Tờ Global Times trích khẳng định của công an Kashgar, thành phố lớn thứ hai của Tân Cương nói rằng « các thế lực nước ngoài đã không ngừng xâm nhập vào thành phố và xúi giục dân chúng nghe theo các ý tưởng tôn giáo cực đoan thông qua internet », tạo nên « mối đe dọa nghiêm trọng cho đoàn kết các dân tộc và ổn định » tại Tân Cương.
Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ của Tân Cương, giáp giới các nước Trung Á, là đơn vị hành chánh cấp tỉnh lớn nhất Trung Quốc. Tại đây người thiểu số Duy Ngô Nhĩ theo Hồi giáo và nói tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, rất khó hòa hợp với nhiều triệu người Hán mới đến vùng này sinh sống trong những thập kỷ gần đây.
Theo Global Times, một nông dân ở Hòa Điền (Hotan), một thành phố lịch sử ở miền nam Kashgar đã tải trên 2 gigaoctet các sách cổ vũ cho việc Tân Cương ly khai. Các sách điện tử này sau đó đã được tham khảo 30.000 lần, tải về 14.000 lần và lưu lại 600 lần. Nông dân trên đã bị truy tố vì tội xúi giục ly khai.
China Daily dẫn một nhật báo ở Tân Cương cho biết, một học sinh trung học 17 tuổi đã tải xuống một lượng lớn video và tập tin âm thanh tuyên truyền Hồi giáo mang tính « cực đoan » để « phát triển ý thức tôn giáo nơi các bạn học ». Sau khi đưa lên mạng, các thông tin trên đã được xem trên 5.100 lần và tải về 1.201 lần. Học sinh này đã phạt 10 ngày tù giam, nhưng theo tờ báo thì do là vị thành niên nên sẽ tránh được hình phạt giam giữ.
Tại Trung Quốc, internet - phương tiện biểu thị duy nhất đối với dư luận còn mới mẻ của nước này - thường xuyên bị kiểm duyệt, và trong những tháng gần đây lại bị giám sát gắt gao hơn.
Trong đợt trấn áp từ ngày 26/6 đến 31/8, đã có 256 người bị câu lưu vì « tung tin đồn », và 139 người khác do phổ biến các ý tưởng tôn giáo « cực đoan » kêu gọi « thánh chiến ». Đa số những người bị câu lưu là các thanh niên không công ăn việc làm và ít học – theo như phía công an.
Sự kiện này diễn ra trước khi cuộc hành hương về thánh địa Mecca bắt đầu vào khoảng 13/10, trong đó gần 12.000 người Trung Quốc theo đạo Hồi sẽ tham gia.
Theo chính quyền, thì vụ tấn công bất ngờ của « bọn khủng bố » Duy Ngô Nhĩ vào Lukqun hôm 26/6 đã làm cho 35 người chết. Đây là vụ bạo động đẫm máu nhất kể từ năm 2009, khi xảy ra các vụ nổi dậy ở thủ phủ Urumqi làm cho 200 người thiệt mạng. Hai người trong số những người cầm đầu vụ này đã bị kết án tử hình vào tháng Chín.
Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ của Tân Cương, giáp giới các nước Trung Á, là đơn vị hành chánh cấp tỉnh lớn nhất Trung Quốc. Tại đây người thiểu số Duy Ngô Nhĩ theo Hồi giáo và nói tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, rất khó hòa hợp với nhiều triệu người Hán mới đến vùng này sinh sống trong những thập kỷ gần đây.
Theo Global Times, một nông dân ở Hòa Điền (Hotan), một thành phố lịch sử ở miền nam Kashgar đã tải trên 2 gigaoctet các sách cổ vũ cho việc Tân Cương ly khai. Các sách điện tử này sau đó đã được tham khảo 30.000 lần, tải về 14.000 lần và lưu lại 600 lần. Nông dân trên đã bị truy tố vì tội xúi giục ly khai.
China Daily dẫn một nhật báo ở Tân Cương cho biết, một học sinh trung học 17 tuổi đã tải xuống một lượng lớn video và tập tin âm thanh tuyên truyền Hồi giáo mang tính « cực đoan » để « phát triển ý thức tôn giáo nơi các bạn học ». Sau khi đưa lên mạng, các thông tin trên đã được xem trên 5.100 lần và tải về 1.201 lần. Học sinh này đã phạt 10 ngày tù giam, nhưng theo tờ báo thì do là vị thành niên nên sẽ tránh được hình phạt giam giữ.
Tại Trung Quốc, internet - phương tiện biểu thị duy nhất đối với dư luận còn mới mẻ của nước này - thường xuyên bị kiểm duyệt, và trong những tháng gần đây lại bị giám sát gắt gao hơn.
Trong đợt trấn áp từ ngày 26/6 đến 31/8, đã có 256 người bị câu lưu vì « tung tin đồn », và 139 người khác do phổ biến các ý tưởng tôn giáo « cực đoan » kêu gọi « thánh chiến ». Đa số những người bị câu lưu là các thanh niên không công ăn việc làm và ít học – theo như phía công an.
Sự kiện này diễn ra trước khi cuộc hành hương về thánh địa Mecca bắt đầu vào khoảng 13/10, trong đó gần 12.000 người Trung Quốc theo đạo Hồi sẽ tham gia.
Theo chính quyền, thì vụ tấn công bất ngờ của « bọn khủng bố » Duy Ngô Nhĩ vào Lukqun hôm 26/6 đã làm cho 35 người chết. Đây là vụ bạo động đẫm máu nhất kể từ năm 2009, khi xảy ra các vụ nổi dậy ở thủ phủ Urumqi làm cho 200 người thiệt mạng. Hai người trong số những người cầm đầu vụ này đã bị kết án tử hình vào tháng Chín.