Hai nhà báo nói trên bị bắt cóc và bị sát hại tại thành phố Kidal, cách thủ đô Bamako 1 500 km về phía tây bắc. Khu vực này đang còn nằm trong vòng kiểm soát của nhiều lực lượng Hồi giáo cực đoan khác nhau. Tình hình thực địa vô cùng phức tạp, bởi vậy để xác định nhóm nào là hung thủ quả là điều không dễ dàng.
Các tờ báo đưa ra nhiều giả thuyết về nguyên nhân của vụ việc. Có giả thuyết cho rằng, đó chỉ là một vụ bắt cóc tống tiền bình thường như các nhóm Hồi giáo cực đoan vẫn thường làm. Có giả thuyết nói đến việc các lực lượng Hồi giáo cực đoan muốn trả thù nước Pháp vì đã can thiệp quân sự vào Mali và muốn gửi thông điệp rằng họ vẫn còn đó.
Cũng có giả thuyết cho rằng, sự việc liên quan đến vụ bốn con tin người Pháp được phóng thích và trở về Pháp cách đây bốn ngày. Cách thức giải cứu bốn con tin này đến hiện tại vẫn chưa được nhà cầm quyền Pháp tiết lộ rõ ràng. Thế nhưng, có người lại nêu ra là có thể chính phủ Pháp đã trả tiền chuộc cho bọn bắc cóc. Và việc trả tiền chuộc không đơn giản, mà phải qua nhiều trung gian, đến nhiều nhóm khác nhau. Bởi thế, rất có thể những nhóm cảm thấy thua thiệt vì không được tiếp nhận hoặc nhận quá ít tiền chuộc, đã ra tay sát hại hai nhà báo Pháp để cảnh báo.
Và còn nhiều giả thuyết khác nữa…Thế nhưng, dù nguyên nhân là gì đi nữa, thì các tờ báo đều có chung nhận định: Tình hình Mali chưa ổn định, cuộc chiến của quân đội Pháp tại Mali sẽ còn dài.
Nhật báo Le Figaro đăng tựa lớn trên trang nhất nhận định : « Pháp chuẩn bị ở lại dài lâu tại Mali ». Theo tờ báo, vụ sát hại hai nhà báo RFI « buộc chính phủ Pháp phải tăng cường sự hiện diện nhiều hơn dự kiến ở miền bắc Mali », địa bàn hoạt động của các lực lượng Hồi giáo cực đoan.
Nhật báo Libération cũng dành trang nhất chạy tựa : « Báo chí bị sát hại » để ám chỉ những nguy cơ đối với nhà báo tác nghiệp trên chiến trường Mali. Trong bài xã luận, Libération nhận định, Tổng thống Pháp François Hollande đã quyết định đúng khi muốn diệt trừ khủng bố ở khu vực. Thế nhưng, vụ sát hại hai nhà báo RFI hồi cuối tuần rồi cho thấy « con đường hòa bình » vẫn còn xa. Tờ báo nhấn mạnh, dù trên thực địa có mặt của quân đội Pháp, quân đội Mali và lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc, nhưng Kidal vẫn là « một nơi vô pháp vô thiên », vẫn là « cái nôi » của những lực lượng Touareg đòi ly khai và của nhiều lực lượng Hồi giáo cực đoan khác nhau.
Về phần mình, nhật báo La Croix dành gần trọn trang nhất đăng ảnh chiến binh của một phong trào ly khai tại Mali đang tuần tra trên phố Kidal, với dòng tựa cảnh báo : « Bạo lực không hồi kết ở miền bắc Mali ». Tờ báo cũng cho rằng, vụ sát hại hai nhà báo RFI tại Kidal cho thấy miền bắc Mali vẫn còn rất bất ổn, bất chấp sự hiện diện của quân đội Pháp và lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc.
Các tờ báo đưa ra nhiều giả thuyết về nguyên nhân của vụ việc. Có giả thuyết cho rằng, đó chỉ là một vụ bắt cóc tống tiền bình thường như các nhóm Hồi giáo cực đoan vẫn thường làm. Có giả thuyết nói đến việc các lực lượng Hồi giáo cực đoan muốn trả thù nước Pháp vì đã can thiệp quân sự vào Mali và muốn gửi thông điệp rằng họ vẫn còn đó.
Cũng có giả thuyết cho rằng, sự việc liên quan đến vụ bốn con tin người Pháp được phóng thích và trở về Pháp cách đây bốn ngày. Cách thức giải cứu bốn con tin này đến hiện tại vẫn chưa được nhà cầm quyền Pháp tiết lộ rõ ràng. Thế nhưng, có người lại nêu ra là có thể chính phủ Pháp đã trả tiền chuộc cho bọn bắc cóc. Và việc trả tiền chuộc không đơn giản, mà phải qua nhiều trung gian, đến nhiều nhóm khác nhau. Bởi thế, rất có thể những nhóm cảm thấy thua thiệt vì không được tiếp nhận hoặc nhận quá ít tiền chuộc, đã ra tay sát hại hai nhà báo Pháp để cảnh báo.
Và còn nhiều giả thuyết khác nữa…Thế nhưng, dù nguyên nhân là gì đi nữa, thì các tờ báo đều có chung nhận định: Tình hình Mali chưa ổn định, cuộc chiến của quân đội Pháp tại Mali sẽ còn dài.
Nhật báo Le Figaro đăng tựa lớn trên trang nhất nhận định : « Pháp chuẩn bị ở lại dài lâu tại Mali ». Theo tờ báo, vụ sát hại hai nhà báo RFI « buộc chính phủ Pháp phải tăng cường sự hiện diện nhiều hơn dự kiến ở miền bắc Mali », địa bàn hoạt động của các lực lượng Hồi giáo cực đoan.
Nhật báo Libération cũng dành trang nhất chạy tựa : « Báo chí bị sát hại » để ám chỉ những nguy cơ đối với nhà báo tác nghiệp trên chiến trường Mali. Trong bài xã luận, Libération nhận định, Tổng thống Pháp François Hollande đã quyết định đúng khi muốn diệt trừ khủng bố ở khu vực. Thế nhưng, vụ sát hại hai nhà báo RFI hồi cuối tuần rồi cho thấy « con đường hòa bình » vẫn còn xa. Tờ báo nhấn mạnh, dù trên thực địa có mặt của quân đội Pháp, quân đội Mali và lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc, nhưng Kidal vẫn là « một nơi vô pháp vô thiên », vẫn là « cái nôi » của những lực lượng Touareg đòi ly khai và của nhiều lực lượng Hồi giáo cực đoan khác nhau.
Về phần mình, nhật báo La Croix dành gần trọn trang nhất đăng ảnh chiến binh của một phong trào ly khai tại Mali đang tuần tra trên phố Kidal, với dòng tựa cảnh báo : « Bạo lực không hồi kết ở miền bắc Mali ». Tờ báo cũng cho rằng, vụ sát hại hai nhà báo RFI tại Kidal cho thấy miền bắc Mali vẫn còn rất bất ổn, bất chấp sự hiện diện của quân đội Pháp và lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc.