Với tiêu đề « Châu Âu-Trung Quốc : Chiến tranh thương mại bùng nổ », phụ trương kinh tế nhật báo Le Figaro cho biết Ủy ban châu Âu quyết định đánh thuế hải quan rất cao các tấm năng lượng mặt trời sản xuất tại Trung Quốc. Đây là quốc gia sản xuất lớn nhất thế giới sản phẩm này, trong đó 80% được xuất sang thị trường châu Âu. Mức thuế sắp áp dụng, từ 37% tới 68% cho khoảng 21 tỉ euro xuất khẩu, được Bắc Kinh đánh giá là làm tổn hại nghiêm trọng tới quan hệ thương mại song phương. Trong khi đó, Mỹ đánh thuế 30% sản phẩm này của Trung Quốc. Ngay cả một chuyên gia năng lượng sạch cũng cho rằng quyết định đánh thuế mới cho thấy trừng phạt mang tính chính trị nhiều hơn là cạnh tranh không lành mạnh. Phản ứng trước báo cáo của Bruxelles, Bắc Kinh dọa kiện lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WHO).
Quyết định của Bruxelles làm Berlin lo lắng một cuộc chiến thương mại sẽ xảy ra và đánh giá là « một lỗi nghiêm trọng » vì Đức là quốc gia châu Âu xuất khẩu nhiều nhất sang Trung Quốc, chiếm một nửa tổng số xuất khẩu của Liên Hiệp Châu Âu. Báo Le Monde cho biết Ủy ban châu Âu thực hiện cuộc điều tra sau khi nghi ngờ các nhà sản xuất Trung Quốc được sự hậu thuẫn của nhà nước nên có thể tăng sản lượng. Điều này khiến các nhà công nghiệp châu Âu rơi vào khủng hoảng vì mất khả năng cạnh tranh trước giá thành rẻ.
Danone chinh phục lại thị trường sữa chua Trung Quốc
Lo lắng của Đức là hoàn toàn có thể hiểu vì Trung Quốc là một thị trường khổng lồ mà bất cứ nước nào cũng nhắm tới. Các nhật báo Le Monde và Le Figaro lấy ví dụ việc thâm nhập thành công thị trường sữa tươi của Danone để chứng minh ý trên. Tập đoàn sữa tươi số một thế giới Danone vừa thành công thâm nhập thị trường này sau ba lần nỗ lực. Tập đoàn Pháp liên doanh với nhà vô địch sữa địa phương Mengniu để chiếm 21% thị trường với doanh thu lên tới 500 triệu euro. Mengniu chiếm 80% cổ phần của liên doanh và Danone 20%.
Báo Les Echos nhận định Danone quyết tâm chinh phục các thị trường mới nổi do thị trường châu Âu đang đình trệ. Thị trường Trung Quốc sẽ còn tăng trưởng 57% từ nay tới năm 2015. Theo các báo Le Monde và Les Echos, thỏa thuận với Danone vô cùng quan trọng đối với Mengniu để cải thiện hình ảnh của mình trong một đất nước mà người tiêu dùng mất niềm tin sau nhiều bê bối vệ sinh thực phẩm, như buôn sữa lậu từ châu Âu bán với giá cao hơn ở Trung Quốc sau các vụ sữa trẻ em chứa mélanine, chất độc cadmium trong gạo và mì, gừng chứa chất độc cực mạnh shennongdan, vân vân.
Trung Quốc ôm chặt – Hồng Kông nghẹt thở
Không chỉ gặp tranh chấp với các đối tác thương mại quốc tế, Trung Quốc cũng vấp phải nhiều khó khăn trong nội bộ quốc gia. 16 năm sau khi Hồng Kông được trả về lục địa, người dân xuống đường thể hiện sự bất bình trước việc chính quyền Hồng Kông ngày càng hậu thuẫn Bắc Kinh. Phóng viên thường trú tại Bắc Kinh của báo Le Figaro phản ánh tình hình trên trong bài phóng sự : « Trung Quốc ôm chặt - Hồng Kông nghẹt thở ».
Lý do của cuộc tuần hành xuất phát từ bất mãn về những bất cập xã hội : Khoảng cách giàu nghèo, giá bất động sản ngày càng tăng cao, tình trạng thiếu chỗ trong trường học và bệnh viện mà một phần là do người Trung Quốc « lục địa ».
Một lý do khác là tự do ngôn luận bị hạn chế, mặc dù Hồng Kông được hưởng quyền tự chủ từ năm 1997. Năm học vừa qua, Bắc Kinh soạn và gửi tới tất cả các trường học tại Hồng Kông sách giáo dục công dân ca ngợi đảng duy nhất là « tiên tiến, vị tha và tương ái ». Đối lập với « đa nguyên đa đảng của các nền dân chủ phương Tây mà các cuộc đối đầu giữa các đảng ảnh hưởng tới công dân ». Người Hồng Kông cũng phẫn nộ trước tuyên bố của chủ tịch Hội xúc tiến giáo dục công dân Trung Quốc : « Một bộ não cần được tẩy nếu như có vấn đề, cũng như quần áo phải được giặt khi chúng bẩn hay một quả thận phải được lọc… »
Chính phủ Trung Quốc hiểu rằng không nên chọc giận nền tài chính hàng đầu châu Á và nền tảng chính cho mọi trao đổi thương mại và tài chính với Trung Quốc. Bắc Kinh luôn chú trọng để thuộc địa cũ của Anh độc lập về kinh tế với lục địa. Về mặt chính trị, vụ việc cần được khéo léo xử lý vì chắc chắn sẽ có ảnh hưởng tới vấn đề Đài Loan.
Trung Quốc, nơi tiền mặt là vua
Một nền kinh tế tài chính phát triển như Trung Quốc nhưng tiền mặt vẫn là phương tiện giao dịch phổ thông và được ưu tiên tại nước này. Giải thích tại sao tiền mặt lại là vua ở Trung Quốc, báo Le Figaro đăng lại bài của tuần báo The New York Times International Weekly.
Đồng tiền trị giá lớn nhất lưu thông từ năm 1988 ở Trung Quốc là đồng 100 tệ, tương đương với 16 đô la. Ngoài cường quốc kinh tế thế giới này, không quốc gia nào hạn chế thấp đồng tiền như thế. Các nhà kinh tế và lãnh đạo cao cấp Trung Quốc cho rằng lưu thông đồng tiền có trị giá cao hơn sẽ khiến lạm phát tăng. Tuy nhiên, một chuyên gia nghiên cứu kinh tế Trung Quốc nhận định, thực tế chính phủ muốn hạn chế nạn tham ô. Lượng tiền giấy được in ra tại Trung Quốc chiếm 40% lượng tiền giấy lưu thông trên thế giới. Tiền mặt được mọi tầng lớp Trung Quốc ưa thích. Khu vực nông thôn không quen các hệ thống phức tạp của thế giới tài chính nên người dân thích tiền mặt. Còn người giàu thích giữ tiền mặt để đầu tư kinh tế ngầm tránh sự kiểm soát của nhà nước.
Một thực trạng nữa liên quan đến tiền mặt, theo các nhà phân tích, nhiều cán bộ cao cấp kí các hợp đồng bí mật để nhận thù lao bằng tiền mặt với tư cách là cố vấn trong khi đó vẫn công tác tại các doanh nghiệp nhà nước.
Khu công nghiệp Kaesong bị đe dọa
Số phận của 53 000 công nhân Bắc Triều Tiên sẽ ra sao sau khi khu công nghiệp liên Triều ngừng hoạt động ngày 9 tháng 4 vừa qua ? Đặc phái viên của báo Le Monde từ Seoul tìm cách giải thích trong bài « Đồng quản lý bởi hai miền Triều Tiên, khu công nghiệp Kaesong bị đe dọa »
Khả năng hoạt động trở lại của khu công nghiệp liên Triều là khó xảy ra. Vì, dù vẫn duy trì chính thức mục tiêu tạo mối quan hệ niềm tin vào chính phủ Bắc Triều Tiên, tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye từ chối mọi thỏa hiệp. Đối với bà, nhượng bộ sẽ thành khuyến khích thái độ tiêu cực của Bình Nhưỡng.
Tác giả bài báo dẫn lại báo Asahi của Nhật Bản cho biết Bắc Triều Tiên dường như đã tham khảo chính quyền tỉnh Đan Đông, một tỉnh Trung Quốc giáp biên. Nếu như hoạt động của khu công nghiệp Kaesong mang lại hàng năm 90 triệu đô la (khoảng 70 triệu euro) cho Bình Nhưỡng, nhiều nhà quan sát cho rằng việc chuyển hoạt động sang các nhà máy Trung Quốc sẽ mang lại lợi ích nhiều hơn. Hơn 1 000 nhân công Hàn Quốc nuối tiếc rời Kaesong vì họ từng hy vọng với nhiều dự án như Kaesong, khả năng thống nhất trên bán đảo Triều Tiên sẽ thuận lợi hơn.
Vần đề nhân quyền ở Cuba
Rời châu Á, quay sang với tình hình châu Mỹ, nhật báo Le Monde gặp nhà hoạt động dân chủ Cuba Elizardo Sanchez và bàn về vấn đề nhân quyền tại quốc đảo này trong bài « Cuba không tôn trọng nhân quyền, nhà hoạt động dân chủ Elizardo Sanchez khẳng định ».
Cựu tù chính trị và là chủ tịch Ủy ban nhân quyền và hòa giải quốc gia, được thành lập năm 1987, Elizardo Sanchez gay gắt lên án tình hình vi phạm nhân quyền ở Cuba. Ông so sánh : «Ở Colombia hay Mêhicô, người ta giết các nhà đấu tranh vì nhân quyền, nhưng đó là các xã hội cởi mở, với hệ thống báo chí đa nguyên, chyện này không có ở Cuba. Các đồng nghiệp Mỹ la tinh của chúng tôi có phương tiện để làm việc, còn chúng tôi không có internet ».
Từ khi Raul Castro lên thay anh trai Fidel làm chủ tịch nước, nhiều thủ tục hành chính được thay đổi. Tuy nhiên, không một tự do cơ bản nào được tôn trọng, ví dụ : Quyền tự do đi lại trong nước, quyền biểu tình, hội họp hay ngôn luận. Nhà nước vẫn nắm độc quyền các phương tiện truyền thông.
Elizardo Sanchez phẫn nộ : « Cuba là thiên đường cho tư bản chủ nghĩa. Họ thấy ở nước này nhân công dễ bảo, bị ép nhận đồng lương nghèo đói và một nghiệp đoàn có lợi cho nhà nước ». Tổ chức lao động quốc tế lên án việc Nhà nước giữ độc quyền tuyển nhân sự và quản lý tiền lương, cũng như việc phần lớn tiền lương người lao động bị thu giữ.
Từ nhiều năm nay, báo cáo viên đặc biệt của Liên Hiệp Quốc về tình trạng tra tấn và đối xử mất nhân đạo vẫn đợi giấy phép thăm các nhà tù Cuba nơi giam giữ 92 tù chính trị và hàng nghìn tù nhân bị kết tội « gây nguy hiểm ».
Syria: Đối mặt trước sự dã man là sự bất lực và thờ ơ
Quay lại cuộc nội chiến ở Syria, bài xã luận báo Le Monde lên án vai trò mờ nhạt của các nước phương Tây, vẻ đạo đức giả của Nga, sự dửng dưng của Trung Quốc và sự tê liệt của Mỹ. Trong khi đó, quân đội của chính phủ Bachar Al-Assard không ngừng lôi kéo được các đồng minh mới : Quân đội Iran, phe Hezbollah của Liban và quân đội Irak. Các nước mới nổi ở nam bán cầu, như Nam Phi, Indonesia hay Brazil, cũng đứng về phe của chế độ độc tài vì họ « dị ứng » với mọi « thay đổi chế độ » bằng vũ lực. Chính vì thế, một đất nước với các thành phố lâu đời như Syria vẫn chìm trong nội chiến và tàn phá. Tuy nhiên, theo Le Monde, thảm họa nhân đạo vẫn là vấn đề phải được đặc biệt quan tâm.
Quyết định của Bruxelles làm Berlin lo lắng một cuộc chiến thương mại sẽ xảy ra và đánh giá là « một lỗi nghiêm trọng » vì Đức là quốc gia châu Âu xuất khẩu nhiều nhất sang Trung Quốc, chiếm một nửa tổng số xuất khẩu của Liên Hiệp Châu Âu. Báo Le Monde cho biết Ủy ban châu Âu thực hiện cuộc điều tra sau khi nghi ngờ các nhà sản xuất Trung Quốc được sự hậu thuẫn của nhà nước nên có thể tăng sản lượng. Điều này khiến các nhà công nghiệp châu Âu rơi vào khủng hoảng vì mất khả năng cạnh tranh trước giá thành rẻ.
Danone chinh phục lại thị trường sữa chua Trung Quốc
Lo lắng của Đức là hoàn toàn có thể hiểu vì Trung Quốc là một thị trường khổng lồ mà bất cứ nước nào cũng nhắm tới. Các nhật báo Le Monde và Le Figaro lấy ví dụ việc thâm nhập thành công thị trường sữa tươi của Danone để chứng minh ý trên. Tập đoàn sữa tươi số một thế giới Danone vừa thành công thâm nhập thị trường này sau ba lần nỗ lực. Tập đoàn Pháp liên doanh với nhà vô địch sữa địa phương Mengniu để chiếm 21% thị trường với doanh thu lên tới 500 triệu euro. Mengniu chiếm 80% cổ phần của liên doanh và Danone 20%.
Báo Les Echos nhận định Danone quyết tâm chinh phục các thị trường mới nổi do thị trường châu Âu đang đình trệ. Thị trường Trung Quốc sẽ còn tăng trưởng 57% từ nay tới năm 2015. Theo các báo Le Monde và Les Echos, thỏa thuận với Danone vô cùng quan trọng đối với Mengniu để cải thiện hình ảnh của mình trong một đất nước mà người tiêu dùng mất niềm tin sau nhiều bê bối vệ sinh thực phẩm, như buôn sữa lậu từ châu Âu bán với giá cao hơn ở Trung Quốc sau các vụ sữa trẻ em chứa mélanine, chất độc cadmium trong gạo và mì, gừng chứa chất độc cực mạnh shennongdan, vân vân.
Trung Quốc ôm chặt – Hồng Kông nghẹt thở
Không chỉ gặp tranh chấp với các đối tác thương mại quốc tế, Trung Quốc cũng vấp phải nhiều khó khăn trong nội bộ quốc gia. 16 năm sau khi Hồng Kông được trả về lục địa, người dân xuống đường thể hiện sự bất bình trước việc chính quyền Hồng Kông ngày càng hậu thuẫn Bắc Kinh. Phóng viên thường trú tại Bắc Kinh của báo Le Figaro phản ánh tình hình trên trong bài phóng sự : « Trung Quốc ôm chặt - Hồng Kông nghẹt thở ».
Lý do của cuộc tuần hành xuất phát từ bất mãn về những bất cập xã hội : Khoảng cách giàu nghèo, giá bất động sản ngày càng tăng cao, tình trạng thiếu chỗ trong trường học và bệnh viện mà một phần là do người Trung Quốc « lục địa ».
Một lý do khác là tự do ngôn luận bị hạn chế, mặc dù Hồng Kông được hưởng quyền tự chủ từ năm 1997. Năm học vừa qua, Bắc Kinh soạn và gửi tới tất cả các trường học tại Hồng Kông sách giáo dục công dân ca ngợi đảng duy nhất là « tiên tiến, vị tha và tương ái ». Đối lập với « đa nguyên đa đảng của các nền dân chủ phương Tây mà các cuộc đối đầu giữa các đảng ảnh hưởng tới công dân ». Người Hồng Kông cũng phẫn nộ trước tuyên bố của chủ tịch Hội xúc tiến giáo dục công dân Trung Quốc : « Một bộ não cần được tẩy nếu như có vấn đề, cũng như quần áo phải được giặt khi chúng bẩn hay một quả thận phải được lọc… »
Chính phủ Trung Quốc hiểu rằng không nên chọc giận nền tài chính hàng đầu châu Á và nền tảng chính cho mọi trao đổi thương mại và tài chính với Trung Quốc. Bắc Kinh luôn chú trọng để thuộc địa cũ của Anh độc lập về kinh tế với lục địa. Về mặt chính trị, vụ việc cần được khéo léo xử lý vì chắc chắn sẽ có ảnh hưởng tới vấn đề Đài Loan.
Trung Quốc, nơi tiền mặt là vua
Một nền kinh tế tài chính phát triển như Trung Quốc nhưng tiền mặt vẫn là phương tiện giao dịch phổ thông và được ưu tiên tại nước này. Giải thích tại sao tiền mặt lại là vua ở Trung Quốc, báo Le Figaro đăng lại bài của tuần báo The New York Times International Weekly.
Đồng tiền trị giá lớn nhất lưu thông từ năm 1988 ở Trung Quốc là đồng 100 tệ, tương đương với 16 đô la. Ngoài cường quốc kinh tế thế giới này, không quốc gia nào hạn chế thấp đồng tiền như thế. Các nhà kinh tế và lãnh đạo cao cấp Trung Quốc cho rằng lưu thông đồng tiền có trị giá cao hơn sẽ khiến lạm phát tăng. Tuy nhiên, một chuyên gia nghiên cứu kinh tế Trung Quốc nhận định, thực tế chính phủ muốn hạn chế nạn tham ô. Lượng tiền giấy được in ra tại Trung Quốc chiếm 40% lượng tiền giấy lưu thông trên thế giới. Tiền mặt được mọi tầng lớp Trung Quốc ưa thích. Khu vực nông thôn không quen các hệ thống phức tạp của thế giới tài chính nên người dân thích tiền mặt. Còn người giàu thích giữ tiền mặt để đầu tư kinh tế ngầm tránh sự kiểm soát của nhà nước.
Một thực trạng nữa liên quan đến tiền mặt, theo các nhà phân tích, nhiều cán bộ cao cấp kí các hợp đồng bí mật để nhận thù lao bằng tiền mặt với tư cách là cố vấn trong khi đó vẫn công tác tại các doanh nghiệp nhà nước.
Khu công nghiệp Kaesong bị đe dọa
Số phận của 53 000 công nhân Bắc Triều Tiên sẽ ra sao sau khi khu công nghiệp liên Triều ngừng hoạt động ngày 9 tháng 4 vừa qua ? Đặc phái viên của báo Le Monde từ Seoul tìm cách giải thích trong bài « Đồng quản lý bởi hai miền Triều Tiên, khu công nghiệp Kaesong bị đe dọa »
Khả năng hoạt động trở lại của khu công nghiệp liên Triều là khó xảy ra. Vì, dù vẫn duy trì chính thức mục tiêu tạo mối quan hệ niềm tin vào chính phủ Bắc Triều Tiên, tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye từ chối mọi thỏa hiệp. Đối với bà, nhượng bộ sẽ thành khuyến khích thái độ tiêu cực của Bình Nhưỡng.
Tác giả bài báo dẫn lại báo Asahi của Nhật Bản cho biết Bắc Triều Tiên dường như đã tham khảo chính quyền tỉnh Đan Đông, một tỉnh Trung Quốc giáp biên. Nếu như hoạt động của khu công nghiệp Kaesong mang lại hàng năm 90 triệu đô la (khoảng 70 triệu euro) cho Bình Nhưỡng, nhiều nhà quan sát cho rằng việc chuyển hoạt động sang các nhà máy Trung Quốc sẽ mang lại lợi ích nhiều hơn. Hơn 1 000 nhân công Hàn Quốc nuối tiếc rời Kaesong vì họ từng hy vọng với nhiều dự án như Kaesong, khả năng thống nhất trên bán đảo Triều Tiên sẽ thuận lợi hơn.
Vần đề nhân quyền ở Cuba
Rời châu Á, quay sang với tình hình châu Mỹ, nhật báo Le Monde gặp nhà hoạt động dân chủ Cuba Elizardo Sanchez và bàn về vấn đề nhân quyền tại quốc đảo này trong bài « Cuba không tôn trọng nhân quyền, nhà hoạt động dân chủ Elizardo Sanchez khẳng định ».
Cựu tù chính trị và là chủ tịch Ủy ban nhân quyền và hòa giải quốc gia, được thành lập năm 1987, Elizardo Sanchez gay gắt lên án tình hình vi phạm nhân quyền ở Cuba. Ông so sánh : «Ở Colombia hay Mêhicô, người ta giết các nhà đấu tranh vì nhân quyền, nhưng đó là các xã hội cởi mở, với hệ thống báo chí đa nguyên, chyện này không có ở Cuba. Các đồng nghiệp Mỹ la tinh của chúng tôi có phương tiện để làm việc, còn chúng tôi không có internet ».
Từ khi Raul Castro lên thay anh trai Fidel làm chủ tịch nước, nhiều thủ tục hành chính được thay đổi. Tuy nhiên, không một tự do cơ bản nào được tôn trọng, ví dụ : Quyền tự do đi lại trong nước, quyền biểu tình, hội họp hay ngôn luận. Nhà nước vẫn nắm độc quyền các phương tiện truyền thông.
Elizardo Sanchez phẫn nộ : « Cuba là thiên đường cho tư bản chủ nghĩa. Họ thấy ở nước này nhân công dễ bảo, bị ép nhận đồng lương nghèo đói và một nghiệp đoàn có lợi cho nhà nước ». Tổ chức lao động quốc tế lên án việc Nhà nước giữ độc quyền tuyển nhân sự và quản lý tiền lương, cũng như việc phần lớn tiền lương người lao động bị thu giữ.
Từ nhiều năm nay, báo cáo viên đặc biệt của Liên Hiệp Quốc về tình trạng tra tấn và đối xử mất nhân đạo vẫn đợi giấy phép thăm các nhà tù Cuba nơi giam giữ 92 tù chính trị và hàng nghìn tù nhân bị kết tội « gây nguy hiểm ».
Syria: Đối mặt trước sự dã man là sự bất lực và thờ ơ
Quay lại cuộc nội chiến ở Syria, bài xã luận báo Le Monde lên án vai trò mờ nhạt của các nước phương Tây, vẻ đạo đức giả của Nga, sự dửng dưng của Trung Quốc và sự tê liệt của Mỹ. Trong khi đó, quân đội của chính phủ Bachar Al-Assard không ngừng lôi kéo được các đồng minh mới : Quân đội Iran, phe Hezbollah của Liban và quân đội Irak. Các nước mới nổi ở nam bán cầu, như Nam Phi, Indonesia hay Brazil, cũng đứng về phe của chế độ độc tài vì họ « dị ứng » với mọi « thay đổi chế độ » bằng vũ lực. Chính vì thế, một đất nước với các thành phố lâu đời như Syria vẫn chìm trong nội chiến và tàn phá. Tuy nhiên, theo Le Monde, thảm họa nhân đạo vẫn là vấn đề phải được đặc biệt quan tâm.