Chôn cất ngoài không gian


Bên cạnh nghi lễ của đạo Phật, người Nhật Bản sẽ có thêm sự lựa chọn để chôn cất người thân với dịch vụ đưa tro cốt vào không gian do Công ty Elysium Space của Mỹ cung cấp
Công ty Elysium Space ví von tro cốt của người chết sẽ “rực sáng như sao băng” sau khi bay vào khí quyển.
Tấn công vũ trụ
Chi phí để thực hiện một lần mai táng như trên là 1.990 USD. Người phát ngôn của Công ty Benjamin Joffe cho biết khoảng 1 g tro cốt người chết sẽ được cho vào một viên nang kim loại. Mỗi lần, chuyến tàu có thể đem theo khoảng 100-400 viên nang như vậy vòng quanh trái đất trong nhiều tháng. Công ty bắt đầu nhận đặt chỗ mai táng ngoài không gian tại Mỹ từ tháng 8 và chuyến đầu tiên dự kiến sẽ được thực hiện vào mùa hè tới.
Công ty Elysium Space sẽ thông báo cho thân nhân người mất thời điểm “sao băng” xuất hiện Ảnh: MAINICHI
Giám đốc điều hành của Elysium Space, ông Thomas Civelt, cho biết loại hình chôn cất ngoài vũ trụ bắt đầu từ năm 1997. Vào tháng 4 năm đó, Công ty Celestis đã phóng tên lửa Pegasus đưa tro cốt của 24 người lên quỹ đạo. Cho đến nay, vũ trụ chứa tro của rất nhiều người, chủ yếu là những nhân vật đình đám. Trong số đó có phi hành gia người Mỹ Gordon Cooper và nam diễn viên James Douen, người từng đóng vai kỹ sư Scotty trong loạt phim truyền hình nổi tiếng Con đường ngôi sao.
Ông Thomas Civelt hồ hởi khoe về một bước tiến mới so với trước đây. Đó là người thân và bạn bè của người mất có thể theo dõi quỹ đạo của con tàu “mai táng”. Kể từ lúc phóng, người ta có thể biết vị trí của các vệ tinh mang theo viên nang chứa tro hài cốt bằng những ứng dụng trên điện thoại thông minh hay máy tính bảng. Vài tháng hoặc 1 năm sau đó, các vệ tinh quay trở lại tầng khí quyển trái đất và tự bốc cháy, tạo thành “sao băng” nhân tạo. Công ty có trụ sở tại TP San Francisco này sẽ thông báo cho thân nhân người mất thời điểm “sao băng” xuất hiện.
Chôn cất tiết kiệm
Đây sẽ là sự lựa chọn mới cho người dân Nhật Bản khi có người thân qua đời vì chi phí mai táng ở Tokyo đắt đỏ và mối quan hệ họ hàng không còn khăng khít như trước. Theo Viện Bảo hiểm nhân thọ Nhật Bản, việc chôn cất ở Tokyo cho 1 trường hợp có thể lên tới 27.400 USD, tức gần gấp đôi chi phí chôn cất trong không gian. Công ty Nghiên cứu thị trường Teikoku Databank cho biết từ tháng 3-2010, chi phí cho dịch vụ mai táng ở Nhật Bản đã tăng 7% so với 1 năm trước đó vì số lượng người già ở Nhật Bản ngày càng tăng.
Vài năm trở lại đây, các doanh nghiệp mai táng Nhật Bản cung cấp dịch vụ an táng hài cốt dưới gốc cây hoặc làm mặt dây chuyền, vòng đeo tay bằng tro của người đã mất. Báo Mainichi dẫn lời Tomoko Sato, 57 tuổi, người đứng đầu nhóm ủng hộ chôn cất tiết kiệm ở TP Sapporo, cho biết: “Mai táng trong không gian là một ví dụ của sự đa dạng hóa việc chôn cất thời nay. Do đó, không có gì phải e ngại về hình thức này”.
Theo ông Sato, “mong muốn của người chết và gia đình họ mới quan trọng, điều tốt nhất là người ra đi cảm thấy thoải mái”. Hikaru Suzuki, nhà nghiên cứu về sự sống và cái chết tại Trường ĐH Sydney - Úc, nhận định: “Ở cả Mỹ và Nhật Bản, ngày càng có nhiều người nghĩ đến cách mai táng nhưng không trói mình vào truyền thống tôn giáo. Và chôn cất ngoài không gian là một lựa chọn như thế”.
Hành trình cuối cùng
Công ty Celetis - Mỹ cho biết chi phí đưa tro cốt lên quỹ đạo trái đất là 5.000 USD, nếu muốn đưa lên quỹ đạo mặt trăng phải chi trả 12.500 USD. Theo báo The Daily Telegraph, năm 2014, Celestis sẽ tung ra dịch vụ Voyager, tức thực hiện một chuyến đi sâu vào không gian, cụ thể là một cuộc hành trình vĩnh viễn trong vũ trụ. Chi phí cho một gram tro có giá 12.500 USD.

GIA HÒA


 

Random Posts

Category

  • ( 8 )
  • ( 1 )
  • ( 2 )
  • ( 1 )
  • ( 1 )
  • ( 18 )
  • ( 8 )
  • ( 50 )
  • ( 40 )
  • ( 7 )
  • ( 5 )
  • ( 2 )
  • ( 2 )
  • ( 1 )
  • ( 5 )
  • ( 6 )
  • ( 1 )
  • ( 51 )
  • ( 1 )
  • ( 11 )
  • ( 5 )
  • ( 3 )
  • ( 1 )
  • ( 1 )
  • ( 154 )
  • ( 3 )
  • ( 7 )
  • ( 3 )
  • ( 1 )
  • ( 1 )
  • ( 5 )
  • ( 5 )
  • ( 2 )
  • ( 7 )
  • ( 3 )
  • ( 3 )
  • ( 1 )
  • ( 28 )
  • ( 160 )
  • ( 4 )
  • ( 17 )
  • ( 1 )
  • ( 101 )
  • ( 2 )
  • ( 5 )
  • ( 1 )
  • ( 1 )
  • ( 6 )
  • ( 4 )
  • ( 1 )
  • ( 28 )
  • ( 1 )
  • ( 5 )
  • ( 57 )
  • ( 2 )
  • ( 6 )
  • ( 2 )
  • ( 81 )
  • ( 2 )
  • ( 4 )
  • ( 1 )
  • ( 29 )
  • ( 2 )
  • ( 27 )
  • ( 2 )
  • ( 2 )
  • ( 4 )
  • ( 1 )
  • ( 21 )
  • ( 1 )
  • ( 3 )
  • ( 1 )
  • ( 118 )
  • ( 16 )
  • ( 5 )
  • ( 2 )
  • ( 2 )
  • ( 5 )
  • ( 3 )
  • ( 19 )
  • ( 1 )
  • ( 2 )
  • ( 1 )
  • ( 2 )
  • ( 3 )
  • ( 30 )
  • ( 248 )
  • ( 1 )
  • ( 2 )
  • ( 125 )
  • ( 586 )
  • ( 1534 )
  • ( 30 )
  • ( 5 )
  • ( 7 )
  • ( 1 )
  • ( 224 )
  • ( 11 )
  • ( 1 )
  • ( 33 )
  • ( 6 )
  • ( 6 )
  • ( 16 )
  • ( 5 )
  • ( 3 )
  • ( 8 )
  • ( 222 )
  • ( 2 )
  • ( 1 )
  • ( 1 )
  • ( 35 )
  • ( 5 )
  • ( 21 )

Recent Comments

About Template

Return to top of page Copyright © 2010 | Flash News Converted into Blogger Template by HackTutors