Sau trận chiến không cân sức trong đó 74 chiến sĩ Hải quân Việt Nam Cộng Hòa hy sinh, Trung Quốc đã chiếm đóng toàn bộ quần đảo Hoàng Sa. Sự kiện này đặc biệt nhạy cảm vì chính quyền Bắc Việt lúc đó đã không có động thái nào chống lại hành động xâm lăng của Bắc Kinh, hay thậm chí thừa nhận việc sử dụng vũ lực này. Vào thời đó, Trung Quốc viện trợ vũ khí và tiền bạc cho Hà Nội để chiến đấu với quân đội Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hòa ở miền Nam.
Tâm lý chống Trung Quốc hiện rất phổ biến ở Việt Nam, và chính quyền Hà Nội bị đả kích là đã không có hành động đủ mạnh mẽ trước những động thái gây hấn của Bắc Kinh. Chỉ có người Việt hải ngoại và các nhà ly khai có truyền thống kỷ niệm hải chiến Hoàng Sa.
Hãng tin AP ghi nhận, tuy nhiên gần đây truyền thông Nhà nước liên tục có những bài viết về dịp kỷ niệm chính thức vào ngày mai, Chủ nhật 19/1, cũng như các bài phỏng vấn gia đình các tử sĩ Hoàng Sa vốn cho đến nay chưa hề nhận được bất kỳ hỗ trợ nào của chính phủ. Trong khi đó báo chí Việt Nam không thể viết về những vấn đề nhạy cảm liên quan đến Trung Quốc nếu chưa được chính quyền bật đèn xanh.
Hãng tin Mỹ nêu ra phát biểu của bà Huỳnh Thị Sinh, quả phụ của hạm trưởng Ngụy Văn Thà, xúc động nói về việc người chồng tử trận đã 40 năm nay mới được nhắc đến. Bên cạnh đó là các hoạt động triển lãm, hội thảo đánh dấu 40 năm Trung Quốc chiếm đóng bất hợp pháp quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Theo AP, chính quyền còn phải đối phó với việc các nhóm đối lập đã loan báo trên mạng sẽ tổ chức biểu tình phản đối Trung Quốc tại Hà Nội vào ngày mai. Những cuộc xuống đường với mục đích tương tự trong những năm trước đây thường bị ngăn trở. Hãng tin Mỹ cũng nhận định, tuần qua Hà Nội đã có những phát biểu mạnh mẽ chống lại lệnh cấm đánh cá của Bắc Kinh tại Biển Đông, có thể gây ra những xung đột tại vùng biển chiến lược này.
Tâm lý chống Trung Quốc hiện rất phổ biến ở Việt Nam, và chính quyền Hà Nội bị đả kích là đã không có hành động đủ mạnh mẽ trước những động thái gây hấn của Bắc Kinh. Chỉ có người Việt hải ngoại và các nhà ly khai có truyền thống kỷ niệm hải chiến Hoàng Sa.
Hãng tin AP ghi nhận, tuy nhiên gần đây truyền thông Nhà nước liên tục có những bài viết về dịp kỷ niệm chính thức vào ngày mai, Chủ nhật 19/1, cũng như các bài phỏng vấn gia đình các tử sĩ Hoàng Sa vốn cho đến nay chưa hề nhận được bất kỳ hỗ trợ nào của chính phủ. Trong khi đó báo chí Việt Nam không thể viết về những vấn đề nhạy cảm liên quan đến Trung Quốc nếu chưa được chính quyền bật đèn xanh.
Hãng tin Mỹ nêu ra phát biểu của bà Huỳnh Thị Sinh, quả phụ của hạm trưởng Ngụy Văn Thà, xúc động nói về việc người chồng tử trận đã 40 năm nay mới được nhắc đến. Bên cạnh đó là các hoạt động triển lãm, hội thảo đánh dấu 40 năm Trung Quốc chiếm đóng bất hợp pháp quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Theo AP, chính quyền còn phải đối phó với việc các nhóm đối lập đã loan báo trên mạng sẽ tổ chức biểu tình phản đối Trung Quốc tại Hà Nội vào ngày mai. Những cuộc xuống đường với mục đích tương tự trong những năm trước đây thường bị ngăn trở. Hãng tin Mỹ cũng nhận định, tuần qua Hà Nội đã có những phát biểu mạnh mẽ chống lại lệnh cấm đánh cá của Bắc Kinh tại Biển Đông, có thể gây ra những xung đột tại vùng biển chiến lược này.