Tại Sao Cuốn Mao Trạch Đông Ngữ Lục Lại Bị Dìm Tại Trung Quốc



Ngô QuảngDienDanCTM
Cuốn Mao Trạch Đông Ngữ Lục hay còn gọi là Mao Ngữ Lục là sách ghi lại một số câu nói của ông Mao mà đảng Cộng sản Trung quốc coi là những lời vàng ngọc. Sách được xuất bản vào năm 1964 và tái bản nhiều lần, sách cũng được dịch ra nhiều thứ tiếng trong đó có tếng Việt, vì bìa sách in màu đỏ nên cũng còn gọi là sách đỏ. Trong thời kỳ gọi là Đại cách mạng Văn hóa và sau đó hầu như tất cả các lãnh đạo Trung quốc đều lận cuốn sách đỏ này trong người để khi cần thì móc ra đưa lên cho mọi người thấy sự trung thành của mình đối với “Bác Mao”. Cứ mỗi lần Đại hội Đảng hay bất cứ một cuộc họp gì của lãnh đạo các cấp thì thủ tục đưa cao cuốn sách Đỏ lên không thể nào thiếu.
Ngày 26 tháng 12 tới đây là kỷ niệm sinh nhật lần thứ 120 của ông Mao, để kỷ niệm ngày ông Mao được 120 tuổi, nhà xuất bản Ngoại Văn ở Trung quốc dự định hiệu đính một số chỗ trong cuốn sách Đỏ này để tái xuất bản. Nhưng vào ngày 01/10/2013 vừa qua, người ta thấy trên website của Tân Hoa Xã loan tải một bản tin ngắn là không có chuyện tái bản cuốn sách Đỏ. Một cuốn sách coi như "Kinh Thánh" của đảng Cộng sản Trung quốc mà bây giờ muốn tái bản ngay tại "Thánh địa" của nó cũng không phải dễ nữa. Phải chăng những lời vàng ngọc của ông Mao đã lỗi thời hay vì thời kỳ sùng bái cá nhân đã qua nên chính quyền ông Tập Cận Bình tìm cách ngăn cản không cho tái xuất bản?
Lỗi thời thì đúng là lỗi thời rồi vì ngay cả chủ nghĩa Marx-Lenin cũng đã bị vất vào sọt rác. Các  đảng Cộng sản còn sót lại trên trái đất này cũng chẳng còn mấy khi viện dẫn lời "bác Mao" nữa. Tuy nhiên, tại Trung Quốc, hình ông Mao vẫn treo khắp nơi kia mà. Vậy tại sao các tân lãnh đạo Trung quốc lại ra lệnh ngăn cản không cho tái bản cuốn sách Đỏ này? Theo giới phân tích và giới blogger Trung Quốc thì một trong những lý do chính là vì cuốn sách Đỏ mô tả các "kẻ thù nhân dân" thời đó quá gần với hình ảnh của giới tư bản đỏ hiện nay. Lãnh đạo Trung quốc hiện nay không muốn nói đến ba chữ ‘’Nghèo Bình Đẳng’’ nữa vì sợ nhắc dân lại so sánh với những núi gia tài ở cấp tỷ và chục tỷ mỹ kim của mỗi gia đình ở thượng tầng lãnh đạo. Bên cạnh đó là việc phe cánh ông Bạc Hy Lai - vẫn còn rất mạnh dù mất một cột trụ quan trọng - tiếp tục dùng các câu của ông Mao để công kích cá nhân và cách cai trị của phe nhóm ông Tập Cận Bình.
Đã từ lâu ở Trung quốc, và tại những nước theo khuôn mẫu Trung Quốc như Việt Nam, đã không còn có chuyện "Nghèo bình đẳng" nữa. Mà ngược lại, khoảng cách giàu nghèo cứ tiếp tục gia tăng nhanh, vì mọi quyền lợi kinh tế đều tập trung trong tay một số nhỏ các gia đình ở thượng tầng và các mạng lưới làm ăn của họ.
Tùy theo sự cách biệt giàu nghèo trong một quốc gia, người ta có thể đo lường được mức độ bất mãn của người dân đối với chế độ của nước đó. Theo sự điều tra của khoa Xã hội thuộc trường đại học Bắc Kinh thì vào năm 2010, khoảng cách giàu nghèo của người dân Trung quốc là 129 lần thế mà năm 2012 khoảng cách này tăng lên thành 234 lần, nghĩa là tài sản của người giàu ngày càng tăng trong lúc thu nhập của dân nghèo gần như đứng yên hoặc giảm sút vì tình trạng tuột dốc kinh tế thế giới. Với kết quả điều tra này, đại học Bắc Kinh đã lưu ý chính phủ Trung quốc cần có những chính sách giúp đỡ người nghèo chứ không thì rất dễ xảy ra bạo động mà khởi đầu là sự bất mãn của giới lao động.
Trong khoa kinh tế, người ta sử dụng hệ số Gini để biểu thị mức độ phân chia lợi tức cho dân số của một nước. (Xin xem định nghĩa tại http://www.princeton.edu/~achaney/tmve/wiki100k/docs/Gini_coefficient.html). Hệ số Gini đi từ 0 (hoàn toàn bình đẳng) đến 1 (bất bình đẳng tối đa), và càng lớn thì mức độ phân chia lợi tức càng không đều, tức khoảng cách giầu nghèo càng lớn. Theo điều tra của đại học Bắc Kinh thì hệ số Gini của Trung quốc vào năm 2012 là 0,49. Trong khi cục Thống kê Trung ương của chính quyền Trung quốc đưa ra con số 0,474. Còn con số của Ngân hàng Quốc gia công bố vào cuối tháng 12 năm 2012 là 0,61. Để dễ hiểu cho quần chúng, nhiều nhà nghiên cứu xã hội quốc tế lẫn Trung Quốc, dựa vào các con số nêu trên, chỉ kết luận ngắn gọn rằng Trung Quốc đã vượt quá lằn mức mất ổn định trật tự xã hội nếu tính thuần túy theo yếu tố kinh tế.
Một câu hỏi được đặt ra là với truyền thống xem mọi loại dữ kiện không có lợi cho chế độ đều là "bí mật quốc gia” thì tại sao cả 3 cơ quan là đại học Bắc Kinh, cục Thống kê Trung ương và Ngân hàng Quốc gia - những cơ quan do nhà nưóc Cộng sản Trung quốc kiểm soát - lại dám công bố hệ số Gini? Câu giải thích được nhiều người chấp nhận là: đã có sự bất mãn chung về tình trạng cào vét của các gia đình ở thượng tầng lãnh đạo, và từ đó phát sinh sự đồng ý ngầm, bất thành văn, giữa các nhà nghiên cứu xã hội Trung Quốc trong các học viện và guồng máy nhà nước để tung ra hệ số Gini mà cố tình không đi vào chi tiết hệ số này nói lên điều gì. Ước muốn của họ là để Gini không bị chận lại như các thống kê khác như con số các cuộc biểu tình lớn (trên 40 ngàn người mỗi vụ) trên toàn cõi Trung Quốc, v.v... Một khi đã công bố được hệ số này ra một ít năm, họ mới chỉ ra cho toàn dân và cả thế giới thấy hướng gia tăng bất công bằng trong xã hội Trung Quốc mà giới lãnh đạo Bắc Kinh không chối được nữa. 
Điều làm dân chúng Trung Quốc càng lợm giọng hơn nữa là những giọt nước mắt cá sấu của các lãnh tụ. Tháng 3/2013, khi phải rời khỏi chức vụ thủ tướng, ông Ôn Gia Bảo đã phát biểu rằng: "Một điều tôi rất ân hận là trong suốt thời gian nắm giữ chức vụ này, tôi đã không thực hiện được việc rút ngắn khoảng cách giàu nghèo như đã hứa". Lời lẽ cảm động của ông Bảo chỉ lòi ra chất giả dối khi báo chí ngoại quốc điều tra ra chỉ riêng phần tài sản có ghi trên giấy tờ của gia đình ông đã lên đến khoảng 2,7 tỷ mỹ kim. Và trong suốt nhiều năm ông Ôn Gia Bảo được xem là lãnh tụ "sạch nhất" trong giới lãnh đạo thượng tầng của Trung quốc.


 

Random Posts

Category

  • ( 8 )
  • ( 1 )
  • ( 2 )
  • ( 1 )
  • ( 1 )
  • ( 18 )
  • ( 8 )
  • ( 50 )
  • ( 40 )
  • ( 7 )
  • ( 5 )
  • ( 2 )
  • ( 2 )
  • ( 1 )
  • ( 5 )
  • ( 6 )
  • ( 1 )
  • ( 51 )
  • ( 1 )
  • ( 11 )
  • ( 5 )
  • ( 3 )
  • ( 1 )
  • ( 1 )
  • ( 154 )
  • ( 3 )
  • ( 7 )
  • ( 3 )
  • ( 1 )
  • ( 1 )
  • ( 5 )
  • ( 5 )
  • ( 2 )
  • ( 7 )
  • ( 3 )
  • ( 3 )
  • ( 1 )
  • ( 28 )
  • ( 160 )
  • ( 4 )
  • ( 17 )
  • ( 1 )
  • ( 101 )
  • ( 2 )
  • ( 5 )
  • ( 1 )
  • ( 1 )
  • ( 6 )
  • ( 4 )
  • ( 1 )
  • ( 28 )
  • ( 1 )
  • ( 5 )
  • ( 57 )
  • ( 2 )
  • ( 6 )
  • ( 2 )
  • ( 81 )
  • ( 2 )
  • ( 4 )
  • ( 1 )
  • ( 29 )
  • ( 2 )
  • ( 27 )
  • ( 2 )
  • ( 2 )
  • ( 4 )
  • ( 1 )
  • ( 21 )
  • ( 1 )
  • ( 3 )
  • ( 1 )
  • ( 118 )
  • ( 16 )
  • ( 5 )
  • ( 2 )
  • ( 2 )
  • ( 5 )
  • ( 3 )
  • ( 19 )
  • ( 1 )
  • ( 2 )
  • ( 1 )
  • ( 2 )
  • ( 3 )
  • ( 30 )
  • ( 248 )
  • ( 1 )
  • ( 2 )
  • ( 125 )
  • ( 586 )
  • ( 1534 )
  • ( 30 )
  • ( 5 )
  • ( 7 )
  • ( 1 )
  • ( 224 )
  • ( 11 )
  • ( 1 )
  • ( 33 )
  • ( 6 )
  • ( 6 )
  • ( 16 )
  • ( 5 )
  • ( 3 )
  • ( 8 )
  • ( 222 )
  • ( 2 )
  • ( 1 )
  • ( 1 )
  • ( 35 )
  • ( 5 )
  • ( 21 )

Recent Comments

About Template

Return to top of page Copyright © 2010 | Flash News Converted into Blogger Template by HackTutors