Gửi thư cho tù nhân lương tâm


Huỳnh Ngọc Chênh

Chị Dương Thị Tân cùng với anh Trương Văn Dũng, hội Bầu Bí
Tương Thân bị giữ lại bên ngoài trại giam số 6- Ảnh Bạch Hồng Quyền
Vừa qua tôi gặp một lần cả chị Dương Thị Tân vợ của nhà báo Điếu Cày vừa mới đi thăm chồng về và anh Lê Quốc Quyết, em trai luật sư Lê Quốc Quân cũng đã đi thăm anh trai trước đó hai tuần.
Continue Reading... Nhãn:


Sự mỉa mai của lịch sử


Nguyễn Trần Sâm
Georg Hegel và Friedrich Engels, hai triết gia Đức vĩ đại, thường nhắc đến cụm từ “sự mỉa mai (hay sự trớ trêu) của lịch sử” (irony of history), với ngụ ý rằng mục đích của những cuộc cách mạng xã hội đặt ra ban đầu thường không thực hiện được. Thay vào đó, cuộc cách mạng có thể có “hiệu ứng ngược”, dẫn tới những hậu quả trái ngược với dự tính.
Sự mỉa mai của lịch sử cũng có thể gọi là bi hài kịch của “cách mạng”. Bi hài kịch của cách mạng ở nước nào sẽ là bi hài kịch của nước đó.Mấy chục năm qua là giai đoạn bi hài kịch của nước Việt. Những mục tiêu cơ bản được dự tính ban đầu về tương lai dân tộc, được nêu thành những khẩu hiệu kêu xoang xoảng, thành những thứ “lý luận”, “nghị quyết”, “văn kiện”,… đều bị đảo lộn theo cách vừa thê thảm, vừa nực
cười, và theo cách nào đó là khá “ngoạn mục”. Kèm theo đó, những tính chất mà ban đầu được coi là “thuộc tính” của cái “hệ thống” vừa được thiếp lập, theo thời gian ngày càng tỏ ra bị ngộ nhận.
Continue Reading... Nhãn:


Đối tượng chống Đảng???


Nguyễn Đình Ấm
Đầu năm, chú Trần Thanh Dung cùng tổ dân phố khuyên tôi:
– Những điều cháu viết là đúng sự thật nhưng họ ghép cháu vào thành phần chống đảng, nhà nước, thôi cháu nên lựa viết thế nào không đi tù thì khổ…
Chú là đại tá quân đội, cán bộ tiền khởi nghĩa đã hơn 80 tuổi nhưng vẫn thông thái, hàng ngày đọc thông tin trên báo Quân đội, Nhân dân và cả báo “lề trái” trên mạng internet, chú cô sống với bà con lối ngõ rất tình cảm, đàng hoàng nên ai cũng quý
Continue Reading... Nhãn:


Tội chống nhà nước không to bằng tội chống nhân dân!


Phương Bích
-  Tội gì?
-  Tội chống đối nhà nước!
-  Chống đối như thế nào?
-  Viết bài, tuyên truyền, nói xấu chế độ!
-  Ô hay! Không yêu, không đồng tình cũng phải nói rõ ra là không yêu, không đồng tình thì người ta mới biết đường chứ? Thế nhà nước có viết bài, tuyên truyền không? 
Trong bộ luật hình sự năm 1999, có quy định hẳn chuyện nói xấu thành một cái tội, đó là tội“tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Continue Reading... Nhãn:


P/v nhà báo Phạm Chí Dũng về chuyến đi thăm VN của Đại Tướng Mỹ


Hoài Hương - VOA
Thưa quý vị, tướng lãnh cao cấp nhất quân lực Hoa Kỳ, Đại Tướng Martin Dempsey, đang có mặt tại Việt Nam trong một chuyến đi thăm lịch sử, được thực hiện trong bối cảnh căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc vẫn cao, và làn sóng phẫn nộ dâng trào trong công chúng Việt Nam sau khi Bắc Kinh kéo giàn khoan 981 của nước này vào hoạt động trong vùng biển Việt Nam vẫn còn, cho dù Bắc Kinh đã rút giàn khoan ra khỏi khu vực tranh chấp trước thời hạn loan báo.
Chủ tịch Hội Nhà Báo Độc Lập Việt Nam, Tiến sĩ Phạm Chí Dũng, tin rằng chuyến công du của Đại Tướng Dempsey là dấu hiệu tích cực mới nhất trong
Continue Reading... Nhãn:


Đào Tiến Thi làm việc với an ninh


Lã Việt Dũng

Người đứng giữa là anh Đào Tiến Thi 
(ảnh chụp trong cuộc biểu tình chống Trung quốc tại Hà nội)
Thông báo với các thầy, các bác, các anh chị em.
 Sáng nay tôi đã làm việc với AN. Thời gian chính thức có lẽ chỉ diễn ra khoảng 1 tiếng 15 phút. Lúc ra còn đứng nói chuyện thêm với hai cậu AN trẻ độ 10 - 15 phút nữa, như vậy tất cả độ tiếng rưỡi.
Tôi sẽ kể chi tiết sau. Giờ tạm nói vắn tắt. Đại để họ quay tôi 4 vấn đề: 1. Ký Thư ngỏ 61. 2. Xin gia nhập Văn độc độc lập. 3. Biểu tình chống TC. 4.Viết bài đưa lên mạng XH.
1. Về Thư ngỏ, họ hỏi vì sao ký? Có tham gia soạn thảo k? Nếu k tham gia soạn thảo thì ai đưa? Tôi chỉ xác nhận là tôi ký, còn hai câu hỏi sau tôi từ chối trả lời.2. Về VĐĐL. Tôi nói tôi đăng ký tham gia vì tôn chỉ của nó đáp ứng
Continue Reading... Nhãn:


Minh Quân của Việt Nam là ai ?




Ts Trần Diệu Chân
Ts Trần Diệu Chân 
Nhiều người Việt chúng ta đang trông chờ một nhân vật có khả năng trở thành Lãnh Tụ hay một Minh Quân để lèo lái con thuyền Quốc Gia ra khỏi vũng lầy khủng hoảng triền miên do chế độ độc tài Cộng sản gây ra trong gần 8 thập niên qua.Đương nhiên, ai cũng nghĩ rằng lãnh tụ hay minh quân này phải hội đủ Tài, Đức của các vị lãnh đạo đáng kính đã xuất hiện trong dòng lịch sử của dân tộc, hoặc giống như những vị trên thế giới đã và đang dẫn dắt dân tộc của họ vượt qua những giai đoạn khó khăn, đưa đất nước thăng tiến trở thành các cường quốc, có vị được sự nể trọng của toàn thế giới.Chỉ có những vị có đủ tài đức như vậy, mới thu phục được nhân tâm, lãnh đạo và đưa công cuộc đấu tranh chấm dứt độc tài và dân chủ hóa đất nước sớm đến thành công.
Continue Reading... Nhãn:


Thoát văn hóa Trung Quốc dễ hay khó?


Mặc Lâm, BTV RFA

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến tham dự một cuộc họp của 
thanh niên Việt Nam và Trung Quốc tổ chức tại Hà Nội hôm 22/12/2011.

Trong những lúc gần đây nhân sĩ trí thức Việt Nam đang cố vươn tới điều mà Nhật Bản và Hàn Quốc đã từng làm cách nay nhiều thập niên đó là nỗ lực thoát ra khỏi ảnh hưởng văn hóa lâu đời của Trung Quốc. Liệu đây là nỗ lực có tỷ lệ thành công ra sao và vai trò nhà nước trong vận động này là gì?
Khi nói về văn hóa không những chỉ có yếu tố tích cực mà còn những tiêu cực, do hoàn cảnh lịch sử khiến cả một dân tộc trong nhiều thế kỷ phải theo đuổi một cách mù quáng đôi khi miễn cưỡng một triết thuyết do tập đoàn cầm quyền hay chế độ phong kiến muốn áp đặt cho dễ dàng trong việc cai trị.
Lệ thuộc văn hóa Trung Quốc đến từ đâu?
Continue Reading... Nhãn:


Nhìn vào phong trào 'thoát Trung'


Nguyễn Hùng

Hàng vạn người Việt khắp nơi xuống đường phản đối TQ trong thời gian qua
BBC Tiếng Việt
Những đòi hỏi thay đổi mối quan hệ 'vừa là đồng chí, vừa là anh em' giữa hai nước cộng sản Việt Nam và Trung Quốc không phải là điều mới.
Nhưng việc các nhà lãnh đạo Bắc Kinh cho hạ đặt giàn khoan trong vùng biển mà Hà Nội coi là vùng kinh tế đặc quyền của mình đã thổi lửa làm bùng lên phong trào 'thoát Trung' đã âm ỉ từ lâu.Thực tế có cáo buộc rằng người đang chịu án
Continue Reading... Nhãn:


Cụ ông 85 hiếu thảo với mẹ già 113 tuổi




Chăm chút từng muỗng cơm cho mẹ
Ở Bến Tre có ông cụ 85 tuổi hàng ngày chăm sóc mẹ già 113 tuổi từng miếng ăn giấc ngủ.
 
Cụ Trần Thị Nguy ở xã An Thạnh, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre năm nay đã tròn 113 tuổi (sinh năm 1901). Người chăm sóc cho cụ Nguy từng miếng ăn, giấc ngủ mấy chục năm nay là con út Nguyễn Văn Đức 85 tuổi và con dâu Phạm Thị Trừ cũng đã bước sang tuổi 75.
Continue Reading... Nhãn:


Người Việt đang rất xấu - Kỳ 2: Thói xấu của du học sinh Việt


Nguyễn Phương Mai (*)/ Thanh niên 
 Người Việt luôn được đánh giá là thân thiện, hòa hiếu trong mắt bạn bè quốc tế. Tuy nhiên, đáng tiếc là hình ảnh “người Việt xấu xí” trong lẫn ngoài nước đã và đang làm phai nhòa những nỗ lực ngoại giao văn hóa của quốc gia, trong đó có cả những du học sinh.
Bẩn, khoa trương và vô kỷ luật
Continue Reading... Nhãn:


Người Việt đang rất xấu



PGS-TS Huỳnh Văn Sơn,Phó chủ tịch Hội Tâm lý học xã hội VN/ Thanh niên
Trong vài năm trở lại đây số lượng người VN đi du lịch nước ngoài mỗi năm một tăng nhanh, nhất là những 'mùa' du lịch như hè, Giáng sinh - tết Tây, tết ta... Và cũng từ đây, trong mắt của người nước ngoài, nhiều hình ảnh không hay của người VN đã xuất hiện và ngày càng rõ nét.

Điều này không những tạo nên sự trăn trở của những người bản xứ - nơi mà người Việt đến tham quan mà còn trở thành mối bận lòng của nhiều người có trách nhiệm với văn hóa Việt hôm nay.
Continue Reading... Nhãn:


Đồng minh với Mỹ


Nguyễn Hưng Quốc/ blog VOA
Ảnh bên:Quốc gia duy nhất có thể giúp đỡ Việt Nam trước sự đe dọa của Trung Quốc không ai khác hơn là Mỹ.

Các sự kiện dồn dập xảy ra giữa Việt Nam với Mỹ thời gian vừa qua, từ chuyến thăm Mỹ của Phạm Quang Nghị, ủy viên Bộ chính trị đến chuyến thăm Việt Nam của hai thượng nghị sĩ Mỹ, John McCain và Sheldon Whitehouse, cho thấy triển vọng nâng cấp quan hệ giữa hai nước từ hợp tác toàn diện đến đối tác chiến lược có vẻ như gần kề.
Continue Reading... Nhãn:


Đỗ Thị Minh Hạnh trở về Trà Vinh & thăm công ty giày Mỹ Phong





Trương Minh Đức (Danlambao) - Đỗ Thị Minh Hạnh "cánh chim báo bão" đã trở lại Trà Vinh thăm cty giày Mỹ Phong. Nơi đây vào năm 2010 đã xảy ra cuộc đình công lớn do nhóm Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Đỗ Thị Minh Hạnh, Đoàn Huy Chương phát động nhằm bảo vệ quyền lợi cho 10 ngàn công nhân của cty giày Mỹ Phong.
Continue Reading... Nhãn:


Biển Đông : ASEAN kiên quyết hơn dưới tác động của Việt Nam ?


Ảnh chụp tổng thống Miến Điện Thein Sein cùng các ngoại trưởng ASEAN trong lễ khai mạc cuộc hop AMM 47.. Ảnh ngày 08/08/2014;
Ảnh chụp tổng thống Miến Điện Thein Sein cùng các ngoại trưởng ASEAN trong lễ khai mạc cuộc hop AMM 47.. Ảnh ngày 08/08/2014;
Reuters

Trọng Nghĩa
Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 47 (AMM 47) tại thủ đô Miến Điện Naypyidaw (Myanmar) vào hôm nay 10/08/2014 đã công bố bản Thông cáo chung, trong đó có 8 điểm liên quan đến Biển Đông. Điều được giới quan sát chú ý là các Ngoại trưởng ASEAN đã có lập trường chung kiên quyết hơn về tình hình Biển Đông. Hãng tin Nhật Kyodo đặc biệt ghi nhận nỗ lực của Việt Nam trong vấn đề này.

Continue Reading... Nhãn:


Trung Quốc chỉ trích Việt Nam trang bị vũ khí cho lực lượng kiểm ngư


Nghị định trang bị vũ khí cho đội tàu kiểm ngư Việt Nam có hiệu lực từ 15/09/2014 - DR
Nghị định trang bị vũ khí cho đội tàu kiểm ngư Việt Nam có hiệu lực từ 15/09/2014 - DR

Đức Tâm
Trang tin tiếng Anh của Trung Quốc Tân Văn Xã đã chỉ trích Việt Nam trang bị vũ khí cho lực lượng kiểm ngư và coi quyết định này là một sự « vi phạm các công ước quốc tế ».

Theo báo chí Việt Nam, ngày 29/07/2014 vừa qua, chính phủ Việt Nam đã ra nghị định 76 cho phép các nhân viên kiểm ngư và tàu kiểm ngư được sử dụng các loại vũ khí quân dụng như súng ngắn, tiểu liên, trung liên và đại liên, súng 14,5 mm và đạn dược đi kèm. Nghị định này có hiệu lực từ 15/09/2014.
Continue Reading... Nhãn: ,


Thêm một quan chức thân cận của Giang Trạch Dân bị bắt giam


Ông Vương Tôn Nam
Ông Vương Tôn Nam
DR

Vương Tôn Nam, nguyên là cánh tay mặt của cựu bí thư thành ủy Thượng Hải Trần Lương Vũ đã bị tống giam. Bộ tư pháp Trung Quốc loan tin này trong bối cảnh chiến dịch « bài trừ tham ô » của chủ tich Tập Cận Bình càng ngày càng siết chặt vây cánh của Giang Trạch Dân và Chu Vĩnh Khang.

Doanh nhân giàu có Vương Tôn Nam đã bị bắt để điều tra từ hai tuần nay vì « bị nghi ngờ biển thủ công quỹ và nhận hối hộ » trong thời gian lãnh đạo hai tập đoàn thương mại nhà nước cho đến ngày về hưu hồi năm 2013..
Continue Reading... Nhãn:


Nhật sẽ thử nghiệm chiến đấu cơ tàng hình tự chế tạo


Chiến đấu cơ F-35 của Mỹ.
Chiến đấu cơ F-35 của Mỹ.
Reuters

Trọng Nghĩa
Tập đoàn công nghiệp nặng Nhật Bản Mitsubishi Heavy Industries (MHI) sẽ cho bay thử một chiến đấu cơ tàng hình đầu tiên do chính họ chế tạo vào tháng Giêng năm 2015. Theo báo chí Nhật vào hôm nay, 12/08/2014, phiên bản thử nghiệm này là kết quả của một công trình hợp tác giữa Mitsubshi và một sốcông ty khác của Nhật Bản.

Continue Reading... Nhãn:



Trung Quốc đòi Nhật trả lại một bia đá cổ

Bản đồ vùng Bột Hải thời kỳ 698 - 928 (DR)
Bản đồ vùng Bột Hải thời kỳ 698 - 928 (DR)

RFI
Tân Hoa Xã hôm nay, 12/08/2014, đưa tin, một tổ chức « công dân » Trung Quốc đã đòi Nhật Hoàng trả lại Bắc Kinh một bia đá cổ 1300 năm, mà quân đội Nhật Hoàng lấy cách nay một thế kỷ. Bia « Hồng Lư tỉnh » bị quân đội Nhật Hoàng « đánh cắp hồi đầu thế kỷ 20, ở phía đông bắc Trung Quốc » và hiện nay được cất giữ trong lâu đài Hoàng gia Nhật Bản.

Continue Reading... Nhãn: ,



Mỹ khẳng định : Chính hành động hung hăng của Trung Quốc làm Biển Đông căng thẳng

Ngoại  trưởng Mỹ John Kerry họp báo cùng ngoại trưởng Úc Julie Bishop tại Sydney, ngày 12/08/2014.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry họp báo cùng ngoại trưởng Úc Julie Bishop tại Sydney, ngày 12/08/2014.
Reuters

Trọng Nghĩa
Khẩu chiến Mỹ-Trung về Biển Đông vẫn tiếp diễn gay gắt sau Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN tại Miến Điện. Ngoại trưởng Mỹ John Kerry vào hôm nay, 12/08/2014, đã kêu gọi Trung Quốc hành xử như một đối tác có thiện chí. Trước đó, Bộ Ngoại giao Mỹ đã phản bác cáo buộc của hãng tin chính thức Trung Quốc, theo đó Hoa Kỳ là kẻ gây rối ở Biển Đông. Theo phát ngôn viên bộ Ngoại giao Mỹ, chính các hành động hung hăng của Trung Quốc là nguyên do gây bất ổn định.

Continue Reading... Nhãn:



Logo tập đoàn dầu khí Trung Quốc -CNPC
Logo tập đoàn dầu khí Trung Quốc -CNPC
Reuters

Thụy My
Chính quyền Tchad đã quyết định rút giấy phép thăm dò của tập đoàn dầu khí quốc doanh Trung Quốc CNPC, bị lên án là đã ngang nhiên vi phạm các luật lệ về môi trường, đồng thời còn có ý định khởi kiện tập đoàn này. Hãng tin AFP hôm nay 10/08/2014 cho biết như trên.

Bộ trưởng Dầu khí Djerassem Le Bemadjiel trong cuộc họp báo tại Djamena tối qua tuyên bố : «Chính phủ đã ban hành sắc lệnh hủy 5 giấy phép thăm dò đã cấp cho CNPC ». Quyết định này nhằm « tránh nạn môi trường bị liên tục xuống cấp », chứ không phải để « dành chỗ cho các công ty khác ».
Continue Reading... Nhãn:


Lẫm cẫm Sài Gòn thiên hạ sự - 08-2014


Thuế nuôi vịt

Nuôi vịt cũng phải đóng thuế.
(Getty Images)


Văn Quang – Viết từ Sài Gòn

Đã cực khổ bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, người nông dân còn chóng mặt với các khoản phí.

Người dân ở vùng nông thôn đang phải gánh trên lưng quá nhiều loại phí, bên cạnh các loại thuế. Nhiều khoản thu do chính quyền địa phương tùy tiện đặt ra và gọi là vận động tự nguyện nhưng thật ra là ép đóng, ai không đóng thì khó... sống!

Gọi là “phí” nhưng trên thực tế đó cũng chỉ là một thứ thuế. Có những thuế kỳ lạ như kiểu thuế nuôi vịt. Nghe qua tưởng là chuyện tiếu lâm nhưng nó đã từng xảy ra. Cụ thể đó là chuyện ở xã Sơn Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Ngoài ra còn phải đóng cho quỹ xây dựng trường chuẩn quốc gia, quỹ phụ cấp cán bộ...

Một số địa phương còn thông qua Hội Đồng Nhân Dân (HĐND) xã ấn định mức thu đối với từng hộ, từng khẩu, từng sào ruộng, từng vật nuôi... khiến người dân méo mặt, “Thông qua Hội Đồng Nhân Dân” xã có nghĩa là đưa ra cuộc họp của HĐND xã để các cụ giơ tay đồng ý cho hợp lệ rồi vịn vào đó thi hành, coi như ý kiến của dân. Nhưng người dân có đồng tình hay không lại là chuyện khác. Thông thường người dân không dám “có ý kiến” sợ bị trù dập nên cứ ngoan ngoãn nghe theo lời cán bộ cho nó yên thân. Bạn đọc đoạn sau sẽ hiểu rõ hơn về những biện pháp “trù dập” đó độc như thế nào.

Hộ và khẩu chỉ vì cái miệng ăn

Trước hết phải nói rõ những từ ngữ ở đây để bạn đọc cùng hiểu. Bây giờ người ta không dùng tiếng nhà hay gia đình nữa mà thay vào đó là “hộ.” Chắc là ảnh hưởng bởi cái “hộ khẩu.” Và cũng căn cứ vào cái miệng ăn nên gọi người trong nhà là “khẩu.” Thí dụ “một hộ có 5 khẩu” tức là một gia đình có 5 người. Nghe qua mọi người cũng hiểu tất cả chỉ vì cái miếng ăn là trên hết, từ thời còn “bao cấp” chứ thời nay đô la mới là trên hết, song đã quen dùng danh từ cũ nên từ quan đến dân dùng luôn cho tiện.

Tại xóm Trà Dương, xã Quang Lộc, huyện Can Lộc, rất đông người dân hội họp ở hội quán để nghe lãnh đạo xóm (tức là ông trưởng xóm) phổ biến những khoản thu của năm nay. Danh sách những gia đình dân phải đóng “phí” được dán lên tường nhà hội quán. Ông bí thư xóm giới thiệu các khoản thu năm 2014 của xã, có quỹ xây dựng cơ bản thu “đầu khẩu” 150,000 đồng là cao nhất. (Tức là người chủ gia đình phải đóng tiền).

Còn những khoản thu khác như đóng quỹ an ninh quốc phòng 40,000 đồng/hộ, quỹ đền ơn đáp nghĩa 15,000 đồng/lao động, quỹ chăm sóc bảo vệ bà mẹ trẻ em 5,500 đồng/lao động, quỹ thiên tai 5,500 đồng/lao động, quỹ khuyến học 5,500 đồng/khẩu, quỹ tiêm phòng thu mỗi con trâu, bò, bê, nghé 25,000 đồng, mỗi con heo 10,000 đồng. Riêng quỹ hỗ trợ phụ cấp cán bộ đoàn thể xã, xóm, ngoài thu đầu khẩu 15,000 đồng còn thu thuế ruộng cứ 15,000 đồng 1 sào.

Nhà không có hạt thóc để ăn

Gia đình bà T. là “hộ nghèo” ở xóm Trà Dương. Bà T. kể nhà bà có bốn khẩu, làm 4 sào ruộng, năm nào cũng đóng hơn 2 triệu đồng tiền phí, tiền quỹ. Bà T. nhẩm sơ sơ đợt này phải nộp 750,000 đồng cho xã, hơn 200,000 đồng cho Hợp tác xã (HTX) nông nghiệp, hơn 400,000 đồng cho xóm. Đến đợt hai, hết vụ hè thu, xã không thu nhưng xóm và hợp tác xã lại “đè” vào khẩu và sào ruộng mà thu. Bà T. nói như khóc, “Chồng tôi bị bệnh não, hai đứa con đang đi học, để có tiền đóng các loại phí ngoài bán lúa tôi còn phải đi vay mượn. Đến tháng chạp trong nhà không có hạt thóc để ăn.”

Người dân ở đây cho biết hộ nào đóng phí chậm sẽ bị xóm trưởng đọc lên loa phóng thanh nhắc nhở, hộ nào không chịu đóng thì lúc đi làm giấy tờ sẽ bị cán bộ gây khó. Ông V., ở xóm Trà Dương, cho rằng có một số quỹ xã thu khó hiểu. Như quỹ tiêm phòng, nhà ông nuôi hai con heo thịt chuẩn bị xuất chuồng, không tiêm phòng nhưng vẫn bị liệt kê vào để thu mỗi con 15,000 đồng. Hay chuyện đóng phí rải cát sỏi đường nội đồng, xóm thu 25,000 đồng/khẩu và 52,000 đồng/sào...

Nợ 750,000 đồng phí nuôi vịt

Anh Nguyễn Danh Thịnh, xóm Phúc Sơn, xã Sơn Lộc, huyện Can Lộc, cho biết năm nay xã có giảm thu một số quỹ so với mấy năm trước nhưng gia đình anh vẫn phải đóng đến 1.5 triệu đồng! Trong đó có những khoản thu hết sức vô lý. Chẳng hạn như quỹ bảo vệ gia súc, gia cầm ngoài thu 10,000 đồng/con còn thu 17,000 đồng/hộ, quỹ xây dựng trường chuẩn quốc gia năm nào cũng thu nhưng trường vẫn chưa đạt chuẩn, quỹ phụ cấp cán bộ xóm thu 36,000 đồng/khẩu, quỹ tang tế 4,000 đồng/khẩu...

Anh Thịnh nói, “Mấy năm trước chúng tôi đóng nhiều lắm như phí máy cày, máy tuốt lúa, phí nuôi vịt. Năm nay quỹ bảo vệ gia súc, gia cầm thu cả những hộ không chăn nuôi.”

Xem danh sách đóng phí năm 2014, chị Đặng Thị Thảo ở xóm Phúc Sơn thấy khoản nợ phí nuôi vịt 750,000 đồng của gia đình chị vẫn còn đó, chị nói với cán bộ xóm rằng khi nào xã xóa khoản nợ này thì chị mới đóng đầy đủ các khoản khác.

Chị Thảo kể cách đây hai năm, người dân chăn nuôi vịt con phải nộp phí 1,000 đồng/con, vịt đẻ trứng nộp phí 2,000 đồng/con. Ban đầu gia đình chị nuôi đàn vịt sáu, bảy chục con thì còn cố đóng phí, nhưng khi nhân đàn vịt lên 600 con, khoản phí phải nộp lên đến 750,000 đồng/năm là quá lớn.

Biện pháp... cấm vận

Không nộp tiền thì không được chứng giấy, bị chặn bắt, làm khó dễ khiến tuyệt kế sinh nhai. Có người phải bán đất đóng thuế cho xã. Đau lòng hơn, gả bán được con mới có đồng tiền trả nợ chính quyền.

Trong giấy báo yêu cầu nộp tiền, nhiều xã ở huyện Phú Tân (An Giang) ghi kèm câu đe dọa “nếu không chấp hành sẽ bị xử phạt theo pháp luật.” Và tại xã Hòa Bình, huyện Chợ Mới (An Giang) có lần cán bộ cấp xã đã xử theo “luật,” nhưng là luật của địa phương tự làm ra.

Gia đình nào chưa nộp bất cứ loại thuế phí nào thường liên tục bị “mời lên mời xuống.” Mời hoài mà chưa hiệu quả thì xã, ấp tổ chức đoàn đến từng nhà... thu gom. Có lần đoàn đi thu phí đê bao của xã đi thu thuế này của dân, nhưng dân không chịu nộp, cả đoàn bèn lao vào nhà xúc lúa của dân rồi xảy ra chuyện giành giật, xô xát khiến một phụ nữ có thai bị té ngã phải đi cấp cứu.

Nhưng cách hiệu quả nhất mà hầu như chính quyền xã mọi nơi đang áp dụng là biện pháp... “cấm vận”: không ký xác nhận vào bất kỳ giấy tờ nào mà người dân cần khi họ còn thiếu thứ quĩ, phí nào, “Muốn ký giấy tờ gì phải nộp đủ phí,” đó là luật bất thành văn gần như ở nhiều địa phương! Thường trước khi ký xác nhận cho ai, xã cho rà soát xem gia đình đương sự đã đóng đủ các khoản chưa. Cảnh khổ này nhan nhản khắp nơi.

Đầu tiên là ấp, xã không xác nhận những giấy tờ liên quan đến đất đai, thậm chí sổ đỏ (tức là sổ chứng nhận chủ quyền nhà đất) cũng bị giam lại, chỉ khi nào dân đóng đủ tiền mới giao.

Anh Lê Văn Bỉnh, tổ 21, Trung Bình 2, Vĩnh Trạch, kể khổ, “Tôi thiếu phí làm điện chiếu sáng, phí giao thông nông thôn 470,000 đồng. Phải vay nóng nộp đủ mới nhận được cái giấy chủ quyền đất. Làm giấy ủy quyền, làm hồ sơ đi xin việc, thi đại học, thi bằng lái, đi học đại học, trường nghề, tất tất đều thế.”
Xóm ‘nhiều cái không’
Tại Núi Sập (An Giang), đất đai cằn cỗi, từ khi cấm khai thác đá tại đây hàng trăm người bỏ đi nơi khác làm thuê. Ông Lâm Ngọc Trân, ấp Đông Sơn 1, than thở, “Mỗi lần về quê lại bị mời lên mời xuống bắt nộp các khoản phí riết bà con không dám về.”

Tại bãi đá dưới chân núi Bà Đội, nơi có cả trăm gia đình dân ra đi từ Núi Sập xúm xít với những túp lều lụp xụp, rách nát được gọi là xóm... “nhiều cái không”: không giấy tạm vắng tạm trú, con sinh ra không có giấy khai sinh và nhiều gia đình không có hộ khẩu. Việc cấm vận này đã nảy sinh tham nhũng.

Người dân nói trong nỗi nhẫn nhục cam chịu, “Không thể nào làm được các loại giấy tờ, không xin được con mộc, chữ ký của ấp, xã, người dân phải nhờ qua trung gian, từ đó cũng hình thành “cò” ký các loại giấy tờ, “Mỗi lần cần chúng tôi bỏ ít tiền nhờ người ta làm giùm.” Có gia đình bán đất rồi bán nhà trôi dạt tha phương.

Nhiều gia đính đi tha phương thì gặp nhiều cảnh khốn đốn khác. Kiếm được cái xe cà tàng bán hàng rong cũng bị mấy anh dân phòng túm bắt tả tơi như vụ 6 anh dân phòng dằng xe của một người phụ nữ bán hàng rong xảy ra tại Quảng Ninh ngày 9-7 vừa qua hoặc vụ anh Tình bán hàng rong bị đè đầu bóp cổ tại tại khu chợ nằm trên đường D1 thuộc phường 25, quận Bình Thạnh, TP Sài Gòn.

Ốm đau vào bệnh viện thì nằm vật vờ ngoài hè hoặc ngay trên lối đi vệ sinh mà không ai thèm hỏi tới. Tóm lại người dân ở xóm ba bốn cái không này đi đâu ở đâu cũng chẳng bao giờ qua được nỗi khổ.
Thuế xe ôm sống được 3 tháng
Anh Tăng Văn Thắng, chạy xe ôm ở xã Đại Hải, huyện Kế Sách (Sóc Trăng), phân trần, “Nghề xe ôm nghèo rớt mồng tơi nhưng ấp cũng bắt đóng 150,000 đồng tiền... thuế xe ôm và 50,000 đồng tiền đền ơn đáp nghĩa.” Cầm hai tờ biên lai trong tay, anh Thắng cho biết với số tiền ấy gia đình anh có thể mua gạo sống đến ba tháng, nhưng nếu không đóng thì sẽ không được chở khách đi đâu bởi bị cán bộ ấp, xã làm khó dễ.

Nếu như ở các huyện khác, phí xe ôm chỉ có một vài xã áp dụng thì ở huyện Thạnh Trị (Sóc Trăng) có trên 400 người chạy xe ôm phải đóng 20,000 đồng/tháng. Anh T.V.N., một lái xe ôm ở xã Vĩnh Lợi, huyện Thạnh Trị, cho biết, “Ruộng đất ở nhà quá ít nên tụi tôi mới đi chạy xe ôm kiếm chút rau cháo sống qua ngày nhưng cũng phải đóng tiền phí bến bãi và phí... đoàn viên xe ôm. Nếu không đóng khi đưa khách ra đến huyện sẽ bị lực lượng pháp chế (thanh tra giao thông) giữ xe lại.”
Phải gả con gái cho Đài Loan mới trả hết nợ thuế
Chị Huỳnh Thị Nga nhà ở cặp mé sông thuộc ấp Ba Rinh, xã Đại Hải, nói như khóc, “Tôi chỉ kê hai chiếc bàn bán trà đá cho mấy chú xe ôm ngồi tránh nắng buổi trưa nhưng trong thông báo nộp thuế do UBND xã gửi, mục thuế môn bài ghi đến 300,000 đồng/năm.”

Có 4.7 công đất, không đủ sống, cả nhà phải đi làm mướn, mò cua bắt cá kiếm gạo đắp đổi qua ngày, vậy mà từ năm 2000-2004 hộ ông Phan Văn Thành, tổ 6, ấp Trung Bình 2, Vĩnh Trạch, Thoại Sơn, An Giang, phải đóng ít nhất từ 2 triệu đồng/năm. Năm 2003, tổng cộng gia đình ông phải nộp 4,538,000 đồng; năm 2004 là 2,156,000 đồng.

Ngồi lật từng xấp biên lai, ông ngậm ngùi, “Năm trước đóng chưa xong, còn nợ thì lại tới các khoản phí năm mới. Cứ chất chồng, triền miên. Bao năm vẫn không sửa nổi căn nhà lá rệu rã!” Mỗi đợt đóng tiền như thế gia đình ông lại đi vay nóng, để rồi lâm nợ riết đành phải bán đất. Đã bán bớt đất trả nợ, năm 2006 gia đình ông Trần Văn Thanh vẫn còn nợ các khoản thu của xã hơn 3 triệu đồng, “Tôi bị bệnh tai biến ngồi một chỗ thế này, vợ làm mướn, không biết bao giờ mới trả dứt!” Khá nhiều gia đình đã phải bán bớt đất để trả nợ và để... giảm khoản phí nộp hằng năm, nhưng rồi vẫn còn nợ như ông Thành!. Có gia đình đến khi gả bán con cho người Đài Loan mới hết nợ.

Ngoài ra lực lượng xã ấp còn lập chốt chặn, tuần tra xét giấy nộp phí “giao thông nông thôn” đối với các phương tiện người dân dùng để kiếm ăn. Trên những con đường nông thôn chật hẹp ở Thoại Sơn, Phú Tân thỉnh thoảng xảy ra cảnh rượt truy đuổi bắt xe gắn máy khiến người dân rất bất bình mà đành trơ mắt đứng nhìn bà con mình bị hành hạ.
Dân chán ruộng, 'tấc đất tấc vàng' bị bỏ hoang
Đầu vụ không có nước, khi gieo cấy được lại bị mưa lũ làm ngập úng. Mọi công sức lại đổ xuống sông xuống biển đã khiến người nông dân ở nhiều xã của huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) không còn mặn mà với việc đồng áng. Tình trạng bỏ ruộng diễn ra tràn lan.

Trong thời gian này, khi về các An Lộc, Thịnh Lộc, Tân Lộc, Bình Lộc của huyện Lộc Hà, cả trăm ha đất ruộng vẫn chưa được người dân gieo cấy, dù mùa vụ hè - thu năm 2014 đã bắt đầu được khá lâu.

Trên cánh đồng rộng lớn của xã Tân Lộc chỉ lác đác vài người làm đất, nhổ cỏ để chuẩn bị gieo cấy, còn lại nhiều thửa ruộng cỏ mọc um tùm. Không chỉ ở xã Tân Lộc, các xã kế cận như Bình Lộc, An Lộc, Thịnh Lộc cũng chung tình trạng. Theo những người dân nơi đây, khoảng 4-5 năm trở lại, dù đã cố gắng bám lại với nghề nông nhưng không có ăn mà chỉ có thua.

Đầu mùa thì không có nước gieo cấy, còn năm nào may mắn gieo cấy được ít sào thì một trận lũ cuốn phăng đi tất cả công sức.

Cũng chung tình trạng này, trong số diện tích 276 ha đất trồng lúa của xã Bình Lộc cũng đã có tới 40 ha bị bỏ hoang.

Ông Lê Văn Vượng, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Lộc Hà cho biết, “Cách đây khoảng 2-3 năm, trong các cuộc tiếp xúc cử tri, người dân đã nhiều lần phản ánh tình trạng này. Và huyện đã nhiều lần “đề xuất” với tỉnh về việc nạo vét kênh Hồng Tân cũng như hệ thống cống Cầu Trù, nhưng tỉnh chỉ mới tiếp thu chứ chưa có kế hoạch gì.” Chắc các quan tỉnh… mắc bệnh hay quên!
Thuế giao thông nông thôn
Trong số những lệ phí mà người nông dân ở Quảng Nam, Đà Nẵng hiện phải đóng góp, nặng nhất có lẽ vẫn là phí giao thông nông thôn. Tùy theo từng địa phương mà loại phí này cũng được tính toán hết sức linh hoạt. Ông Tân, trưởng thôn An Tân (xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang), cho biết, “Ở đây phí giao thông nông thôn được tính theo diện tích ruộng. Cứ một sào ruộng qui ra 10kg thóc, tương đương 15,000 đồng. Nhà tôi làm 4 sào thì lệ phí giao thông là 60,000 đồng/năm. Đất nhiều thì đóng nhiều.” Cộng tất thảy các khoản phí, lệ phí khác, năm 2007 gia đình ông Tân phải đóng cho xã 106,000 đồng. Số tiền đó, theo ông Tân, dùng để trang trải cho việc sửa chữa và làm đường mới liên thôn. Nhưng không phải năm nào người ta cũng làm đường, ngược lại tiền lúc nào cũng thu đủ.

Tại nhiều xã của huyện Hòa Vang và Đại Lộc (Quảng Nam), người ta lại thu phí giao thông dựa trên số đầu xe gắn máy hiện có của mỗi gia đình. Cứ một xe gắn máy mỗi năm nộp 30,000 đồng. Ông Huỳnh Vinh, thôn Đông Phú, xã Đại Hiệp (Đại Lộc, Quảng Nam), tâm sự:

“Như nhà tôi cứ mỗi năm đóng hết 60,000 đồng cho cả hai xe. Vừa rồi giấy gửi về thông báo số tiền phải đóng trong năm 2006 lên đến 330,000 đồng. Hôm rồi lên xã xin ký giấy cho đứa con đi học nhưng không được chấp thuận vì cán bộ xã phát hiện chưa hoàn thành nghĩa vụ. Tôi phải chạy về bán tháo số lúa còn lại mới ký được giấy. Kiểu gì thì trong năm cũng phải lên xã một đôi lần: lúc thì ký, chứng giấy tờ vay vốn, lúc thì làm đơn xin tạm vắng cho con cái đi làm ăn xa... Vậy nên phải đóng đủ tiền mới chứng giấy.” Không có giấy thì chỉ khỏi đi đâu được.

Nhiều địa phương có gia đình phải nộp tới 11 thứ thuế.
Chẳng hạn gia đình bà Nguyễn Thị Hà ở ấp Hiệp Trung, có 12 công đất, “mỗi năm phải đóng đủ thứ phí, tổng cộng thường từ 2 triệu đồng.” Bà cúi mặt than trời, “Khổ lắm! Lúa ngoài đồng vừa trổ thì xã đã gửi giấy bắt đóng trong vòng năm ngày sau khi thu hoạch. Vừa gặt xong lo bán lúa ngay tại ruộng để có tiền nộp. Bằng không xã cứ mời lên mời xuống.

Không biết những vị “lãnh đạo” dân có nghe, có hiểu thấu nỗi khổ này của dân không? Nếu các quan lớn quan nhỏ từ địa phương đến trung ương chịu khó bắt chước các quan ngày xưa thỉnh thoảng đi “vi hành, thăm dân cho biết sự tình” chắc không xảy ra những cảnh này kéo dài từ mấy chục năm qua. Các quan có xe hơi bóng lộn, có tài xế lái, đi đến đâu cũng được tiếp đón long trọng từ ngoài cổng làng vào đến hội trường. Không lẽ vào đọc một bài diễn văn dài thoòng rồi lại hớn hở ra xe về báo cáo thành tích thôi sao? Mong rằng lề lối làm việc khoa trương gần như vô bổ này sẽ được chấn chỉnh để may ra tiếng kêu của dân thấu được đến bàn giấy “hoành tráng” chạm rồng trổ phương của các quan ở tất cả mọi cấp.

Kỳ sau tôi sẽ tiếp tục tường thuật về những chuyện rắc rối về vấn đề thuế ở những cơ quan lớn hơn tại VN.
Văn Quang (25-7-2014)

Continue Reading... Nhãn:


Sổ Tay Thương Dân - Chuyện Kể Năm 2014 - 08-2014



Có lần, tôi nghe, ông Vũ Thư Hiên “xúi” một người bạn đồng nghiệp:
  • Hay là mở một cái quán cà phê lấy tên Già Đô đi, bảo đảm là đông khách.
Người bị xúi, nhà văn Bùi Ngọc Tấn, lắc đầu cùng với một nụ cười hiền:
  • Thôi, chả “trêu” chúng nó làm gì cho nó thêm rách việc ra. Mình còn nhiều chuyện cần phải có thời giờ để viết.
Già Đô là một người bạn cùng tù, và cũng là một nhân vật (nguyên mẫu) trong Chuyện Kể Năm Hai Ngàn của Bùi Ngọc Tấn:
Già là một lính thợ Pháp quốc trong đại chiến thế giới thứ hai. Từ Pháp già đã tới Algérie, Maroc (cái lý lịch ấy thật tai vạ cho già). Già đã là thợ đốt lò dưới con tàu Commerce Maritimes thuộc hãng Đầu Ngựa. Hải Phòng – Marseille là hành trình những năm tuổi trẻ của già. Làm được hai năm già thôi việc. Chỉ vì già không chịu được những lời mắng nhiếc của chủ …
Già bỏ tàu lên thành phố Marseille. Vào quán rượu quen. Uống. Uống nhiều. Và không trở về tàu nữa. Lang thang ở Marseille cho đến đồng frăng cuối cùng, già tìm được việc làm trong một xưởng sửa chữa xe có động cơ. Từ xe gắn máy, các loại ô-tô tới xe nâng, cần cẩu. Tại đây già bị động viên vào một đơn vị cơ giới. Già sang Maroc, Algérie, vẫn làm nhiệm vụ sửa xe.
Đại chiến thế giới thứ hai kết thúc. Già trở về Marseille. Trở về xưởng cũ. Lấy vợ. Cô Jeannette bán hoa quả ở gần bến cảng lớn bổng lên khiến già ngỡ ngàng, xao xuyến. Hai vợ chồng vay vốn mở một tiệm rượu nhỏ. Khách là những người phu pooc-tê, những thuỷ thủ, những người thợ nhan nhản ở thành phố Marseille.
Rồi già biết quê nhà đã được độc lập. Niềm sung sướng lớn lao và nỗi nhớ quê hương, nỗi sầu biệt xứ bỗng cồn cào trong lòng không chịu nổi. Càng không chịu nổi khi biết tin hiệp nghị Genève đã ký kết. Một nửa đất nước được độc lập. Lại thêm thôi thúc vì chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh đạo đất nước là người từng lâu năm ở Pháp, cũng từng là một mạch-lô.
Già về nước. Khi đó bà Jeannette đã sinh cho già một cô con gái xinh đẹp, có nước da trắng của bà, có mái tóc và đôi mắt đen của già Đô. Mặc bà vợ khóc can ngăn, già nhất định về nước. Rồi già sẽ sang đón bà về. Độc lập rồi, xây dựng sẽ rất nhanh. Đất nước sẽ phát triển rất nhanh. Dân tộc ta thông minh, cần cù, chiu khó lại được bao nước giúp đỡ. Đất nước đang cần những bàn tay như già...” (Bùi Ngọc Tấn. Chuyện Kể Năm 2000, tập II. CLB Tuổi Xanh, Westminster, CA: 2000).

Nói tóm lại, và nói một cách ví von: Già Đô là một Nguyễn Mạnh Tường hay Trần Đức Thảo của giới công nhân nhưng trung vận (cũng như hậu vận) đen đủi hơn nhiều. Tuy không chết rục trong tù nhưng Già Đô cũng sống không nổi “trong lòng cách mạng,” vẫn theo như lời của Bùi Ngọc Tấn:
 “Già đi bới rác. Già lê la ở các cửa hàng mậu dịch, khách sạn. Dồn dịch những bát phở, vét đĩa, nhặt những mẫu bánh mì thừa… Rồi đến một ngày già không đi được nữa. Già thấy mình đang phiêu diêu…
Già chọn cho mình chỗ nằm để phiêu diêu: Một ngôi đình đổ nát và bị bỏ quên… Ngôi đình hoàn toàn hoang phế. Không một dấu vết thờ phượng. .. Thực là một chỗ nằm yên tĩnh lý tưởng để phiêu diêu. Chẳng ai quấy rầy già. Phiêu diêu là một cảm giác sung sướng lạ lùng. Chẳng nhớ được một điều gì, chỉ thấy mình đang tan đi và đang bay
 Đó là mùa xuân năm 1975, cũng đang mùa mưa dầm, hắn đã ra tù được hai năm, đã được gặp ông Trần và quân ta ta sắp đánh Buôn Mê Thuột mở đầu công cuộc gii phóng toàn thể miền Nam, thu giang sơn về một mối.” (sđd 224-226).
Gần bốn mươi năm sau (sau khi giang sơn đã thu về một mối) Việt Nam lại xuất hiện những Già Đô mới, cũng rất đậm nét bi hài – theo như tường thuật của biên tập viên Mặc Lâm:
Vào thời khắc gần đón giao thừa năm Giáp Ngọ, công an bao vây nhà bà Bùi Thị Minh Hằng đe dọa chủ nhà không được chứa chấp hai người tù vừa được trả tự do là hai anh em Huỳnh Anh Tú và Huỳnh Minh Trí.”
Bui Minh Hang
Hai hôm sau, ký giả Trương Minh Đức cho biết thêm:
Continue Reading... Nhãn:


Putin Sẽ Hết Thời


Nguyễn Xuân Nghiã

Chuyến bay MH17 bị bắn đã rơi trúng đầu Vladimir Putin.
Chuyến bay MH17 của Hàng không Malaysia bị bắn hạ tại Ukraine chiều ngày 17 Tháng Bảy là một thảm kịch vì khiến 298 thường dân tử nạn. Nhưng biến cố này cũng đánh dấu ngày tàn của một nhân vật tới nay vẫn được coi là có bản lãnh và mưu lược, Tổng thống Vlaimir Putin của Liên bang Nga...Chúng ta hãy đi từ tin tức thời sự vào tận cốt lõi của vấn đề. Vấn đề ấy là hồ sơ Ukraine.
* * *
Cuối Tháng Bảy vừa qua, khi lãnh tụ phe ly khai tại Donetsk của Ukraine là Alexander Borodai qua thăm viếng Moscow, tin tức thời sự cho biết người tạm thời xử lý công vụ của "Cộng hòa Nhân dân Donetsk" là Vladimir Antyufeyev.
Continue Reading... Nhãn:


 

Random Posts

Category

  • ( 8 )
  • ( 1 )
  • ( 2 )
  • ( 1 )
  • ( 1 )
  • ( 18 )
  • ( 8 )
  • ( 50 )
  • ( 40 )
  • ( 7 )
  • ( 5 )
  • ( 2 )
  • ( 2 )
  • ( 1 )
  • ( 5 )
  • ( 6 )
  • ( 1 )
  • ( 51 )
  • ( 1 )
  • ( 11 )
  • ( 5 )
  • ( 3 )
  • ( 1 )
  • ( 1 )
  • ( 154 )
  • ( 3 )
  • ( 7 )
  • ( 3 )
  • ( 1 )
  • ( 1 )
  • ( 5 )
  • ( 5 )
  • ( 2 )
  • ( 7 )
  • ( 3 )
  • ( 3 )
  • ( 1 )
  • ( 28 )
  • ( 160 )
  • ( 4 )
  • ( 17 )
  • ( 1 )
  • ( 101 )
  • ( 2 )
  • ( 5 )
  • ( 1 )
  • ( 1 )
  • ( 6 )
  • ( 4 )
  • ( 1 )
  • ( 28 )
  • ( 1 )
  • ( 5 )
  • ( 57 )
  • ( 2 )
  • ( 6 )
  • ( 2 )
  • ( 81 )
  • ( 2 )
  • ( 4 )
  • ( 1 )
  • ( 29 )
  • ( 2 )
  • ( 27 )
  • ( 2 )
  • ( 2 )
  • ( 4 )
  • ( 1 )
  • ( 21 )
  • ( 1 )
  • ( 3 )
  • ( 1 )
  • ( 118 )
  • ( 16 )
  • ( 5 )
  • ( 2 )
  • ( 2 )
  • ( 5 )
  • ( 3 )
  • ( 19 )
  • ( 1 )
  • ( 2 )
  • ( 1 )
  • ( 2 )
  • ( 3 )
  • ( 30 )
  • ( 248 )
  • ( 1 )
  • ( 2 )
  • ( 125 )
  • ( 586 )
  • ( 1534 )
  • ( 30 )
  • ( 5 )
  • ( 7 )
  • ( 1 )
  • ( 224 )
  • ( 11 )
  • ( 1 )
  • ( 33 )
  • ( 6 )
  • ( 6 )
  • ( 16 )
  • ( 5 )
  • ( 3 )
  • ( 8 )
  • ( 222 )
  • ( 2 )
  • ( 1 )
  • ( 1 )
  • ( 35 )
  • ( 5 )
  • ( 21 )

Recent Comments

About Template

Return to top of page Copyright © 2010 | Flash News Converted into Blogger Template by HackTutors