Chủ tòa phiên tòa, bà Lê Thị Hợp, tuyên bố ông Lê Quốc Quân phạm tội « trốn thuế ». Ngoài bản án tù, ông còn bị phạt số tiền tương đương 59.000 đô la. Theo cáo trạng, vị luật sư 42 tuổi bị buộc tội đã tìm cách trốn thuế 20.000 đô la cho công ty mà ông đã thành lập vào năm 2001.
Hàng mấy trăm người biểu tình đòi trả tự do cho nhà ly khai này đã bị ngăn cản không cho tham dự phiên tòa. AFP ghi nhận, đông đảo người ủng hộ, với các biểu ngữ như « Tự do cho Lê Quốc Quân » đã bị hàng rào an ninh dày đặc ngăn chận tại các nẻo đường, trong không khí căng thẳng.
Một số nhà báo trong đó có phóng viên AFP được phép vào tòa án để theo dõi phiên xử trên màn hình ở phòng bên cạnh, mà âm thanh có thể bị cắt khi có những lời tuyên bố nhạy cảm. Ngược lại, phóng viên AFP bị công an mặc thường phục buộc phải rời đám đông biểu tình. Nhiều người ủng hộ luật sư Lê Quốc Quân cho biết họ bị ngăn cản không cho ra khỏi nhà để đến tòa án.
Tổ chức bảo vệ nhân quyền Human Rights Watch tố cáo đây là một vụ án chính trị: “Chính quyền Việt Nam tỏ ra quá lo lắng về vị trí của mình trong xã hội đến mức phản ứng bằng việc tìm cách bịt miệng và bỏ tù hết nhà bất đồng chính kiến này đến nhà bất đồng chính kiến khác". HRW kêu gọi trả tự do cho luật sư Lê Quốc Quân. Nhà ly khai người Công giáo này được nhiều người biết đến với những bài viết trên internet chống lại những vụ vi phạm nhân quyền, tự do tín ngưỡng và tình trạng độc đảng.
Theo các tổ chức nhân quyền, Việt Nam hiện có hàng trăm tù nhân chính trị, và kể từ đầu năm đến nay đã có ít nhất 46 nhà tranh đấu bị bắt giam. Hoa Kỳ cho rằng có 120 tù chính trị tại Việt Nam. Hà Nội cũng chỉ đứng sau Bắc Kinh về số blogger bị giam cầm, theo tổ chức Phóng viên Không biên giới.
Hàng mấy trăm người biểu tình đòi trả tự do cho nhà ly khai này đã bị ngăn cản không cho tham dự phiên tòa. AFP ghi nhận, đông đảo người ủng hộ, với các biểu ngữ như « Tự do cho Lê Quốc Quân » đã bị hàng rào an ninh dày đặc ngăn chận tại các nẻo đường, trong không khí căng thẳng.
Một số nhà báo trong đó có phóng viên AFP được phép vào tòa án để theo dõi phiên xử trên màn hình ở phòng bên cạnh, mà âm thanh có thể bị cắt khi có những lời tuyên bố nhạy cảm. Ngược lại, phóng viên AFP bị công an mặc thường phục buộc phải rời đám đông biểu tình. Nhiều người ủng hộ luật sư Lê Quốc Quân cho biết họ bị ngăn cản không cho ra khỏi nhà để đến tòa án.
Tổ chức bảo vệ nhân quyền Human Rights Watch tố cáo đây là một vụ án chính trị: “Chính quyền Việt Nam tỏ ra quá lo lắng về vị trí của mình trong xã hội đến mức phản ứng bằng việc tìm cách bịt miệng và bỏ tù hết nhà bất đồng chính kiến này đến nhà bất đồng chính kiến khác". HRW kêu gọi trả tự do cho luật sư Lê Quốc Quân. Nhà ly khai người Công giáo này được nhiều người biết đến với những bài viết trên internet chống lại những vụ vi phạm nhân quyền, tự do tín ngưỡng và tình trạng độc đảng.
Theo các tổ chức nhân quyền, Việt Nam hiện có hàng trăm tù nhân chính trị, và kể từ đầu năm đến nay đã có ít nhất 46 nhà tranh đấu bị bắt giam. Hoa Kỳ cho rằng có 120 tù chính trị tại Việt Nam. Hà Nội cũng chỉ đứng sau Bắc Kinh về số blogger bị giam cầm, theo tổ chức Phóng viên Không biên giới.