Lẫm cẫm Sài Gòn thiên hạ sự - Người dân nghĩ gì về 2 vụ tàn sát man rợ


Người dân nghĩ gì về 2 vụ tàn sát man rợ
Văn Quang– Viết từ Sài Gòn

Chỉ trong vòng một tuần đầu tháng Bảy này, hai án mạng man rợ tàn sát trọn hai gia đình đã xảy ra tại Việt Nam. Hai vụ tàn sát ở hai thái cực hoàn toàn khác nhau. Một gia đình cực nghèo tại Nghệ An xảy ra vào ngày 2 tháng 7, 2015 và một gia đình cực giàu tại Bình Phước xảy ra ngày 7 tháng 7. Một vụ chưa tìm ra thủ phạm và một vụ đã tìm ra thủ phạm.
Hai vụ án vô cùng tàn độc này đã khiến dư luận khắp nước bàng hoàng, căm phẫn và cũng không khỏi lo sợ. Tôi tường thuật sơ lược hai vụ án này theo thứ tự vụ xảy ra trước, vụ xảy ra sau.


                    
               Khu vực lán nhà anh Thọ, nơi xảy ra vụ thảm sát khiến 4 người chết tại Nghệ An.

Vụ thảm sát gia đình bốn người tại Nghệ An
Vào khoảng 3 giờ chiều ngày 2/7, trong lúc đánh bắt cá dọc con suối Tà Kén cách trung tâm bản Phồng xã Tam Hợp (huyện Tương Dương) khoảng 5 km, giáp với khu vực biên giới Lào, cha con ông Vi Văn Hoài và Vi Văn Tuyên đã hoảng hốt khi phát giác thi thể của bốn nạn nhân trong gia đình anh Lô Văn Thọ chết quanh khu vực lán trông nương rẫy với nhiều vết chém. Anh Thọ chết cạnh lán với hai vết chém trên cơ thể; bà Viêng Thị Chương (mẹ anh Thọ) chết ở bờ suối với vết thương ở bụng; thi thể chị Lê Thị Yến (vợ Thọ) và con gái 1 tuổi được tìm thấy cách đó chừng 20m.
Gia đình anh Thọ nghèo khó, không xích mích với ai nhưng toàn gia lại bị giết chết dã man ở lán trại. Bản Phồng vốn bình yên bấy lâu nay bỗng bị xáo trộn khi xuất hiện nhiều tin đồn xung quanh vụ án mạng. Bản Phồng Xã Tam Hợp, có 134 gia đình với hơn 500 người, hầu hết là đồng bào dân tộc Tày Toọng. Đây là bản cách xa trung tâm xã, đường sá đi lại cách trở, việc liên lạc bằng sóng điện thoại cũng rất khó khăn.
Từ trước đến nay ở địa phương chưa bao giờ xảy ra một vụ án nghiêm trọng và kinh hoàng như vậy. Những ngày qua lực lượng công an và các đoàn thể đã cố gắng trấn an cho bà con dân bản hiểu và yên tâm làm ăn; bảo đảm an ninh trật tự ở địa bàn.” Tuy nhiên nhiều người lo lắng và hoang mang không dám vào rừng đi làm vì sợ hãi.
Công an tỉnh Nghệ An và công an huyện Tương Dương vẫn đang điều tra truy tìm hung thủ gây án. Kết quả khám nghiệm cho thấy, thi thể tất cả nạn nhân có nhiều vết chém, trong đó đều có nhát chí mạng ở cổ. Các manh mối điều tra hiện chưa thể khẳng định hung thủ gây án là một mình hay có đồng phạm.
Tóm lại vụ án mạng này vẫn chưa tìm ra manh mối. Tai sao một gia đình nghèo khó suốt đời sống với nương rẫy lại bị sát hại dã man như vậy? Câu hỏi vẫn chưa có câu trả lời. Vụ này quả là bí hiểm và phức tạp. Người dân mong các “cơ quan chức năng” sớm tìm ra thủ phạm và lý do của vụ thảm sát để yên tâm lên nương kiếm sống.
Vụ giết hại cả gia đình 6 người tại Bình Phước




 
Vụ thảm sát chấn động cả nước những ngày vừa qua lại là một gia đình doanh nhân giàu có và cũng sống chan hòa cùng làng xóm và hàng trăm công nhân trong công ty chế biến gỗ Quốc Anh tại xã Minh Hưng, huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước. Đây là vụ án lớn đặc biệt nghiêm trọng vì tính chất tàn độc của hung thủ.
Sáu người trong gia đình ông Lê Văn Mỹ (48 tuổi) bị giết, rạng sáng 7/7. Các nạn nhân có những vết thương chí mạng vào vùng trọng yếu. Tôi chắc bạn đọc ở nước ngoài cũng đã biết tin tức này qua các trang báo. Ở đây tôi chỉ lược thuật những tình tiết chính xác nhất qua lời công bố của những nhân viên điều tra và tìm hiểu thêm về nguyên nhân xảy ra vụ án cùng những mong đợi của người dân qua hai vụ án này.
Bởi tính chất của vụ án tại Bình Phước quá tàn độc nên Bộ Công An VN đã phải vào cuộc ngay tức khắc để phần nào làm dư luận bớt xôn xao. Tổng cục cảnh sát cũng đã xuống hiện trường, cùng công an tỉnh Bình Phước điều tra ngay từ đầu. Một ban chuyên án được thành lập với những chuyên viên nhiều kinh nghiệm. Cả tuần lễ các báo tràn ngập tin tức và hình ảnh rất đầy đủ về vụ án này. Không cần “phóng đại tô màu” để câu khách, chỉ cần những công bố của ban điều tra vụ án đã đủ là một bản tin “rợn tóc gáy” rồi.
Ban đầu nhắc đến vụ án, mọi nhiều đều sững sờ cho rằng đây là một vụ án “bí mật” rất khó điều tra, có lẽ cả mấy anh chuyên viên cũng vậy. Nhưng thật ra vụ án này lại không quá khó khăn như người ta tưởng. Chỉ cần gạn lọc những người thường qua lại trực tiếp với gia đình nạn nhân là có thể lần ra manh mối. Mặt khác cũng cần khách quan công nhận là ban chuyên án đã nhanh chóng phá án, chỉ trong vòng ba ngày vụ án đã được lôi ra ánh sáng với các chứng cớ nêu ra đầy đủ khiến người dân bớt băn khoăn. Các cơ quan liên quan sẽ sớm hoàn tất hồ sơ, đưa ra xét xử lưu động, sớm nhất có thể là trong một tháng nữa. Có lẽ để người dân bớt xôn xao, hoảng sợ.
Chuẩn bị quy mô
Trưa ngày 11-7, Thứ Trưởng Bộ Công An đã mở buổi họp báo vụ thảm sát ở Bình Phước. Đó là câu người dân thở phào kết luận “À thì ra đây là một chuyện tình.” Nhưng sự ra tay quá tàn độc vẫn còn ám ảnh mọi người dân. Không thể ngờ lại có kẻ nhẫn tâm đến như thế. Nguyên do chỉ vì bị thất tình nên chàng trai 24 tuổi đã mất hết tính người. Giết một loạt toàn bộ gia đình người tình cũ của mình. Đây là một kế hoạch gây án rất bài bản, tỷ mỷ, không để lại tang vật gây án. Nguyễn Hải Dương (24 tuổi, quê An Giang) bị bắt tại huyện Hóc Môn (TP Sài Gòn) và nghi can Vũ Văn Tiến (24 tuổi), bị bắt tại tỉnh Bình Phước.
Trình tự vụ giết người này có thể kể gọn lại như sau:


                                        Căn nhà nghèo nàn của gia đình Dương ở An Giang.

Nguyên nhân chính
Nguyễn Hải Dương là công nhân trong công ty chế biến gỗ Quốc Anh do ông Lê Văn Mỹ và vợ là bà Lê Nguyễn Lê Thị Ánh Nga làm chủ. Ban đầu, Dương cũng làm công nhân như bao người khác. Sau đó, nhờ hiền lành, chịu thương, chịu khó nên Dương được chủ thương và giao cho công việc nhàn hơn. Càng về sau, Dương càng chiếm được cảm tình của ông bà chủ. Đến mức độ, nhiều công nhân cảm thấy ghen tỵ khi Dương gần như một “quản gia” trong xưởng gỗ. Thậm chí, có thời gian, Dương còn được giao nhiệm vụ đưa rước Lê Quốc Anh (15 tuổi) đi học.
Từ việc được tiếp xúc, gần gũi với gia đình chủ, Dương đã nảy sinh tình cảm với Lê Thị Ánh Linh (22 tuổi, con gái của vợ chồng ông Mỹ). Gia đình ông chủ đã quá tin Nguyễn Hải Dương coi như con cái trong nhà và tình yêu của cô con gái Lê Thị Ánh Linh dành cho Dương ngày càng mặn nồng. Thậm chí cặp tình nhân này đã từng đi du lịch cùng nhau và cùng gia đình ông Mỹ du lịch Nam Hàn. Nguyễn Hải Dương thường khoe hình ảnh tình yêu của mình với con gái nhà giàu trên facebook.
Nhưng sau một thời gian, nhận thấy Dương có tiền lại sinh ra chơi bời, đàn đúm nên gia đình khuyên con gái chấm dứt tình cảm với cậu con trai này. Ánh Linh cũng đã nhận thấy điều đó và chia tay với Dương. Trong khi đó Linh lại gặp con một đại gia khác và tình yêu thay đổi. Tên tuổi người yêu mới của Ánh Linh không được tiết lộ và anh ta không hề có liên quan gì đến vụ án.
Chính vì bị người yêu bỏ rơi nên Dương rắp tâm trả thù cả gia đình người yêu. Và sau vài tháng chịu đựng đau khổ Dương đã có kế hoạch hành động.
Chuẩn bị hết sức chu đáo



                                              Vị trí thi thể của các nạn nhân trong căn biệt thự.

Khoảng tháng Tư, 2015, Nguyễn Hải Dương nảy sinh ý định giết Linh và gia đình ông Mỹ, cướp tài sản để trả thù.
Để chuẩn bị cho hành vi phạm tội Dương lên kế hoạch mua một súng bắn bi giá 6 triệu đồng, 1 khẩu súng điện giá 2 triệu đồng, 1 dao Thái Lan dài 30 cm, 1 dao bấm dài 7 cm, mua 1 sim rác để liên lạc, mua găng tay, khẩu trang bịt mặt, mượn xe máy của Trần thị Trinh (dì của Dương) lấy 10 dây rút nhựa, 1 cuộn băng keo dính để bịt miệng nạn nhân. Dương rủ Tiến đi đòi lại 900 triệu đồng vợ chồng ông Mỹ nợ từ hồi còn là người yêu của Lê Thị Ánh Linh. Dương hứa sẽ chia tiền cho Tiến ăn chơi.
Đã quá quen thuộc với mọi sinh hoạt và đường đi lối lại nhà ông Vỹ nên Dương dễ dàng xông vào nhà ông Vỹ. Dương biết nhà ông Mỹ đều có khóa trong nên đã lừa Vỹ cho tiền và quà để Vỹ xuống mở cổng cho Dương vào nhà ông Mỹ. Theo đúng kế hoạch, vào 2 giờ sáng ngày 7-7, Dương và Tiến đi xe máy đến, nhắn tin cho Vỹ ra mở cổng rồi trói và giết cháu Vỹ ngay tại cổng ra vào. Vỹ là con trai chị ông Mỹ gửi nuôi. Vỹ mở cổng cho Dương vì ngày thường Vỹ rất thích chơi game nên Dương hứa nếu mở cửa cho hắn vào lấy trộm tiền sẽ cho cậu 2 triệu đồng chơi game và một con gà chọi.
Thực hiện tội ác giết cả nhà người yêu
Sau khi giết Vỹ, chúng xông lên lầu, bắt trói cháu Linh và cháu Như, dùng băng keo bịt miệng Linh và Như, trói vào cửa sổ rồi xuống bắt trói ông Mỹ và cháu Quốc Anh (con ông Mỹ), khống chế bà Nga (vợ ông Mỹ) và yêu cầu bà Nga chỉ nơi cất giấu tiền và tài sản, bà Nga đã tự mở két sắt nhưng không có tiền và tải sản quý, bọn chúng đã lục soát trong phòng rồi cướp hơn 4 triệu đồng và một số tiền đô la. (Chúng không biết rằng số tiền 1.7 tỉ (hơn $78,000 Mỹ kim) bà Nga để trong tủ âm tường và không chịu khai với kẻ cướp. Cho nên số tiền vẫn còn nguyên, ban chuyên án đã tìm ra).
Sau đó bọn chúng trói bà Nga lại, dẫn cháu Quốc Anh tra khảo, hỏi tiền và tài sản nhưng cháu Quốc Anh trả lời không biết, bọn chúng đã giết cháu Quốc Anh.
Sau khi giết Quốc Anh, bọn chúng trở lại phòng ông Mỹ, giết chết bà Nga và ông Mỹ. Rồi tiếp tục lên lầu tra khảo cháu Linh và cháu Như về tài sản nhưng không có nên bọn chúng giết Như và Linh đồng thời lấy đi 5 điện thoại, 1 Ipad của các nạn nhân.


 Nguyễn Hải Dương khoe hình cùng Lê Thị Ánh Linh trên facebook. Sau khi bị bắt, Dương thú nhận đã giết Linh.

Kể lể nỗi đau thất tình rồi hạ sát người yêu
Trước khi ra tay với người yêu cũ cũng là nạn nhân cuối cùng, Dương bắt Linh ngồi trước mặt, bên cạnh là thi thể của Tố Như. Dương tâm sự nỗi lòng của một gã thất tình bệnh hoạn. Mặc cho Linh cầu xin trong sợ hãi, Dương lạnh lùng ra tay với nhát dao ngay cổ sau khi “nói hết lời.” Tất cả những nạn nhân đều bị đâm bằng dao vào cổ.
Khi từ trên lầu xuống, bé gái 18 tháng tuổi òa khóc khiến cả hai nghi phạm giật mình. Dương tiến lại và ẵm bé Na lên như mỗi lần sang nhà hay cùng đi chơi với gia đình ông Mỹ. Dương rất thương yêu cháu bé Na. Sau một lúc dỗ dành, bé gái nín khóc và ngủ thiếp đi, Dương tha chết cho cháu, đặt bé xuống và thoát khỏi hiện trường.
Sau đó Dương còn thản nhiên đóng vở kịch vô tội. Hắn còn dám đến đám tang gia đình ông Vỹ làm ra vẻ đau buồn thương tiếc. Dương ôm quan tài Linh khóc hết buổi sáng rồi ngủ lại căn phòng nghỉ của gia đình ông Mỹ. Quả là hắn có máu lạnh cực kỳ tàn độc. Nhưng nhân viên điều tra đã âm thầm theo dõi. Dương và Tiến bị bắt ngay sau đó và đã thú nhận tất cả sự thật về vụ án này. Một vụ án man rợ nhất từ trước tới nay.
Người dân đòi hỏi gì?
Những vụ giết người này đã cho thấy một sự thực là bọn ác độc ngày một hoạt động chuyên nghiệp hơn, bài bản hơn. Theo dư luận của người dân và nhiều tờ báo sau những vụ giết người này, người dân đòi hỏi hệ thống an ninh phải xem xét lại cách thức hành động của mình. Phải chăng những quan niệm, những phương thức của cơ quan công quyền không theo kịp thực tế xã hội?
Ai cũng nhận thấy trong vụ này công an giỏi phá án, nhưng đó là việc giải quyết “hậu sự kiện.” Vấn đề quan trọng hơn là làm sao ngăn chặn, phá tan những âm mưu tội ác khi chúng chưa xuống tay với dân lành chứ không phải chỉ tận tâm giải quyết hậu quả. Nói xa hơn nữa, chúng ta cần tạo ra một xã hội mà kẻ ác khó lòng lộng hành, người dân yên tâm làm ăn sinh sống. Đó thực sự là một đòi hỏi gắt gao, chính đáng của nhân dân vào hệ thống chính trị, hệ thống an ninh và hệ thống giáo dục.
Đến bao giờ người dân mới thực sự tin rằng mình có một cái quyền được sống không sợ hãi?
Văn Quang (17-7-2105)
Continue Reading... Nhãn:


Lẫm cẫm Sài Gòn thiên hạ sự -Nỗi nhục quốc thể còn dài dài


Nỗi nhục quốc thể còn dài dài
Văn Quang - Viết từ Sài Gòn


                                               Một chiếc vali của hành khách bị móc trộm
Trong những ngày gần đây, ông Đinh La Thăng, Bộ trưởng Bộ Giao Thông Vận Tải VN được dư luận nhắc đến khá nhiều bởi cái tính cách “thẳng thừng” và “nổ” rất mạnh của ông. Có việc gì là ông thân chinh đến tận nơi giải quyết, la mắng om xòm bất kể người đó là ai. Ông than thở về việc muốn bỏ nhà thầu Trung Quốc trong dự án đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông, nhà thầu Trung Quốc yếu kém về năng lực nhưng không bỏ được vì mình vay vốn của nó (Trung Quốc). Các nhà thầu thi công, giám sát, cung cấp thiết bị cũng là của Trung Quốc. Nó muốn làm gì thì làm!
Chuyện mới nhất đang làm dư luận nổi sóng là tại cuộc họp chiều ngày 18-6-2015 vừa qua, ông Thăng đã nói “chúng ta đang thiếu lòng tự trọng” trước hầu hết các cấp “lãnh đạo” của Cục Hàng Không VN. Bởi tình trạng mất hành lý đang ngày càng gia tăng: Khách đi chuyên cơ bị mất hành lý, ngay cả lãnh đạo Bộ Công An gửi kiện hàng về Nội Bài cũng mất cả iPad lẫn máy tính. Chỉ trong 5 tháng đầu năm 2015 đã có 168 trường hợp, tình trung bình mỗi ngày có hơn 1 vụ xảy ra. Theo báo cáo của Cục A85, từ 2013 đến hết 6 tháng đầu năm 2015, các sân bay xảy ra trên 600 vụ trộm cắp.
Cụ thể: Năm 2013 có 205 vụ khiếu nại về mất cắp hành lý, trong đó sân bay Nội Bài có 56 vụ, Tân Sơn Nhất có 149 vụ. Số khiếu nại liên quan đến chuyến bay quốc tế là 141 vụ.
Năm 2014, con số vụ mất cắp tăng lên là 301, trong đó sân bay Nội Bài là 144 vụ, Tân Sơn Nhất 157 vụ; và các chuyến bay quốc tế là 178 vụ.
Riêng trong 6 tháng đầu năm 2015 đã có 168 vụ khiếu nại, trong đó sân bay Nội Bài 79 vụ, Tân Sơn Nhất 88 vụ, số vụ liên quan đến chuyến bay quốc tế là 111 vụ.
Tình trạng nói trên đang có chiều hướng gia tăng, trong khi tính chất vụ việc vô cùng phức tạp, thủ phạm lại không thể tìm ra. Hành lý và hàng hóa ký gửi thường xuyên bị móc và rạch rất đúng chỗ và đúng đồ có giá trị lớn.
Các ông có thấy xấu hổ, có thấy sỉ nhục không?
Ông Thăng nói, “Nguyên nhân lớn nhất là lãnh đạo các anh không nhận thấy trách nhiệm của mình, coi chuyện mất cắp chỉ bình thường như cháy nhà hàng xóm, không cảm thấy nhục, xấu hổ. Bao giờ các ông còn vô cảm, không thấy nhục khi khách quốc tế đến bị mất cắp, thì mất cắp chưa giảm được. Các ông phải xấu hổ, phải thấy sỉ nhục từ ông Thanh trở xuống.” (Ông Lại Xuân Thanh là Cục trưởng Cục hàng không Việt Nam).
Cục trưởng Cục Hàng không Lại Xuân Thanh thừa nhận rằng, số trường hợp phát hiện liên quan đến vấn nạn trộm cắp hành lý tại sân bay vần còn khiêm tốn. Việc phân định trách nhiệm của các đơn vị liên quan không rõ ràng. Một số đơn vị đã sử dụng camera giám sát, nhưng tại nhiều vị trí như hầm máy bay hay hầm hàng thì camrera chưa giám sát được.
Ông Thanh cũng thẳng thắn cho rằng lãnh đạo các đơn vị chưa thực sự quyết liệt đấu tranh với nạn mất cắp. “Cần phải có quy chế giám sát nội bộ những nhân viên tiếp xúc trực tiếp với hàng hóa. Hành lý từ máy bay xuống khi đưa vào quầy trả nhà ga mới được phát hiện thì sẽ quy trách nhiệm do nhân viền bốc xếp.”

               Nguyễn Quốc Thắng đã móc ngoặc với một số đồng nghiệp trộm cắp hàng lý tại sân bay Nội Bài

Những đường dây ăn cắp
Vậy là trách nhiệm thuộc về nhân viên bốc xếp? Còn các quan không có trách nhiệm gì? Thưa ông cục trưởng, việc ăn cắp một chiếc laptop mang ra ngoài khu vực an ninh của phi trường không phải là chuyện dễ dàng, nó phải có hẳn một đường dây từ dưới lên trên, từ hàng ngang tới hàng dọc mới trót lọt được. Cũng như việc các nhân viên hải quan “làm tiền” trắng trợn những người VN từ nước ngoài về. Chuyện này tôi đã tường thuật khá nhiều lần và điều này thì hỏi bất cứ một bà con nào ở nước ngoài đã từng về VN trong những năm gần đây, ai cũng biết. Tôi cũng đã viết rõ ràng trong bài “Nỗi nhục quốc thể” vào ngày 10-10-2011, từng giai đoạn làm tiền của các ông này từ khi mới bước xuống phi trường cho đến lúc thoát ra khỏi cửa sân bay do chính một người cháu tôi từ Mỹ về VN thuật lại. Vậy mà đến nay vẫn y chang chẳng thay đổi được gì. Nỗi nhục quốc thể sẽ còn dài dài.
Còn người VN trong nước ai cũng biết đó là một đường dây ăn tiền, phải chia chác từ dưới lên trên. Cũng như chuyện cán bộ thuế thông đồng ăn chia với các doanh nghiệp. Con số 63% nhà kinh doanh “đi đêm” với cán bộ thuế để lách luật thuế. Theo nghiên cứu của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố tại một hội thảo mới đây một lần nữa lại được đưa ra mổ xẻ tại buổi họp báo thường kỳ quý II-2015 của Bộ Tài chính chiều 30/6/2015. Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế - ông Nguyễn Đại Trí thừa nhận: “Con số này là khách quan, phần nào phản ánh đúng tình trạng hiện nay của một bộ phận cán bộ thuế trong quá trình tác nghiệp.”
Thật ra thì bất kỳ doanh nhân nào cũng muốn nộp thuế ít đi. Cán bộ thuế chẳng mất gì chỉ cần gật đầu là xong hết. Con số đó phải hơn 63% nhiều. Hoặc anh cảnh sát đứng đường xử phạt giao thông cũng đã nhiều lần được phơi ra trên mặt báo. Anh nào, ngành nào cũng ăn chia hết. Vậy ngành hàng không của ông cục trưởng Cục HKVN cũng thế thôi. Cụ thể như vụ mới nhất Nguyễn Quốc Thắng trộm cắp hành lý tại sân bay Nội Bài là nhân viên giám sát đã móc ngoặc với một số đồng nghiệp trộm cắp hàng lý tại sân bay Nội Bài.
Các ông nói hăng lắm, nào là “sẽ kiên quyết chấn chỉnh,” nào là “sẽ xử lý dứt điểm” nhưng cách làm và hiệu quả ra sao thì chẳng thấy đâu. Ông Bộ trưởng Thăng “nổ” như pháo, song làm thế nào để diệt được bọn ăn cắp và bọn “vô lương tâm, thiếu lòng tự trọng” thì chưa thấy.


                                      Khu vực hầm hàng máy bay chưa có camera giám sát

Cấp trên làm cho có làm sao mà nói cấp dưới
Một số bạn đọc đã có lời bình rất thẳng thắn:
- Bạn vodinh (e-mail: vodinhbd@yahoo.com)viết:
“Thật ra đâu chỉ riêng ở sân bay mà là mọi lúc và mọi nơi. Đâu riêng cán bộ hàng không mất lòng tự trọng mà là bất cứ ngành nào. Tôi đã trải qua 11 đời Giám Đốc và thấy một điểm chung là bất chấp tất cả, không danh dự, không lương tâm, không đạo đức.. tiền là tất cả. Sáng nay (20/6/2015) đoc bài báo nói vể cần phài nâng cao đạo đức cán bộ chứ có đầy mọi nghị định và thông tư mà cũng như không, nhưng đó là cấp trên và cán bộ cơ sở không cần biết. Vậy nguyên nhân nào? Thật ra "trên "làm cho có" làm sao mà nói cấp dưới. Tệ hại nhất là giữa công bộc và ăn cướp không phân biệt được”.
- Bạn Nguyễn Hùng (e-mail: thehung191073@gmail.com) viết:
“…Các anh phải biết xấu hổ, phải cảm thấy bị sỉ nhục, lúc đó thì mới hết được mất cắp. Đó là nguyên văn lời ông Thăng, nhưng liệu ông Thăng sẽ làm được gì khi vấn nạn này ngày càng nghiêm trọng? Thời gian gần đây tôi thấy thất vọng về ông Thăng nhiều quá, đường hỏng, cầu hỏng, xe cháy, xe quá tải mọc lên như nấm sau mưa, đầu tư thì tràn lan, kém hiệu quả, trạm thu phí thì dày đặc, rồi lại đến việc thu phí xe máy của người nghèo, cùng khổ, hệ thống đường xá thì xuống cấp nghiêm trọng, máy bay thì hủy chuyến, chậm giờ, sân bay thì giá dịch vụ trên trời, trộm cắp như rươi, xe dù bến cóc thì lũ lượt như kiến chạy mưa, tai nạn thì luôn rình rập để xơi người đi đường, vỉa hè thì bị chiếm đoạt 100% để kinh doanh, sao ông chỉ nói mà không có kế hoạch, quyết sách cụ thể, hay là mọi lời nói chỉ để dành cho "mục đích" khác? Đường cao tốc thẳng đẹp lại chỉ cho phép chạy tối đa 120km/h, thu phí cao ngất ngưởng như vậy thì người tham giao thông nào chịu thấu? Ông hãy thẳng tay cách chức một số vị lãnh đạo đầu ngành xem nào? Có hết LÚN ĐƯỜNG,TRỘM CẮP Ở SÂN BAY KHÔNG?”.
Cần phải có biện pháp thực tế
Bạn đã hiểu tại sao những “vấn nạn” nhức nhối như thế từ bao năm nay vẫn tiếp tục xảy ra. Bởi các quan trên chỉ “nổ” cho yên chuyện chứ không có biện pháp thực tế, không muốn tận diệt những mầm mống tham nhũng này. Giả dụ như muốn bắt tận tay day tận trán những anh làm tiền ở cửa ngõ sân bay, các quan chỉ cần gài vài người nhà là người VN ở nước ngoài về là tóm được ngay, chứ có khó khăn gì. Nạn ăn cắp ở các máy bay cũng vậy, các quan gài mấy anh người nhà vào làm ở các “khâu” đó, chẳng mấy chốc mà tìm ra hàng loạt thủ phạm. Với cán bộ thuế cũng vậy, thử hỏi có doanh nghiệp nào không muốn nộp thuế ít đi, người nhà quan có hàng đống là chủ doanh nghiệp, chẳng lẽ không có ai dám tố cáo đường dây này sao?
Chính những con sâu này đang làm suy tàn đất nước, khách du lịch ngày càng “sợ VN” nên xuống dốc thê thảm.
                                          Khách quốc tế đến Việt Nam ngày càng sụt giảm


Khách du lịch Lào và Campuchia sẽ vượt mặt VN
Ngày 03-7-2015, theo báo cáo của Ngành Du lịch, tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong 6 tháng đầu năm nay giảm 11,3% so với cùng thời kỳ này năm ngoái. Riêng trong tháng 6 năm nay, tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam ước đạt trên 500 nghìn lượt, giảm 8,2% so với tháng 5-2015 và là tháng thứ 13 giảm liên tiếp.
Ngành du lịch VN có nhiều lợi thế, tiềm năng để thu hút khách nước ngoài, tuy nhiên trong nhiều tháng trở lại đây lượng khách này lại sụt giảm liên tiếp khiến cho các cơ quan quản lý và nhiều DN lữ hành lo lắng, bất an.
Theo thống kê của Hiệp Hội Du Lịch Việt Nam thì số lượng khách quốc tế đến Việt Nam những năm qua luôn trượt dốc. Cụ thể, năm 2010 là 2.1 triệu, tới 2014 là 7.8 triệu khách trong khi đó các nước ASEAN như Lào, Campuchia lại có tốc độ tăng trưởng chóng mặt: nếu như năm 2010, Lào mới chỉ có hơn 737.000 khách quốc tế ghé thăm, Campuchia có hơn 466,000 khách thì đến năm 2014, con số này đã tăng lên lần lượt là hơn 4.1 triệu và 4.5 triệu khách. Mức tăng trưởng được đánh giá “gây bàng hoàng” do hai quốc gia này có xuất phát điểm thấp hơn Việt Nam rất nhiều, nhưng với tốc độ này chẳng mấy chốc sẽ “vượt mặt” Việt Nam làm cho Người dân Việt đã nghèo càng nghèo thêm.
Hơn 40 triệu nông dân VN – những con người lam lũ, nghèo khó, không được học hành đầy đủ – nhưng thật đáng quý bởi tâm hồn thuần thiện, vẫn vui hưởng cuộc sống, biết cam chịu và đối mặt với cái nghèo…
Thôi thì không học ở đâu xa, không cần nhiều bằng cấp làm gì, các quan hãy học đức tính lương thiện của chính những người nông dân này.
Văn Quang (10 tháng 7, 2015)
Continue Reading... Nhãn:


Lẫm cẫm Sài Gòn thiên hạ sự - Tại sao Hà Nội phải ra lệnh cấm nói tục


Tại sao Hà Nội phải ra lệnh cấm nói tục
Văn Quang - Viết từ Sài Gòn

Nhưng bây giờ, lòng tự trọng của các cá nhân mất đi quá nhiều, nên họ sẵn sàng văng tục, chửi bậy mà không cảm thấy xấu hổ.
Trong tuần cuối tháng Sáu vừa qua, tất cả các phương tiện thông tin ở VN, từ báo lớn đến báo nhỏ, từ báo mạng đến báo in, từ các trang mạng cá nhân cũng như đoàn thể đang sôi sục bàn tán đến chuyện Hà Nội cấm nói tục. Vấn đề đáng suy nghĩ ở đây là tại sao tất cả các tình thành khác không có chuyện các cơ quan công quyền và cơ quan chuyên môn như các sở Thể Thao Văn Hóa phải quan tâm đến vấn đề này. Thế ra chỉ có “thủ đô yêu quý” Hà Nội nói tục thôi sao? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu câu trả lời.
Hà Nội xưa nay vốn nổi tiếng là “đất Thăng Long ngàn năm văn vật,” trai thanh gái lịch không đâu bằng. Ấy thế mà bỗng dưng nó trở thành nơi nói tục nhất nước. Theo bản “nghiên cứu” của nhiều tờ báo như VNNet 26-6-2015, Báo Đất Việt 25-6-2015… thì:
“Từ công sở, trường học đến hàng quán, bến xe, ngõ hẻm, đâu đâu cũng thấy nói tục, chửi bậy. Nhiều người còn coi đó như một thói quen, không nói là thấy... thiếu thiếu.”
Tình trạng “chửi bậy như hát hay” đang ngày càng lan rộng tại khắp các môi trường. Bởi vậy nên Phó Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Dân (UBND) TP Hà Nội mới có văn bản “xử lý người nói tục.”

                                           Vậy mà hai quán này vẫn nườm nượp khách. Tại sao???

Hà Nội xử lý người nói tục nơi công cộng
Theo báo Hà Nội mới ngày 17-6-2015 đã đưa tin:
“Trước phản ánh về tình trạng một số bạn trẻ, nghệ sĩ nói thô tục nơi công cộng, Phó Chủ Tịch UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn giao đơn vị liên quan có biện pháp xử lý cụ thể, nhằm hạn chế cao nhất những hành vi thiếu văn hóa trong nhà trường và ngoài xã hội. Việc thành phố ra văn bản nêu trên xuất phát từ nội dung phản ánh tình trạng một bộ phận các bạn trẻ là học sinh, những ca sĩ, người dẫn chương trình… có những lời nói thô tục, ứng xử không văn hóa nơi công cộng, làm ảnh hưởng đến nếp sống văn minh của thành phố.
Phó Chủ Tịch UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn giao Sở Văn Hóa Thể Thao và Du Lịch phối hợp cùng Sở Giáo Dục và Đào Tạo, UBND quận, huyện, thị xã kiểm tra, xem xét, có biện pháp xử lý cụ thể, nhằm hạn chế cao nhất những hành vi thiếu văn hóa trong nhà trường và ngoài xã hội.
Trước đó, giữa năm 2014, UBND TP Hà Nội ban hành Quy Chế Thực Hiện Kỷ Cương Hành Chính và Văn Hóa Công Sở tại Văn Phòng UBND thành phố. Mục đích của việc ban hành quy chế trên nhằm hướng tới xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có phẩm chất đạo đức tốt, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Đặc biệt nội dung quy chế yêu cầu cán bộ, công chức, viên chức trong giao tiếp, ứng xử phải có thái độ lịch sự, tôn trọng, trung thực, thân thiện, hợp tác với đồng nghiệp. Ngôn ngữ giao tiếp phải chuẩn mực, rõ ràng, mạch lạc và không nói tục, dùng tiếng lóng, quát nạt.
Trong giao tiếp và ứng xử với nhân dân, cán bộ, công chức, viên chức phải nhã nhặn, lắng nghe ý kiến, giải thích, hướng dẫn rõ ràng, cụ thể về các quy định liên quan đến giải quyết công việc.”
Quy chế đã ban hành cả năm rồi, nhưng mãi đến nay tình trạng này ngày càng trở nên nhức nhối như cái nhọt ung thư của xã hội đang chảy mủ, đó thật sự là sự xuống dốc thê thảm của văn hóa thủ đô, bộ mặt của cả nước.
Trước hết, chúng ta hãy tìm hiểu xem cái nhọt ung thư đó hình thành từ bao giờ?

                                            Quán “cháo chửi” tại phố Lý Quốc Sư Hà Nội
Tình trạng chửi tục nói bậy bắt đầu từ sau năm 1975
Tôi chứng minh điều này qua nhận định của một nhân vật là dân Hà Nội chính cống. Đó là ông Nguyễn Ngọc Tiến – ông này cũng là một nhà văn của Hà Nội ngày nay. Ông nói:
“Tôi đã sống, trải qua quãng thời gian dài ở Hà Nội và có thể khẳng định chắc chắn, những thập niên 1960, 1970 thanh niên ra đường ăn nói rất lịch sự, đàng hoàng, không có tình trạng những từ tục tĩu tràn lan trong xã hội.
“Tuy nhiên, bây giờ Hà Nội không chỉ là những người sinh ra, lớn lên ở Hà Nội mà tập hợp những người đến từ rất nhiều nơi. Tôi nhận thấy sự thay đổi trong cách ứng xử, giao tiếp của những người sống ở Hà Nội bắt đầu diễn ra từ thập niên 1980 và kéo dài đến bây giờ. Tình trạng văng tục cũng nhiều hơn trước kia.”
Và ông nhà văn Hà Nội này lý giải: “Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, bắt nguồn từ xã hội, gia đình, nhà trường. Từ thập niên 1980, bắt đầu có sự thay đổi lớn trong quan niệm của mỗi cá nhân. Người ta thấy mình được tự do ăn nói hơn mà không bị ràng buộc bởi nhiều nề nếp.
“Nhà trường thì quan tâm đến điểm số, học sinh giỏi, học sinh tiên tiến nhiều hơn việc giáo dục cách ứng xử cho các em. Trong mỗi gia đình, việc mưu sinh chiếm ngày càng nhiều thời gian, gánh nặng, nên chuyện dạy dỗ con cái cũng bị hạn chế phần nào.
“Nhưng còn một nguyên nhân nữa đó là việc giáo dục cộng đồng hiện đang bị mất dần. Ngày xưa, nếu người lớn ra đường thấy trẻ con nói tục, chửi bậy có thể nhắc nhở, thậm chí trách mắng chúng, cho dù đó là những đứa trẻ xa lạ. Và những đứa trẻ ấy chỉ còn cách nhận lỗi chứ không dám cãi lại, dù đó là người lớn chưa quen biết.

                                     Quán “bún mắng” nổi tiếng tại phố Ngô Sĩ Liên- Hà Nội.


“Nhưng bây giờ, sự giáo dục của người lớn với con trẻ trong cộng đồng không còn nữa. Nếu người lớn xa lạ thấy trẻ con văng tục mà nhắc nhở thì rất dễ gặp phải sự phản ứng tiêu cực của chúng.
“Nên những người lớn tuổi cũng không mấy ai nhắc nhở con trẻ những chuyện đó ở nơi công cộng nữa. Vì thế, trong cách ứng xử đã mất đi một kênh giáo dục cộng đồng có hiệu quả. Hay nói cách khác, người lớn đang tạo cơ hội hơn cho con trẻ nói tục, chửi bậy.
“Cũng cần nói thêm, ngày trước trong nếp sống của người Hà Nội, rất nhiều cá nhân có lòng tự trọng, biết xấu hổ, rất nhiều gia đình có gia phong, nề nếp và họ cảm thấy xấu hổ trước đám đông nếu nói ra những từ tục tĩu trước mặt người khác.
“Nhưng bây giờ, lòng tự trọng của các cá nhân mất đi quá nhiều, nên họ sẵn sàng văng tục, chửi bậy mà không cảm thấy xấu hổ.”
Có một nguyên nhân chính ông Nguyễn Ngọc Tiến quên chưa nói là tại sao lòng tự trọng mất đi? Bởi một xã hội sống giả dối quá nhiều, bởi đồng tiền đã trở thành “vua” của lý tưởng sống. Các thứ đạo đức, gia phong, nền nếp đã trở thành “đồ cổ,” anh nào xài tới là lạc hậu, là đói nhăn răng. Cứ thế mài mòn hết nhân cách con người, còn trơ lại cái vỏ ngoài cố làm ra vẻ sang trọng nhưng rỗng tuếch.
Chửi tục ngay từ khi còn mới cắp sách đi học
Không khó để có thể bắt gặp hình ảnh những cô cậu học sinh cấp 2, cấp 3 còn mặc đồng phục tụm ba tụm bảy buông những từ ngữ tục tĩu chốn công cộng. Nhưng điều đáng báo động là “căn bệnh” này đã “lây” lan sang ra cả học sinh tiểu học.
Chị Vân, một chủ quán internet trên Quốc lộ 32 (Hà Nội) cho biết, cứ đến giờ tan học là nhiều học sinh cấp 2, cấp 3 kéo nhau vào quán. Và vừa chơi, các “ông trời” này vừa liên mồm chửi bậy.
Thậm chí, trên một số mạng xã hội, các em còn lập hẳn hội “thích nói tục, chửi thề” để vào đó cùng phô diễn “tài nghệ” nói tục. Nhiều em còn lôi thầy cô, cha mẹ ra chửi. Kinh khủng nhất khi ông bố dạy thằng con trai không được nói tục, thằng con trả lời tỉnh queo: “ông nội còn nói tục hơn cơ bố ạ.” Ngay cả đến một số “sao của làng giải trí” cũng chửi tục. Tiêu biểu là người mẫu Nguyễn Thùy Trang (tên nghề là Trang Trần) vừa bị truy tố vì đi xe ngược chiều bị cảnh sát đưa về trụ sở công an quận Hoàn kiếm nhưng vẫn tiếp tục chửi bới luôn cả cảnh sát.
Hai thánh chửi Hà Nội vẫn sống nhăn
Từ rất lâu rồi tôi đã nghe danh mấy cái quán ăn ở Hà Nội gọi là “bún mắng, cháo chửi.” Nói cho rõ là vào ăn bún thì bị bà chủ mắng xa xả, vào ăn cháo thì bị bà chủ chửi mỗi khi đòi thêm tí hành tí ớt… “Danh tiếng” của hai thánh chửi này đã vang rền trên khắp các trang báo, cả nước đều biết, có lẽ các bạn ở nước ngoài cũng biết.
Chủ quán bún ở Ngô Sĩ Liên và quán cháo gà ở Lý Quốc Sư là hai “thánh chửi trứ danh” ở Hà Nội.
- Vào quán bún mắng ăn gì?
Nằm tại số 41 Ngô Sĩ Liên (Văn Miếu – Đống Đa – Hà Nội) quán bún dọc mùng giò - lưỡi heo, quán này do bà Hán Kim Thảo (60 tuổi) làm chủ được nhiều người gọi là “quán bún mắng.”
Theo lời kể từ chính những nhân viên trong quán, khoảng thời gian 12 giờ trưa là lúc bà Thảo sẽ nổi cơn lôi đình với khách – và khi đó các thượng đế sẽ ăn đủ các thứ ngôn từ phát ra từ miệng bà chủ quán. Nhẹ nhàng nhất cũng là: “Ăn bún gì, tìm chỗ ngồi đi, ăn xong rồi thì biến… Nói gì nói lắm thế, không ăn thì biến, bà cô, ông hoàng, không bán…”
- Vào quán cháo chửi
Quán cháo bà Mỹ tại phố Lý Quốc Sư (Hoàn Kiếm – Hà Nội) cũng được mang danh là "cháo chửi." Bà Vũ Kim Ngọc (61 tuổi) hiện là chủ của quán. Biệt danh đó bắt nguồn từ nhiều năm trước khi mẹ bà là cụ Mỹ (79 tuổi) còn đứng quán. Vì quá đông khách nên bà Mỹ sinh bực tức. Còn bây giờ bà Ngọc thanh minh: "Tính tôi sớm nắng chiều mưa tối bão, nên những lúc nóng giận thì có quát tháo, mắng chửi khách hàng. Làm nghề này không khác gì làm dâu trăm họ nên hầu như việc chế biến để hợp miệng khách tôi phải tự tay làm hết. Mỗi ngày quán tiếp cả trăm lượt khách ra vào, có lúc bực tức trong người nên nói hơi nặng lời. Đó là tính cách của tôi rồi nhưng bụng dạ không có ý gì cả.”
                                                     Người mẫu Trang Trần chửi tục vừa bị khởi tố.
Khách hàng vẫn thản nhiên
Dù đã có nhiều bài viết nêu rõ về thái độ phục vụ cũng như phê phán thói quen mắng chửi khách thậm tệ của chủ quán nhưng quán vẫn nườm nượp khách. Dường như vì “quen bị chửi mắng” nên nhiều người cảm thấy bình thường, vẫn cười đùa và ăn ngon lành. Quả thật tôi không thể hiểu được thái độ này. Thực khách coi miếng ăn to hơn cả thể diện của chính mình. Nếu tất cả cùng tẩy chay cả hai quán “thành chửi” này chắc chắn sẽ có tác dụng ngay. Nhưng họ… không dám rời xa một món ăn ngon dù bị chửi vào mặt. Đó là thứ văn hóa gì?!
Nhưng làm thế nào để “xử lý” người nói tục lại là chuyện không dễ dàng, lời nói gió bay, không bằng không cớ, không luật, làm sao mà xử và xử như thế nào? Phạt tiền, phạt tù hay phạt… cảnh cáo? Quá khó. Như thế Hà Nội sẽ còn nói tục dài dài!
Đến đây tôi thấy cần phải xin lỗi một số ít người Hà Nội không nói tục, còn giữ được chút nền nếp gia phong của người dân Việt.
Văn Quang (ngày 3 tháng 7, 2015)
Continue Reading... Nhãn:


Lẫm cẫm Sài Gòn thiên hạ sự - Tội nghiệp cho ông Bộ Trưởng


Tội nghiệp cho ông Bộ Trưởng

Văn Quang – Viết từ Sài Gòn

Trong tuần này, dư luận tại VN lại nóng lên bởi những chi tiết mà chắc chưa có người dân nào được biết ngoài mấy ông Bộ Trưởng. Và, bỗng dưng… tôi thấy “thương” mấy ông này quá. Nhất là khi nghe trả lời chất vấn của đại biểu Quốc Hội, Bộ Trưởng Bộ Nội Vụ Nguyễn Thái Bình cho biết dù qua ba lần điều chỉnh tăng lương nhưng mức lương tối thiểu chung (nay là mức lương cơ sở) đối với người hưởng lương từ ngân sách nhà nước còn rất thấp, chưa hợp lý, ngay cả lương bộ trưởng cũng thế. “Do mức lương cơ sở thấp nên lương tính theo ngạch, bậc, chức vụ thấp theo. Tính cả 25% phụ cấp công vụ thì mức tiền lương của người vừa tốt nghiệp ĐH khoảng 3.58 triệu đồng/tháng, bộ trưởng cũng chỉ 14.4 triệu đồng/tháng. Với lương như vậy, đời sống của người hưởng lương từ ngân sách nhà nước còn nhiều khó khăn.”


                                             Tàu cao tốc tuyến Cát Linh- Hà Đông

Quả là tội nghiệp cho các ông Bộ Trưởng VN, lương có hơn 14.4 triệu đồng ($660 Mỹ kim) một tháng thì quả thật không đủ tiền cho vợ đi chợ, cho con đi học, cho cả nhà ăn sáng, trả lương cho mấy cô người giúp việc. Chưa nói đến chuyện làm bộ trưởng thì phải có dăm ba bộ com-lê, vài chục cái cravate, vài chục cái chemise, năm bảy đôi giày thật xịn… chưa kể các thứ linh tinh khác. Chắc là phải đi vay nợ mới làm được bộ trưởng. Thế mà nhiều ông vẫn cứ thích làm bộ trưởng mới lạ. Thoạt nghe thấy thương ghê! Nhưng sự thật dân không thương mà lại có những phản ứng ngược hẳn. Bởi người dân không ngu gì mà không biềt ngoài lương ra các vị còn có bổng lộc, lương lậu gấp trăm ngàn lần lương chính thức.
Ngay trong Quốc Hội cũng đã có nhiều ý kiến phản kháng. Đại Biểu Dương Trung Quốc cho rằng dư luận phản ứng với thông tin lương Bộ Trưởng cũng khó sống thì phải đặt vấn đề thế nào là “sống”? Ông nói, “Nhưng tại sao lương thấp vậy người ta vẫn muốn làm Bộ Trưởng. Tôi chỉ thấy chắc chắn một điều là thu nhập của họ rất cao. Cứ trông cách sống của họ là biết họ thu nhập rất cao rồi. Vậy nên nói khó sống người dân phản ứng là phải, khi thu nhập người lao động bình thường là 2-3 triệu đồng/tháng, công chức như chúng ta cũng chỉ 4-5 triệu đồng/tháng thôi người ta vẫn sống thì 14-15 triệu đồng/tháng sao bảo là khó.”
Ông Cao Sĩ Kiêm, Đại Biểu QH Thái Bình, thẳng thắn, “Nếu nói mức lương của bộ trưởng hiện nay khó sống thì rất [khó tin?] vô cùng. Thực tế thì không ai khó sống, mà lại sống rất đàng hoàng so với tiêu pha. Thu nhập thực của họ, tôi biết, gấp xa nghìn lần mức lương mà họ đang hưởng. Số liệu đó không phản ánh chính xác thực tế. Vì còn nhiều khoản thu nhập… ngoài không được kê khai, tính vào lương mà mình không biết, không thống kê được.”
Còn ĐB Nguyễn Thị Khá (Trà Vinh) thì nhận xét, “Nói lương là thế, nhưng tổng thu nhập của bộ trưởng khác với lương, họ không khai làm sao mà biết được. Khoản này thì không có văn bản nào quy định.”
Trên các trang báo, người dân cũng “bóc mẽ” cái sự lương thấp này. Người dân phân tích bổng lộc là những khoản được nhà nước cấp cho như đất đai, xe hơi, nhà cửa, đặc quyền, kinh doanh… Và người ta thường nói “lương lậu” tức là lương đi đôi với lậu. Cái khoản “lậu” này mới đáng sợ. Và rõ ràng, có những quan chức trong xã hội, lương chỉ là danh chính ngôn thuận để ký tên trong sổ sách. Thực chất, “lương thật” của họ phải bao gồm: Lương (theo quy định) + bổng lộc+ lậu nữa, mới có thể xênh xang nhà lầu, xe hơi, con cái du học các nước tư bản.
Chính những con sâu này đang là kẻ nội thù nguy hiểm nhất làm mất niềm tin của dân, làm suy sụp chế độ.
Đó là chuyện trong Quốc Hội ở kỳ họp này. Ngoài Quốc Hội cũng có môt vị bộ trưởng đáng thương nữa. Đó là Ông Đinh La Thăng - Bộ Trưởng Bộ Giao Thông- đau đớn xác nhận một sự thật đau lòng.
Muốn thay nhà thầu Trung Quốc cũng không được
Nói chuyện với báo chí sáng 9/6 vừa qua, ông Thăng than thở: "Nhà thầu Trung Quốc rất yếu kém, nhiều lần tôi muốn thay thế song không thể vì ràng buộc các điều kiện hiệp định vay vốn. Do đó, rất mong mọi người chia sẻ."
Tại cuộc gặp gỡ này, Bộ Trưởng Đinh La Thăng đã lý giải vì sao Việt Nam phải mua 13 đoàn tàu của Trung Quốc cho dự án đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông mà không phải là của các nước khác, đồng thời tại sao lại không thể "đuổi" nhà thầu Trung Quốc yếu kém về năng lực.


                         Vụ sập cần cẩu công trình đường sắt Nhổn - ga Hà Nội lúc 16h ngày 12-5

Theo Bộ Trưởng Giao Thông, việc mua các đoàn tàu của Trung Quốc cho dự án này đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của người dân cũng như các cơ quan truyền thông.
“Vì mua đoàn tàu của Trung Quốc mà tôi đã nhận được rất nhiều tin nhắn, đe dọa có, khuyên giải cũng có mà đề nghị cũng có. Thâm chí có người còn bảo: ông Thăng ơi, ông đừng mua các đoàn tàu của Trung Quốc. Tại sao lại mua, ông có vấn đề gì với Trung Quốc không”.
Tại sao ông Thăng bị dân nghi ngờ?
Có nghĩa là ông Thăng cũng bị dân nghi ngờ là có “chấm mút” gì với anh chủ thầu Trung Quốc. Cũng như 6 sếp Ban Quản Lý dự án đường sắt tiêu 11 tỷ đồng lót tay của nhà thầu Nhật Bản vừa bị khui ra ánh sáng vào ngày 4/6 vừa qua.
Những vụ ăn chia giữa quan chức với nhà thầu ở VN như đã thành… tiền lệ, lớn nhỏ gì có thầu là có thông đồng, có lót tay. Đó là ưu tiên hàng đầu trước và sau khi chọn nhà thầu. Ông Thăng có bị nghi ngờ thậm chí chửi bới cũng chẳng có gì lạ.
Ông Bùi Danh Liên (chủ tịch Hiệp Hội Vận Tải Hà Nội) bày tỏ mối lo ngại, “Từ xưa đến nay, hàng Trung Quốc vẫn thật giả lẫn lộn, rất khó để phát hiện ra. Thực tế, chất lượng các loại sản phẩm của Trung Quốc đã mất lòng tin với rất nhiều người trên khắp thế giới.”
Ông nhấn mạnh, “Thông qua việc xây dựng tuyến đường sắt và mua tàu Trung Quốc lần này, chúng ta cũng nên rút ra kinh nghiệm rằng, đối với nhà đầu tư, cho dù có vốn nhưng khi đã mất niềm tin cũng không nên bắt tay với họ trong bất kỳ dự án nào nữa.”
Nhưng trong vụ này, có vẻ như ông Thăng hoàn toàn không chấm mút gì nên ông cứ ngang nhiên nói thẳng ra nỗi đau tím ruột của mình cho dân thông cảm.
Ông kể, “Dự án được thực hiện theo Hiệp định được ký giữa Chính phủ 2 nước Việt Nam và Trung Quốc từ năm 2008.” Theo Hiệp định này, phía Trung Quốc tài trợ vốn. Các nhà thầu thi công, giám sát, cung cấp thiết bị cũng là của Trung Quốc. Bộ trưởng Đinh La Thăng cho biết đây là các điều kiện trong Hiệp định đã được ký giữa hai Chính phủ, là việc rất khó khăn nên không thể “muốn thay đổi là có thể thay đổi được.”
Điều đó cũng có nghĩa là ông Bộ Trưởng Thăng bị chính phủ đặt vào tình thế “đã rồi” không thể làm gì hơn được. Nếu ông có quyền thì ông đã tống cổ anh nhà thầu Trung Quốc này đi từ lâu rồi. Bởi từ khi thực hiện dự án, nhà thầu này đã làm ăn rất tắc trách, bê bối, coi tính mạng người dân như sâu bọ. Hãy thử nhìn qua những gì họ đã gây ra:
Làm ăn lề mề để kiếm thêm tiền
Dự án được chính thức phát lệnh khởi công từ ngày 10/10/2011 và dự định sẽ hoàn thành cuối năm 2014 để đưa vào khai thác sử dụng từ quý II/2015. Sau hàng loạt lý do dẫn đến sự chậm trễ, dự án được chuyển sang cuối năm 2015 mới xong và đưa vào chạy thử vào đầu năm 2016. Ngoài chậm tiến độ, sau 5 năm thi công, tổng mức đầu tư dự án này đã phải điều chỉnh từ 552 triệu USD lên 868 triệu USD, tăng 316 triệu USD so với ban đầu. Đó cũng là chiêu láu cá của mấy anh ba Tàu. Làm ăn lề mề để buộc chủ nhà phải tăng vốn mới hoạt động tiếp. Chủ đầu tư lại bị dồn thế không tăng không được vì đó là vốn mượn của Tàu, phải làm cho xong.
Làm ẩu, làm liều không kể đến tính mạng người dân
Hàng vạn người dân thủ đô đang phải lưu thông ở những nơi mà tai nạn có thể xảy ra bất cứ lúc nào, những lưỡi hái tử thần luôn treo trên đầu họ, mỗi ngày.


                  Công trường nhà ga đường sắt trên cao, phía dưới người dân vẫn đi lại rất nguy hiểm.

Trong một khoảng thời gian ngắn, tai nạn liên tục xảy ra, với mức độ, hình thức khác nhau, nhưng có chung nguyên nhân được tuyên bố là do “thi công ẩu”. Đó là tội coi thường tính mạng của người dân. Vài thí dụ gần nhất:
- Tối 10/5 xảy ra vụ rơi cọc thép dài 9m, rộng 0,3m, nặng khoảng 630kg tại công trường thi công nhà ga số 4 (phường Cầu Diễn, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội), suýt trúng hai người đi xe máy.
- Ngày 12/5, vụ sập cần cẩu trước số nhà 561 và 539 đường Cầu Giấy đè trúng một phụ nữ đang mang thai và một thanh niên đang lưu thông trên đường.
- Chưa kể đến việc vào khoảng 9h30 cùng ngày (12/5), trên đường Nguyễn Trãi (Thanh Xuân – Hà Nội), một thanh sắt từ công trình đường sắt trên cao đã rơi xuống đường và trúng vào chiếc ô tôHonda Civic.
- Trước đó, cuối năm 2014, tại các công trường thi công dự án đường sắt trên cao tuyến Cát Linh - Hà Đông cũng đã xảy ra 2 vụ rơi vật liệu xuống đường khiến 1 người chết, 3 người bị thương.
- Khi xảy ra vụ rơi dầm thép công trình đường sắt Cát Linh - Hà Đông, hôm 6-11-2014, Bộ trưởng Giao thông cam kết rằng: Sẽ không có tai nạn nào như vậy nữa. Hàng loạt cán bộ thuộc Ban quản lý dự án bị giáng chức, điều chuyển. Nhưng ngay khi dự án được thi công trở lại, ngày 28/12, tai nạn lại tiếp tục xảy ra, thậm chí còn nghiêm trọng hơn. Lần này, Bộ trưởng GTVT lần đầu tiên đề cập đến nguyên nhân tư vấn giám sát. Theo đó, ông yêu cầu phải chấm dứt hợp đồng với tư vấn giám sát (Trung Quốc), ký hợp đồng với một công ty giám sát của VN, do Bộ GTVT chỉ định. Nhưng trả lời PV báo chí, ông Lê Kim Thành, Tổng giám đốc BQL dự án đường sắt (Bộ GTVT), nói rằng chỉ thay người đứng đầu đơn vị, còn tư vấn giám sát vẫn là nhà thầu Trung Quốc.
Nói như vậy có nghĩa là cùng với việc tổng thầu Trung Quốc ngang nhiên nuốt lời hứa về tiến độ, vốn, an toàn lao động…, để thấy rằng, chủ đầu tư dự án đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông đang không thể kiểm soát được những gì đang diễn ra ở đại dự án gần 9.000 tỉ đồng này.
Phải nói thẳng là ngay cả đến cấp bộ trưởng cũng bất lực trước sự tung hoành ngang ngược của nhà thầu Trung Quốc, không chỉ ở các dự án giao thông mà trong rất nhiều lãnh vực khác. Tội nghiệp cho ông Bộ trưởng, nhưng ông đau một thì dân đau mười bởi bao nhiêu tai ương dân chiụ hết và mỗi người còng lưng gánh món nợ đến 21 triệu đồng, trả đến đời con đời cháu cũng chưa hết. Nói thẳng ra Trung Quốc bất chấp mọi thủ đoạn để khống chế cả nền kinh tế VN. Mộng bành trướng của họ chẳng bao giờ chấm dứt.
Văn Quang (19-6-2015)
Continue Reading... Nhãn:


Lẫm cẫm Sài Gòn thiên hạ sự - Đại biểu dân buồn cười, dân buồn muốn chết


Đại biểu dân buồn cười, dân buồn muốn chết
Văn Quang – Viết từ Sài Gòn

Trên thế giới này, có lẽ không ở đâu có nhiều chuyện quái đản như ở Việt Nam chúng tôi vào thời đại này. Những chuyện lớn như chuyện tù oan, chuyện ông luật sư Võ An Đôn bênh vực cho người nghèo vừa la làng vì bị quan đầu tỉnh đe dọa tước giấy luật sư, chuyện “thích to để tự sướng” và dư luận cho rằng các quan to lo “hậu sự” bằng cách mua nhà ở nước ngoài… chắc bạn đọc đã biết khá nhiều rồi. Trong bài này, tôi chỉ đề cập đến những chuyện nhỏ nhất đã và đang xảy ra với những người dân nghèo khó. Nếu không được khui ra giữa Quốc Hội VN trong kỳ họp vừa qua, chắc nhiều bạn cho là “nói dóc, chứ làm gì có mấy cái thứ chuyện kỳ quái như thế” và mấy ông chuyên nghề bốc thơm chế độ lại đổ cho bọn phản động, bọn “diễn biến hòa bình” xuyên tạc phá hoại. Nói có sách, mách có chứng, tôi tường thuật vài hàng về những cuộc thảo luận gay gắt có phần nực cười tại nghị trường Quốc hội VN trong những ngày qua.
Tội nghiệp con gà này vừa mở mắt đã chịu 14 loại phí.
Nhiều bộ quản lý một quả trứng và gà vừa mở mắt đã gánh 14 loại phí
Tại phiên chất vấn Quốc Hội mới đây, đại biểu Đỗ Văn Đương (Sài Gòn) đặt câu hỏi về việc một con gà phải chịu tới 14 loại phí và đề nghị bộ trưởng trả lời.
Bộ trưởng Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn (NN&PTNT) Cao Đức Phát đề nghị dừng ngay việc thi hành quy định bất hợp lý tại Thông Tư 04/2012. Tuy nhiên, thông tư này lại do Bộ Tài Chính ban hành nên Bộ NN&PTNT không có thẩm quyền.
Điều này cho thấy một thực trạng một quả trứng nhiều bộ quản lý, các bộ lại không có sự kết nối dẫn đến phí chồng phí làm khổ doanh nghiệp và người chăn nuôi.
Trên thực tế tình trạng “bất hợp lý” này đã xảy ra từ nhiều năm nay, người dân và doanh nghiệp vẫn phải cắn răng chịu đựng những “bất hợp lý” của các quan từ làng xã đến tỉnh thành. Một gánh nặng đè lên đầu lên cổ người dân trước sự “vô cảm” của các quan cai trị.
Quy định “bất hợp lý” đó là cái gì? Chúng ta hãy nghe tâm sự của người nông dân. Anh Nguyễn Văn Nghĩa, chủ trại gà Đông Hòa (Dĩ An, Bình Dương) cho biết trang trại anh vừa nuôi gà đẻ trứng vừa nuôi gà thịt.

Con đường vừa làm xong, chưa kịp nghiệm thu đã bê bối như thế này.


Anh kể, “Quả thật, các loại phí, lệ phí mà mỗi con gà, quả trứng phải chịu nhiều đến mức tôi không nhớ hết nổi. Tôi chỉ nhớ là từ lúc con gà mới nở có một ngày tuổi đã phải chịu phí kiểm dịch 100 đồng/con rồi.”
Anh Nghĩa cố nhớ ra, gà con mới nở một ngày tuổi xuất về trại nuôi đã tốn nhiều khoản chi: Phí kiểm dịch gà con khi mới nở 100 đồng/con; phí cấp giấy kiểm dịch khi xuất gà con ra khỏi trại ra ngoài tỉnh 40,000 đồng/tờ, nội tỉnh 5,000 đồng/tờ. Giấy tiêu độc sát trùng cho xe vận chuyển gà con ngoài tỉnh 75,000 đồng/tờ, nội tỉnh 45,000 đồng/tờ.
Trứng gà thì tính phí kiểm dịch trên từng quả trứng với khoảng 5 đồng/trứng.
“Một con gà giống lông trắng một ngày tuổi, trang trại mua về nuôi sau khi cộng các loại phí lên tới 11,000-12,000 đồng. Nếu với giá gà bán tại trang trại hiện nay 47,000-48,000 đồng/kg thì các loại phí, lệ phí tính sơ sơ cũng đã chiếm 20% giá thành sản xuất. Lúc giá gà xuống thấp, có lúc chỉ 27,000-30,000 đồng/kg thì vẫn phải đóng phí. Khi đó các trang trại chỉ có lỗ.”


Một trạm thu phí tự động trên quốc lộ 1, tỉnh Quảng Bình vừa được đưa vào sử dụng hồi vào tháng 3-2015.
Doanh nghiệp cũng chịu hàng loạt loại phí
Đại diện một doanh nghiệp chăn nuôi và chế biến thực phẩm lớn ở TP. Sài Gòn cho hay hiện tại phí, lệ phí kiểm dịch trên gia cầm còn khá nhiều, đôi lúc trùng lắp làm tăng chi phí sản xuất và lưu thông. Chẳng hạn như đối với con gà từ lúc nuôi đến lúc xuất thịt, giết mổ phải chịu khoảng 14 loại phí, lệ phí.
Riêng việc đem gà thịt vào cơ sở giết mổ phải chịu tới tám khoản chi gồm: Kiểm tra lâm sàng gà thịt nhập vào 100 đồng/con; phí tiêu độc sát trùng 45,000 đồng/xe; phí kiểm soát giết mổ 200 đồng/con; giấy chứng nhận kiểm dịch xuất gà nội tỉnh 5,000 đồng/điểm giao hàng, ngoài tỉnh là 30,000 đồng. Rồi phí tiêu độc sát trùng xe lạnh chở thịt gà 45,000 đồng/xe… Đến dây niêm phong xe cũng chịu phí 1,500 đồng/dây.
Chưa hết, trong thời gian chăn nuôi, cơ sở phải định kỳ 3-6 tháng lấy mẫu nước, phân để kiểm tra và kiểm tra kháng thể một số bệnh cũng phải đóng phí…
Tôm, cá cũng oằn mình cõng phí
Ông Nguyễn Văn Đạo, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Gò Đàng, một doanh nghiệp xuất khẩu cá tra lớn ở tỉnh Tiền Giang, cho biết phí lớn nhất mà công ty ông và hầu hết doanh nghiệp thủy sản đang phải gánh nặng nhất là phí kiểm nghiệm chỉ tiêu, chất lượng sản phẩm. Doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản phải bỏ ra hàng tỉ đồng mỗi năm để đóng các loại phí cao chót vót.
Hiện nay mỗi container thủy sản xuất khẩu phải đóng phí kiểm nghiệm lên đến 15 triệu đồng. Như vậy, tính ra mỗi năm chỉ riêng Công ty Cổ phần Gò Đàng đã phải bỏ ra 5-6 tỉ. Ông Đạo cho rằng việc kiểm tra từng lô hàng xuất khẩu gây lãng phí về thời gian, tiền bạc của doanh nghiệp (DN). Cụ thể, một container hàng thủy sản xuất khẩu tốn 5-15 triệu đồng phí kiểm nghiệm các chỉ tiêu chất lượng. Chưa hết, DN còn phải mất cả tuần lễ cho mỗi lô hàng kiểm xong trước khi xuất khẩu. Điều này làm cho thủy sản nước ta bán ra thị trường thế giới thường có giá cao và khó có thể cạnh tranh với các đối thủ.

                                    Gà mẹ đang khóc vì cơn mưa phí sắp dội lên đầu các con.
Vẽ thêm thủ tục
Ông Trần Văn Lĩnh, Tổng Giám đốc Công ty Thủy sản Thuận Phước, phản ứng với quy định phải đăng ký hợp đồng xuất khẩu sản phẩm cá tra với Hiệp Hội Cá Tra vì như vậy có thể vi phạm nguyên tắc đảm bảo bí mật kinh doanh, gây bất lợi cho DN, ông Lĩnh nêu quan điểm, “Giá cả, hợp đồng mua bán từ nhà máy là bảo mật, không thể báo cáo cho một cá nhân, tổ chức nào hết.”
Cũng theo ông Lĩnh: “Hiệp hội Cá tra không phải là cơ quan hành chính nhưng việc đăng ký xuất khẩu phải thông qua hiệp hội đã “vẽ” thêm thủ tục hành chính, gây mất thời gian cho DN xuất khẩu cá tra. Trước đây DN chỉ cần liên hệ với hải quan làm thủ tục xuất khẩu thì nay phải đăng ký qua Hiệp hội Cá tra rồi lại phải quay sang làm thủ tục với hải quan”.
Cái gì chứ nghề “vẽ” thì các quan thuế là những nghệ sĩ đại tài. Muốn vẽ kiểu nào cũng được, các doanh nghiệp cứ thế mà thi hành, không theo nét vẽ của họa sĩ thì chỉ có nước mang hàng về kho chờ đổ đi thôi.
Các trạm thu phí đặt quá dày đặc
Chủ nhiệm Ủy ban tài chính ngân sách của Quốc hội Phùng Quốc Hiển đã kể: “Tôi có đi qua khu vực Đồng Nai, Bình Dương, TP. Sài Gòn thì thấy vị trí trạm thu phí đặt quá dày đặc. Phải kiên quyết dẹp bỏ các trạm thu phí đã xây sai quy định, không thể bắt dân phải đóng phí”.
Đại biểu Võ Thị Hồng Thoại, đại biểu Quốc hội Bạc Liêu nói, “Có đoạn đường chỉ 500 km mà có đến 10 trạm thu, có địa phương chỉ với 150 km đường mà có tới 3 trạm thu phí, như thế là hơi nhiều. Qua tiếp xúc cử tri, chúng tôi cũng nhận thấy vấn đề phí BOT tham gia giao thông hiện là một gánh nặng cho các doanh nghiệp vận tải cũng như người dân.”
Có nơi tư nhân tự lập “trạm thu phí” giá “cắt cổ” như từ cuối tháng 6, mỗi xe vận tải trọng trên 15 tấn muốn đi qua Suối Mang nằm trên QL37 thuộc địa phận huyện Đại Từ (Thái Nguyên) phải “góp vốn” từ 300 - 500 nghìn đồng.
Thực ra đó là mức “thuế đường” chỉ để đi qua đoạn đường tránh dài chưa đầy 50 m qua Suối Mang. Đó là trạm thu phí của Cty Thành Long, chẳng hiểu công ty này có họ hàng hang hốc hoặc có móc ngoặc gì với các quan đầu tỉnh Thái Nguyên không?
Đến chuyện thu phí xe máy cũng đang lùng bùng, nhất là tại TP Sài Gòn. Nhiều người dân băn khoăn không biết số tiền thu phí xe máy có thật sự được sử dụng đúng mục đích? Phần lớn người dân ủng hộ bỏ thu phí xe máy.
Theo tiến sĩ Nguyễn Hồng Thái (ĐH Giao Thông Vận Tải Hà Nội) nhận đính: người dân không đồng tình đóng phí bảo trì đường bộ đối với xe máy vì thu nhập của người Việt Nam còn chưa cao, nhiều loại phí cộng lại tạo thành áp lực lớn cho người dân.
Bạn Nguyễn Bích cho rằng “không nên để người dân phải đóng phí khi chưa thật cần thiết và chưa công bằng. Bởi vì đường sá thì chật chội, ổ gà, ổ voi,... mà chỉ lo thu phí thì không công bằng chút nào. Ngay ở giữa thành phố đường sá đã chật như nêm và cũng đầy ổ gà ổ voi”.
Nhìn vào thực tế, xe gắn máy là gia tài của hàng chục triệu người dân, chạy ăn từng bữa cũng nhờ vào cái xe gắn máy. Xăng cứ tăng, lương cứ thấp, dân tiết kiệm không đi xe ôm hay taxi mà dùng xe buýt nên cánh tài xế đói dài. Lại phải đóng thêm thứ phí xe gắn máy nữa thì người dân càng đói rách thê thảm hơn. Dân cõng thuế phí cũng như gà, heo, tôm, cá. Anh nào cũng mệt bở hơi tai.
Nhìn qua những loại thuế phí này ở VN đúng là “loạn”. Thuế, phí hay lệ phí cứ loạn cào cào, hiểu sao cũng được. Vài trăm loại phí và lệ phí dân chịu sao nổi. Ấy thế mà bao nhiêu năm nay, bây giờ các ông bà đại biểu của dân mới nhìn ra và đề nghị sửa đổi lung tung. Nhưng sửa đổi cũng khó khăn. Bởi một con gà mà có tới mấy bộ “quản lý” tới thì các loại hàng hóa khác còn chồng chéo qua bao nhiêu cửa ải khác.
Tôi nêu vài ý kiến của ngay những ông bà đại biểu Quốc hội để kết luận cho bài này:
Nhiều loại phí đọc lên thấy rất buồn cười.
Đại Biểu Bùi Đức Thụ (Lai Châu) lưu ý, dự thảo luật cần tránh tình trạng mở rộng quá nhiều khoản phí, lệ phí sẽ thêm gánh nặng cho dân. Bởi danh mục 51 khoản phí và 39 khoản lệ phí được quy định trong dự thảo luật thực tế mới chỉ là những quy định chung chung, theo lĩnh vực. Còn nếu tính cụ thể của luật này thì phải có đến hơn trăm khoản phí và vài trăm lệ phí…
Đại Biểu Thụ nói, “Trong dự luật chưa quy định rõ phí và lệ phí, có cái gọi là phí cũng đúng mà nói lệ phí cũng đúng.”
Còn theo đại biểu Lê Đình Khanh (Hải Dương) nói, “Trong dự luật có nhiều loại phí đọc lên thấy rất buồn cười, thấy cái gì cũng thu được, thu chồng, thu chéo.”
Các ông đại biểu buồn cười bao nhiêu thì dân… buồn muốn chết bấy nhiêu!
Văn Quang (26-6-2015)
Continue Reading... Nhãn:


Sổ Tay Thương Dân - Bắt Không Được (Nữa) Thì Tha - (08-2015)


Bắt Không Được (Nữa) Thì Tha


DoanHuyChuong





Chúng tôi có quyền hội họp riêng tư, có quyền lập hội, gây quỹ, có quyền đấu tranh, có quyền đình công đòi hỏi các quyền lợi chính đáng, phù hợp mức lương, tương xứng với công sức lao động.
– Đoàn Huy Chương aka Nguyễn Tấn Hoành


Từ Toà Bạch Ốc trở về, bác Trọng đã nhận được rất nhiều tràng pháo tay và không ít những lời tán thưởng:
Dân Việt vui ra mặt và vui như Tết – chỉ trừ mỗi ông Bùi Tín. Nói nào ngay thì nhà báo lão thành của chúng ta cũng có vui nhưng (xem chừng) không được vui gì cho lắm; đã thế, ông còn khuyến cáo mọi người là nên có Một Sự Dè Dặt Cần Thiết:
Quả thật mối quan hệ giữa «Hoa Kỳ – Dân chủ» với «Việt Nam – Độc đoán» đã có một bước cải thiện đáng kể so với trước. Nhưng đó là những bước tiến bộ khó khăn, còn rất hạn chế, chậm chạp, đầy trắc trở, rất xa dưới tiềm năng, càng còn rất xa so với nguyện vọng của đông đảo người dân bình thường, của giới trí thức dân tộc, của tuổi trẻ tinh hoa của đất nước, nhất là của lực lượng dấn thân cho dân chủ.
Sống trong một xã hội cộng sản thì mọi sự dè dặt, tất nhiên, đều cần thiết. Tuy biết thế nhưng vốn bản tính nông nổi (và ham vui) nên chỉ cần nghe thiên hạ “hoan hô” rầm rầm là tôi đã… mừng muốn chết luôn!
Mừng nhất là khi thấy có bài viết (“Công Đoàn Của Ai?”)  trên tờ Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn, số ra ngày 24 tháng 7 năm 2015, của ký giả  Tư Giang. Bằng giờ này năm ngoái mà đặt một câu hỏi (móc họng) như vậy thì đi tù là cái chắc.
Ở Việt Nam cái gì mà không của Đảng. Công Đoàn, đương nhiên, cũng vậy. Đảng đại diện cho giai cấp công nông mà. Ai mà không biết ông Đặng Ngọc Tùng, Chủ Tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam – đồng thời – cũng là  Ủy Viên Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng CSVN!
Vậy mà báo ra đã hơn tuần rồi vẫn chưa thấy bài bị gỡ xuống, và cũng không nghe ai bị phê bình, kiểm điểm, hay kỷ luật gì ráo trọi? Ngoài câu hỏi “tế nhị” vừa nêu, ông Tư Giang còn trích dẫn nhiều lời lẽ (nghe) hết sức “lạ tai” của giới quan chức Việt Nam:
– Trương Đình Tuyển, nguyên Bộ Trưởng Thương Mại: “ILO có hàng loạt tiêu chuẩn về lao động và công đoàn được nhắc lại trong TPP. Trong số đó, đáng chú ý nhất là nhóm công nhân cơ sở có quyền tự do thành lập công đoàn; các công đoàn cơ sở có quyền tự do liên kết hay không liên kết; cán bộ quản lý doanh nghiệp không được quyền tham gia vào ban chấp hành công đoàn; công đoàn cơ sở được độc lập trong hoạt động nội bộ và quản lý tài sản.”
– Ông Thang Văn Phúc, nguyên Thứ Trưởng Bộ Nội Vụ: “Công đoàn của chúng ta mới chỉ là mậu dịch quốc doanh thôi, chứ chưa phải là đại diện thật cho người lao động. Phải trả về đúng vị trí cho người lao động”.
– Ông Võ Trí Thành, Viện Phó Viện Nghiên Cứu Quản LýKinh Tế Trung Ương: “Tổng thống Hoa Kỳ nói với lãnh đạo Việt Nam về điều này không chỉ một lần. Và chắc chắn chúng ta sẽ phải giải quyết vấn đề này”.
Thiệt là khác xa với miệng lưỡi của ông Mai Đức Chính, Phó Chủ Tịch Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam, cách đây chưa lâu:
Nếu muốn làm điều này thì trước tiên phải hủy bỏ điều 10 Hiến pháp quy định tổ chức CĐ là đại diện hợp pháp duy nhất của giai cấp công nhân và CNVC-LĐ Việt Nam. Mà điều này cũng tương tự như việc làm của các thế lực thù địch trước đây đòi hủy bỏ điều 4 Hiến pháp về vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đây là một nhận thức hết sức nguy hiểm.”
Nói theo cái kiểu (phản động) của nhà văn Trần Đĩnh là Đảng đang “loạng choạng lùi” trước thằng Thời Đại. Cách nhìn thế sự của tác giả Đèn Cù, rõ ràng, không “khớp” với tâm cảm “hồ hởi” và “phấn khởi” của cả nước hiện nay. Nếu gọi đây là một bước lùi “ngoạn mục” của Đảng thì chắc dễ nghe hơn cũng hợp thời hơn – Thời Hội Nhập mà, cha nội!
Tinh thần lạc quan của tôi, tiếc thay, không được mọi người chia sẻ. Thiên hạ, không ít kẻ, cứ có voi là đòi luôn Hai Bà Trưng (nữa) mới chịu. Đảng đã lùi đến thế rồi mà vẫn còn “xỉa xói” và “đay nghiến” mãi:
– Blogger Ôsin: “Thật nực cười khi, chỉ khi chịu sức ép của ‘các nước tư bản’, ‘đảng của giai cấp công nhân’ mới (có thể) thừa nhận các quyền căn bản của công nhân.”
– Thạc sĩ Trần Kiên:Tôi đã từng rất ngạc nhiên khi được biết quyền tự do đi lại và cư trú, đặc biệt là quyền tự do xuất nhập cảnh dành cho chính công dân Việt là điều kiện tiên quyết mà Chính phủ Việt Nam phải chấp nhận để nhận được các khoản vay từ World Bank. Luật doanh nghiệp thống nhất với việc tạo một sân chơi bình đẳng giữa nhà nước và tư nhân mà nhà nước thiết lập cũng là một điều kiện khác do tư bản áp đặt. Nên cũng không có gì ngạc nhiên khi tham gia TPP Việt Nam sẽ phải hiện thực hóa quyền lập hội cho chính dân Việt vốn chết lâm sàng từ năm 1957.”
– Blogger Nguyễn Vạn Phú : “… điều mỉa mai là Việt Nam phải trông chờ vào một hiệp định ký với các nước tư bản để các nước tư bản này gây sức ép buộc Việt Nam phải bảo vệ công nhân của mình, không để giới chủ bóc lột quá đáng!”
Thôi bỏ đi Tám, sao mà giận dai dữ vậy?
Riêng tôi, nói thiệt mà, tôi hoàn toàn và tuyệt đối không dám “nực cười” hay “mỉa mai” gì ai ráo trọi. (Thằng nào nói láo xe cán chết liền). Tui mừng thiệt và mừng lắm lận. Đảng lùi bước nào, tui mừng bước đó. Có hoa mừng hoa, có nụ mừng nụ. Ngay cả chuyện Đảng chỉ làm bộ lùi thôi, tôi cũng… vui luôn! Sau bao nhiêu thập niên cứ nằng nặc “tiến mạnh, tiến vững chắc lên XHCN” (rồi) khi khổng khi không Đảng bỗng lùi – một cái “rẹt” – như vậy, hỏi ai mà không vui chớ?
Nhân dịp vui này, tôi chỉ xin được phép nêu lại tên tuổi của vài ba người bạn trẻ – những người đã từng vận động, hoặc hoạt động cho Công Đoàn Độc Lập Việt Nam ở giai đoạn tiên phong – hiện đang bị cầm tù hay bị “dấu kín” ở một nơi nào đó:
LeTriTue 1
Lê Trí Tuệ mất tích tại Campuchia
vào ngày 16 tháng 5 năm 2007. 
ẢnhRFA
– Lê Trí Tuệ: Sinh năm 1979, thành viên của Khối 8406, Phó Chủ Tịch Công Đoàn Độc Lập Việt Nam. Ngày 20 tháng 10 năm 2006, ông tuyên bố thành lập Công Đoàn Độc Lập. Ông bị bắt vào ngày 29 tháng 03 năm 2007, bị ép buộc phải lên tiếng công khai giải tán công đoàn này. Lê Trí Tuệ từ chối và bỏ trốn sang Cambodia, sau khi bị đánh đập tàn tệ nhiều lần ngoài đường phố. Ông đột ngột “biến mất” khỏi cõi đời này, kể từ hôm 16 tháng 5 năm 2007 đến nay! Theo bản tin củaHRW, gửi đi vào ngày 4 tháng 5 năm 2009: “Người ta nghĩ rằng công an Việt Nam đã bắt cóc ông Lê Trí Tuệ, một trong những sáng lập viên của Công Đoàn Độc Lập Việt Nam.”
– Đoàn Huy Chương a.k.a. Nguyễn Tấn Hoành: Sinh năm 1985, thành viên sáng lập Tổ Chức Công Đoàn Độc Lập, bị bắt (lần thứ hai) vào ngày 23 tháng 2 năm 2010, và bị kết án bẩy năm tù vì tội “phá rối an ninh nhằm chống lại chính quyền nhân dân.” Hiện ông đang bị giam giữ tại trại  giam Phước Hòa, Huyện Tân Phước, Tỉnh Tiền Giang.
– Nguyễn Hoàng Quốc Hùng: Sinh năm 1981, thành viên của Khối 8406, hội viên của Phong Trào Các Nạn Nhân Của Sự Bất Công. Ngày 27 tháng 10 năm 2010, ông bị TAND tỉnh Trà Vinh kết án chín năm tù, cùng với tội danh với Nguyễn Tấn Hoành. Hiện hai ông đang bị giam giữ trong cùng một trại.
DoanHuyChuong 2
Nguyễn Hoàng Quốc Hùng và Đoàn Huy Chương. 
Ảnh: huynhngocchenh.blogspot
Trong thư của ba mươi mốt dân biểu Úc Châu kêu gọi Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng phóng thích hai ông Đoàn Huy Chương và Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, viết ngày 29 tháng 8 năm 2014, có đoạn như sau:
Mặc dù họ đã bị khép án vi phạm an ninh quốc gia, chúng tôi hiểu rõ những việc làm của họ đơn giản chỉ nhằm hỗ trợ quyền công nhân trong cuộc đình công.
Thêm vào đó chúng tôi cũng nhận được những tường trình cho thấy ông Đòan và ông Nguyễn đã bị đối xử khắc nghiệt, có giai đọan còn bị biệt giam.
Xét rằng Việt Nam là một hội viên của Hội Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, do đó có trách nhiệm cổ vũ và bảo vệ quyền làm người trên tòan thế giới, nay chúng tôi tìm kiếm sự cộng tác, chúng tôi cùng kêu gọi ông thả ngay hai nhà họat động này.
Vào tháng 8 năm 2014 thì ông Dũng có thể phớt lờ lá thư thượng dẫn nhưng đến tháng 8 năm nay thì “tình hình” đã khác hẳn rồi. Cái thời mà Chủ Tịch Tổng Liên Đoàn Lao Động, đồng thời, cũng là  Ủy Viên Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng CSVN sẽ không còn nữa!
Không thể vừa “cho phép” giới công nhân thành lập Công Đoàn Độc Lập lại vừa cứ tiếp tục giam giữ những thành viên sáng lập của họ. Bắt không được (nữa) thì đành tha … làm phước vậy!
Tha thì cũng dễ thôi, cái khó là làm sao mà “thả” được một người (e) không còn sống nữa, như trường hợp của Lê Trí Tuệ – theo như tường trình của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, vào năm 2008: “Ông Lê Trí Tuệ hiện vẫn biệt tích… và theo một số lời đồn mật vụ của chính quyền Việt Nam đã giết ông ta.” (The US State Department noted grimly in its 2008 report on human rights in Vietnam that “Le Tri Tue was still missing … amid rumors that Vietnamese government security agents had killed him.”)
Tưởng Năng Tiến
Continue Reading... Nhãn:


Sổ Tay Thương Dân - Cái Đêm Hôm Ấy & Ngày Hôm Nay (08-2015)


Cái Đêm Hôm Ấy & Ngày Hôm Nay


Dân đói kêu trời vang ổ nhạn
Quân gian dậy đất tựa đàn ong
Phan Đình Phùng


Tôi có chút giao tình với anh Trần Ngọc Thành nên mỗi khi gặp gỡ chúng tôi đều tìm một cái quán (thật) vắng để ngồi tâm sự vụn, và uống với nhau vài chục ly rượu nhạt. Phải là một nơi “thật” vắng vì sau khi cạn mấy chai đầy (dù là rượu nhạt) thế nào ông đại diện Liên Đoàn Lao Động Việt Tự Do cũng chợt nhớ đến giọng ca … thiên phú của mình:
– Tui sẽ hát bài “Đi Đâu Cũng Nhớ Về Hà Tĩnh” để riêng tặng… Tiến nha!
Thoạt đầu, tôi rẫy nẩy:
– Như rứa tội chết anh Thành à. Em nỏ biết Hà Tĩnh ở nơi mô đâu nà?
– Can chi chuyện đó, trước sau gì rồi cũng sẽ biết thôi mà. Quê hương là của chung mọi người chớ nào có phải của riêng ai đâu…
Tôi sinh ra ở Sài Gòn, lớn lên ở Đà Lạt, và sống (sắp) tàn đời ở California . Cả ba vùng đất này đều là nơi tập trung của dân tứ xứ nên không thể coi là bản quán của bất cứ ai. Nhận (đại) nơi chôn nhau cắt rốn của anh em bạn bè làm quê (mình) luôn cũng… khoẻ, nhất là khi bằng hữu đã mở rộng lòng.
Với tâm cảm này, và sau khi nghe anh Trần Ngọc Thành hát (cỡ) trăm lần thì Hà Tĩnh “thấm” vô hồn tôi (rồi biến luôn thành “quê mình”) hồi nào không biết. Chỉ biết, từ đó, tôi… đi mô cũng nhớ về Hà Tĩnh. Thị xã này – qua ảnh – trông cứ y như một thành phố xinh xắn ở trời Âu. Ngó an bình, và phú túc thấy rõ.
HaTinh 1
Hà Tĩnh nhìn từ khách sạn BMC Plaza. Ảnh: panoramio
Nhưng ngó vậy, chớ không phải vậy đâu. Phần lớn những tin tức về Hà Tĩnh đều mang lại cho người đọc cái cảm giác (rất) bất an. Coi:
Quan chức ở tỉnh mô cũng rứa thôi, chuyện ni không có chi quan trọng nhưng loạt bài về chuyện lạm thu (thuế má) ở Hà Tĩnh trong tháng 7 vừa qua – trên báo Nông Nghiệp Việt Nam – mới thực sự khiến cho thiên hạ phải bàng hoàng và sửng sốt:
Sau đây là vài đoạn ngắn, trích từ  Báo Nông Nghiệp Việt Nam (số ra ngày 6 tháng 7 năm 2015) về cách thu thuế, và sự cùng quẫn của một gia đình nông dân, ở Hà Tĩnh:
Giữa mùa hạ ở Thường Nga, một xã nghèo miền thượng Can Lộc, trời xanh ngằn ngặt, nắng như thiêu như đốt. Nắng chết cỏ chết cây, đất đai, ruộng đồng đanh lại, cảm giác như bị cả một lò lửa khổng lồ nung đốt.
 Vạn vật cỏ cây, con người im lìm chịu trận. Duy chỉ có tiếng loa truyền thanh từ trụ sở UBND xã vẫn cứ đều đặn hoạt động hết công suất. Giọng cán bộ truyền thanh giục giã, vang vọng, đanh thép len lỏi khắp trong làng, ngoài xóm, ra đến tận ngoài đồng vẫn còn nghe rõ: UBND xã yêu cầu nhân dân hoàn thành nghĩa vụ đóng nộp trong ba ngày chiến dịch...
Hạn chỉ trong vòng 3 ngày nhân dân phải đóng nộp đầy đủ, nhà nào thiếu, dù chỉ một cân thôi cũng phải chịu nộp phạt thêm 5%. Thực hiện chiến dịch thu nộp, mỗi hộ dân Thường Nga phải gánh hai phần đóng góp. Phần thu của xóm và phần thu của xã. Ở xóm bao gồm các khoản thu nội đồng, thu bê tông, thu hội quán.
Phần thu tại xã gồm: Thu quỹ giao thông thủy lợi phục vụ sản xuất, thu thầu hợp đồng, thu phí vườn đồi, phí kinh doanh chưa đến mức thu thuế tháng, thu HTX môi trường, quỹ khuyến học, hai loại quỹ, quỹ đền ơn đáp nghĩa, quỹ QPAN, phạt quân sự, kế hoạch hóa, thuế đất phi nông nghiệp…
Gia đình ông Ngụ bà Hương có 8 sào ruộng, 6 nhân khẩu. Để có đủ cái ăn, mỗi vụ, ngoài phần ruộng được chia ông bà còn phải đấu thêm 3 sào của những gia đình chán ruộng. Quần quật đến nỗi, mùa gặt, nửa đêm bà Hương phải đeo ắc quy gắn bóng đèn để ra đồng. Vậy mà thóc lúa cũng không đủ chi phí đầu tư và nộp sản.
HaTinh 2
Bà Lê Thị Hương. Ảnh: báo Nông Nghiệp Việt Nam
Suốt cuộc trò chuyện, bà Hương liên tục khóc. Nhất là khi chúng tôi nhìn vào phương án thu của gia đình họ. Phần thu của xóm hết 558 nghìn đồng, phần thu của xã hết 928 nghìn đồng. Chưa phải thuộc diện nhiều so với các hộ khác, nhưng để có tiền đóng nộp họ phải bán hết những hạt thóc cuối cùng.
Trong nhà bà Hương hiện còn 5 tạ thóc. Ngoài hai tạ trừ ăn, ba tạ bán không đủ tiền trả nợ. Tiền lồng, tiền tuốt nợ từ vụ trước, gặt về, chủ nợ lăm le đến đòi mấy lần rồi nhưng lần nào bà cũng khóc xin khất để “ưu tiên” nộp sản cho xã trước “không người ta réo tên trên loa, người ta phạt 5%, người ta cắt giao dịch giấy tờ, quá tội”.
Hai tạ thóc “qui hoạch” cất ăn xem chừng cũng phải bán luôn vì nợ đòi gắt quá. Tiếng là 6 khẩu, nhưng hầu như chỉ có ông bà lao động. 4 đứa con, ngoại trừ đứa con gái thứ đã lấy chồng vào Quảng Bình, ba đứa còn lại không tật này cũng bệnh khác. Người con gái đầu tên Phan Thị Thích (35 tuổi), tính ẩm ương, mỗi lần lên cơn đều vác gậy rượt bà Hương đánh. Bệnh tình ngày một nặng nhưng không có tiền chữa trị. Thằng con út, hết đau gan lại gặp tai nạn giao thông, của nả trong nhà vốn không mấy thứ có giá trị lần lượt phải đem bán hết. Bây giờ nó bỏ nhà đi biệt xứ, không rõ ở đâu. Căn nhà trống tơ hơ, gần như không còn lấy một thứ gì khả dĩ bán thêm được nữa.
Tiếng loa và “giọng cán bộ truyền thanh giục giã, vang vọng, đanh thép len lỏi khắp trong làng, ngoài xóm” ở Hà Tĩnh – trưa hôm nay – khiến tôi nhớ đến bài ký sự (“Cái Đêm Hôm Ấy Đêm Gì”) của Phùng Gia Lộc, viết về cảnh thu thuế nơi một vùng quê (thuộc tỉnh Thanh Hoá) vào năm 1987:
Bỗng tiếng kẻng gõ giục giã liên hồi. Kẻng khắp xã: từ đội 1 đến đội 15, như một sự bùng nổ dây chuyền. Tiếng loa phóng thanh mở hết cỡ đọc bản tin, kế hoạch huy động lương thực của tỉnh và chỉ thị của tỉnh ủy về công tác lương thực.
Hoàng Văn Nhân, đội trưởng đội 12, đọc trên loa danh sách những nhà thiếu thóc chưa giao nộp cho hợp tác xã. Đèn đóm soi rừng rực ở các ngã đường. Chó sủa ơi là chó sủa. Cũng cái loa phóng thanh ấy, có tiếng ông chủ tịch xã gọi cán bộ về đội 12 hội ý. Ông trưởng công an xã Nguyễn Đình Định gào rát cổ trên loa, giọng giật giội gọi lực lượng dân quân, công an tăng cường về chi viện cho đội 12, tạo đà cho đội hoàn thành chỉ tiêu huy động.
Tôi rùng mình nghĩ đội tôi là đội trọng điểm, nên cán bộ xã, hợp tác xã, vón cục cả về đây. Họ sẽ gõ cho ra chục tấn thóc còn tồn sổ.
Gần một giờ sáng, công an, dân quân đã ập đến các nhà nợ thóc. Tiếng chó sủa vang, tiếng lợn kêu èng ẹch như bị chọc tiết ở các nhà gần quanh, làm thằng Út Văn khóc thét lên, ôm riết lấy mẹ. Thằng Thức cũng im thin thít, nằm co trong lòng tôi không dám cựa.
Bên nhà ông Ái, láng giềng cách vườn nhà tôi một hàng rào, công an và dân quân đang lùng sục. Tiếng ông bà Ái kêu xin và tiếng quát lác, tôi nghe rõ mồn một. – Cứ bắt lấy cái xe đạp! Phích, xô, bắt ráo!
 Ở cổng nhà tôi đã có bước chân rình rịch, con chó mực đang có chửa bị quất, kêu ử ử. Cạch cạch cạch. Chị cò Lộc, mở cửa ra! Tiếng thằng bé trong buồng khóc thét. Thằng Thức đang ôm tôi, nghe em khóc cũng òa khóc toáng lên. Thằng Học mười hai tuổi đã học lớp tám rồi, mà cũng níu lưng tôi run bắn.
Nghe tiếng quát lần thứ hai, từ nhà bếp, tôi chạy lên. Một luồng đèn pin soi giữa mặt làm tôi lóa mắt, phải lấy tay che. – Có chuyện gì đấy, các bạn trẻ ơi? – Thu thóc, thu thóc chứ còn gì, ông đừng hỏi vờ.
 Nhà văn Phùng Quang Lộc đã qua đời từ lâu nhưng cảnh tượng hãi hùng của “cái đêm hôm ấy” thì vẫn còn ám ảnh những người dân quê Việt Nam – ở khắp mọi nơi – cho mãi đến bây giờ, dù gần 30 năm đã qua rồi.
Giữa khoảng thời gian này còn có một biến động lớn mà muốn quên cũng khó: “Cuộc Nổi Dậy CủaNông Dân Thái Bình,” vào năm 1997. Khi viết về tình trạng “lạm phát đầy tớ” ở “một xã rất nghèo, nơi có 2.000 hộ, với gần 1 vạn dân mà có tới… 500 cán bộ” – thi sĩ  Bùi Hoàng Tám đã nhắc đến lời cảnh báo (từ lâu) của nhà báo Hữu Thọ: “Nếu như sau Cái đêm hôm ấy… chúng ta biết lắng nghe, biết tôn trọng nguyện vọng của người dân thì chắc chắn sau này, đã không để xảy ra hiện tượng như ở Thái Bình.”
Tiện miệng, tôi xin được nói thêm: “Nếu như sau vụ nổi dậy ở Thái Bình, chúng ta biết lắng nghe, biết tôn trọng nguyện vọng của người dân thì chắc chắn sau này, đã không để xảy ra hiện tượng như tiếng súng hoa cải của anh em Đoàn Văn Vươn như ở Hải Phòng.”
Điều phiền là “chúng ta” không bao giờ “biết lắng nghe,” và cũng chả bao giờ “biết tôn trọng nguyện vọng của người dân” cả nên – tất nhiên – sẽ còn nhiều “Đoàn Văn Vươn” cũng như nhiều “Thái Bình” (khác nữa) sẽ tới và sắp tới!
Tưởng Năng Tiến
Continue Reading... Nhãn:


 

Random Posts

Category

  • ( 8 )
  • ( 1 )
  • ( 2 )
  • ( 1 )
  • ( 1 )
  • ( 18 )
  • ( 8 )
  • ( 50 )
  • ( 40 )
  • ( 7 )
  • ( 5 )
  • ( 2 )
  • ( 2 )
  • ( 1 )
  • ( 5 )
  • ( 6 )
  • ( 1 )
  • ( 51 )
  • ( 1 )
  • ( 11 )
  • ( 5 )
  • ( 3 )
  • ( 1 )
  • ( 1 )
  • ( 154 )
  • ( 3 )
  • ( 7 )
  • ( 3 )
  • ( 1 )
  • ( 1 )
  • ( 5 )
  • ( 5 )
  • ( 2 )
  • ( 7 )
  • ( 3 )
  • ( 3 )
  • ( 1 )
  • ( 28 )
  • ( 160 )
  • ( 4 )
  • ( 17 )
  • ( 1 )
  • ( 101 )
  • ( 2 )
  • ( 5 )
  • ( 1 )
  • ( 1 )
  • ( 6 )
  • ( 4 )
  • ( 1 )
  • ( 28 )
  • ( 1 )
  • ( 5 )
  • ( 57 )
  • ( 2 )
  • ( 6 )
  • ( 2 )
  • ( 81 )
  • ( 2 )
  • ( 4 )
  • ( 1 )
  • ( 29 )
  • ( 2 )
  • ( 27 )
  • ( 2 )
  • ( 2 )
  • ( 4 )
  • ( 1 )
  • ( 21 )
  • ( 1 )
  • ( 3 )
  • ( 1 )
  • ( 118 )
  • ( 16 )
  • ( 5 )
  • ( 2 )
  • ( 2 )
  • ( 5 )
  • ( 3 )
  • ( 19 )
  • ( 1 )
  • ( 2 )
  • ( 1 )
  • ( 2 )
  • ( 3 )
  • ( 30 )
  • ( 248 )
  • ( 1 )
  • ( 2 )
  • ( 125 )
  • ( 586 )
  • ( 1534 )
  • ( 30 )
  • ( 5 )
  • ( 7 )
  • ( 1 )
  • ( 224 )
  • ( 11 )
  • ( 1 )
  • ( 33 )
  • ( 6 )
  • ( 6 )
  • ( 16 )
  • ( 5 )
  • ( 3 )
  • ( 8 )
  • ( 222 )
  • ( 2 )
  • ( 1 )
  • ( 1 )
  • ( 35 )
  • ( 5 )
  • ( 21 )

Recent Comments

About Template

Return to top of page Copyright © 2010 | Flash News Converted into Blogger Template by HackTutors