Bộ ngoại giao Mỹ vừa công bố báo cáo 2012 về tình hình tự do tôn giáo trên thế giới . Phần 7 trang dành Việt Nam, Hoa Kỳ nhận định là « xu hướng chung của chính phủ Việt Nam trong năm qua là không có thay đổi nào đáng kể. Nhiều trường hợp chà đạp tự do tôn giáo kể cả hành vi câu lưu, giam giữ và kết án tù ». Tại các tỉnh và vùng xa xôi, chính quyền địa phương sử dụng biện pháp hành chánh nhiêu khê để sách nhiễu tín đồ Thiên chúa giáo. Tình trạng người theo đạo bị phân biệt đối xử vẫn tồn tại.
Bản báo cáo liệt kê một danh sách dài về các sự kiện tiêu cực trong cách thi hành pháp luật tại Việt Nam. Cụ thể là vào cuối năm 2012, chính phủ ra sắc lệnh mới về đăng ký hoạt động tôn giáo với mục tiêu được công bố là làm giảm bớt thời gian chờ đợi. Tuy nhiên trên thực tế sắc lệnh này tạo điều kiện cho chính quyền địa phương « can thiệp vào sinh hoạt tôn giáo, học tập giáo lý, đào tạo nhân sự … » và mặc khác vẫn còn phải chờ « nghị định hướng dẫn thi hành »vào cuối năm nay 2013.
Chính quyền Việt Nam tiếp tục bất chấp những quy định tôn trọng tự do tôn giáo có ghi trong Hiến pháp. Những hội thánh Tin lành hay tổ chức Phật giáo không được nhà nước công nhận, mặc dù đã tuân thủ pháp luật nộp đơn xin hoạt động, tiếp tục bị sách nhiễu, trừng phạt. Bản báo cáo đương cử trường hợp chính quyền tỉnh An Giang tiếp tục truy bức nhân sự của Giáo hội Phật Giáo Hòa Hảo Thuần túy.
Tháng 7/2012, tín đồ Bùi Văn Thâm bị bắt và bị kết án hai năm sáu tháng tù với tội danh « chống nhà nước ». Đến tháng 10, bắt luôn người cha là Bùi văn Trung. Ở Pleiku, mục sư Tin lành Nguyễn Công Chính bị kết án 11 năm tù trong phiên xử phúc thẩm vào tháng 11/2012 với tội danh « phá hoại đoàn kết dân tộc ». Còn ở Sóc Trăng, nhà sư Thạch Thoul, người Việt gốc Khmer bị quy tội tố cáo tình trạng vi phạm nhân quyền tại Việt Nam với báo chí nước ngoài và bị ép buộc « hoàn tục ».
Chính quyền Việt Nam vẫn tiếp tục gây khó khăn cho Giáo Hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất. Tháng 8 năm ngoái, công an bao vây chùa Liên Trì ở quận 2 TP HCM, cản trở Thượng tọa Không Tánh tổ chức một buổi lễ có sự tham gia của nhiều cựu chiến binh, thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa. Chùa Giác Minh ở Đà Nẵng cũng bị bao vây, sư trụ trì bị «tố » nhận tiền của nước ngoài.
Ngay những Giáo hội được chính thức hoạt động, được chính quyền công nhận cũng bị giới hạn sinh hoạt. Tháng ba năm 2012, một phái đoàn tín hữu Công giáo bị cấm xuất cảnh sang Ý dự lễ phong thánh cố Hồng Y Nguyễn Văn Thuận. Tháng tư, dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn bị chính quyền thành phố Hồ Chí Minh buộc phải cung cấp giấy tờ, cản trở lễ tấn phong linh mục của 7 tu sĩ.
Danh sách những vụ vi phạm quyền tự do tôn giáo rất dài, trải rộng từ bắc xuống nam, từ tín đồ Tin lành người Hmong bị truy bức đến giáo dân Cồn Dầu bị đuổi đất. Tuy nhiên, tác giả bản báo cáo, trong phần cuối cũng ghi nhận 4 trường hợp được xem là « có cải thiện ». Đó là lần đầu tiên chính quyền cho phép 20 tín đồ đạo Bahai sang Israel dự đại hội. Trong tháng 7 và 8, có 20 hội thánh Tin lành ở Tây nguyên được đăng ký. Tháng 8, chính quyền Hà Nội trả lại 500 mét vuông đất cho nhà thờ thánh Phêrô…
Bộ ngoại giao Mỹ khẳng định là sứ quán Mỹ tại Hà Nội và tòa lãnh sự tại thành phố Hồ Chí Minh thường xuyên đối thoại và khuyến khích chính quyền Việt Nam nới rộng tự do tôn giáo. Nhân viên ngoại giao Mỹ cũng tiếp xúc thường xuyên với các nhà lãnh đạo tôn giáo kể cả những tu sĩ bị áp bức trực tiếp. Bộ Ngoại giao Mỹ kêu gọi Hà Nội tiếp tục cải thiện nhân quyền.
Bản báo cáo liệt kê một danh sách dài về các sự kiện tiêu cực trong cách thi hành pháp luật tại Việt Nam. Cụ thể là vào cuối năm 2012, chính phủ ra sắc lệnh mới về đăng ký hoạt động tôn giáo với mục tiêu được công bố là làm giảm bớt thời gian chờ đợi. Tuy nhiên trên thực tế sắc lệnh này tạo điều kiện cho chính quyền địa phương « can thiệp vào sinh hoạt tôn giáo, học tập giáo lý, đào tạo nhân sự … » và mặc khác vẫn còn phải chờ « nghị định hướng dẫn thi hành »vào cuối năm nay 2013.
Chính quyền Việt Nam tiếp tục bất chấp những quy định tôn trọng tự do tôn giáo có ghi trong Hiến pháp. Những hội thánh Tin lành hay tổ chức Phật giáo không được nhà nước công nhận, mặc dù đã tuân thủ pháp luật nộp đơn xin hoạt động, tiếp tục bị sách nhiễu, trừng phạt. Bản báo cáo đương cử trường hợp chính quyền tỉnh An Giang tiếp tục truy bức nhân sự của Giáo hội Phật Giáo Hòa Hảo Thuần túy.
Tháng 7/2012, tín đồ Bùi Văn Thâm bị bắt và bị kết án hai năm sáu tháng tù với tội danh « chống nhà nước ». Đến tháng 10, bắt luôn người cha là Bùi văn Trung. Ở Pleiku, mục sư Tin lành Nguyễn Công Chính bị kết án 11 năm tù trong phiên xử phúc thẩm vào tháng 11/2012 với tội danh « phá hoại đoàn kết dân tộc ». Còn ở Sóc Trăng, nhà sư Thạch Thoul, người Việt gốc Khmer bị quy tội tố cáo tình trạng vi phạm nhân quyền tại Việt Nam với báo chí nước ngoài và bị ép buộc « hoàn tục ».
Chính quyền Việt Nam vẫn tiếp tục gây khó khăn cho Giáo Hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất. Tháng 8 năm ngoái, công an bao vây chùa Liên Trì ở quận 2 TP HCM, cản trở Thượng tọa Không Tánh tổ chức một buổi lễ có sự tham gia của nhiều cựu chiến binh, thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa. Chùa Giác Minh ở Đà Nẵng cũng bị bao vây, sư trụ trì bị «tố » nhận tiền của nước ngoài.
Ngay những Giáo hội được chính thức hoạt động, được chính quyền công nhận cũng bị giới hạn sinh hoạt. Tháng ba năm 2012, một phái đoàn tín hữu Công giáo bị cấm xuất cảnh sang Ý dự lễ phong thánh cố Hồng Y Nguyễn Văn Thuận. Tháng tư, dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn bị chính quyền thành phố Hồ Chí Minh buộc phải cung cấp giấy tờ, cản trở lễ tấn phong linh mục của 7 tu sĩ.
Danh sách những vụ vi phạm quyền tự do tôn giáo rất dài, trải rộng từ bắc xuống nam, từ tín đồ Tin lành người Hmong bị truy bức đến giáo dân Cồn Dầu bị đuổi đất. Tuy nhiên, tác giả bản báo cáo, trong phần cuối cũng ghi nhận 4 trường hợp được xem là « có cải thiện ». Đó là lần đầu tiên chính quyền cho phép 20 tín đồ đạo Bahai sang Israel dự đại hội. Trong tháng 7 và 8, có 20 hội thánh Tin lành ở Tây nguyên được đăng ký. Tháng 8, chính quyền Hà Nội trả lại 500 mét vuông đất cho nhà thờ thánh Phêrô…
Bộ ngoại giao Mỹ khẳng định là sứ quán Mỹ tại Hà Nội và tòa lãnh sự tại thành phố Hồ Chí Minh thường xuyên đối thoại và khuyến khích chính quyền Việt Nam nới rộng tự do tôn giáo. Nhân viên ngoại giao Mỹ cũng tiếp xúc thường xuyên với các nhà lãnh đạo tôn giáo kể cả những tu sĩ bị áp bức trực tiếp. Bộ Ngoại giao Mỹ kêu gọi Hà Nội tiếp tục cải thiện nhân quyền.