Thi hài của hai phóng viên kỳ cựu của đài RFI đã được phi cơ của quân đội Pháp chuyển từ Kidal, miền bắc Mali, nơi họ bị bắt cóc và sát hại dã man ngày 02/11, về thủ đô Bamako hôm qua. Ban lãnh đạo đài RFI cũng đã đến Bamako tối hôm qua để tổ chức việc hồi hương hai nhà báo này.
Theo tin mới nhất, lực lượng hiến binh Mali hôm nay vừa thông báo là sau vụ sát hại hai phóng viên RFI, họ đã bắt giữ khoảng một chục nghi can.
Sau cuộc họp khẩn tại điện Elysée hôm qua, Ngoại trưởng Laurent Fabius cho biết hai phóng viên Dupont và Verlon đã bị « hạ sát một cách lạnh lùng. Một người trúng hai viên đạn, người kia trúng ba viên đạn ». Ông Fabius cho biết thêm là hai phóng viên RFI đã bị một nhóm vũ trang bắt cóc ngay trước nhà một lãnh đạo người Touareg mà họ đến phỏng vấn. Xác của họ đã được một đội tuần tra của Pháp tìm thấy gần hai tiếng sau khi hai nhà báo này bị bắt cóc.
Tuy nhiên, hiện còn nhiều câu hỏi chưa có lời giải đáp về nguyên nhân và hoàn cảnh xảy ra vụ sát hại hai nhà báo RFI. Theo lời bà Marie-Christine Saragosse, Chủ tịch Tổng giám đốc France Média Monde, tập đoàn truyền thông đối ngoại của Pháp, trong đó có RFI, Dupont và Verlon là hai phóng viên kỳ cựu, họ không phải là những kẻ liều lĩnh một cách không tính toán.
Trước hết, chưa ai biết rõ nhóm bắt cóc là ai. Theo lời Ambéry Ag Rhissa, đại diện Phong trào giải dân tộc giải phóng Azawad, MNLA, nhân vật mà hai nhà báo RFI đã phỏng vấn, những kẻ bắt cóc nói thỗ ngữ Tamachek của người Touareg. Kidal là cái nôi của phong trào MNLA. Tổ chức này đã lên án vụ sát hại phóng viên RFI và đã hứa sẽ làm đủ mọi cách đã truy tìm tông tích thủ phạm.
Thế nhưng, cũng giống như các phong trào khác ở Mali kể từ khi quân đội Pháp can thiệp vào nước này, MNLA nay cũng bị phân hóa, giữa một bên là những người chấp nhận đối thoại với phe miền nam Mali, và bên kia là những kẻ không muốn đối thoại và muốn chiến đấu đến cùng.
Tuy nhiên, theo lời ông Pierre Boilley, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu châu Phi ( CEMAF ), phong trào MNLA không có lợi gì trong việc bắt cóc và sát hại phóng viên Pháp. Cho nên, ông Boilley cho rằng thủ phạm rất có thể là tổ chức Al Qaida vùng Maghreb Hồi giáo ( Aqmi ), hiện vẫn còn hoạt động mạnh ở miền bắc Mali, mặc dù có cuộc can thiệp quân sự của Pháp.
Báo chí Pháp hôm qua nêu lên giải thuyết là có bất đồng giữa các nhóm vũ trang về việc chia chác món tiền chuộc mà theo một số nguồn tin, Paris đã trả để giải cứu 4 con tin Pháp bị bắt trước đó. Một giải thuyết khác cũng được nêu lên, đó là hai phóng viên RFI có thể đã bị bắn chết khi nhóm bắt cóc bị rượt đuổi. Thế nhưng, một phát ngôn viên Bộ Tham mưu quân đội Pháp hôm qua khẳng định, lực lượng Pháp đóng tại sân bay Kidal, khi được báo động về vụ bắt cóc hai phóng viên Pháp, đã cử một đội tuần tiễu và hai trực thăng đến nơi và đã phát hiện xác hai nhà báo mà không hề nhìn thấy hoặc đụng độ với những kẻ bắt cóc.
Theo tin mới nhất, lực lượng hiến binh Mali hôm nay vừa thông báo là sau vụ sát hại hai phóng viên RFI, họ đã bắt giữ khoảng một chục nghi can.
Sau cuộc họp khẩn tại điện Elysée hôm qua, Ngoại trưởng Laurent Fabius cho biết hai phóng viên Dupont và Verlon đã bị « hạ sát một cách lạnh lùng. Một người trúng hai viên đạn, người kia trúng ba viên đạn ». Ông Fabius cho biết thêm là hai phóng viên RFI đã bị một nhóm vũ trang bắt cóc ngay trước nhà một lãnh đạo người Touareg mà họ đến phỏng vấn. Xác của họ đã được một đội tuần tra của Pháp tìm thấy gần hai tiếng sau khi hai nhà báo này bị bắt cóc.
Tuy nhiên, hiện còn nhiều câu hỏi chưa có lời giải đáp về nguyên nhân và hoàn cảnh xảy ra vụ sát hại hai nhà báo RFI. Theo lời bà Marie-Christine Saragosse, Chủ tịch Tổng giám đốc France Média Monde, tập đoàn truyền thông đối ngoại của Pháp, trong đó có RFI, Dupont và Verlon là hai phóng viên kỳ cựu, họ không phải là những kẻ liều lĩnh một cách không tính toán.
Trước hết, chưa ai biết rõ nhóm bắt cóc là ai. Theo lời Ambéry Ag Rhissa, đại diện Phong trào giải dân tộc giải phóng Azawad, MNLA, nhân vật mà hai nhà báo RFI đã phỏng vấn, những kẻ bắt cóc nói thỗ ngữ Tamachek của người Touareg. Kidal là cái nôi của phong trào MNLA. Tổ chức này đã lên án vụ sát hại phóng viên RFI và đã hứa sẽ làm đủ mọi cách đã truy tìm tông tích thủ phạm.
Thế nhưng, cũng giống như các phong trào khác ở Mali kể từ khi quân đội Pháp can thiệp vào nước này, MNLA nay cũng bị phân hóa, giữa một bên là những người chấp nhận đối thoại với phe miền nam Mali, và bên kia là những kẻ không muốn đối thoại và muốn chiến đấu đến cùng.
Tuy nhiên, theo lời ông Pierre Boilley, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu châu Phi ( CEMAF ), phong trào MNLA không có lợi gì trong việc bắt cóc và sát hại phóng viên Pháp. Cho nên, ông Boilley cho rằng thủ phạm rất có thể là tổ chức Al Qaida vùng Maghreb Hồi giáo ( Aqmi ), hiện vẫn còn hoạt động mạnh ở miền bắc Mali, mặc dù có cuộc can thiệp quân sự của Pháp.
Báo chí Pháp hôm qua nêu lên giải thuyết là có bất đồng giữa các nhóm vũ trang về việc chia chác món tiền chuộc mà theo một số nguồn tin, Paris đã trả để giải cứu 4 con tin Pháp bị bắt trước đó. Một giải thuyết khác cũng được nêu lên, đó là hai phóng viên RFI có thể đã bị bắn chết khi nhóm bắt cóc bị rượt đuổi. Thế nhưng, một phát ngôn viên Bộ Tham mưu quân đội Pháp hôm qua khẳng định, lực lượng Pháp đóng tại sân bay Kidal, khi được báo động về vụ bắt cóc hai phóng viên Pháp, đã cử một đội tuần tiễu và hai trực thăng đến nơi và đã phát hiện xác hai nhà báo mà không hề nhìn thấy hoặc đụng độ với những kẻ bắt cóc.