Trung Quốc có ngán máy in 3D ?


Trong khi thế giới hào hứng với những gì Máy In 3D mang lại, từ việc chế ra súng, đồ chơi đến sản xuất thực phẩm chỉ với một cú click chuột, liệu Trung Quốc có lo mất vị thế “công xưởng thế giới”?


Du khách tham quan các sản phẩm được chế tạo bằng máy in 3D của Stratasys tại triển lãm 3D và thực thể ảo ở Tokyo, Nhật Bản ngày 21.6 - Ảnh: Bloomberg
Máy in 3D cho phép mọi người có thể chế tạo ra đủ thứ tại nhà, từ đồ chơi, chân tay giả, đến cả phụ tùng động cơ phản lực, theo Bloomberg.
Chiếc máy kỳ diệu này đang được giới công nghệ thế giới nói đến nhiều, và có thể nói máy in 3D đang tác động đến nền sản xuất toàn cầu và nước nằm trong tầm quan tâm là Trung Quốc.
Máy hoạt động như máy in phun bình thường, chúng tạo nên đồ vật bằng cách phun từng lớp vật liệu chồng lên nhau, theo khuôn mẫu đã được máy tính định ra.
Máy in 3D giúp cho việc sản xuất hàng hóa với quy mô nhỏ mà không cần phải đặt các nhà máy sản xuất đại trà.
Năm 2012, doanh thu từ máy in 3D lên đến 2,2 tỉ USD và dự kiến tăng trưởng 28% năm nay.
Tạp chí Harvard Business Review hồi tháng 3.2013 đã nhận xét rằng với sự phát triển ồ ạt của máy in 3D, Trung Quốc sẽ phải từ bỏ vị trí quyền lực của thế giới về sản xuất hàng loạt. Tuy nhiên Terry Gou, tổng giám đốc Foxconn (Đài Loan), tập đoàn gia công chủ yêu các sản phẩm của Apple, có cả triệu công nhân ở Trung Quốc, thì xem máy in 3D chỉ là “trò quảng cáo”.
Dĩ nhiên những ngành sản xuất đại trà ở Trung Quốc, Hàn Quốc hay Đài Loan không phải ra đi vì máy in 3D, mà “chiếc bánh vẫn còn lớn”, theo nhận xét của Scott Crump, nhà sản xuất máy in 3D Stratasys.
Theo ông Crump, doanh nghiệp sản xuất ở Trung Quốc chưa phải lo nhiều về sự cạnh tranh của máy in 3D, ít nhất là hiện tại.
Nhưng ông cho rằng đang có sự dịch chuyển lớn tại Mỹ và nhiều nơi khác khi đưa một số ngành sản xuất về nước với sự trợ giúp của máy in 3D.
Các chuyên gia cũng cho rằng giới chủ Trung Quốc có thể có lợi khi áp dụng công nghệ in 3D vào sản xuất, vì chúng giải quyết được vấn đề giá nhân công đang tăng cao, qua đó giảm giá thành.

Một phụ tùng của động cơ tên lửa do NASA chế tạo bằng máy in 3D: bên trái là mới chế tạo xong (mất 40 giờ), và bên phải là sau khi đánh bóng hoàn thiện. Nếu sản xuất bình thường thì phải mất nhiều tháng để hàn các phần với nhau - Ảnh: NASA

Thử nghiệm động cơ tên lửa được sản xuất bằng máy in 3D, ngày 22.8 - Ảnh: NASA
Anh Sơn


 

Random Posts

Category

  • ( 8 )
  • ( 1 )
  • ( 2 )
  • ( 1 )
  • ( 1 )
  • ( 18 )
  • ( 8 )
  • ( 50 )
  • ( 40 )
  • ( 7 )
  • ( 5 )
  • ( 2 )
  • ( 2 )
  • ( 1 )
  • ( 5 )
  • ( 6 )
  • ( 1 )
  • ( 51 )
  • ( 1 )
  • ( 11 )
  • ( 5 )
  • ( 3 )
  • ( 1 )
  • ( 1 )
  • ( 154 )
  • ( 3 )
  • ( 7 )
  • ( 3 )
  • ( 1 )
  • ( 1 )
  • ( 5 )
  • ( 5 )
  • ( 2 )
  • ( 7 )
  • ( 3 )
  • ( 3 )
  • ( 1 )
  • ( 28 )
  • ( 160 )
  • ( 4 )
  • ( 17 )
  • ( 1 )
  • ( 101 )
  • ( 2 )
  • ( 5 )
  • ( 1 )
  • ( 1 )
  • ( 6 )
  • ( 4 )
  • ( 1 )
  • ( 28 )
  • ( 1 )
  • ( 5 )
  • ( 57 )
  • ( 2 )
  • ( 6 )
  • ( 2 )
  • ( 81 )
  • ( 2 )
  • ( 4 )
  • ( 1 )
  • ( 29 )
  • ( 2 )
  • ( 27 )
  • ( 2 )
  • ( 2 )
  • ( 4 )
  • ( 1 )
  • ( 21 )
  • ( 1 )
  • ( 3 )
  • ( 1 )
  • ( 118 )
  • ( 16 )
  • ( 5 )
  • ( 2 )
  • ( 2 )
  • ( 5 )
  • ( 3 )
  • ( 19 )
  • ( 1 )
  • ( 2 )
  • ( 1 )
  • ( 2 )
  • ( 3 )
  • ( 30 )
  • ( 248 )
  • ( 1 )
  • ( 2 )
  • ( 125 )
  • ( 586 )
  • ( 1534 )
  • ( 30 )
  • ( 5 )
  • ( 7 )
  • ( 1 )
  • ( 224 )
  • ( 11 )
  • ( 1 )
  • ( 33 )
  • ( 6 )
  • ( 6 )
  • ( 16 )
  • ( 5 )
  • ( 3 )
  • ( 8 )
  • ( 222 )
  • ( 2 )
  • ( 1 )
  • ( 1 )
  • ( 35 )
  • ( 5 )
  • ( 21 )

Recent Comments

About Template

Return to top of page Copyright © 2010 | Flash News Converted into Blogger Template by HackTutors