Sau hai kỳ Hội nghị trung ương để ổn định nhân sự và chuyển giao quyền hành, ban lãnh đạo mới của đảng Cộng sản Trung Quốc mở Hội nghị trung ương 3 đặt trọng tâm cải cách nền kinh tế, sau hơn ba mươi năm phát triển theo đường lối mở cửa của Đặng Tiểu Bình (1978).
Hội nghị chưa diễn ra, nhưng ngay từ lúc này, báo chí chính thức Trung Quốc đã liên tục đăng tải các mục tiêu đề ra trong cuộc họp kéo dài 4 ngày của 376 ủy viên trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc. Tân Hoa Xã khẳng định Hội nghị « là một bước ngoặt, bởi nhiều quyết định triệt để về đường lối kinh tế sẽ được đưa ra ».
Người ta cũng đã mường tượng ra các quyết sách kinh tế lớn đó qua lời các giáo sư lý luận của đảng Cộng sản Trung Quốc được báo chí chính thức này trích dẫn : Về cơ bản, đó là mở rộng thêm phạm vi hành động cho kinh tế thị trường, nhưng không làm suy yếu vai trò của đảng độc quyền. Còn nếu có cải cách chính trị thì mục đích vẫn là « củng cố chứ không phải là làm giảm đi quyền lực của Đảng ». Một cố vấn của chính phủ được tờ China Daily trích dẫn thì nói, Hội nghị trung ương 3 sẽ dọn đường cho sự « phát triển kinh tế bền vững hơn thông qua các cải cách sâu rộng chưa từng có ».
Tuy nhiên dưới con mắt của các chuyên gia kinh tế Trung Quốc thì cũng không có gì quá kỳ vọng vào kỳ Hội nghị trung ương lần này có thể thay đổi được bộ mặt phát triển của Trung Quốc. Bà Yao Wei chuyên gia phân tích kinh tế của ngân hàng Société Général chi nhánh tại Hồng Kông nhận định, « Hội nghị trung ương 3 chắc chắn vẫn khẳng định lại quyết tâm của Bắc Kinh muốn đẩy mạnh phát triển. Nhưng không nên hy vọng gì ngoài một lộ trình cùng với vô số mốc thời gian ».
Cùng chung với quan điểm hoài nghi nói trên, giáo sư ngành tài chính đại học Bắc Kinh Thái Hồng Tân (Cai Hongbin) cũng cho rằng sẽ có một vài đường hướng về các vấn đề như bảo hiểm xã hội, thuế khóa, hay cải cách thị trường tài chính, nhưng không hy vọng Hội nghị sẽ đưa ra những biện pháp mang lại những thay đổi căn bản cho phát triển kinh tế của Trung Quốc.
Theo chuyên gia Thái Hồng Tân, Đảng có lẽ sẽ phải có những quyết định cứu các chính quyền địa phương, hiện đang lâm vào nợ nần chồng chất vì nhiều năm lao vào cuộc đua xây dựng cơ bản vô tổ chức. Ngoài ra, một số chủ đề quan trọng khác mà Hội nghị trung ương sẽ phải bàn đến, đó là tương lai của các tập đoàn khổng lồ của Nhà nước. Từ lâu nay được sự ưu đãi đặc biệt của chính phủ, các ông lớn của nền kinh tế đó vẫn ngạo nghễ đè bẹp các khu vực kinh tế khác của Trung Quốc.
Các chuyên gia kinh tế của phương Tây quan tâm đến Trung Quốc như ôgn Mark Williams và Julian Evans-Pritchard thuộc văn phòng Capital Economics có trụ sở tại Luân Đôn đều có chung một nhận xét : « Mọi cải cách sẽ vấp phải sức kháng cự quyết liệt của những đối tượng có liên quan, và sẽ cực kỳ khó khăn để áp dụng bởi mối liên hệ rất giữa các tập đoàn Nhà nước với chính quyền địa phương và các ngân hàng đã trở nên rất chặt chẽ ».
Sau hơn ba thập kỷ mở cửa phát triển, Trung Quốc đã trở thành nền kinh tế thứ 2 thế giới. Cũng chính trong thành công đó đã làm nảy sinh nhiều vấn đề lớn như ô nhiễm môi trường không kiểm soát nổi, hố sâu ngăn cách giàu nghèo ngày càng tăng, chính sách sở hữu đất đai mâu thuẫn với chủ trương phát triển, xung đột sắc tộc ngày càng trầm trọng… Những vấn đề đó đang hối thúc đảng Cộng sản Trung Quốc phải có những thay đổi về mô hình phát triển kinh tế xã hội.
Đó cũng là lý do vì sao dư luận trong nước cũng như giới quan sát nước ngoài quan tâm nhiều đến Hội nghị trung ương 3 lần này của đảng Cộng sản Trung Quốc, nhưng cũng không mấy kỳ vọng vào một cuộc cải cách sâu rộng thực sự. Theo các nhà phân tích của Bank of America Merrill Lynch, nếu ban lãnh đạo mới có đề ra một chương trình cải cách gọi là đầy đủ thì cũng phải thêm vài năm nữa, « khi mà ban lãnh đạo này đã củng cố vững chắc quyền lực và quy tụ thêm sự ủng hộ » trong Đảng.
Hội nghị chưa diễn ra, nhưng ngay từ lúc này, báo chí chính thức Trung Quốc đã liên tục đăng tải các mục tiêu đề ra trong cuộc họp kéo dài 4 ngày của 376 ủy viên trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc. Tân Hoa Xã khẳng định Hội nghị « là một bước ngoặt, bởi nhiều quyết định triệt để về đường lối kinh tế sẽ được đưa ra ».
Người ta cũng đã mường tượng ra các quyết sách kinh tế lớn đó qua lời các giáo sư lý luận của đảng Cộng sản Trung Quốc được báo chí chính thức này trích dẫn : Về cơ bản, đó là mở rộng thêm phạm vi hành động cho kinh tế thị trường, nhưng không làm suy yếu vai trò của đảng độc quyền. Còn nếu có cải cách chính trị thì mục đích vẫn là « củng cố chứ không phải là làm giảm đi quyền lực của Đảng ». Một cố vấn của chính phủ được tờ China Daily trích dẫn thì nói, Hội nghị trung ương 3 sẽ dọn đường cho sự « phát triển kinh tế bền vững hơn thông qua các cải cách sâu rộng chưa từng có ».
Tuy nhiên dưới con mắt của các chuyên gia kinh tế Trung Quốc thì cũng không có gì quá kỳ vọng vào kỳ Hội nghị trung ương lần này có thể thay đổi được bộ mặt phát triển của Trung Quốc. Bà Yao Wei chuyên gia phân tích kinh tế của ngân hàng Société Général chi nhánh tại Hồng Kông nhận định, « Hội nghị trung ương 3 chắc chắn vẫn khẳng định lại quyết tâm của Bắc Kinh muốn đẩy mạnh phát triển. Nhưng không nên hy vọng gì ngoài một lộ trình cùng với vô số mốc thời gian ».
Cùng chung với quan điểm hoài nghi nói trên, giáo sư ngành tài chính đại học Bắc Kinh Thái Hồng Tân (Cai Hongbin) cũng cho rằng sẽ có một vài đường hướng về các vấn đề như bảo hiểm xã hội, thuế khóa, hay cải cách thị trường tài chính, nhưng không hy vọng Hội nghị sẽ đưa ra những biện pháp mang lại những thay đổi căn bản cho phát triển kinh tế của Trung Quốc.
Theo chuyên gia Thái Hồng Tân, Đảng có lẽ sẽ phải có những quyết định cứu các chính quyền địa phương, hiện đang lâm vào nợ nần chồng chất vì nhiều năm lao vào cuộc đua xây dựng cơ bản vô tổ chức. Ngoài ra, một số chủ đề quan trọng khác mà Hội nghị trung ương sẽ phải bàn đến, đó là tương lai của các tập đoàn khổng lồ của Nhà nước. Từ lâu nay được sự ưu đãi đặc biệt của chính phủ, các ông lớn của nền kinh tế đó vẫn ngạo nghễ đè bẹp các khu vực kinh tế khác của Trung Quốc.
Các chuyên gia kinh tế của phương Tây quan tâm đến Trung Quốc như ôgn Mark Williams và Julian Evans-Pritchard thuộc văn phòng Capital Economics có trụ sở tại Luân Đôn đều có chung một nhận xét : « Mọi cải cách sẽ vấp phải sức kháng cự quyết liệt của những đối tượng có liên quan, và sẽ cực kỳ khó khăn để áp dụng bởi mối liên hệ rất giữa các tập đoàn Nhà nước với chính quyền địa phương và các ngân hàng đã trở nên rất chặt chẽ ».
Sau hơn ba thập kỷ mở cửa phát triển, Trung Quốc đã trở thành nền kinh tế thứ 2 thế giới. Cũng chính trong thành công đó đã làm nảy sinh nhiều vấn đề lớn như ô nhiễm môi trường không kiểm soát nổi, hố sâu ngăn cách giàu nghèo ngày càng tăng, chính sách sở hữu đất đai mâu thuẫn với chủ trương phát triển, xung đột sắc tộc ngày càng trầm trọng… Những vấn đề đó đang hối thúc đảng Cộng sản Trung Quốc phải có những thay đổi về mô hình phát triển kinh tế xã hội.
Đó cũng là lý do vì sao dư luận trong nước cũng như giới quan sát nước ngoài quan tâm nhiều đến Hội nghị trung ương 3 lần này của đảng Cộng sản Trung Quốc, nhưng cũng không mấy kỳ vọng vào một cuộc cải cách sâu rộng thực sự. Theo các nhà phân tích của Bank of America Merrill Lynch, nếu ban lãnh đạo mới có đề ra một chương trình cải cách gọi là đầy đủ thì cũng phải thêm vài năm nữa, « khi mà ban lãnh đạo này đã củng cố vững chắc quyền lực và quy tụ thêm sự ủng hộ » trong Đảng.