Tiến trình đô thị hóa nhanh chóng, biến đổi khí hậu và nhu cầu gia tăng của nông nghiệp đã tạo thêm áp lực lên các nguồn cung cấp nước. Ngân hàng Phát triển châu Á vào tháng trước đã báo động là đa số người dân ở châu Á - Thái Bình Dương vẫn chưa tiếp cận được nguồn nước sạch, mặc dù kinh tế khu vực tăng trưởng nhanh. Nguyên nhân là do quản lý kém cõi và thiếu đầu tư vào cơ sở hạ tầng.
Phát biểu tại Thượng đỉnh về nước vùng châu Á-Thái Bình Dương, thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra tuyên bố : « Có thể sẽ có tranh chấp về các nguồn nước, trừ phi các quốc gia trong khu vực đồng ý phân chia nguồn tài nguyên này». Theo bà, không một quốc gia nào có thể tự mình giải quyết những thách thức đó.
Về phần mình, Quốc vương Brunei Hassanal Bolkiah lưu ý là trong vòng một thập niên tính đến năm 2020, các nước châu Á cần phải đầu tư khoảng 380 tỷ euro cho hệ thống cung cấp nước, để có thể bảo đảm an ninh về nguồn nước.
Thủ tướng Bangladesh Sheikh Hasina nêu lên hiệp ước phân chia nguồn nước sông Hằng giữa nước này với Ấn Độ như là một ví dụ thành công về ngoại giao nguồn nước. Theo bà, chỉ có quản lý một cách đúng đắn việc tiếp cận các nguồn nước mới có thể giúp tránh xung đột.
Phát biểu tại Thượng đỉnh về nước vùng châu Á-Thái Bình Dương, thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra tuyên bố : « Có thể sẽ có tranh chấp về các nguồn nước, trừ phi các quốc gia trong khu vực đồng ý phân chia nguồn tài nguyên này». Theo bà, không một quốc gia nào có thể tự mình giải quyết những thách thức đó.
Về phần mình, Quốc vương Brunei Hassanal Bolkiah lưu ý là trong vòng một thập niên tính đến năm 2020, các nước châu Á cần phải đầu tư khoảng 380 tỷ euro cho hệ thống cung cấp nước, để có thể bảo đảm an ninh về nguồn nước.
Thủ tướng Bangladesh Sheikh Hasina nêu lên hiệp ước phân chia nguồn nước sông Hằng giữa nước này với Ấn Độ như là một ví dụ thành công về ngoại giao nguồn nước. Theo bà, chỉ có quản lý một cách đúng đắn việc tiếp cận các nguồn nước mới có thể giúp tránh xung đột.