Đội tàu đánh cá gồm 32 chiếc của Trung Quốc đã xuất phát ngày 06/05 để đến ngư trường Trường Sa của Việt Nam đánh bắt hải sản. Dự kiến chuyến đi sẽ kéo dài 40 ngày. Theo báo chí trong nước, đây là chuyến đi thứ 2 kể từ khi 30 tàu cá Trung Quốc tới đánh cá trái phép ở Trường Sa của Việt Nam hồi tháng 7 năm ngoái.
Phản ứng về sự kiện này, trong cuộc họp báo ngày 09/05, phát ngôn viên bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị đã khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa và tuyên bố: “ Mọi hoạt động của các bên ở khu vực này mà không được sự chấp thuận của Việt Nam là vi phạm chủ quyền của Việt Nam".
Trước đó, từ ngày 14 đến 18/5, năm tàu ngư chính của tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc cũng đã tiến hành "tuần tra" tại vùng biển chủ quyền của Việt Nam thuộc khu vực vịnh Bắc Bộ.
Phía Trung Quốc cũng đã tự ra lệnh cấm đánh cá ở Biển Đông, có hiệu lực từ ngày 16/05 đến 01/08, với phạm vi bao gồm cả một số vùng biển của Việt Nam. Việt Nam cũng đã phản đối, xem lệnh cấm này là « vô giá trị ». Từ năm 1999 đến nay, năm nào Trung Quốc cũng đều đơn phương ra lệnh đánh bắt cá vào mùa hè ở khu vực Biển Đông.
Phản ứng về sự kiện này, trong cuộc họp báo ngày 09/05, phát ngôn viên bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị đã khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa và tuyên bố: “ Mọi hoạt động của các bên ở khu vực này mà không được sự chấp thuận của Việt Nam là vi phạm chủ quyền của Việt Nam".
Trước đó, từ ngày 14 đến 18/5, năm tàu ngư chính của tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc cũng đã tiến hành "tuần tra" tại vùng biển chủ quyền của Việt Nam thuộc khu vực vịnh Bắc Bộ.
Phía Trung Quốc cũng đã tự ra lệnh cấm đánh cá ở Biển Đông, có hiệu lực từ ngày 16/05 đến 01/08, với phạm vi bao gồm cả một số vùng biển của Việt Nam. Việt Nam cũng đã phản đối, xem lệnh cấm này là « vô giá trị ». Từ năm 1999 đến nay, năm nào Trung Quốc cũng đều đơn phương ra lệnh đánh bắt cá vào mùa hè ở khu vực Biển Đông.