Theo Bộ Giao thông Đài Loan, cầu tàu mới trên đảo Ba Bình sẽ có khả năng tiếp nhận các chiến hạm lớn hơn và sẽ góp phần vào nhiệm vụ bảo vệ ngư dân Đài Loan đánh bắt cá trong vùng.
Hiện giờ, các tàu lớn của Đài Loan chỉ có thể thả neo ở ngoài khơi gần bờ biển và phải dùng các tàu nhỏ hơn đi vào cầu tàu để bốc dỡ hàng hóa, vật liệu. Vấn đề này sẽ được giải quyết với cầu tàu mới, vì cảng sẽ được nạo vét sâu hơn. Phi đạo trên đảo này cũng sẽ được tu bổ : Cải tạo hệ thống thoát nước mưa, lắp thêm đèn. . .
Đảo Ba Bình, Trường Sa, nằm cách thành phố cảng Cao Hùng miền nam Đài Loan đến 1.600 km, hiện do chính quyền Đài Bắc chiếm đóng, mặc dù đối với Hà Nội, toàn bộ quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Trên đảo này, hiện không có thường dân, mà chỉ có lực lượng tuần duyên Đài Loan trú đóng.
Bất chấp phản đối của Việt Nam, vào giữa năm 2006, Đài Bắc đã xây một phi đạo dài 1.150m trên đảo Ba Bình. Đầu năm nay, Đài Loan cũng tuyên bố sẽ tiến hành kế hoạch thăm dò dầu khí tại vùng biển xung quanh đảo Ba Bình. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam đã kịch liệt phản đối kế hoạch này.
Hiện giờ, các tàu lớn của Đài Loan chỉ có thể thả neo ở ngoài khơi gần bờ biển và phải dùng các tàu nhỏ hơn đi vào cầu tàu để bốc dỡ hàng hóa, vật liệu. Vấn đề này sẽ được giải quyết với cầu tàu mới, vì cảng sẽ được nạo vét sâu hơn. Phi đạo trên đảo này cũng sẽ được tu bổ : Cải tạo hệ thống thoát nước mưa, lắp thêm đèn. . .
Đảo Ba Bình, Trường Sa, nằm cách thành phố cảng Cao Hùng miền nam Đài Loan đến 1.600 km, hiện do chính quyền Đài Bắc chiếm đóng, mặc dù đối với Hà Nội, toàn bộ quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Trên đảo này, hiện không có thường dân, mà chỉ có lực lượng tuần duyên Đài Loan trú đóng.
Bất chấp phản đối của Việt Nam, vào giữa năm 2006, Đài Bắc đã xây một phi đạo dài 1.150m trên đảo Ba Bình. Đầu năm nay, Đài Loan cũng tuyên bố sẽ tiến hành kế hoạch thăm dò dầu khí tại vùng biển xung quanh đảo Ba Bình. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam đã kịch liệt phản đối kế hoạch này.