “bá thở”. Chúng tôi nghe lục đục trong cái chòi bỏ hoang, và phát giác đuợc một cụ già thật già. Nét mặt bà cụ nhăn nheo hệt như những vết nẻ của ruộng bị hạn hán nhiều ngày. Bà già có một cặp mắt nâu đục, lờ đờ và đầy rỉ mắt. Bà già mặc một cái áo bông vá chằng vá đụp. Phải gọi đây là cái áo vá trên những miếng vá. Nó nặng dễ chừng đến năm ký chứ không chơi. Chúng tôi gạ chuyện, song tất nhiên bà già biết chúng tôi là tù ‘Ngụy’ nên không hé răng một nửa lời.” 

“Hôm sau trong lúc đốn tre chúng tôi hội ý. Chúng tôi lấy dư ra mỗi ngày vài cây về dấu ở gần căn lều của bà cụ. Được vài ngày đủ tre để dựng lại căn lều, chúng tôi để hai người lại sửa còn tám người vào rừng đốn tre cho đủ số lượng của mười người. Chúng tôi cũng cắt tranh về để dậm lại những chỗ quá mục nát. Căn nhà sửa xong, có cửa để chui ra chui vào. Bà già khi đó tự động nói chuyện với tụi tôi:

-Lão có ba đứa con, một đứa đã có giấy tử sĩ, hai đưa kia thì hòa bình lâu rồi, nhưng lão không hề nhận được một chữ của chúng từ ngày chúng đi... (Hoàng Khởi Phong. “Bên Kia Đèo Bá Thở”. Cây Tùng Trước Bão. Thời Văn: Westminster, CA 2001).

Tôi hy vọng (mỏng manh) rằng có thể vẫn còn đủ thời gian để thêm một bức thư khác nữa, cũng từ Văn Phòng Thủ Tướng Chính Phủ, đến kịp Bên Kia Đèo Bá Thở. Dù đây chỉ là một bức thư chung, gửi đến hàng vạn người, với chữ ký đã in sẵn chăng nữa – chắc chắn – nó vẫn được người nhận trang trọng cất giữ mãi cho đến khi nhắm mắt.

- Cứ thư từ linh tinh khắp nơi như thế (e) nhiêu khê, phiền phức, và tốn giấy mực quá không?

- Dạ, không đâu. Tôi tin rằng số tiền hơn bốn trăm tỉ đồng (để xây Tượng Đài Mẹ Việt Nam Anh Hùng) không chỉ đủ để gửi thư xin lỗi mà còn có thể gửi thêm cả hài cốt (thật) của rất nhiều người lính đến (vô số) những bà mẹ đang thoi thóp – Bên Kia Đèo Bá Thở.

Còn với hàng trăm ngàn tỉ đã chi cho Vinashin thì (ôi thôi) cả nước – từ Nam ra Bắc – chắc ai cũng có thể nhận được một lá thư xin lỗi về những chuyện đáng tiếc đã qua vì gia đình có người bị chôn sống trong hồi Tết Mậu Thân, có người bị vùi thây trong trại cải tạo, có người bị chìm nghỉm trong lòng đại dương, hay cả dòng họ tan nát và tứ tán vì những cuộc cải tạo công thương nghiệp...

Những bức thư xin lỗi kể trên, nếu được viết bằng thiện ý và lòng thành – chắc chắn – sẽ tạo dựng lại được ít nhiều niềm tin đã mất (từ lâu) trong lòng người, và làm mờ bớt (phần nào) nào cái nét bất nhân của chế độ hiện hành. Điều đáng tiếc là “thiện ý” cũng như “lòng thành” vốn không hề có trong thâm tâm của những người cộng sản cầm quyền ở Việt Nam, bất kể thế hệ nào. 

Continue Reading... Nhãn:


Big Data là gì và người ta khai thác, ứng dụng nó vào cuộc sống như thế nào?


  1. big-data-image.

    Big Data là thuật ngữ dùng để chỉ một tập hợp dữ liệu rất lớn và rất phức tạp đến nỗi những công cụ, ứng dụng xử lí dữ liệu truyền thống không thể nào đảm đương được. Tuy nhiên, Big Data lại chứa trong mình rất nhiều thông tin quý giá mà nếu trích xuất thành công, nó sẽ giúp rất nhiều cho việc kinh doanh, nghiên cứu khoa học, dự đoán các dịch bệnh sắp phát sinh và thậm chí là cả việc xác định điều kiện giao thông theo thời gian thực. Chính vì thế, những dữ liệu này phải được thu thập, tổ chức, lưu trữ, tìm kiếm, chia sẻ theo một cách khác so với bình thường. Trong bài này, mời các bạn cùng tìm hiểu về Big Data, các phương thức người ta dùng để khai thác nó và nó giúp ích như thế nào cho cuộc sống của chúng ta.
Continue Reading... Nhãn: ,


Phát hiện dấu tích nơi Đức Phật ra đời



Các nhà khảo cổ đang khảo sát tại nơi Đức Phật đản sinh đã phát hiện những di vật cổ xưa nhất của Phật giáo từ trước đến nay.


Các nhà khảo cổ đã khai quật ở trung tâm ngôi đền thờ
Hoàng hậu Maya
Họ đã tìm thấy một công trình bằng gỗ có niên đại vào thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên nằm dưới nền ngôi đền thờ Hoàng hậu Maya Devi ở Lâm Tỳ Ni thuộc Nepal.

Công trinh gỗ này dường như để che cho một cái cây. Chi tiết này gợi nhớ đến câu chuyện đản sinh của Đức Phật – thân mẫu Ngài, Hoàng hậu Maya, đã hạ sinh Ngài khi với tay lên một nhánh cây Vô ưu.

‘Chấm dứt tranh cãi’

Phát hiện này có thể giúp chấm dứt các tranh cãi về nơi đản sinh của Đức Phật, các nhà khảo cổ cho biết trong tạp chí Antiquity.
Continue Reading... Nhãn:


Nhân quyền "kiểu Việt Nam" qua hành vi tự tiện chặn điện thoại


Mẹ Nấm - Ngày 5/05/2013, lần đầu tiên cả ba nơi Hà Nội, Nha Trang, Sài Gòn đồng loạt tổ chức buổi dã ngoại nhân quyền cũng là lần đầu tiên số điện thoại di động cá nhân của tôi không thực hiện được cuộc gọi đi và không nhận được cuộc gọi đến.
Continue Reading... Nhãn:


 

Random Posts

Category

  • ( 8 )
  • ( 1 )
  • ( 2 )
  • ( 1 )
  • ( 1 )
  • ( 18 )
  • ( 8 )
  • ( 50 )
  • ( 40 )
  • ( 7 )
  • ( 5 )
  • ( 2 )
  • ( 2 )
  • ( 1 )
  • ( 5 )
  • ( 6 )
  • ( 1 )
  • ( 51 )
  • ( 1 )
  • ( 11 )
  • ( 5 )
  • ( 3 )
  • ( 1 )
  • ( 1 )
  • ( 154 )
  • ( 3 )
  • ( 7 )
  • ( 3 )
  • ( 1 )
  • ( 1 )
  • ( 5 )
  • ( 5 )
  • ( 2 )
  • ( 7 )
  • ( 3 )
  • ( 3 )
  • ( 1 )
  • ( 28 )
  • ( 160 )
  • ( 4 )
  • ( 17 )
  • ( 1 )
  • ( 101 )
  • ( 2 )
  • ( 5 )
  • ( 1 )
  • ( 1 )
  • ( 6 )
  • ( 4 )
  • ( 1 )
  • ( 28 )
  • ( 1 )
  • ( 5 )
  • ( 57 )
  • ( 2 )
  • ( 6 )
  • ( 2 )
  • ( 81 )
  • ( 2 )
  • ( 4 )
  • ( 1 )
  • ( 29 )
  • ( 2 )
  • ( 27 )
  • ( 2 )
  • ( 2 )
  • ( 4 )
  • ( 1 )
  • ( 21 )
  • ( 1 )
  • ( 3 )
  • ( 1 )
  • ( 118 )
  • ( 16 )
  • ( 5 )
  • ( 2 )
  • ( 2 )
  • ( 5 )
  • ( 3 )
  • ( 19 )
  • ( 1 )
  • ( 2 )
  • ( 1 )
  • ( 2 )
  • ( 3 )
  • ( 30 )
  • ( 248 )
  • ( 1 )
  • ( 2 )
  • ( 125 )
  • ( 586 )
  • ( 1534 )
  • ( 30 )
  • ( 5 )
  • ( 7 )
  • ( 1 )
  • ( 224 )
  • ( 11 )
  • ( 1 )
  • ( 33 )
  • ( 6 )
  • ( 6 )
  • ( 16 )
  • ( 5 )
  • ( 3 )
  • ( 8 )
  • ( 222 )
  • ( 2 )
  • ( 1 )
  • ( 1 )
  • ( 35 )
  • ( 5 )
  • ( 21 )

Recent Comments

About Template

Return to top of page Copyright © 2010 | Flash News Converted into Blogger Template by HackTutors