Theo ghi nhận của AFP, những lời ca ngợi Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã tràn ngập không gian mạng ngay sau khi có tin ông qua đời tại Bệnh viện 108 vào hôm 04/10/2013. Thế nhưng, phóng viên của các phương tiện truyền thông Nhà nước lớn nhất lại không được quyền in ấn bất cứ điều gì về sự kiện cực kỳ trọng đại đó.
Phát biểu với hãng AFP, một biên tập viên tại một cơ quan thông tấn nhà nước hàng đầu ở Việt Nam đã không tránh khỏi bất mãn : « Đó là một điều quả thực là ngu xuẩn - Nhưng chúng tôi không thể làm những gì chúng tôi muốn làm. Có những thủ tục mà chúng tôi phải thuân thủ ». Nhân vật này cho biết thêm là các cơ quan báo chí phải chờ có thông báo chính thức, điều mà mãi đến hôm sau, thứ Bảy 05/10 mới được thực hiện.
Theo hãng AFP, một khoảng thời gian chậm trễ giữa cái chết của một nhân vật chính trị hàng đầu và bản thông báo chính thức về sự kiện đó là chuẩn mực thường thấy tại Việt Nam.
Thế nhưng hiện nay, với các tiến bộ về công nghệ thông tin, các phương tiện truyền thông xã hội đang ngày càng nhanh chóng lấp đầy khoảng trống mà các phương tiện truyền thông nhà nước bỏ ngỏ, bất chấp các cuộc đàn áp nhắm vào giới bất đồng chính kiến trực tuyến, thể hiện qua vụ hàng chục blogger bị tống giam trong thời gian gần đây.
Về sự kiện Tướng Giáp qua đời, chủ nhân một quán cà phê tại Hà Nội đã cho hãng AFP biết : « Tôi đã biết tin về cái chết của tướng Giáp nhờ mạng internet ».
Theo hãng AFP, những lời ca ngợi Tướng Giáp đã nhanh chóng chiếm lĩnh internet ngay sau khi cư dân mạng biết được tin, đặc biệt là trên mạng xã hội Facebook vốn nhiều khi bị chặn, nhưng lại rất được ưa chuộng tại Việt Nam.
Cho đến sáng 06/10/2013, AFP chưa thấy có bất kỳ thông báo chính thức nào đến từ các lãnh đạo hàng đầu của Việt Nam, vốn đang bận rộn với một hội nghị trung ương đảng Cộng sản được đánh giá là rất quan trọng. Mặt khác, trong khi một số cơ quan báo chí nhà nước quy mô nhỏ như Vnexpress đã có chạy bài về Tướng Giáp, hãng tin chính thức của Việt Nam là TTXVN vẫn im lặng, khiến nhiều cư dân mạng bất bình.
Thứ Sáu 04/10 vừa qua, một thành viên Facebook đã viết với giọng bực dọc : « Họ không dám truyền bá thông tin cả về một câu chuyện mà toàn thể xã hội đã biết ».
Còn đài Truyền hình Nhà nước chỉ loan báo tin Tướng Giáp qua đời vào hôm thứ Bẩy 05/10, vào buổi trưa, mô tả người quá cố như là một "huyền thoại của lịch sử hiện đại của Việt Nam." Một thành viên Facebook khác tự hỏi : « Tại sao VTV không chạy tin này ngày hôm qua ?"
Một cựu phóng viên Thông tấn xã Việt Nam nói với AFP rằng quả là "một điều đáng xấu hổ" khi mà các nhà báo trong nước lại không thể loan báo một tin lớn như vậy - dù đã được biết rõ ràng, đầy đủ : « Giới nhà báo không thích điều này chút nào. Nhưng họ phải chấp nhận... Tất cả các tờ báo đều trong tay chính phủ, vì vậy chúng tôi phải chờ có đèn xanh mới được công bố".
Phát biểu với hãng AFP, một biên tập viên tại một cơ quan thông tấn nhà nước hàng đầu ở Việt Nam đã không tránh khỏi bất mãn : « Đó là một điều quả thực là ngu xuẩn - Nhưng chúng tôi không thể làm những gì chúng tôi muốn làm. Có những thủ tục mà chúng tôi phải thuân thủ ». Nhân vật này cho biết thêm là các cơ quan báo chí phải chờ có thông báo chính thức, điều mà mãi đến hôm sau, thứ Bảy 05/10 mới được thực hiện.
Theo hãng AFP, một khoảng thời gian chậm trễ giữa cái chết của một nhân vật chính trị hàng đầu và bản thông báo chính thức về sự kiện đó là chuẩn mực thường thấy tại Việt Nam.
Thế nhưng hiện nay, với các tiến bộ về công nghệ thông tin, các phương tiện truyền thông xã hội đang ngày càng nhanh chóng lấp đầy khoảng trống mà các phương tiện truyền thông nhà nước bỏ ngỏ, bất chấp các cuộc đàn áp nhắm vào giới bất đồng chính kiến trực tuyến, thể hiện qua vụ hàng chục blogger bị tống giam trong thời gian gần đây.
Về sự kiện Tướng Giáp qua đời, chủ nhân một quán cà phê tại Hà Nội đã cho hãng AFP biết : « Tôi đã biết tin về cái chết của tướng Giáp nhờ mạng internet ».
Theo hãng AFP, những lời ca ngợi Tướng Giáp đã nhanh chóng chiếm lĩnh internet ngay sau khi cư dân mạng biết được tin, đặc biệt là trên mạng xã hội Facebook vốn nhiều khi bị chặn, nhưng lại rất được ưa chuộng tại Việt Nam.
Cho đến sáng 06/10/2013, AFP chưa thấy có bất kỳ thông báo chính thức nào đến từ các lãnh đạo hàng đầu của Việt Nam, vốn đang bận rộn với một hội nghị trung ương đảng Cộng sản được đánh giá là rất quan trọng. Mặt khác, trong khi một số cơ quan báo chí nhà nước quy mô nhỏ như Vnexpress đã có chạy bài về Tướng Giáp, hãng tin chính thức của Việt Nam là TTXVN vẫn im lặng, khiến nhiều cư dân mạng bất bình.
Thứ Sáu 04/10 vừa qua, một thành viên Facebook đã viết với giọng bực dọc : « Họ không dám truyền bá thông tin cả về một câu chuyện mà toàn thể xã hội đã biết ».
Còn đài Truyền hình Nhà nước chỉ loan báo tin Tướng Giáp qua đời vào hôm thứ Bẩy 05/10, vào buổi trưa, mô tả người quá cố như là một "huyền thoại của lịch sử hiện đại của Việt Nam." Một thành viên Facebook khác tự hỏi : « Tại sao VTV không chạy tin này ngày hôm qua ?"
Một cựu phóng viên Thông tấn xã Việt Nam nói với AFP rằng quả là "một điều đáng xấu hổ" khi mà các nhà báo trong nước lại không thể loan báo một tin lớn như vậy - dù đã được biết rõ ràng, đầy đủ : « Giới nhà báo không thích điều này chút nào. Nhưng họ phải chấp nhận... Tất cả các tờ báo đều trong tay chính phủ, vì vậy chúng tôi phải chờ có đèn xanh mới được công bố".