Phái đoàn của Tổ chức cấm vũ khí hóa học bao gồm khoảng hai chục chuyên gia, có nhiệm vụ kiểm kê hệ thống vũ khí hóa học và giám sát việc tiêu hủy. Các kho chứa vũ khí hóa học của Syria nằm tại 45 địa điểm khác nhau.
Các chuyên gia có nhiệm vụ tiêu hủy toàn bộ hệ thống vũ khí này, từ nay đến giữa năm 2014.
Đây là kết quả của thỏa thuận ngày 14/09 được ký kết giữa Mỹ và Nga tại Geneve, Thụy Sĩ và cũng nhờ có thỏa thuận này mà Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc vào tuần trước đã thông qua được một nghị quyết về hồ sơ này. Đồng thời, chính quyền Syria cũng cam kết tham gia Công ước cấm vũ khí hóa học.
Hôm qua, một phái đoàn chuyên gia Liên Hiệp Quốc đã rời Damas. Nhiệm vụ của phái đoàn này là điều tra về những cáo buộc sử dụng vũ khí hóa học trong nhiều vụ tấn công tại Syria, đặc biệt là vụ ngày 21/08 ở ngoại ô Damas, làm khoảng 1500 người thiệt mạng, theo như thẩm định của Hoa Kỳ.
Chính vụ tấn công ngày 21/08 đã làm dấy lên phản ứng mạnh mẽ của phương Tây, thúc đẩy nhanh tiến trình tiêu hủy hệ thống vũ khí hóa học của Syria.
Các chuyên gia có nhiệm vụ tiêu hủy toàn bộ hệ thống vũ khí này, từ nay đến giữa năm 2014.
Đây là kết quả của thỏa thuận ngày 14/09 được ký kết giữa Mỹ và Nga tại Geneve, Thụy Sĩ và cũng nhờ có thỏa thuận này mà Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc vào tuần trước đã thông qua được một nghị quyết về hồ sơ này. Đồng thời, chính quyền Syria cũng cam kết tham gia Công ước cấm vũ khí hóa học.
Hôm qua, một phái đoàn chuyên gia Liên Hiệp Quốc đã rời Damas. Nhiệm vụ của phái đoàn này là điều tra về những cáo buộc sử dụng vũ khí hóa học trong nhiều vụ tấn công tại Syria, đặc biệt là vụ ngày 21/08 ở ngoại ô Damas, làm khoảng 1500 người thiệt mạng, theo như thẩm định của Hoa Kỳ.
Chính vụ tấn công ngày 21/08 đã làm dấy lên phản ứng mạnh mẽ của phương Tây, thúc đẩy nhanh tiến trình tiêu hủy hệ thống vũ khí hóa học của Syria.