Tòa án Quốc gia Tây ban Nha đặc trách điều tra các vụ thãm sát tập thể cho biết đơn khiếu nại của Hội đồng Ủng hộ Tây Tạng CAT đã được chấp thuận và từ nay Tòa án sẽ xem xét trường hợp của Hồ Cẩm Đào, chủ tịch Trung Quốc cho đến tháng 11 năm 2012.
Đơn kiện của Hội đồng Ủng hộ Tây tạng nhắm vào 7 lãnh tụ Trung Quốc trong đó có cựu chủ tịch Giang Trạch Dân, cựu thủ tướng Lý Bằng về tội ác « diệt chủng, tội ác chống nhân loại, tra tấn và khủng bố dân Tây Tạng trong hai thập niên 1980 và 1990.
Tháng sáu năm nay, thẩm phán điều tra Ismael Moreno từ chối đưa Hồ Cẩm Đào vào danh sách, nhưng cuối cùng Tòa án Quốc gia cho rằng Hội đồng Ủng hộ Tây Tạng có lý vì « Hồ Cẩm Đào đã có thẩm quyền ra lệnh tiến hành các biện pháp đàn áp người Tây Tạng ». Mặt khác ông từng là lãnh đạo đảng Cộng sản tại Tây Tạng trong thời kỳ diễn ra các chiến dịch trấn áp.
Tòa án Quốc gia Tây Ban Nha còn nhắc lại nội dung một nghị quyết của Liên Hiệp Quốc xác nhận « chính quyền Trung Quốc đã quyết định tiến hành một loạt hành động nhằm loại trừ tính đặc thù và sự hiện hữu của nước Tây Tạng bằng lệnh thiết quân luật, cưỡng bách lưu đày, triệt sản phụ nữ, tra tấn người chống đối ».
Để biện minh thẩm quyền pháp lý về quyết định điều tra tội ác diệt chủng tại Tây Tạng, Tòa án Quốc gia Tây Ban Nha cho biết một trong những người đứng đơn kiện giới lãnh đạo Trung Quốc là một người Tây Tạng mang quốc tịch Tây Ban Nha, ông Thubten Wangchen, và tư pháp Trung Quốc cho đến nay không thỏa mãn thỉnh cầu của nguyên đơn.
Đơn kiện của Hội đồng Ủng hộ Tây tạng nhắm vào 7 lãnh tụ Trung Quốc trong đó có cựu chủ tịch Giang Trạch Dân, cựu thủ tướng Lý Bằng về tội ác « diệt chủng, tội ác chống nhân loại, tra tấn và khủng bố dân Tây Tạng trong hai thập niên 1980 và 1990.
Tháng sáu năm nay, thẩm phán điều tra Ismael Moreno từ chối đưa Hồ Cẩm Đào vào danh sách, nhưng cuối cùng Tòa án Quốc gia cho rằng Hội đồng Ủng hộ Tây Tạng có lý vì « Hồ Cẩm Đào đã có thẩm quyền ra lệnh tiến hành các biện pháp đàn áp người Tây Tạng ». Mặt khác ông từng là lãnh đạo đảng Cộng sản tại Tây Tạng trong thời kỳ diễn ra các chiến dịch trấn áp.
Tòa án Quốc gia Tây Ban Nha còn nhắc lại nội dung một nghị quyết của Liên Hiệp Quốc xác nhận « chính quyền Trung Quốc đã quyết định tiến hành một loạt hành động nhằm loại trừ tính đặc thù và sự hiện hữu của nước Tây Tạng bằng lệnh thiết quân luật, cưỡng bách lưu đày, triệt sản phụ nữ, tra tấn người chống đối ».
Để biện minh thẩm quyền pháp lý về quyết định điều tra tội ác diệt chủng tại Tây Tạng, Tòa án Quốc gia Tây Ban Nha cho biết một trong những người đứng đơn kiện giới lãnh đạo Trung Quốc là một người Tây Tạng mang quốc tịch Tây Ban Nha, ông Thubten Wangchen, và tư pháp Trung Quốc cho đến nay không thỏa mãn thỉnh cầu của nguyên đơn.