Thời Sự Nhật Bản - Tháng 5


Các dân biểu Nhật Bản thăm viếng đền Yasukuni
Ngày 21/4 vừa qua, một nhóm gồm 168 dân biểu của 2 viện quốc hội Nhật Bản đã tới thăm đền Yasukuni. Điều này đã khiến cho sự quan hệ của Nhật Bản với Trung Quốc và Hàn Quốc vốn đã xấu lại xấu hơn vì vấn đề tranh chấp lãnh thổ.

Daân bieåu Nhaät Baûn ñeán thaêm ñeàn Yasukuni ngaøy 21/4
 Nhóm dân biểu tới thăm đền Yasukuni này do dân biểu Otsuji Hidehisa của đảng Cầm Quyền Tự Dân dẫn dầu. So với những lần trước chỉ có từ 30-80 người, nhưng lần này nhiều hơn vì có thêm nhiều chính trị gia thuộc phái bảo thủ, chủ yếu là của đảng cầm quyền Tự Dân và Duy Tân Nhật Bản, đảng đã giành nhiều ghế trong cuộc bầu cử hạ viện tháng 12/2012.
Một dân biểu trong đoàn tuyên bố: “Việc đến đền thờ để viếng những người đã hy sinh vì đất nước là điều bình thường mà mọi quốc
gia đều có thể làm. Vậy tại sao chúng tôi lại bị phản ứng dữ dội như vậy”. Được biết chuyến viếng thăm này diễn ra ngay sau chuyến thăm của 3 bộ trưởng trong nội các Nhật Bản, và Thủ tướng Shinzo Abe đã tặng cây Masakaki cho ngôi đền này vào tuần trước.
Để phản đối Bộ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc đã ngay lập tức hủy chuyến thăm đã định tới Nhật Bản. Còn Trung Quốc thì lên tiếng phản đối việc Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tặng cây Masakaki theo truyền thống được sử dụng cho các nghi lễ của Nhật Bản cho đền thờ này và tại cuộc họp báo định kỳ, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Doanh chỉ trích “Tokyo phải đối mặt với lịch sử đã qua, chỉ khi nào hiểu rõ được lịch sử và tôn trọng suy nghĩ của các nạn nhân thuộc địa của Tokyo trước đây thì Nhật Bản mới có thể phát triển một mối quan hệ hợp tác với các nước châu Á khác”.

Đền Yasukuni là nơi thờ hơn 2 triệu người Nhật đã thiệt mạng trong chiến tranh, nhưng vấn đề khiến Trung và Hàn Quốc phản đối là có cả bài vị của 14 người đã bị tòa án quốc tế (sau thế chiến thứ hai) xử là tội phạm chiến tranh, điều mà theo Trung và Hàn Quốc là Nhật vẫn tiếp tục chủ trương con đường quân phiệt.
Đây chỉ là một thái độ chính trị làm khó Nhật Bản của Trung Quốc và Hàn Quốc khi muốn nhắm tới một chủ trương gì khác.

Tàu Trung Quốc “đuổi” tàu Nhật ra khỏi vùng biển Senkaku/Điếu Ngư

Tân Hoa xã đã trích dẫn lại thông báo từ website của Cục Hải Dương Quốc Gia Trung Quốc (SOA) cho hay một đội tàu Trung Quốc đã “đẩy” các tàu cá Nhật ra khỏi vùng biển gần đảo Senkaku vào khoảng 10 giờ sáng ngày 23/4 và gọi đây là phá vỡ âm mưu của “những kẻ cánh hữu Nhật”.

 Tàu hải giám Trung Quốc ở gần Senkaku/Điếu Ngư vào hôm 23.4
Cũng theo Tân Hoa xã, ba tàu Trung Quốc tuần tra định kỳ đã “phát hiện” một số tàu Nhật tại vùng biển vào sáng sớm 23/4. Ngay lập tức, SOA đã ra lệnh cho năm tàu công vụ khác tại biển Hoa Đông đến tăng viện cho ba tàu nói trên. Tám tàu Trung Quốc đã chia thành bốn cánh để theo dõi và có hành động xua đuổi các tàu cá Nhật từ các hướng khác nhau.
Khi được tin, Thủ tướng Nhật Shinzo Abe đã khẳng định trong phiên họp quốc hội “Nhật Bản sẽ trục xuất bằng vũ lực” mọi xâm phạm của Trung Quốc trên quần đảo ở biển Hoa Đông. Ông Abe nói: “Chúng tôi sẽ thực hiện hành động kiên quyết chống lại mọi âm mưu xâm nhập lãnh hải và lãnh thổ trên quần đảo. Việc trục xuất bằng vũ lực nếu (người Trung Quốc) đổ bộ là điều tự nhiên”.
Vụ căng thẳng này xảy ra sau khi 168 dân biểu Nhật đến thăm ngôi đền Yasukuni hôm 21/4, vốn được xem là biểu tượng của chủ nghĩa quân phiệt Nhật trước đây, khiến Trung Quốc và Hàn Quốc nổi giận.
Việc tàu Trung Quốc mon men vào vùng tranh chấp không còn là điều lạ với Nhật Bản, nhưng lần nào cũng thế, vòng vòng một chút lại “lỉnh” đi ngay, nhưng lần này chắc là Nhật Bản “thiếu cảnh giác” hoặc cố tình “thiếu cảnh giác” nên mới xảy ra trường hợp trên.
Trong tương lai, nếu có việc tàu Nhật “dập” tàu Trung Quốc cũng không là điều ngạc nhiên, vì theo các bình luận gia quân sự cho biết: Nếu thẳng thừng, hải quân Trung Quốc sẽ chỉ là miếng mồi ngon cho hải quân Nhật Bản. Nhưng thâm tâm người Nhật thì chả ai muốn thế.

Cảnh Sát Chưa Tìm Ra Thủ Phạm Giết Một Phụ Nữ Việt Nam Ở Hatano

Hầu hết các đài truyền hình ở Nhật trong bản tin 1 giờ chiều ngày 29/03/2013 đều loan tin cho biết một phụ nữ Việt Nam (40 tuổi) cư ngụ tại dãy 4 chung cư Tsurumaki (thị xã Hadano, tỉnh Kanagawa) bị đâm chết tại nhà. Nạn nhân sống chung với chồng và hai nguời con gái sinh đôi (11 tuổi). 7 giờ sáng ngày hôm đó người chồng ra khỏi nhà để đi làm, 8 giờ thì hai người con gái phải đến trường chuẩn bị lễ nhập học. Trưa về, khi mở cửa bước vào nhà người con gái lớn thấy mẹ của mình nằm ngữa bất động trên vũng máu, em hốt hoảng điện thoại ngay cho cha đang ở hãng và những người quen ở cùng chung cư biết, sau đó  gọi số 119 cho sở cứu cấp. Chỉ vài phút sau là xe cứu thương đến hiện trường, nhưng không kịp vì nạn nhân đã tắt thở.
Nhân viên sở Cảnh sát Hadano cho biết nạn nhân bị đâm nhiều nhát ở cổ, đồ đạc trong nhà không bị lục tung, áo quần nạn nhân đang mặc không bị xốc xác và vẫn chưa tìm thấy hung khí.
Từ những điểm đó chứng tỏ nạn nhân bị ai đó giết chết và cảnh sát đã thành lập một ban điều tra.
Dãy 4 chung cư Tsurumaki


Được biết cảnh sát tỉnh Kanagawa đã huy động 480 người vào cuộc điều tra, đi hết 945 nhà trong khu vực xảy ra án mạng để dò hỏi tin tức, kiểm soát hình ảnh các máy camera phòng phạm gắn ở các góc đường, ở các tiệm quán, nhà ga…để xem có kẻ nào tình nghi hầu truy lùng. Khoảng 112 người bạn bè, quen thuộc kể cả gia đình của nạn nhân cũng đã được cảnh sát đến hỏi nhiều chi tiết, nhưng sau một tuần lễ  cảnh sát vẫn chưa có một tin tức nào chính xác về thủ phạm của vụ này.
Nguyệt San Hiệp Hội sẽ tiếp tục theo dõi việc cảnh sát Nhật tìm bắt thủ phạm để tường trình đến quý đồng hương, nhưng trước hết xin quý độc giả hãy cầu nguyện cho linh hồn người quá cố sớm được siêu thoát.

Tokyo Disneyland Rầm Rộ Tổ Chức Kỷ Niệm 30 Năm Ngày Khai Trương
Ngày 15/04/2013 vừa qua là đúng 30 năm Tokyo Disney Land khai trương. Trước đó mấy tháng công ty Oriental Land đã tung nhiều quảng cáo trên toàn nước Nhật và nhiều quốc gia khác ở Á châu để chiêu dụ khách đến xem. 9 giờ sáng Tokyo Disneyland mới mở cửa đón khách nhưng mới 8 giờ sáng đã có đến 15 ngàn người rồng rắn sắp hàng chờ đến giờ mở cổng, có cả ngàn người sắp hàng từ chiều ngày hôm trước cho dù thời tiết về đêm vẫn đang còn lạnh. Việc sắp hàng có lớp lang, trật tự có thể nói không ai hơn dân Nhật.

Tokyo Disneyland là khu giải trí đầu tiên được xây dựng bên ngoài Hoa Kỳ và hiện nay trên thế giới chỉ có 5 Disneyland. Hai ở Hoa Kỳ (California, Florida), một ở Tokyo, một ở Paris và một ở Hồng Kông.
Chưa đi Disneyland lần nào thì nhiều người tưởng rằng đây là khu giải trí dành cho trẻ em. Sự thật thì không hẳn như vậy vì nhiều khi người lớn còn thích Disneyland hơn cả trẻ em. Giá vé vào cửa Tokyo Disneyland hiện nay là 6.200 yen dành cho người trên 18 tuổi, học sinh trung học là 5.300 yen và học sinh tiểu học là 4.100 yen. Nhìn giá vé tưởng là đắt, nhưng vào chơi Disneyladg rồi thì mới thấy “tiền nào của đó”, người khó tính cách mấy cũng khó có thể chê bai. Tokyo Disneyland có 7 khu vực, mỗi khu vực có một phong cách và trò chơi riêng. Những lúc đông người, trò chơi nào ăn khách nhiều khi phải sắp hàng cả tiếng đồng hồ mới đến phiên mình. Do số lượng khách đến chơi đông nên vào năm 2001, công ty Oriental Land đã mở thêm khu giải trí Tokyo Disneysea nằm bên cạnh. Theo con số mà công ty Oriental Land công bố thì năm 2012 số người vào hai khu nói trên lên đến 27 triệu 52000 người. Còn nếu tính trong 30 năm trời thì số khách lên đến 567 triệu 692000 ngàn người.
Kim Nhật Nam, con trai trưởng nhà độc tài Kim Chính Nhật (đã chết) ở Bắc Triều Tiên cũng mê Disneyland lắm, hắn đã từng sử dụng tên giả nhập cảnh Nhật chỉ với mục đích đến Tokyo Disneyland để được …. rờ tai chú chuột Mickey.
Đã ở Nhật, nhất là những đồng hương nào cư ngụ ở Tokyo và vùng phụ cận nên đi Tokyo Disneyland một lần cho biết chứ không thì uổng lắm.

Từ Mùa Hè Năm 2014 Muốn Leo Núi Phú Sĩ Phải Trả Tiền
Phú Sĩ là ngọn núi cao nhất (3.776 mét) và hùng vĩ nhất của Nhật, một trong những biểu tượng nổi bật của xứ Phù Tang mà cả thế giới đều biết tiếng. Núi Phú Sĩ nằm giữa ranh giới của hai tỉnh Shizuoka và Yamanashi, hàng năm vào đầu tháng 7 đến hạ tuần tháng 8 là thời gian mở cửa núi để cho mọi người leo. Năm 2012 có khoảng 25 vạn người leo núi Phú Sĩ, con số này có thể tăng giảm đôi chút tùy theo thời tiết mỗi năm. Từ chân núi Phú Sĩ, người leo sử dụng phương tiện giao thông từ xe hơi nhà, xe bus hay tàu điện đến trạm số 5 (tiếng Nhật gọi là Go gome), từ đó mới bắt đầu leo. Người khỏe mạnh leo cũng phải mất chừng 8 hoặc 9 tiếng đồng hồ. Khi “quyết định” leo, ai cũng thường phải canh giờ để làm sao khoảng 5:30 sáng là lên tới đỉnh để chờ xem cảnh mặt trời mọc, đẹp và cảm động vô cùng, chẳng có sách vỡ nào tả nổi.
Cảnh những người leo núi Phú Sĩ
Núi Phú Sĩ thì rất đẹp, nhưng hai bên đường leo núi đầy rác, các hội Tự trị của hai tỉnh Shizuoka và Yamanashi phải bỏ một số tiền khá lớn ra để thuê người đến lượm rác. Tại sao người Nhật có tiếng là tự trọng, ít vất rác bừa bãi mà có chuyện ngược đời như vậy. Thật ra trong hơn 10 năm trở lại đây không phải chỉ có người Nhật leo núi Phú Sĩ mà còn có thêm khách du lịch đến Nhật, nhiều nhất là người Trung quốc, cũng leo nên xả rác nhiều là điều dễ hiểu.
Hiện nay Nhật Bản đang đang nạp đơn tại Unesco xin công nhận núi Phú Sĩ là một di sản văn hóa của thế giới. Nếu được công nhận thì chắc chắn hàng năm số người leo núi Phú Sĩ càng tăng và khi đã trở thành di sản văn hóa thế giới thì ít ra cũng phải sửa sang lại nhiều nhà vệ sinh trên các trạm dọc đường leo núi, theo sự ước tính thì phải tốn đến 550 triệu yen. Không biết lấy tiền đâu ra để làm chuyện này nên các hội Tự trị ở hai tỉnh nói trên đã nạp đơn xin thu lệ phí người leo núi để trang trải các thứ phải chi tiêu đó. Lấy phí bao nhiêu thì chưa định, nhưng nghe đâu hai ông tỉnh trưởng Shizuoka và Yamanashi đã chấp nhận đơn, chỉ còn đem ra biểu quyết nữa là xong, nếu được thông qua thì năm 2014 sẽ tiến hành việc thu phí. Quý đồng hương ở Nhật đã leo núi Phú Sĩ lần nào chưa? nếu chưa thì mùa hè năm nay nên leo đi chứ chờ đến sang năm muốn leo phải trả lệ phí leo núi. Người nào đã leo rồi thì chẳng cần phải leo làm gì cho mất sức, tốn tiền. Chính người Nhật còn có câu: Thật tiếc cho người nào chưa leo núi Phú Sĩ, nhưng ai mà leo lần thứ hai thì đúng là người khờ.
Nói vậy chứ cũng rất nhiều người Nhật leo trên năm  lần bảy lượt mà họ đâu có ….khờ.

Vùng Kansai Bị Động Đất Lớn Nhưng May Mắn Không Bị Thiệt Hại Nhiều
18 năm trước đã xảy ra một trận động đất sóng đứng rất lớn ở Awajishima-Hanshin (hay còn gọi là trận động đất Kobe) với tâm chấn nằm ở đảo Awaji đo được 6,8 độ richter đã làm cho 6.434 người bị thiệt mạng, vô số người bị thương và tàn phá nhiều nơi ở các vùng Kansai, Shikoku, Hokuriku, nhưng nặng nhất là thành phố Kobe.
5:33 sáng ngày 13/04/2013 vừa qua, khu vực rộng lớn này lại rung chuyển mạnh ở chấn độ gần 6 độ richter mà tâm chấn cũng tại đảo Awaji. May mắn thay là sự rung chuyển lần này theo sóng ngang nên không gây thiệt hại nhiều, chỉ có 22 người bị thương và nhiều nhà cửa bị sụp chứ không một thành phố nào bị tàn phá dữ dội như năm 1995. Tuy nhiên vì độ chấn động lớn nên ai nấy đều xanh máu mặt.

30 phút sau khi động đất xảy ra, chính phủ Nhật đã cho thành lập ngay một Ủy ban cứu trợ trung ương, nhưng đến chiều thì giải tán vì các báo cáo từ hiện trường gởi về không ở mức báo động đỏ.
Về phần các chuyên gia địa chất thì có hai ý kiến khác nhau, một nhóm thì cho rằng trận động đất vừa rồi là dư chấn của trận động đất Kobe cách đây 18 năm. Còn một nhóm thì nói là trận động đất này là sóng ngang, trong khi động đất Kobe cách đây 18 là sóng đứng nên có khả năng rất thấp đó là hiện tượng dư chấn, có thể đó là một tâm chấn mới cũng nằm dưới lòng đất đảo Awaji.
Ngay đến các chuyên gia địa chất hàng đầu của Nhật vẫn chưa định được đó là dư chấn hay một tâm chấn động mới nên chính phủ Nhật chỉ còn nước kêu gọi người dân phải luôn đề phòng, cảnh giác để giảm thiểu thiệt hại về nhân mạng vì động đất dù là dư chấn ở chấn độ cao cũng gây thiệt hại nhiều.

Tiểu Thuyết Mới Của Nhà văn Murakami Haruki Bán Chạy Như Tôm Tươi
Mặc dù không được chọn để trao giải Nobel Văn học năm 2012, nhưng có thể nói nhà văn Murakami Haruki người Nhật hiện nay nổi danh nhất thế giới. Các tác phẩm nổi tiếng của ông như Rừng Na-uy, Lắng Nghe Gió Hát, Kafka Bên Bờ Biển, bộ tiểu thuyến 1Q84 tám cuốn đều được độc giả khắp thế giới nồng nhiệt đón nhận (lẽ đương nhiên các tác phẩm này được dịch ra nhiều thứ tiếng).
3 năm trước, nhà văn Haruki cho hay là ông đang viết một truyện ma nhưng càng viết nó càng dài ra nên không biết lúc nào mới xong. Khi các ký giả hỏi ông đặt tựa cuốn tiểu thuyết ma đó là gì, thì được trả lời chưa có tựa đề vì chưa viết xong, mà nếu có thì vẫn không công bố, đợi đến ngày sách sắp ra mắt rồi sẽ cho biết cũng đâu có muộn.
Hai tháng trước đây nhà xuất bản Bungeishunju (Văn Nghệ Xuân Thu) tung quảng cáo và lập nguyên một website để thông báo cho độc giả biết tác phẩm mới nhất của Murakami Haruki sẽ trình làng vào ngày 12/04/2013. Quảng cáo rất rầm rộ nhưng chỉ cho biết tên sách, tên tác giả và giá tiền sách một cuốn 1785 yen, ngoài ra không có thông tin đặc biệt nào khác và lẽ đương nhiên không hề tiết lộ nội dung cuốn truyện vì theo nhà xuất bản Văn Nghệ Xuân Thu thì chúng tôi không muốn độc giả phân tâm bởi những lời đồn đoán.
Trước ngày phát hành, nhà xuất bản đã cho chở 60 vạn cuốn đến các tiệm sách. Sách được cho vào thùng, bịt kín mít nhằm tránh tối đa sự rò rỉ hình ảnh và nội dung trước khi ra mắt.
Vì biết chắc có nhiều người đến mua nên những tiệm sách lớn vào ngày đó đã đặc biệt mở cửa sớm lúc 5 giờ rưỡi sáng, thế mà cũng có nhiều người sắp hàng trước đó 10 tiếng đồng hồ.
Cảnh người sắp hàng mua tác phẩm mới của nhà văn Murakami
Tác phẩm mới này có cái tựa khá dài là “Shikisai wo Motanai Tasaki Tsukuru to Kare no Junrei no Toshi” (tạm dịch là Tasaki Tsukuru, Người Không Mang Màu Sắc và Năm Hành Hương Của Anh Ta). Nội dung cốt truyện nói về một người đàn ông 36 tuổi có tên Tasaki Trsukuru sinh quán ở Nagoya. Thời trung học Tasaki có 4 người bạn rất thân (2 nam, 2 nữ) nhưng tính tình khác nhau. Tên họ của 4 người bạn đều có  một chữ nào đó diễn tả màu sắc, chẳng hạn như Aka(mà đỏ), Ao (màu xanh) hay Kuro (màu đen) hoặc Shiro (màu trắng), riêng Tasaki thì không. Tasaki thi đậu vào đại học Tokyo nên phải chia tay 4 người bạn thân này. Học xong Tasaki trở về Nagoya làm việc cho công ty đường sắt và gặp lại 4 người bạn thân, nhưng tất cả đều lạnh lùng tuyệt giao với Tasaki mà không nói lý do. Điều này đã làm cho Tasaki thất vọng đến độ muốn tìm đến cái chết cho xong. Tuy nhiên đời sống đã lôi Tasaki trở lại với thực tại, nhưng trở thành một con người hoàn toàn khác với Tasaki trước đây. 16 năm trôi qua Tasaki không hề gặp lại 4 người bạn thân đó. Vào thời gian này Tasaki có người yêu và đem chuyện này ra kể cho cô nàng nghe. Người yêu của Tasaki đã khuyên anh nên tìm gặp họ để hỏi lý do. Tasaki nghe lời và bắt đầu có đi tìm để gặp họ mà tác giả Murakami Haruki gọi là cuộc hành hương.

Sách được nhà xuất bản in đợt đầu 500 ngàn cuốn, thế mà chỉ trong vòng mấy ngày là bán gần hết, nghe đâu sẽ in tiếp thêm 50 vạn cuốn nữa. Thời đại Internet ngày nay đã làm cho cái thú đọc sách của người Nhật giảm đi rất nhiều, nhưng tiểu thuyết của Haruki vẫn bán chạy như tôm tươi đã làm nhiều người ngạc nhiên. Theo các bình luận gia thì tiểu thuyết của Haruki rất thâm thúy, đôi khi phảng phất một chút ma quái, nhiều chỗ hơi khó hiểu. Người mua sách của Haruki lần này chưa hẳn vì say mê cốt truyện mà là vì tên tuổi của của Murakami Haruki quá nổi nên muốn có trong tay cuốn tiểu thuyết mới của tác giả mà thôi.

Cần Phải Luật Hóa Về Giải Thưởng Công Dân Vinh Dự
Ngày 1 tháng 4 vừa qua, Nội các của Thủ tướng Abe đã quyết định trao giải thưởng Công Dân Danh Dự cho hai ông Nagashima Shigeo và  Matsui Hideki. Vì cả hai người này trước đây đều là tuyển thủ Yakyu (bóng chầy) của đội Tokyo Giants nên lễ trao giải thưởng dự định sẽ tổ chức tại cầu trường Tokyo Dome (bản doanh của đội) vào ngày 05/05/2013. Đối tượng được tuyển chọn để trao giải thưởng này là bất cứ ai (không cần phải có quốc tịch Nhật) có nhiều thành quả cống hiến cho nước Nhật về bất cứ một lãnh vực nào mà sự cống hiến đó đem lại niềm mơ ước và hy vọng tươi sáng cho xã hội được nhiều người dân Nhật công nhận. Ngoài thành

Phù hiệu giải thưởng Công dân Vinh dự
tích đóng góp ra còn phải được nhiều người kính mến, nghĩa là tài đức phải vẹn toàn.

Mặc dù chẳng có ai phản đối việc ông Nagashima và ông Matsui được chọn để trao giải thưởng này, nhưng rất nhiều người cho rằng tiêu chuẩn tuyển chọn hơi mơ hồ, cần phải luật hóa cho rõ ràng, vì thế nào là tài đức vẹn toàn. Nếu xét về thành tích của một tuyển thủ bóng chày thì còn rất nhiều người hơn ông Nagashima và Matsui và họ cũng là những con người rất đàng hoàng sao không được chọn.
Theo các bình luận gia thì giải thưởng này chủ yếu là do đương kim Thủ tướng quyết định nên khó tránh sự thiên lệch. Trước đây cũng đã có nhiều chỉ trích người đứng đầu nội các muốn sử dụng giải thưởng này như là một công cụ để tạo thành tích chính trị riêng cho mình.
Năm 1966, Thủ tướng Sato lập ra giải thưởng có tên gọi là Nội các Tổng lý Đại thần Huân chương (tức là huân chương của Thủ tướng trao tặng). Đến năm 1977, Thủ tướng Fukuda đôn lên thành giải thưởng Công dân Vinh dự và người đầu tiên được trao giải thưởng này là tuyển thủ bóng chầy OH Sadamaru (sinh ra và lớn lên ở Nhật, nhưng mang quốc tịch Đài Loan) của đội Tokyo Giants  đã tạo kỷ lục thế giới với 756 trái home run trong thời gian ngắn nhất. Tính đến cuối tháng 4/2013 có tất cả 20 người và 1 đoàn thể được trao giải thưởng Công dân Vinh dự. Chỉ có ba người từ chối nhận giải thưởng này là cố nhạc sĩ Koseki Yuji, tuyển thủ bóng chày Fukumoto Yutaka, riêng tuyển thủ Suzuki Ichiro thì đã từ chối nhận giải đến 2 lần, một lần vào năm 2001 và lần thứ hai vào năm 2004.
Rất nhiều người muốn biết trị giá của giải thưởng này là bao nhiêu tiền. Giải thưởng này chỉ có giá trị về tinh thần chứ không có tiền thưởng. Người được trao chỉ nhận một bằng tưởng thưởng, một huân chương có khắc hàng chữ Công Dân Vinh Dự và một tặng phẩm (tùy theo người được trao giải đề nghị). Trường hợp của nữ tuyển thủ chạy marathon (vượt dã) Takahashi Naoko nhận được 1 đồng hồ Thụy sĩ trị giá 94 vạn yen do cô yêu cầu.

Thống Đốc Nhân Hàng Nhật Tuyên Bố Không Cố Tìm Cách Hạ Giá Đồng Yen Mà Chỉ Muốn Phá Vỡ Tình Trạng Giảm Phát
Nhật Bản là quốc gia sống nhờ vào việc xuất khẩu nên đồng yen càng rẻ thì kinh tế càng phát triển. Lấy một ví dụ cụ thể cho dễ hiểu một món hàng bán sang Mỹ giá 100 đô la, nếu hối suất 1 đô la ăn 100 yen thì hãng xuất khẩu thu được 10.000 yen mới có lời một chút. Nếu hối suất còn 90 yen (nghĩa là đồng yen cao) thì chỉ thu được 9.000 yen. Muốn thu được 1 vạn yen như trước thì phải tăng giá bán lên thành 110 mỹ kim. Hàng tăng giá thì người tiêu thụ ít mua, hãng bán không được thì bị lỗ, phải giảm lương người làm hay sa thải bớt công nhân…Hãng nào cũng như thế thì kinh tế phải đi xuống.
Từ năm 1993, kinh tế Nhật bắt đầu đi xuống, đến tháng 7 năm 2007 gượng lên được đôi chút nhờ hối suất lúc đó là 124 yen ăn 1 mỹ kim. Nhưng sau đó đồng yen liên tục lên giá 1 mỹ kim chỉ còn 110 yen, rồi 100 yen. Cuối 5 năm 2011 lần đầu tiên trong lịch sử kinh tế hậu chiến của Nhật 1 mỹ kim chỉ đổi được 76 yen. Để chận đà lên giá của đồng yen, chính phủ ông Noda lúc đó đã bỏ ra 2000 tỷ yen để mua đô la, nhưng hối suất đồng yen chỉ hạ được một chút ở mức 78 yen ăn 1 mỹ kim. Đầu năm 2013, khi chính quyền ông Noda bị mất thì hối suất đồng yen lúc đó là 77 yen/ 1 mỹ kim.
Biểu đồ hối suất đồng yen từ năm 1950-2010
Kinh tế trì trệ tất nhiên đồng luơng người dân Nhật bị giảm nên ai cũng phải tiết kiệm, không dám chi tiêu nhiều làm sức tiêu thụ trong nước thấp, dẫn đến hiện tượng hàng hóa phải giảm giá mà danh từ kinh tế gọi là giảm phát, tiếng Anh gọi là Deflation (trái với lạm phát tức Inflation).
Trong mùa tổng tuyển cử và ngay sau khi lên nhận chức Thủ tướng, ông Abe tuyên bố sẽ cố gắng phá vỡ tình trạng giảm phát bằng cách tăng giá hàng hóa lên 2% để các hãng sản xuất có thể thu thêm tiền hầu tăng lương cho công nhân. Đề nghị ngân hàng quốc gia bỏ tiền ra mua trái phiếu của các ngân hàng để cho họ có tiền cho các hãng trung tiểu xí nghiệp vay.
Các biện pháp này nếu thực hiện thì có vực lại được nền kinh tế Nhật đang bị suy trầm hay không thì chưa biết, nhưng chỉ với những động thái tích cực như vậy của ông Abe và toàn thể nội các, kể cả Tân Thống đốc ngân hàng Quốc gia là đồng yen bắt đầu hạ giá, chỉ trong 4 tháng từ 1 mỹ kim đổi được 77 yen đã thành 99 yen. Các hãng xuất khẩu Nhật. đặc biệt là hãng Toyota, Nissan, Honda… lấy lại được phông độ vì bán được nhiều xe.
Chuyện đồng yen bỗng nhiên hạ giá đã khiến cho nhiều quốc gia trong nhóm G20 đặt vấn đề trong hội nghị Tài chánh được tổ chức tại Thủ đô Washington Hoa Kỳ vào 2 ngày 18& 19/04/2013 vừa rồi. Bộ trưởng Tài chánh Hàn quốc tuy không thể phê phán việc đồng yen mất giá, nhưng nói rằng chính phủ Nhật cần phải hiệp nghị với các quốc gia G20 về hối suất đồng yen. Vì sự lên xuống của đồng yen ảnh hưởng chung cho tất cả chứ không riêng gì Nhật Bản. Tân Thống đốc Ngân hàng quốc gia Nhật là ông Kuroda, một chuyên môn kinh tế  đầy kinh nghiệm trong các hội nghị tài chánh thế giới đã lên diễn đàn giải thích rất thuyết phục như sau: Nỗ lực hiện nay của chính Nhật là phá vỡ tình trạng giảm phát chứ không phải là tìm cách hạ giá đồng tiền yen. Việc tạo điều kiện dễ dàng hơn cho các hãng Nhật vay tiền để đẩy mạnh kinh doanh cũng nằm trong chiều hướng đó. Chuyện hối suất đồng yen tăng hay giảm là do sự đánh giá chung của thị trường thế giới. Không có một quốc gia tự do, dân chủ nào (kể cả Hoa Kỳ)  có thể làm được cái chuyện muốn cho đồng bạc của mình lên xuống theo ý muốn của mình được.
Kuroda Haruhiko, Tân Thống đốc ngân hàng Quốc gia Nhật Bản
 Ông Kuroda trước đây là quan chức cao cấp của bộ Tài chánh, phụ trách cục Hối đoái. Sau khi rời khỏi chức vụ, ông Kuroda đi dạy  ở trường đại học Hitotsubashi (một đại học Kinh tế nổi tiếng hàng đầu của Nhật), sau đó được bầu làm Giám đốc ngân hàng Á châu (ADB), đang làm Giám đốc thì được Tân Thủ tướng Abe tiến cử vào chức vụ Thống đốc ngân hàng Quốc gia, nhưng muốn vào chức vụ này thì phải được lưỡng viện Quốc hội Nhật chấp thuận. Tuy luật lệ không quy định, nhưng những ai đã từng là quan chức cao cấp của chính phủ thì thường bị Quốc hội   bỏ phiếu chống với lý do là: dễ bị chính quyền chi phối, trong khi chức vụ này cần phải độc lập. Tại Hạ viện, ông Kuroda được thông qua dễ dàng vì đảng Tự do của Thủ tướng Abe chiếm đa số, nhưng ở Thượng viện thì có ba đảng đối lập không chấp thuận, phải điều chỉnh mấy lần mới được thông qua. Mới lên làm Thống đốc ngân hàng Quốc gia được mấy tháng mà ông Kuroda đã lập được nhiều thành quả ngoạn mục, hạ được giá đồng yen. Triết lý của ông Kuroda là thị trường hối đoái thế giới sẽ quyết định hối suất đồng tiền yen, kể cả mỹ kim. Chúng ta hãy làm tốt các hoạt động kinh tế hơn là chú tâm vào chuyện hạ thấp trị giá đồng yen.


 

Random Posts

Category

  • ( 8 )
  • ( 1 )
  • ( 2 )
  • ( 1 )
  • ( 1 )
  • ( 18 )
  • ( 8 )
  • ( 50 )
  • ( 40 )
  • ( 7 )
  • ( 5 )
  • ( 2 )
  • ( 2 )
  • ( 1 )
  • ( 5 )
  • ( 6 )
  • ( 1 )
  • ( 51 )
  • ( 1 )
  • ( 11 )
  • ( 5 )
  • ( 3 )
  • ( 1 )
  • ( 1 )
  • ( 154 )
  • ( 3 )
  • ( 7 )
  • ( 3 )
  • ( 1 )
  • ( 1 )
  • ( 5 )
  • ( 5 )
  • ( 2 )
  • ( 7 )
  • ( 3 )
  • ( 3 )
  • ( 1 )
  • ( 28 )
  • ( 160 )
  • ( 4 )
  • ( 17 )
  • ( 1 )
  • ( 101 )
  • ( 2 )
  • ( 5 )
  • ( 1 )
  • ( 1 )
  • ( 6 )
  • ( 4 )
  • ( 1 )
  • ( 28 )
  • ( 1 )
  • ( 5 )
  • ( 57 )
  • ( 2 )
  • ( 6 )
  • ( 2 )
  • ( 81 )
  • ( 2 )
  • ( 4 )
  • ( 1 )
  • ( 29 )
  • ( 2 )
  • ( 27 )
  • ( 2 )
  • ( 2 )
  • ( 4 )
  • ( 1 )
  • ( 21 )
  • ( 1 )
  • ( 3 )
  • ( 1 )
  • ( 118 )
  • ( 16 )
  • ( 5 )
  • ( 2 )
  • ( 2 )
  • ( 5 )
  • ( 3 )
  • ( 19 )
  • ( 1 )
  • ( 2 )
  • ( 1 )
  • ( 2 )
  • ( 3 )
  • ( 30 )
  • ( 248 )
  • ( 1 )
  • ( 2 )
  • ( 125 )
  • ( 586 )
  • ( 1534 )
  • ( 30 )
  • ( 5 )
  • ( 7 )
  • ( 1 )
  • ( 224 )
  • ( 11 )
  • ( 1 )
  • ( 33 )
  • ( 6 )
  • ( 6 )
  • ( 16 )
  • ( 5 )
  • ( 3 )
  • ( 8 )
  • ( 222 )
  • ( 2 )
  • ( 1 )
  • ( 1 )
  • ( 35 )
  • ( 5 )
  • ( 21 )

Recent Comments

About Template

Return to top of page Copyright © 2010 | Flash News Converted into Blogger Template by HackTutors