Ông Tập Cận Bình được tiếp đón trọng thể chiều nay tại Jakarta với hàng quân danh dự. Theo báo chí Indonesia, ông sẽ ký kết các hiệp định hợp tác và thương mại có giá trị 20 tỉ đô la.
Với các hợp đồng chủ yếu trong lãnh vực hầm mỏ, Bắc Kinh có thể hài lòng khi đảm bảo được nhu cầu khổng lồ về nguyên vật liệu vốn rất phong phú ở Indonesia. Nhưng Trung Quốc còn muốn chiếm lĩnh thị trường đang phát triển rất nhanh này. Indonesia là nước đông dân thứ tư thế giới với 240 triệu dân với mức tăng trưởng thuộc loại mạnh mẽ và bền bỉ nhất trong số các quốc gia mới nổi, khoảng 6% một năm.
Ngày mai, ông Tập Cận Bình sẽ trở thành người ngoại quốc đầu tiên phát biểu trước Quốc hội Indonesia, dấu hiệu cho thấy chính phủ nước này rất coi trọng chuyến công du của Chủ tịch Trung Quốc, đối tác thương mại đứng thứ nhì của Jakarta chỉ sau Nhật Bản. Indonesia xuất khẩu rất nhiều than đá sang Trung Quốc, và trao đổi thương mại giữa hai nước đã tăng vọt từ 16,5 tỉ đô la năm 2005 lên 66,2 tỉ đô la năm ngoái.
Tập Cận Bình tuyên bố khi vừa đến Jakarta: “Indonesia đã có được những tiến bộ ấn tượng về công cuộc phát triển, đồng thời tăng cường vị trí quốc tế, khiến từ nay đóng được một vai trò quan trọng trên sân khấu chính trị toàn cầu”.
Hãng tin Pháp AFP ghi nhận, ngoài lãnh vực kinh tế, Chủ tịch Trung Quốc cũng sẽ đề cập đến vấn đề tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông. Jakarta thường là nhà trung gian hòa giải giữa các nước Đông Nam Á với Bắc Kinh – vốn đang yêu sách chủ quyền trên hầu như toàn bộ Biển Đông.
Bắc Kinh muốn thảo luận vấn đề này qua các cuộc tiếp xúc song phương, mà theo các nhà quan sát là nhằm lợi dụng lợi thế siêu quyền lực của mình để át giọng các nước nhỏ. Những quốc gia nhỏ bé hơn có liên quan như Việt Nam và Philippines mong muốn thảo luận đa phương thông qua Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tập hợp 10 nước trong khu vực trong đó Indonesia là thành viên.
Sau Indonesia, Tập Cận Bình sẽ sang thăm nước Malaysia láng giềng, trước khi đến đảo Bali để dự hội nghị thượng đỉnh APEC sẽ khai mạc vào thứ Hai 7/10 tới, với sự tham dự của 21 quốc gia châu Á – Thái Bình Dương.
Với các hợp đồng chủ yếu trong lãnh vực hầm mỏ, Bắc Kinh có thể hài lòng khi đảm bảo được nhu cầu khổng lồ về nguyên vật liệu vốn rất phong phú ở Indonesia. Nhưng Trung Quốc còn muốn chiếm lĩnh thị trường đang phát triển rất nhanh này. Indonesia là nước đông dân thứ tư thế giới với 240 triệu dân với mức tăng trưởng thuộc loại mạnh mẽ và bền bỉ nhất trong số các quốc gia mới nổi, khoảng 6% một năm.
Ngày mai, ông Tập Cận Bình sẽ trở thành người ngoại quốc đầu tiên phát biểu trước Quốc hội Indonesia, dấu hiệu cho thấy chính phủ nước này rất coi trọng chuyến công du của Chủ tịch Trung Quốc, đối tác thương mại đứng thứ nhì của Jakarta chỉ sau Nhật Bản. Indonesia xuất khẩu rất nhiều than đá sang Trung Quốc, và trao đổi thương mại giữa hai nước đã tăng vọt từ 16,5 tỉ đô la năm 2005 lên 66,2 tỉ đô la năm ngoái.
Tập Cận Bình tuyên bố khi vừa đến Jakarta: “Indonesia đã có được những tiến bộ ấn tượng về công cuộc phát triển, đồng thời tăng cường vị trí quốc tế, khiến từ nay đóng được một vai trò quan trọng trên sân khấu chính trị toàn cầu”.
Hãng tin Pháp AFP ghi nhận, ngoài lãnh vực kinh tế, Chủ tịch Trung Quốc cũng sẽ đề cập đến vấn đề tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông. Jakarta thường là nhà trung gian hòa giải giữa các nước Đông Nam Á với Bắc Kinh – vốn đang yêu sách chủ quyền trên hầu như toàn bộ Biển Đông.
Bắc Kinh muốn thảo luận vấn đề này qua các cuộc tiếp xúc song phương, mà theo các nhà quan sát là nhằm lợi dụng lợi thế siêu quyền lực của mình để át giọng các nước nhỏ. Những quốc gia nhỏ bé hơn có liên quan như Việt Nam và Philippines mong muốn thảo luận đa phương thông qua Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tập hợp 10 nước trong khu vực trong đó Indonesia là thành viên.
Sau Indonesia, Tập Cận Bình sẽ sang thăm nước Malaysia láng giềng, trước khi đến đảo Bali để dự hội nghị thượng đỉnh APEC sẽ khai mạc vào thứ Hai 7/10 tới, với sự tham dự của 21 quốc gia châu Á – Thái Bình Dương.