Theo François Bougon, tác giả bài viết việc trở lại với tư tưởng Mao cho thấy sự suy yếu của dàn lãnh đạo mới của Trung Quốc, những người không còn được hưởng tính chính đáng từ các cựu lãnh đạo tiếng tăm, như là Giang Trạch Dân hay Hồ Cẩm Đào đã có thể làm.
Tác giả nhận định Mao Trạch Đông đã để lại di sản kế thừa quá nặng nề. Tầm ảnh hưởng của ông lên đời sống chính trị Trung Quốc cho đến giờ vẫn còn quá mạnh mẽ. Bất chấp những hậu quả nặng nề của cuộc Cách mạng văn hóa và các chiến dịch thanh trừng nội bộ, đối với Đặng Tiểu Bình, cha đẻ của các chính sách cải cách kinh tế, người sáng lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa chỉ phạm có 30% sai lầm, nhưng có đến 70% thành công. Do đó, không có lý do gì để gạt bỏ tư tưởng Mao. Thế nhưng đối những ai quan tâm đến lịch sử đất nước, đều nhận thấy là lý thuyết đưa ra trong những năm 1980, theo đó mở cửa phát triển kinh tế sẽ đưa đến nền dân chủ đã gặp thất bại hoàn toàn.
Giờ đây, trong năm 2013 này, người ta không khỏi tự hỏi làm thế nào một Trung Quốc ngày càng theo chủ nghĩa tư bản lại bao quát được cả một chủ nghĩa Mao được tái sáng tạo mới. Mà biểu tượng của hiện tượng này, ấn bản sắp tới của Sách đỏ sẽ được bán với một cái giá 2000 nhân dân tệ (khoảng 242 euro), một phiên bản hạng sang.
Theo François Bougon, trào lưu hoài Mao còn được các thế hệ lãnh đạo mới sau này sử dụng để thăng tiến trên con đường sự nghiệp chính trị, mà nhân vật điển hình là vị Bí thư đảng ủy thất sủng Trùng Khánh Bạc Hy Lai, hiện đang bị kết án tù chung thân vì tội tham nhũng.
Giờ đây, ông Tập Cận Bình có thể ung dung thực hiện chiến dịch « hoài Mao » mà không ngại một phe tả trong Đảng ngáng chân. Tư tưởng hoài Mao được thể hiện rõ nét trong các bài diễn văn của chủ tịch Tập Cận Bình. Không những ông khẳng định lập trường « quốc gia không bao giờ thay đổi màu cờ » mà ông còn kêu gọi các cấp lãnh đạo phải ghi nhớ lời dạy của Mao chủ tịch « phải khiêm tốn, cẩn trọng và không ngạo nghễ cũng như liều lĩnh » và phải biết « gìn giữ một nếp sống giản dị ». Đến mức mà giờ đây Tập Cận Bình còn được đặt cho một cái tên mới « Tân Mao Trạch Đông ». Bởi vì, Tập Cận Bình đã từng tuyên bố là « Chúng ta không thể nào gạt qua một bên chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Mao Trạch Đông, vì như vậy sẽ làm mất đi cội rễ của chúng ta ».
Tác giả lưu ý là lời nói phải đi kèm với hành động. Bộ máy cầm quyền chống lại những ai dám yêu cầu tôn trọng Hiến Pháp hay cân bằng quyền lực trước sự độc tôn của Đảng. François Bougon cho hay một cuộc tấn công đang được tiến hành nhằm « tẩy rửa » giới tiểu blog, những trang mạng xã hội lớn, để chấn chỉnh họ lại. Theo nhận định của Thường Bình, cựu tổng biên tập tờ Nam Phương Chu Mạt, hiện sống lưu vong tại Đức, « Đảng đang tìm cách cải cách mạng Internet sao cho các phương tiện này trở thành một kiểu truyền thông chính thống ».
Theo một tài liệu nội bộ, được giới truyền thông Hồng Kông tiết lộ và được xem như là « tài liệu trung ương số 9 », Trung Quốc kêu gọi quan chức chiến đấu chống lại « những giá trị phương Tây nguy hiểm » khi chỉ ra 7 mối nguy : Đó là các giá trị phổ quát ca tụng nhân quyền, tự do báo chí, xã hội dân sự, quyền công dân, chỉ trích vô hư về các sai lầm của Đảng, giới tư sản đặc quyền và độc lập tư pháp.
Theo Bougon, chủ trương « hoài Mao », vốn dĩ đang bóp nghẹt nền xã hội dân sự là một trong những ba lựa chọn của chế độ để đối phó với những thách thức đề ra cho cường quốc kinh tế thứ hai thế giới. Hai biện pháp còn lại là chú trọng theo mô hình Đặng Tiểu Bình. Một mặt để cho nền thị trường tự do nở rộ. Mặt khác, hạn chế tối đa việc dân chủ hóa xã hội.
Tác giả bài viết cũng nhận thấy rằng sự hoài Mao này cũng chứng tỏ cho thấy sự mong manh của dàn lãnh đạo mới của Trung Quốc. Tình trạng bấp bênh đó là một nguồn bất ổn tiềm tàng cho một quốc gia muốn vượt mặt Hoa Kỳ trong thế kỷ XXI này.
Cuối cùng, tác giả nhận xét, bất đồng gia tăng, khủng hoảng sinh thái, tăng trưởng kinh tế ì ạch và thách thức về đô thị hóa có thể sẽ biến đế chế Trung Hoa thành một gã khổng lồ với đôi chân bằng đất sét.
Tác giả nhận định Mao Trạch Đông đã để lại di sản kế thừa quá nặng nề. Tầm ảnh hưởng của ông lên đời sống chính trị Trung Quốc cho đến giờ vẫn còn quá mạnh mẽ. Bất chấp những hậu quả nặng nề của cuộc Cách mạng văn hóa và các chiến dịch thanh trừng nội bộ, đối với Đặng Tiểu Bình, cha đẻ của các chính sách cải cách kinh tế, người sáng lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa chỉ phạm có 30% sai lầm, nhưng có đến 70% thành công. Do đó, không có lý do gì để gạt bỏ tư tưởng Mao. Thế nhưng đối những ai quan tâm đến lịch sử đất nước, đều nhận thấy là lý thuyết đưa ra trong những năm 1980, theo đó mở cửa phát triển kinh tế sẽ đưa đến nền dân chủ đã gặp thất bại hoàn toàn.
Giờ đây, trong năm 2013 này, người ta không khỏi tự hỏi làm thế nào một Trung Quốc ngày càng theo chủ nghĩa tư bản lại bao quát được cả một chủ nghĩa Mao được tái sáng tạo mới. Mà biểu tượng của hiện tượng này, ấn bản sắp tới của Sách đỏ sẽ được bán với một cái giá 2000 nhân dân tệ (khoảng 242 euro), một phiên bản hạng sang.
Theo François Bougon, trào lưu hoài Mao còn được các thế hệ lãnh đạo mới sau này sử dụng để thăng tiến trên con đường sự nghiệp chính trị, mà nhân vật điển hình là vị Bí thư đảng ủy thất sủng Trùng Khánh Bạc Hy Lai, hiện đang bị kết án tù chung thân vì tội tham nhũng.
Giờ đây, ông Tập Cận Bình có thể ung dung thực hiện chiến dịch « hoài Mao » mà không ngại một phe tả trong Đảng ngáng chân. Tư tưởng hoài Mao được thể hiện rõ nét trong các bài diễn văn của chủ tịch Tập Cận Bình. Không những ông khẳng định lập trường « quốc gia không bao giờ thay đổi màu cờ » mà ông còn kêu gọi các cấp lãnh đạo phải ghi nhớ lời dạy của Mao chủ tịch « phải khiêm tốn, cẩn trọng và không ngạo nghễ cũng như liều lĩnh » và phải biết « gìn giữ một nếp sống giản dị ». Đến mức mà giờ đây Tập Cận Bình còn được đặt cho một cái tên mới « Tân Mao Trạch Đông ». Bởi vì, Tập Cận Bình đã từng tuyên bố là « Chúng ta không thể nào gạt qua một bên chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Mao Trạch Đông, vì như vậy sẽ làm mất đi cội rễ của chúng ta ».
Tác giả lưu ý là lời nói phải đi kèm với hành động. Bộ máy cầm quyền chống lại những ai dám yêu cầu tôn trọng Hiến Pháp hay cân bằng quyền lực trước sự độc tôn của Đảng. François Bougon cho hay một cuộc tấn công đang được tiến hành nhằm « tẩy rửa » giới tiểu blog, những trang mạng xã hội lớn, để chấn chỉnh họ lại. Theo nhận định của Thường Bình, cựu tổng biên tập tờ Nam Phương Chu Mạt, hiện sống lưu vong tại Đức, « Đảng đang tìm cách cải cách mạng Internet sao cho các phương tiện này trở thành một kiểu truyền thông chính thống ».
Theo một tài liệu nội bộ, được giới truyền thông Hồng Kông tiết lộ và được xem như là « tài liệu trung ương số 9 », Trung Quốc kêu gọi quan chức chiến đấu chống lại « những giá trị phương Tây nguy hiểm » khi chỉ ra 7 mối nguy : Đó là các giá trị phổ quát ca tụng nhân quyền, tự do báo chí, xã hội dân sự, quyền công dân, chỉ trích vô hư về các sai lầm của Đảng, giới tư sản đặc quyền và độc lập tư pháp.
Theo Bougon, chủ trương « hoài Mao », vốn dĩ đang bóp nghẹt nền xã hội dân sự là một trong những ba lựa chọn của chế độ để đối phó với những thách thức đề ra cho cường quốc kinh tế thứ hai thế giới. Hai biện pháp còn lại là chú trọng theo mô hình Đặng Tiểu Bình. Một mặt để cho nền thị trường tự do nở rộ. Mặt khác, hạn chế tối đa việc dân chủ hóa xã hội.
Tác giả bài viết cũng nhận thấy rằng sự hoài Mao này cũng chứng tỏ cho thấy sự mong manh của dàn lãnh đạo mới của Trung Quốc. Tình trạng bấp bênh đó là một nguồn bất ổn tiềm tàng cho một quốc gia muốn vượt mặt Hoa Kỳ trong thế kỷ XXI này.
Cuối cùng, tác giả nhận xét, bất đồng gia tăng, khủng hoảng sinh thái, tăng trưởng kinh tế ì ạch và thách thức về đô thị hóa có thể sẽ biến đế chế Trung Hoa thành một gã khổng lồ với đôi chân bằng đất sét.