Bị phản đối dữ dội từ khắp nơi trong cũng như ngoài nước về lời tuyên bố liên quan đến các « phụ nữ giải sầu » bị cưỡng bức phục vụ tình dục quân đội Nhật trong thời Đệ nhị Thế chiến, Thị trưởng Osaka, ông Toru Hashimoto hôm qua 24/05/2013, đã chính thức lên tiếng xin lỗi về phát biểu vụng về của ông.
Sáng ngày hôm qua, ông Toru Hashimoto dự kiến mời gặp hai phụ nữ người Hàn Quốc, từng bị cưỡng bức làm « gái giải sầu » để trực tiếp xin lỗi về những phát biểu gây làn sóng bất bình trong dư luận tại Hàn Quốc, Trung Quốc. Tại Mỹ, những phát biểu vô lối của ông thị trưởng Osaka cũng bị chỉ trích gay gắt.
Hai phụ nữ Hàn Quốc nói trên nay đã là những bà cụ tuổi ngoài 80, đã từ chối không chấp nhận cuộc gặp. Tuy nhiên, vào cuối ngày, ông Hashimoto đã phải nói lời xin lỗi công khai trước một cuộc họp báo.
Thị trưởng Osaka trần tình với báo chí : « Đáng tiếc tôi đã không thể gặp họ. Tôi muốn nói với họ rằng tối rất lấy làm tiếc về việc làm vụng về này … Lời nói của tôi đã làm tổn thương họ, vì thế đương nhiên tôi mong muốn được xin lỗi ».
Phần lớn các nhà sử học đánh giá có khoảng 200 nghìn phụ nữ Triều Tiên, Trung Quốc và Philippines đã bị cưỡng bức phục vụ tình dục cho quân Nhật trong thời kỳ Chiến tranh thế giới lần thứ hai. Vấn đề phụ nữ giải sầu trong thời kỳ Đệ nhị Thế chiến vẫn được coi như là một di chứng lịch sử liên quan trực tiếp đến trách nhiệm trong quá khứ quân phiệt của nước Nhật.
Tại cuộc họp báo, Thị trưởng Osaka cũng cố gắng biện hộ cho phát ngôn của mình. Ông nói : « Mục đích của tôi không phải là rũ bỏ trách nhiệm của Nhật Bản. Tôi đã dùng từ "cần thiết", nhưng điều đó không có nghĩa là cá nhân tôi cho là cần thiết. Tôi nghĩ việc các binh sĩ sử dụng phụ nữ là một thực tế lịch sử ». Thừa nhận là trong quá khứ quân đội Nhật đã là những việc « kinh khủng » nhưng ông cũng muốn nói không chỉ riêng Nhật mới có vấn đề đó.
Đáp lại những chỉ trích từ Hoa Kỳ, ông Toru Hashimoto đã lên tiếng tố cáo quân đội Mỹ cũng đã từng cưỡng hiếp nhiều phụ nữ Nhật trong thời kỳ chiếm đóng nước này, đặc biệt là tại Okinawa, nơi vẫn thường xuyên có gần 22 nghìn quân Mỹ đồn trú.
Những tuyên bố nhằm chứng tỏ tinh thần dân tộc của Ông Hashimoto đã khiến chính quyền Tokyo không khỏi lúng túng. Qua lời Tổng thư ký văn phòng nội các, Tokyo đã phải nhanh chóng lên tiếng nói rằng Nhật Bản thừa nhận những đau khổ mà nhiều dân tộc trong vùng phải chịu đựng trong Thế chiến thứ hai.
Hai phụ nữ Hàn Quốc nói trên nay đã là những bà cụ tuổi ngoài 80, đã từ chối không chấp nhận cuộc gặp. Tuy nhiên, vào cuối ngày, ông Hashimoto đã phải nói lời xin lỗi công khai trước một cuộc họp báo.
Thị trưởng Osaka trần tình với báo chí : « Đáng tiếc tôi đã không thể gặp họ. Tôi muốn nói với họ rằng tối rất lấy làm tiếc về việc làm vụng về này … Lời nói của tôi đã làm tổn thương họ, vì thế đương nhiên tôi mong muốn được xin lỗi ».
Phần lớn các nhà sử học đánh giá có khoảng 200 nghìn phụ nữ Triều Tiên, Trung Quốc và Philippines đã bị cưỡng bức phục vụ tình dục cho quân Nhật trong thời kỳ Chiến tranh thế giới lần thứ hai. Vấn đề phụ nữ giải sầu trong thời kỳ Đệ nhị Thế chiến vẫn được coi như là một di chứng lịch sử liên quan trực tiếp đến trách nhiệm trong quá khứ quân phiệt của nước Nhật.
Tại cuộc họp báo, Thị trưởng Osaka cũng cố gắng biện hộ cho phát ngôn của mình. Ông nói : « Mục đích của tôi không phải là rũ bỏ trách nhiệm của Nhật Bản. Tôi đã dùng từ "cần thiết", nhưng điều đó không có nghĩa là cá nhân tôi cho là cần thiết. Tôi nghĩ việc các binh sĩ sử dụng phụ nữ là một thực tế lịch sử ». Thừa nhận là trong quá khứ quân đội Nhật đã là những việc « kinh khủng » nhưng ông cũng muốn nói không chỉ riêng Nhật mới có vấn đề đó.
Đáp lại những chỉ trích từ Hoa Kỳ, ông Toru Hashimoto đã lên tiếng tố cáo quân đội Mỹ cũng đã từng cưỡng hiếp nhiều phụ nữ Nhật trong thời kỳ chiếm đóng nước này, đặc biệt là tại Okinawa, nơi vẫn thường xuyên có gần 22 nghìn quân Mỹ đồn trú.
Những tuyên bố nhằm chứng tỏ tinh thần dân tộc của Ông Hashimoto đã khiến chính quyền Tokyo không khỏi lúng túng. Qua lời Tổng thư ký văn phòng nội các, Tokyo đã phải nhanh chóng lên tiếng nói rằng Nhật Bản thừa nhận những đau khổ mà nhiều dân tộc trong vùng phải chịu đựng trong Thế chiến thứ hai.