Trước mắt, tòa án Augsbourg ở miền nam nước Đức không bình luận về tin vừa được tuần báo Focus tiết lộ trong ấn bản đề ngày 03/11/2013. Theo thẩm định của tờ báo, trị giá "kho tàng" vừa được phát hiện có thể lên tới 1 tỷ euro. Đó là những tác phẩm của các danh họa nổi tiếng nhất trong thế kỷ XX. Bên cạnh những tên tuổi như Matisse hay Chagall, Picasso, còn phải kể đến những nghệ sĩ bậc thầy của làng hội họa Đức như Emile Nolde, Franz Marc, Max Beckermann hay Max Liebermann.
Toàn bộ 1.500 bức tranh nói trên đã được tìm thấy trong một căn hộ của một cụ già đã ngoài tám mươi. Có nhiều khả năng, thân phụ của vị chủ căn hộ này sinh thời là một nhà sưu tập tranh người Đức, Hildebrand Gurlitt. Ông đã từng mua lại những tác phẩm đó trong khoảng thời gian từ những năm 1930 đến 1940. Đó có thể là những bức tranh mà quân Đức Quốc Xã tịch thu của người Do Thái, hoặc cũng có thể là người Do Thái đã bán, trước khi chạy trốn khỏi nanh vuốt của chế độ Hitler.
Về thân thế nhà sưu tập Gurlitt, thoạt đầu, nhân vật này không được chính quyền Đức Quốc Xã trọng dụng, bởi ông có một chút dòng máu Do Thái. Thế nhưng, ông là người rất am hiểu về nghệ thuật và đã khai thác yếu tố đó để trở thành một cố vấn không thể thiếu của chế độ Đức Quốc Xã : Hildebrand Gurlitt đã giúp chính quyền Đức Quốc Xã tuôn ra thị trường những tác phẩm hội họa giá trị nhất để tài trợ cho chính sách của Hitler.
Gurlitt qua đời năm 1956 vì tai nạn xe cộ. Toàn bộ gia tài để lại cho người con trai là Cornelius Gurlitt. Câu hỏi đang đặt ra là tại sao những tác phẩm này đã được phát hiện từ năm 2011, nhưng mãi tới nay, chính quyền Đức vẫn chưa tiết lộ thông tin này.
Toàn bộ 1.500 bức tranh nói trên đã được tìm thấy trong một căn hộ của một cụ già đã ngoài tám mươi. Có nhiều khả năng, thân phụ của vị chủ căn hộ này sinh thời là một nhà sưu tập tranh người Đức, Hildebrand Gurlitt. Ông đã từng mua lại những tác phẩm đó trong khoảng thời gian từ những năm 1930 đến 1940. Đó có thể là những bức tranh mà quân Đức Quốc Xã tịch thu của người Do Thái, hoặc cũng có thể là người Do Thái đã bán, trước khi chạy trốn khỏi nanh vuốt của chế độ Hitler.
Về thân thế nhà sưu tập Gurlitt, thoạt đầu, nhân vật này không được chính quyền Đức Quốc Xã trọng dụng, bởi ông có một chút dòng máu Do Thái. Thế nhưng, ông là người rất am hiểu về nghệ thuật và đã khai thác yếu tố đó để trở thành một cố vấn không thể thiếu của chế độ Đức Quốc Xã : Hildebrand Gurlitt đã giúp chính quyền Đức Quốc Xã tuôn ra thị trường những tác phẩm hội họa giá trị nhất để tài trợ cho chính sách của Hitler.
Gurlitt qua đời năm 1956 vì tai nạn xe cộ. Toàn bộ gia tài để lại cho người con trai là Cornelius Gurlitt. Câu hỏi đang đặt ra là tại sao những tác phẩm này đã được phát hiện từ năm 2011, nhưng mãi tới nay, chính quyền Đức vẫn chưa tiết lộ thông tin này.