Trả lời phỏng vấn báo chí Anh hôm qua, 04/11/2013, trước khi chính thức viếng thăm Luân Đôn, Tổng thống Park Geun-Hye đã tuyên bố : « Nếu Nhật Bản cứ tiếp tục giữ nguyên các quan điểm lịch sử và vẫn lập lại y nguyên những bình luận, thế thì họp Thượng đỉnh làm gì ? Có lẽ thà đừng họp Thượng đỉnh thì hơn ».
Nữ Tổng thống Hàn Quốc nói thêm : « Nếu họ vẫn cứ nói là không cần xin lỗi và không cần nhìn nhận những tội ác trong quá khứ, thế thì họp làm gì ?»
Hôm nay, Phó Tổng thư ký chính phủ Tokyo, ông Katsunobu Kato đã tuyên bố họ « vô cùng thất vọng » trước việc Tổng thống Park Geun-Hye bác bỏ đề nghị họp Thượng đỉnh với Thủ tướng Nhật Shinzo Abe. Ông Kato nói : « Chúng tôi đã nhiều lần giải thích cho phía Hàn Quốc lập trường của Nhật Bản về quá khứ, đặc biệt là vấn đề các " phụ nữ giải sầu " và chúng tôi đã yêu cầu Seoul chấp nhận lập trường đó ».
Ông Kato nhắc lại là Thủ tướng Abe đã đề nghị họp Thượng đỉnh với Tổng thống Park Geun-Hye, bởi vì theo ông, giữa hai nước láng giềng này có rất nhiều vấn đề cần giải quyết, mà đầu tiên dĩ nhiên là các vấn đề lịch sử.
Bán đảo Triều Tiên Tiên đã bị Nhật Bản đô hộ suốt từ năm 1910 đến năm 1945 và cho tới nay, quá khứ này vẫn đè nặng lên quan hệ giữa hai nước. Nhức nhối nhất vẫn là vấn đề các « phụ nữ giải sầu », những người đã bị ép buộc phục vụ tình dục cho binh lính quân đội Thiên hoàng trong thời gian chiến tranh. Đa số các sử gia thẩm định con số « phụ nữ giải sầu » này là khoảng 200.000 người, trong đó có rất nhiều phụ nữ Triều Tiên.
Đối với Tokyo, hồ sơ này đã được giải quyết, chủ yếu là qua việc bồi thường tài chính. Chính phủ Nhật Bản vào năm 1993 cũng đã xin lỗi về điều mà họ công nhận là « những tội ác », nhưng không nhìn nhận trách nhiệm chính thức của chính quyền thời ấy trong việc quản lý các nhà chứa này.
Nói chung, cho tới nay, Seoul vẫn bực tức bởi thái độ mà họ cho là không hề hối lỗi của Tokyo về quá khứ quân phiệt của Nhật Bản. Mỗi lần các lãnh đạo Nhật Bản đến viếng đền Yasukuni, nơi thờ các tử sĩ, trong đó có cả 14 tội phạm chiến tranh Nhật Bản, chính quyền Hàn Quốc đều phản đối kịch liệt.
Ngoài các vấn đề lịch sử nói trên, hai nước láng giềng Đông Bắc Á này còn đang tranh chấp chủ quyền quần đảo Dokdo, hiện Seoul quản lý, nhưng Tokyo cho là quần đảo này, mà họ gọi là Takeshima, thuộc lãnh thổ Nhật Bản.
Mối bất hòa dai dẳng giữa hai nước đều là đồng minh thân cận của Hoa Kỳ dĩ nhiên gây lo ngại cho Washington, trong bối cảnh mà chính quyền Tổng thống Obama đang thi hành chiến lược « xoay trục » sang Châu Á, vào lúc Trung Quốc ngày càng bành trướng thế lực ở khu vực này.
Ấy là chưa kể mối hiểm họa thường trực từ Bắc Triều Tiên, quốc gia vẫn tiếp tục phát triển vũ khí hạt nhân và tên lửa, đe dọa đến hoà bình và ổn định không chỉ trên bán đảo Triền Tiên, mà còn cả toàn bộ Châu Á-Thái Bình Dương.
Nữ Tổng thống Hàn Quốc nói thêm : « Nếu họ vẫn cứ nói là không cần xin lỗi và không cần nhìn nhận những tội ác trong quá khứ, thế thì họp làm gì ?»
Hôm nay, Phó Tổng thư ký chính phủ Tokyo, ông Katsunobu Kato đã tuyên bố họ « vô cùng thất vọng » trước việc Tổng thống Park Geun-Hye bác bỏ đề nghị họp Thượng đỉnh với Thủ tướng Nhật Shinzo Abe. Ông Kato nói : « Chúng tôi đã nhiều lần giải thích cho phía Hàn Quốc lập trường của Nhật Bản về quá khứ, đặc biệt là vấn đề các " phụ nữ giải sầu " và chúng tôi đã yêu cầu Seoul chấp nhận lập trường đó ».
Ông Kato nhắc lại là Thủ tướng Abe đã đề nghị họp Thượng đỉnh với Tổng thống Park Geun-Hye, bởi vì theo ông, giữa hai nước láng giềng này có rất nhiều vấn đề cần giải quyết, mà đầu tiên dĩ nhiên là các vấn đề lịch sử.
Bán đảo Triều Tiên Tiên đã bị Nhật Bản đô hộ suốt từ năm 1910 đến năm 1945 và cho tới nay, quá khứ này vẫn đè nặng lên quan hệ giữa hai nước. Nhức nhối nhất vẫn là vấn đề các « phụ nữ giải sầu », những người đã bị ép buộc phục vụ tình dục cho binh lính quân đội Thiên hoàng trong thời gian chiến tranh. Đa số các sử gia thẩm định con số « phụ nữ giải sầu » này là khoảng 200.000 người, trong đó có rất nhiều phụ nữ Triều Tiên.
Đối với Tokyo, hồ sơ này đã được giải quyết, chủ yếu là qua việc bồi thường tài chính. Chính phủ Nhật Bản vào năm 1993 cũng đã xin lỗi về điều mà họ công nhận là « những tội ác », nhưng không nhìn nhận trách nhiệm chính thức của chính quyền thời ấy trong việc quản lý các nhà chứa này.
Nói chung, cho tới nay, Seoul vẫn bực tức bởi thái độ mà họ cho là không hề hối lỗi của Tokyo về quá khứ quân phiệt của Nhật Bản. Mỗi lần các lãnh đạo Nhật Bản đến viếng đền Yasukuni, nơi thờ các tử sĩ, trong đó có cả 14 tội phạm chiến tranh Nhật Bản, chính quyền Hàn Quốc đều phản đối kịch liệt.
Ngoài các vấn đề lịch sử nói trên, hai nước láng giềng Đông Bắc Á này còn đang tranh chấp chủ quyền quần đảo Dokdo, hiện Seoul quản lý, nhưng Tokyo cho là quần đảo này, mà họ gọi là Takeshima, thuộc lãnh thổ Nhật Bản.
Mối bất hòa dai dẳng giữa hai nước đều là đồng minh thân cận của Hoa Kỳ dĩ nhiên gây lo ngại cho Washington, trong bối cảnh mà chính quyền Tổng thống Obama đang thi hành chiến lược « xoay trục » sang Châu Á, vào lúc Trung Quốc ngày càng bành trướng thế lực ở khu vực này.
Ấy là chưa kể mối hiểm họa thường trực từ Bắc Triều Tiên, quốc gia vẫn tiếp tục phát triển vũ khí hạt nhân và tên lửa, đe dọa đến hoà bình và ổn định không chỉ trên bán đảo Triền Tiên, mà còn cả toàn bộ Châu Á-Thái Bình Dương.