Vũ
Đăng Khuê
“Number Ten Blues” hay “Good Bye Saigon”
Ngày 13 tháng 9, một đại hội điện ảnh mang tên “Focus on Asia International Film Festival Fukuoka 2013” đã được tổ chức tại thành phố Fukuoka để bình chọn những phim hay của khu vực Á Châu. 100 phim được gửi đến từ các nước Hồng Kông, Hàn Quốc, Indonesia, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Irak, Ấn Độ, Nhật… và 23 phim đã được chọn tranh tài.
Trong
những phim tham gia giải này, có một phim Nhật Bản tên
“Number Ten Blues” hay còn gọi là “Good Bye Saigon”
(thực hiện vào đầu năm 1975) từng bị “xếp xó”
trong phòng “lạnh” có nhiệt độ 6 độ tại trung tâm
điện ảnh quốc gia suốt 37 năm nay. Có một điều khá
“kỳ thú” nữa là một vai chính cũng là “nhân chứng
sống” của phim là Thanh Lan, tài tử điện ảnh kiêm ca
sĩ vẫn “còn tại thế”. Thanh Lan kể:
Phim này đạo diễn là ông Osada Norio. Thanh Lan đã đóng
chung với 2 tài tử nổi tiếng của Nhật thời đó là
Kawazu Yusuke
và Isomura Kenji. Đúng là
phép lạ, nhờ sự cố gắng tìm kiếm và vận động của
đạo diễn Osada và tài tử Kenji Isomura, cuốn phim mới
được lôi ra “dự thi” và cũng vì thế mà Thanh Lan mới
có mặt ở đây.
Theo
.... truyền thống “hiểu ngầm” thì tại Fukuoka, phim
Nhật sẽ không được giải vì Nhật là nước chủ nhà
và cũng là một thành phần ban giám khảo. Cuối cùng giải
nhất đã về tay Hồng Kông, giải nhì Đại Hàn và không
có giải ba.
Ngày
23 tháng 9, Festival Điện Ảnh có tên “Okuradashi Eiga sai”
được tổ chức tại Hiroshima để bình chọn những phim
Nhật mà mọi người chưa biết, không biết hoặc sắp
được trình chiếu và đương nhiên trong đó có cả phim
“Number Ten Blues”. Hãy tiếp tục nghe Thanh Lan kể:
* Cuốn phim được quay khi mà tình hình chiến tranh Việt Nam thật là quyết liệt. Cũng có lẽ lúc đó vì đang lo làm phim nên chính Thanh Lan cũng không theo dõi tình hình chiến sự như thế nào rồi. Trong phim có những cảnh quay Saigon cũng như ngoại thành vào những ngày mà Saigon chưa bị đổi tên, nên có một ý nghĩa rất thân thương đối với Thanh Lan ….. khi được xem lần đầu tiên tại nhà riêng vào năm 2012, tại California, do một người Nhật cầm từ Nhật qua cho Thanh Lan xem cuốn DVD và cầm đem về Nhật sau khi Thanh Lan xem xong. Nghe thì tưởng họ nhỏ nhen, nhưng không phải vậy đâu, là vì cuốn phim chưa hề được trình chiếu cho công chúng nên vì vấn đề bản quyền, hãng phim chưa có quyền đưa cho một ai cất giữ mà thôi. Ngoài thành phố Saigon, phim cũng được quay tại thành nội ở Huế, đèo Hải Vân, dọc theo quốc lộ 1 và Long Hải. Nếu sau này quý vị có xem, quý vị sẽ thấy những chiếc xe camion chở lính VNCH trên quốc lộ một. Đó không phải là những người diễn viên đóng vai lính, mà họ chính là những người lính VNCH thực thụ. Và anh chàng quay phim đã lanh tay lẹ mắt quay được hình ảnh của họ vào ống kính của mình để rồi hôm nay, nhìn thấy họ, Thanh Lan chợt rưng rưng nước mắt. Vì không hiểu những chàng chiến sĩ này giờ ở đâu? Còn hay mất?
Trong phim không phải là một câu chuyện về chiến tranh, chỉ là một mối tình Việt Nhật, với những cảnh đuổi bắt. Ông Godfather, mafia Việt Nam do chính tài tử gạo cội Đoàn Châu Mậu đảm nhận. Trong phim cũng có sự góp mặt của Tú Trinh, Bảo Lâm và Cao Huynh.
Festival
tại Hiroshima có 4 giải: Giải nhất, giải đặc biệt của
ban giám khảo, Giải được khán giả yêu thích, Giải của
quan khách tham dự. Khi “ba chớp ba nháng” nghe tên cuốn
phim “Number Ten Blues” được người MC xướng lên, cô
quay qua hỏi người thông dịch. “Người
ta đang nói gì thế?” Người
này tỉnh bơ đáp: “Phim được
giải Audience Award đấy”. (có
nghĩa là phim được khán giả yêu thích nhất). Cô vui
mừng muốn hét thật to nhưng không dám… vì theo cô đây
là nỗi vui mừng có được trên tất cả…nỗi vui mừng
và điện thoại báo tin khắp mọi nơi. Nghe nói sau đó
phim này đã được chiếu tại Pháp, tại Hoa Kỳ. Cộng
đồng người Việt khắp nơi chắc sẽ được thưởng
thức phim này trong những thời gian sắp tới.
Trong
buổi hội ngộ với “bạn bè” hôm 29 tháng 9 Thanh Lan
tâm sự: 40 năm trước, tháng 11/1973 lúc sang Nhật dự
giải Yamaha Festival với bản “Tuổi biết buồn”, hãng
đĩa Victor có nhờ Thanh Lan thâu 2 bài hát, 1 Nhật “Ai no
hi wo kesanaide” và 1 Việt “Tuổi mộng mơ” (Yume wo miru
sedai). Hai bài này dự định sẽ được giới thiệu vào
năm 1974, nhưng cuối cùng không ra mắt khán giả được
vì “đương sự” không có mặt. Lẽ dĩ nhiên 2 bài này
Thanh Lan cũng chưa “biết mặt mũi ra sao”. Ông đạo
diễn Osada vì muốn tặng Thanh Lan một món quà có “giá
trị” nên đã nhờ người “rao tìm mua” trên internet,
may mắn thay vài ngày sau thì có người đã bằng lòng để
lại “báu vật” này.
Người
viết cũng đã thấy và đã được nghe đĩa này nhờ một
ông bạn học mua được vào 40 năm trước (ông bạn này
là tay trống Hồ Trần Hiệp của sinh viên đã mất năm
1995).
Linh
tinh sang chuyện khác, khi hỏi lý do “có phải vì lúc đó
có một ông lớn “mê” Thanh Lan nên ra lệnh không cấp
visa sang Nhật?”, đương sự thành thật : “người
ta đồn thì cũng có điều đúng, điều không đúng nhưng
điều này thì Thanh Lan cũng có nghe, nhưng không phải như
vậy đâu”. Nhớ lại thời
đó, báo hại người viết bài này và 2 anh bạn đã ôm
một bó hoa cùng máy ảnh ra phi trường đợi gần 2 tiếng
đồng hồ rồi lại “về không” sau khi đã đi lục lọi
cả chục “list” tên tuổi của chuyến bay vì nghe nói
là Thanh Lan sẽ có mặt trong chuyến đó, ngày đó qua
thông tin của một nhân viên tòa đại sứ Việt Nam Cộng
Hòa lúc đó cũng rất ái mộ Thanh Lan.
Ngoài
ra, cô còn kể về những kỷ niệm khi đi hát trước 75,
lần sang Nhật tham dự giải Yamaha, lần hát với sinh viên
tại Nhật trong đêm “Hát Trong Mùa Lá Bay” do Hội Sinh
Việt Nam Tại Nhật Bản tổ chức vào tháng 11/1973. Theo
Thanh Lan, thời gian này là thời gian cô hạnh phúc nhất,
vì được sống cho mình, thích hát thì hát chứ không
phải vì….tiền. Cô miên man đủ chuyện, đủ nơi trên
khắp “bốn vùng chiến thuật”. Về những kỷ niệm
liên quan đến cố ca sĩ Nhật Trường. Thanh Lan kể: Có
lẽ thấy cô “thích hợp”, Nhật Trường đã đến tận
nhà mời TL đóng vai Lệ trong phim kịch “Trên Đỉnh Mùa
Đông”, một phim kịch nói về cuộc tình lãng mạn của
đại úy nhảy dù Nguyễn Văn Đương và cô sinh viên tên
Lệ. Sau đó, đại úy Đương đã tự sát trên ngọn đồi
31 tại Hạ Lào khi căn cứ bị địch tràn ngập. Bản
nhạc “Anh không chết đâu em” đã nổi danh từ đó và
gắn liền tên tuổi với cô. Phim kịch này đã được
khán giả nồng nhiệp tiếp nhận, có thể nói không ai là
không biết đến phim kịch này. Dạo đó (năm 1971), cậu
bé đóng vai con của 2 người là Thanh Toàn (con trai của
cố nhạc sĩ Nhật Trường, hiện đang là xướng ngôn
viên của đài SBTN). 30 năm sau khi cả 2 ra ngoài này phim
kịch đã được dựng lại và Thanh Toàn lại thủ vai “tà
lọt” của đại úy Đương. Năm 1973, cô có đóng thêm
bộ phim “Chuyện tình Mộng Thường” chung với Nhật
Trường, người ca nhạc sĩ tài hoa nhưng vắn số.
Kể
đến đây, “đương sự” trầm giọng: “TL có một ước
mơ, nếu trời thương, Thanh Lan sẽ được dịp sang Nhật
nhiều hơn để trước hết là… đóng phim và cũng để
thăm…. “bạn bè” và nếu được sống ở Nhật, TL sẽ
chọn Hiroshima vì nơi đây quá đẹp và nên thơ”. Nghe
“ước mơ”
của Thanh Lan, người viết dù đã sống hơn 40 năm nhưng
chẳng biết Hiroshima là ở đâu cả. Xệ ơi là xệ.
Cầu
chúc Thanh Lan được nhiều may mắn và “bạn bè” rất
mong gặp lại một nữ tài tử-ca sĩ duyên dáng vừa có
tài lại vừa có tâm.
“The
Partner” hay “Người Cộng Sự”
Ngày
29 tháng 9, đài TBS Nhật Bản đã giới thiệu đến người
Nhật một vở kịch có tên “The Partner”, tiếng Việt
là “Người cộng sự” do 2 phía Nhật-Việt hợp diễn.
Không biết về phía Việt Nam các tài tử có thuộc loại
“thượng thặng” hay không, nhưng về phía Nhật thì
toàn là thành phần “thượng thặng” chẳng hạn như
Higashiyama Noriyuki, Nakamaru Yuichi, Takeda Tetsuya, bé Ashida
Mana, Take Emi….. không ai không biết. Phim kịch có nội
dung nói về tình bạn giữa một người Nhật và một
người Việt. Người Nhật thì chắc có lẽ ít người
biết điều này, còn đối với người Việt nếu có quan
tâm đến lịch sử Việt Nam nhất là về phong trào Đông
Du thì hy vọng sẽ biết một phần nào. Hai nhân vật
chính trong phim kịch là cụ Phan Bội Châu và bác sĩ Asaba
Sakitaro. Vì đã là… kịch thì ngoài nội dung muốn chuyển
tải, đạo diễn phim kịch phải “sáng tạo” sao cho vở
kịch thêm phần hấp dẫn nghĩa là phải thêm mắm thêm
muối, râu ria, đôi khi có những điều không thật…. Gạt
qua những “lẻ tẻ” này thì “Người Cộng Sự” được
đánh giá khá cao.. Đại khái, nội dung câu chuyện như
sau:
Suzuki
Tetsuya (Higashiyama Noriyuki) là một doanh nhân của một công
ty lớn Nhật Bản, đã sang Việt Nam công tác cùng với
Hatakeyama (Nakamaru Yuichi), một nhân viên dưới quyền để
yêu cầu phía Việt Nam ký một dự án đã được chuẩn
bị từ nhiều năm. Cả hai đã gặp đại diện phía Việt
Nam là một giám đốc người Việt tên Nguyễn Nam (Phan
Huỳnh Đông). Khi gặp gỡ, giám đốc Nguyễn Nam đã đưa
ra “một câu đố” cũng là một điều kiện để hai
bên cùng ký hợp đồng. Ông này cho hai người xem bức
ảnh chụp một tấm bia và nói “trong vòng 1 tuần, nếu
quí vị tìm được lời giải đáp câu đố này: báu vật
tiềm tàng trong bia tưởng niệm là gì thì chúng ta sẽ ký
kết”.
Ngoài ra, giám đốc Nam còn cho biết thêm “Nhân vật
trong bức ảnh của bia tưởng niệm tên là Phan Bội
Châu”.
Sau
khi tìm hiểu thì Tetsuya và Hatakeyama chỉ biết được
“Phan Bội Châu” là một anh hùng của dân tộc Việt
Nam và bia đá được dựng ở Nhật Bản để cảm tạ
một người Nhật có tên Asaba Sakitaro, còn các chi tiết
khác thì hoàn toàn mù tịt. Và lẽ đương nhiên không thể
hiểu được ý định của giám đốc Nam. Sau đó, cả 2
đã nhanh chóng tìm ra nơi đặt bia tưởng niệm là quận
Iwata thuộc tỉnh Shizuoka. Khi đến đó lần đầu, hai
người đã bị xua đuổi vì Hatakeyama đã đem ….“cuốc,
xẻng” tới dự định đào xới tìm “báu vật” xung
quang tấm bia. Tiếp tục tìm hiểu thì Hatakeyama phát hiện
ra một tài liệu ghi chép về
Phan Bội Châu và Sakitaro trong phần nói về lịch sử của
khu vực dựng bia tưởng niệm, điều này đã không được
ghi lại trong sách giáo khoa Nhật Bản.
Tài
liệu ghi
Cách
đây hơn 100 năm, bác sĩ Asaba Sakitaro (cũng do Higashiyama
Noriyuki thủ diễn) có một bệnh viện gần bãi biển, làm
việc cùng cô y tá Akane (Takei Emi). Một ngày nọ nhận
được thông báo có một người đàn ông ngoại quốc bị
sóng đánh trôi dạt vào bờ và đang bị người dân xua
đuổi. Thấy người này bị thương, vì là bác sĩ nên
ông đã tìm cách đưa người này về nhà thương của
mình để chữa trị. Người đàn ông đó chính là chí sĩ
Phan Bội Châu (cũng do Phạm Huỳnh Đông thủ diễn). Trong
thời gian chữa trị, Phan Bội Châu đã kể mục đích
sang Nhật Bản với bác sĩ Asaba “Chúng ta cùng là người
Á Đông, Chúng tôi cần Nhật Bản giúp vũ khí để đánh
Pháp giành lại độc lập cho Việt Nam”. Cảm động
trước nhiệt huyết này, bác sĩ Asaba đã giúp cụ Phan
Bội Châu bằng cách giới thiệu với các chính trị gia
quyền lực đương thời như Inukai Tsuyoshi (Takeda Tetsuya),
Okuma Shigenobu (Emoto Akira)….. Tuy không nhận được sự hỗ
trợ về vũ khí nhưng Nhật Bản đã nhận lời hứa hỗ
trợ về mặt đào tạo nhân lực.
Trở về Việt Nam cụ Phan kêu gọi người cùng chí hướng sang Nhật học hỏi, và nhằm tạo uy tín cho phong trào Đông Du, chứng tỏ có sự đồng thuận của Hoàng triều VN cụ đã kêu gọi cả Kỳ Ngoại Hầu Cường Để (Nguyễn Bình Minh). Trở lại Nhật Bản, cụ Phan bắt đầu tham gia các chương trình học gồm văn hóa, quân sự với các người đồng chí hướng khác. Giữa chừng, Pháp áp lực và yêu cầu Nhật trục xuất các du học sinh Việt Nam. Một số đã trở về, một số đã trốn ở lại sống rất cơ cực, trong đó có chí sĩ Trần Đông Phong (Lê Hồng Đăng) đã tự vẫn ở Nhật. Trong tình cảnh khó khăn này, bác sĩ Asaba vẫn âm thầm giúp đỡ nhóm của cụ Phan. Dù đang mắc chứng bệnh lao, bác sĩ Asaba vẫn dùng cả số tiền dành dụm dành cho việc ra nước ngoài chữa bệnh của mình tiếp tục giúp đỡ cụ Phan và các đồng chí.
Vì vẫn chưa giải được câu đố đầy bí ẩn của giám đốc Nguyễn Nam. Tetsuya một lần nữa lại đi tới nơi có đặt bia tưởng niệm và tại đây anh đã gặp bà quản gia là cháu gái gọi nữ y tá Akane của bác sĩ Asaba Sakitaro bằng bà, đang giúp cho một số sinh viên Việt Nam sống ở đây. Bà kể:
Nghe bà tôi kể, sau khi trở lại Nhật, để nhớ ơn đại ân nhân của mình, cụ Phan Bội Châu đã vận động thành lập một bia tưởng niệm bác sĩ Sakitaro….. Từ từ Tetsuya hiểu ra rằng “báu vật” Tetsuya muốn tìm chính là “Tình bạn mãnh liệt của Phan Bội Châu và Sakitaro, một tình bạn hiếm có và không có gì thay thế được.”. Sở dĩ giám đốc Nam biết rõ “tình bạn” này là vì 10 năm trước, Nam cũng là một du học sinh sống trong cư xá của bà.
Trở về Việt Nam cụ Phan kêu gọi người cùng chí hướng sang Nhật học hỏi, và nhằm tạo uy tín cho phong trào Đông Du, chứng tỏ có sự đồng thuận của Hoàng triều VN cụ đã kêu gọi cả Kỳ Ngoại Hầu Cường Để (Nguyễn Bình Minh). Trở lại Nhật Bản, cụ Phan bắt đầu tham gia các chương trình học gồm văn hóa, quân sự với các người đồng chí hướng khác. Giữa chừng, Pháp áp lực và yêu cầu Nhật trục xuất các du học sinh Việt Nam. Một số đã trở về, một số đã trốn ở lại sống rất cơ cực, trong đó có chí sĩ Trần Đông Phong (Lê Hồng Đăng) đã tự vẫn ở Nhật. Trong tình cảnh khó khăn này, bác sĩ Asaba vẫn âm thầm giúp đỡ nhóm của cụ Phan. Dù đang mắc chứng bệnh lao, bác sĩ Asaba vẫn dùng cả số tiền dành dụm dành cho việc ra nước ngoài chữa bệnh của mình tiếp tục giúp đỡ cụ Phan và các đồng chí.
Vì vẫn chưa giải được câu đố đầy bí ẩn của giám đốc Nguyễn Nam. Tetsuya một lần nữa lại đi tới nơi có đặt bia tưởng niệm và tại đây anh đã gặp bà quản gia là cháu gái gọi nữ y tá Akane của bác sĩ Asaba Sakitaro bằng bà, đang giúp cho một số sinh viên Việt Nam sống ở đây. Bà kể:
Nghe bà tôi kể, sau khi trở lại Nhật, để nhớ ơn đại ân nhân của mình, cụ Phan Bội Châu đã vận động thành lập một bia tưởng niệm bác sĩ Sakitaro….. Từ từ Tetsuya hiểu ra rằng “báu vật” Tetsuya muốn tìm chính là “Tình bạn mãnh liệt của Phan Bội Châu và Sakitaro, một tình bạn hiếm có và không có gì thay thế được.”. Sở dĩ giám đốc Nam biết rõ “tình bạn” này là vì 10 năm trước, Nam cũng là một du học sinh sống trong cư xá của bà.
Vài
hôm sau, Tetsuya đã trả lời cho giám đốc Nam biết là
“báu vật ông muốn tôi tìm trong bức hình là tình bạn
của cụ Phan Bội Châu và bác sĩ Asaba Sakitaro” khi ông
này sang Nhật. Hai bên đã vui vẻ và bản hợp đồng đã
được ký kết.
Trên
đây là nội dung chính, còn có vài phần thêm “mắm thêm
muối” và một vài ghi nhận vui vui khác chẳng hạn như:
- Vợ của Suzuki Tetsuya mất sớm và anh đang sống cùng với cô con gái tên Sakura (một nữ diễn viên nhí Nhật Bản rất nổi tiếng tên Mana Ashida). Anh dự định sẽ kết hôn với Liên (Nguyễn Lan Phương) và nhờ Liên trông coi bé Sakura những lúc anh đi công tác xa. Nhưng bé Sakura vẫn còn nhớ những kỷ niệm về người mẹ quá cố của mình và luôn luôn có thái độ “chống đối” dù Liên đã cố gắng xử sự dịu dàng. Nhưng cuối cùng thì bé Sakura cũng “chấp nhận”Liên vì bé nói: “Con không có ác cảm gì với cô cả, con chỉ sợ nếu thân mật với cô quá con sẽ quên hẳn hình bóng thân yêu của mẹ con”. Thế là cuối cùng “Châu cũng về hiệp phố” vì nếu bé…. không nói thế thì đã không thành….phim kịch.
- Ngay cảnh đầu tiên, khi bị quân Pháp truy bức tại… Vịnh Hạ Long, cụ Phan đã trốn chạy lên thuyền khi “bừng tỉnh” dậy thì thấy mình đang bị thương chân nằm….. trên bờ biển… Nhật Bản thay vì Trung Quốc như lịch sử đã ghi. Số cụ quả là…. may thật, may hơn các thuyền nhân Việt Nam nhiều.
- Các tài tử Việt Nam nói tiếng Nhật rất giỏi nhưng sang tiếng Việt thì nghe chữ được chữ mất, lơ lớ…. phải xem phụ đề mới hiểu rõ được họ nói gì.
- v.v…..
Được
biết, phim kịch này được thực hiện nhân dịp Việt
Nam (hiện tại) và Nhật Bản kỷ niệm 40 năm ngày thiết
lập bang giao (21-9-1973 ~ 21-9/2013). Sự thực thì hai bên có
nói chuyện với nhau về việc bang giao vào tháng 9/1973,
nhưng đã không trao đổi đại sứ v.v… vì lúc đó Việt
Nam đòi hỏi Nhật phải bồi thường viện trợ và tình
trạng này cứ kéo dài cho đến sau ngày 30/4/75. Tưởng
cũng nên nhắc lại là, vì không có đại diện nên nhân
viên của sứ quán Cuba đã phải thay Việt Nam “tiếp
thu” lại tòa đại sứ Việt Nam Cộng Hòa sau khi Saigòn
đổi chủ. Vì thế nói là kỷ niệm 40 năm cũng đúng và
38 năm cũng… chả sai. Nói theo kiểu 40 năm chỉ là nói
cách cho… chẵn chòi vừa khít thôi.
Dù
sao đi nữa, phim kịch này cũng đã cho mọi người biết
thêm một chi tiết lịch sử giữa Nhật Bản và Việt Nam
mà mãi gần 100 năm sau mọi người mới biết. Điều quan
trọng ở đây là ai xem vở kịch này cũng cảm thấy thỏa
mãn, vì vai chính là cụ Phan, một người mà tất cả
người Việt đều kính trọng, chứ không phải là một
nhân vật nào khác mà cứ nghe đến tên là có người nổi
cơn điên, và có kẻ lại tôn vinh bái lạy.
“Dogeza”
““Dogeza”
có nghĩa là quì bằng 2 chân gập đầu xuống để xin lỗi
khi đã làm một điều gì lầm lỗi hay khi phải yêu cầu,
van xin khẩn thiết một điều gì. Xin kể một câu chuyện
“dogeza” quá độ.
Vào
đầu tháng 9 vừa qua, tại tiệm quần áo Shimura ở
Sapporo đã có một chuyện khá kỳ cục. Có một bà (43
tuổi) mua một khăn tắm, về nhà thấy bị thủng lỗ,
đem món hàng trả lại và lẽ dĩ nhiên, nhân viên bán
hàng xin lỗi và hoàn lại tiền. Nhưng chuyện lại không
dừng ở đó, bà này bắt tiệm phải trả tiền xe và
“thời gian” vì bà đã mất thời giờ phải mang hàng
trả lại, yêu cầu này thì đúng là “diễu dở” nên
tiệm từ chối. Bà nổi cơn thịnh nộ: bắt 2 nhân viên
bán hàng phải “Dogeza”. Muốn cho qua chuyện, 2 nhân viên
này cũng đành phải làm theo, và bà đã dùng điện thoại
cầm tay chụp cảnh “dogeza”... làm kỷ niệm. Chưa hết,
bà còn bắt 2 nhân viên này viết.... giấy hứa là sẽ...
tới tận nhà để xin lỗi một lần nữa. 2 người này
cũng.... đồng ý luôn.
Lại
chưa hết, vài hôm sau trên Twister bà lại khoe khoang hành
động mà tiếng Việt Nam thời này gọi là “kém văn
hóa”, kèm theo bức hình và tên của 2 nhân viên tiệm.
Thế là bị thiên hạ sỉ vả....tới tấp và tới tấp.
Chịu không thấu, vài ngày sau bà lấy bức hình xuống
nhưng chuyện đã tới tai tiệm quần áo. Cảm thấy bị
sỉ nhục, cả 2 nhân viên “bị nêu tên” đã ra trình
báo cảnh sát và ngày 7 tháng 10 thì bà này bị cảnh sát
bắt về tội danh “bắt người khác làm chuyện vô lý”.
Bà này nhận là có yêu cầu “dogeza” và bắt viết “lời
hứa” nhưng không nhận đây là hành động “bắt người
khác làm chuyện vô lý”.
Sau
vài ngày nằm khám, ngày 25/10 tòa Sapporo đã bắt bà bồi
thường cho 2 nhân viên 300,000 yen vì tội danh “sỉ nhục”
thay vì tội danh “bắt người khác làm chuyện vô lý”
vì bà này đã.... trăm ngàn hối hận. Ngoài ra tòa còn
phán: “hình ảnh đã phóng đi
thì không bao giờ trở lại được, hành động này sẽ
làm .... nhiều người bắt chước”. Mà
thật là như thế, mới đây tại tỉnh Shiga, cũng có một
bà mẹ (41 tuổi) vì nghĩ là con bị ăn hiếp, đã điện
thoại tới trường dọa: “tao sẽ
đem dao tới chỗ mấy đứa ăn hiếp con gái tao”.
Thầy chủ nhiệm và cô giáo của lớp vội tới tận nhà
tỏ bày, nhưng bị bà này chận lại ngay gần bãi đậu
xe gần nhà, rồi dùng nạng“phang” luôn vào tay, vào
chân 2 giáo viên này làm bị thương chút đỉnh, lại còn
bắt 2 người này “dozage” nữa. Lẽ dĩ nhiên bà này
cũng... xộ khám hôm 22 tháng 10.
Lâu
nay ta vẫn thấy là người Nhật có tính chịu đựng cao
và thường hay cúi đầu xin lỗi, hành động vừa biểu
lộ sự nhẫn nại vừa biểu hiện sự kính trọng, nhưng
đến nước này thì quả tình chỉ có thể có.... trong
phim ảnh. Giả sử nếu không có màn đưa lên Twister, có
kể chắc cũng không ai tin và 2 nhân viên kia cứ tiếp tục
lặng lẽ phải “dogeza” dài dài vì cứ tưởng thế là
qúy trọng khách vì khách hàng là thượng đế. Người
Nhật.... hiền thật.
Có
một điều đáng nói ở đây là khi bản tin được đưa
lên (trước khi tin cảnh sát bắt), trong số những phê
bình có cả lời phê bình của tờ Hoàn Cầu Trung Quốc.
Tờ này phán là: một hành động quá đáng, nhẫn tâm....
thế cũng được đi, có điều là tờ này còn phê thêm
“Đúng là Nhật Bản đang.... âm mưu trở lại tinh thần
quân phiệt” Nghe tự nhiên muốn buột miệng chửi thề.
Xin
hẹn kỳ sau.
Vũ
Đăng Khuê
-------------------------------------------------------------------
*
Trích trong “Thư Thanh Lan viết từ Tokyo”. Nếu muốn
biết thêm chi tiết xin quí độc giả theo dõi theo link
dưới đây:
http://www.mautam.net/forum/viewtopic.php?t=169764
http://www.mautam.net/forum/viewtopic.php?t=169764