Sức mạnh của Mạng Xã Hội tại Mexico



Tuần lễ 15 tháng 5 là một tuần lễ thất lợi cho kẻ quyền thế tại Mexico nhưng lại là một tuần vui thú cho kẻ thế cô. Phần lớn là nhờ vào sức mạnh của mạng xã hội. Tại Mexico, mạng Twitter phổ quát hơn là ở Mỹ. Ngoài ra cũng vì người dân chán ghét sự hưởng thụ bổng lộc của kẻ quyền thế.

Trong tuần đó người dân Mexico hỉ hả trước việc ông Humberto Benitez, giám đốc Nha Bảo Vệ Người Tiêu Thụ (gọi tắt là Profeco) bị Tổng thống Mexico là ông Enrique Pena Nieto cách chức sau một vụ xì-căn-đan liên quan đến cô con gái của ông Benitez. Sự việc xảy ra lúc cô Andrea vào một nhà hàng thời thượng sang trọng nhất nhì ở thành phố Mexico. Vì không được xếp ngồi vào đúng bàn cô muốn, cô ta nổi giận và đến văn phòng Profeco để buộc họ đóng cửa nhà hàng

Maximo Bistrot. Bố cô Andrea lúc đó đang nằm bệnh viện chữa trị, nhưng các thuộc hạ dưới quyền ông lại chìu lòng cô Andrea. Họ gửi thanh tra đến và đóng cửa nhà hàng vì một vài lý do nhỏ nhặt. Ngay sau đó câu chuyện bùng nổ và lan rộng qua mạng Twitter và trở thành xì-căn-đan quốc gia.
Bốn thuộc hạ dưới quyền ông Benitez có liên quan đến sự việc thì bị tạm ngưng công việc. Còn ông Benitez phủ nhận sự việc chẳng liên quan gì đến ông và nhất quyết không chịu từ chức. Cuối cùng Tổng thống Pena phải cách chức ông Benitez để tránh cho uy tín của Profeco bị tổn hại thêm. Động thái trên mang lại thêm uy tín cho Tổng thống Pena cũng như đem lại niềm vui cho giới sử dụng Twitter đã phanh phui ra vụ này.
Cũng cùng tuần lễ mà ông Benitez bị đuổi, một đài radio địa phương ở tiểu bang Tabasco miền đông nam Mexico cho phát các clip âm thanh của ông Andres Granier, cựu thống đốc tiểu bang. Trong đó ông ta khoe là có 400 đôi giày, 600 bộ đồ vét và một ngàn áo sơ mi, phần lớn số quần áo này giữ ở các căn nhà sang trọng tại nước ngoài vì ở tại tiểu bang Tabasco ông phải ăn mặc bình dị để tránh bị dị nghị. Khi bị phanh phui, ông ta bảo là say rượu nói phét cho vui thôi. Tuy nhiên tục ngữ dân gian Mexico có nói là trẻ em và kẻ say rượu luôn luôn nói sự thật!
Những câu chuyện trên cho thấy có một chiều hướng tích cực xảy ra tại Mexico, một quốc gia có sự cách biệt giàu nghèo rất cao tại châu Mỹ Latin. Dân chúng có trong tay smartphones, máy ảnh số, máy thâu hình/thâu thanh, đòi hỏi các chính trị gia và giới quyền thế phải có trách nhiệm trước những sự nhũng lạm, sống xa xỉ. Không riêng dân chúng mà ngay cả truyền thông luồng chính cũng lên tiếng.
Xã hội Mexico đã chán ngán giới quyền thế trục lợi để sống xa xỉ trên mồ hôi nước mắt của dân chúng. Điều đáng mừng là ngày hôm nay người dân có thêm các công cụ và có can đảm để đem ra ánh sáng những sâu mọt này.
Hoàng Thuyên tóm lược
Nguồn: The Economist, 17/05/2103


 

Random Posts

Category

  • ( 8 )
  • ( 1 )
  • ( 2 )
  • ( 1 )
  • ( 1 )
  • ( 18 )
  • ( 8 )
  • ( 50 )
  • ( 40 )
  • ( 7 )
  • ( 5 )
  • ( 2 )
  • ( 2 )
  • ( 1 )
  • ( 5 )
  • ( 6 )
  • ( 1 )
  • ( 51 )
  • ( 1 )
  • ( 11 )
  • ( 5 )
  • ( 3 )
  • ( 1 )
  • ( 1 )
  • ( 154 )
  • ( 3 )
  • ( 7 )
  • ( 3 )
  • ( 1 )
  • ( 1 )
  • ( 5 )
  • ( 5 )
  • ( 2 )
  • ( 7 )
  • ( 3 )
  • ( 3 )
  • ( 1 )
  • ( 28 )
  • ( 160 )
  • ( 4 )
  • ( 17 )
  • ( 1 )
  • ( 101 )
  • ( 2 )
  • ( 5 )
  • ( 1 )
  • ( 1 )
  • ( 6 )
  • ( 4 )
  • ( 1 )
  • ( 28 )
  • ( 1 )
  • ( 5 )
  • ( 57 )
  • ( 2 )
  • ( 6 )
  • ( 2 )
  • ( 81 )
  • ( 2 )
  • ( 4 )
  • ( 1 )
  • ( 29 )
  • ( 2 )
  • ( 27 )
  • ( 2 )
  • ( 2 )
  • ( 4 )
  • ( 1 )
  • ( 21 )
  • ( 1 )
  • ( 3 )
  • ( 1 )
  • ( 118 )
  • ( 16 )
  • ( 5 )
  • ( 2 )
  • ( 2 )
  • ( 5 )
  • ( 3 )
  • ( 19 )
  • ( 1 )
  • ( 2 )
  • ( 1 )
  • ( 2 )
  • ( 3 )
  • ( 30 )
  • ( 248 )
  • ( 1 )
  • ( 2 )
  • ( 125 )
  • ( 586 )
  • ( 1534 )
  • ( 30 )
  • ( 5 )
  • ( 7 )
  • ( 1 )
  • ( 224 )
  • ( 11 )
  • ( 1 )
  • ( 33 )
  • ( 6 )
  • ( 6 )
  • ( 16 )
  • ( 5 )
  • ( 3 )
  • ( 8 )
  • ( 222 )
  • ( 2 )
  • ( 1 )
  • ( 1 )
  • ( 35 )
  • ( 5 )
  • ( 21 )

Recent Comments

About Template

Return to top of page Copyright © 2010 | Flash News Converted into Blogger Template by HackTutors