Những người bị cầm tù, trong đó có hai người mang quốc tịch Hà Lan và một người Pháp, bị truy tố vì tội « hooligan » với nguy cơ lãnh án đến bảy năm tù.
Hà Lan hy vọng Tòa án quốc tế về Luật Biển có trụ sở tại Hambourg có thể đưa ra phán quyết giúp trả tự do tạm thời từ nay cho đến giữa tháng 11, điều mà cho đến nay tư pháp Nga vẫn từ chối. Về phía Nga cảnh báo ITLOS là không chấp nhận đòi hỏi của Hà Lan và không tham gia vụ kiện.
Kumi Naidoo, giám đốc điều hành Greenpeace International nói với AFP: “Có đủ lý do để trả tự do ngay lập tức » cho 30 thành viên trên chiếc tàu phá băng Arctic Sunrise đã bị đặc nhiệm Nga trực thăng vận đến khám xét tàu và bắt giữ hôm 18/9, khi đang tham gia chiến dịch chống lại giàn khoan dầu Prirazlomnaia của tập đoàn quốc doanh Gazprom.
Ông Naidoo nhấn mạnh : « Chiếc tàu đang ở hải phận quốc tế khi bị khám xét ». Việc lục soát tàu chỉ có thể thực hiện nếu « đánh cá bất hợp pháp », « gây thiệt hại cho môi trường » và trong một vài trường hợp khác, trong khi tàu của Greenpeace đang tiến hành một hoạt động nhằm bảo vệ sinh thái. Theo ông Naidoo, những nhà tranh đấu - đang bị giam tại Mourmansk (tây bắc nước Nga) và sẽ được chuyển đến Saint Pétersbourg – lẽ ra « phải được tuyên dương như những người hùng » thay vì bị giam cầm « trong những điều kiện hết sức khắc nghiệt ».
Tòa án quốc tế về Luật Biển là định chế được thành lập trên cơ sở Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, mà Nga và Hà Lan đều có ký kết. Chiếc tàu Arctic Sunrise treo cờ Hà Lan, và Greenpeace là một tổ chức thành lập theo luật Hà Lan.
Hà Lan hy vọng Tòa án quốc tế về Luật Biển có trụ sở tại Hambourg có thể đưa ra phán quyết giúp trả tự do tạm thời từ nay cho đến giữa tháng 11, điều mà cho đến nay tư pháp Nga vẫn từ chối. Về phía Nga cảnh báo ITLOS là không chấp nhận đòi hỏi của Hà Lan và không tham gia vụ kiện.
Kumi Naidoo, giám đốc điều hành Greenpeace International nói với AFP: “Có đủ lý do để trả tự do ngay lập tức » cho 30 thành viên trên chiếc tàu phá băng Arctic Sunrise đã bị đặc nhiệm Nga trực thăng vận đến khám xét tàu và bắt giữ hôm 18/9, khi đang tham gia chiến dịch chống lại giàn khoan dầu Prirazlomnaia của tập đoàn quốc doanh Gazprom.
Ông Naidoo nhấn mạnh : « Chiếc tàu đang ở hải phận quốc tế khi bị khám xét ». Việc lục soát tàu chỉ có thể thực hiện nếu « đánh cá bất hợp pháp », « gây thiệt hại cho môi trường » và trong một vài trường hợp khác, trong khi tàu của Greenpeace đang tiến hành một hoạt động nhằm bảo vệ sinh thái. Theo ông Naidoo, những nhà tranh đấu - đang bị giam tại Mourmansk (tây bắc nước Nga) và sẽ được chuyển đến Saint Pétersbourg – lẽ ra « phải được tuyên dương như những người hùng » thay vì bị giam cầm « trong những điều kiện hết sức khắc nghiệt ».
Tòa án quốc tế về Luật Biển là định chế được thành lập trên cơ sở Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, mà Nga và Hà Lan đều có ký kết. Chiếc tàu Arctic Sunrise treo cờ Hà Lan, và Greenpeace là một tổ chức thành lập theo luật Hà Lan.