Trong bản thông báo công bố giải, Ủy ban Nobel hòa bình Na Uy cho biết là việc giải trừ vũ khí đã được Alfred Nobel nhấn mạnh trong di chúc của mình. Ủy ban Nobel Na Uy, qua nhiều giải thưởng khác nhau, đã nêu bật sự cần thiết phải loại trừ vũ khí hạt nhân. Với phần thưởng trao cho OIOA lần này, Ủy ban muốn góp phần vào việc loại trừ hoàn toàn vũ khí hóa học. Ủy ban giải Nobel Hòa bình nhắc lại rằng vũ khí hóa học đã được sử dụng với khối lượng lớn trong Thế chiến thứ nhất, rồi bởi nước Đức phát xít trong chính sách diệt chủng trong Thế chiến Hai.
Tổ chức Cấm vũ khí hóa học OIAC, có trụ sở tại La Haye (Hà Lan), vốn ít được công chúng rộng rãi biết đến cách đây ít tuần. Với việc trao phần thưởng cho OIAC, Ủy ban Nobel muốn nhấn mạnh đến vai trò của tổ chức này, không những trong cuộc khủng hoảng Syria, mà còn đến những thành tích của OIAC kể từ khi thành lập.
Tổ chức OIAC được thành lập năm 1997, nhằm thực thi Công ước quốc tế về cấm vũ khí hóa học, được ký ngày 13/01/1993. Tổ chức Cấm vũ khí hóa học có nhiệm vụ chính là tiêu hủy toàn bộ các vũ khí hóa học đang tồn tại và có các biện pháp cần thiết để chấm dứt việc sản xuất vũ khí hóa học. OIAC có trách nhiệm hỗ trợ và bảo vệ các quốc gia thành viên bị đe dọa bằng vũ khí hóa học. Tổ chức này đồng thời có vai trò trong việc khuyến khích các hợp tác quốc tế trong lĩnh vực sử dụng vũ khí hóa học cho mục tiêu hòa bình.
Theo OIAC, cho đến nay đã có 58.172 tấn vũ khí hóa học, chiếm hơn 81% tổng số vũ khí hiện tồn, đã được phá hủy tại các quốc gia như Irak, Libya, Nga hay Hoa Kỳ. Tổ chức Cấm vũ khí hóa học đã tiến hành hơn 5.000 cuộc thanh tra vũ khí hóa học tại 86 quốc gia. Ủy ban Nobel Hòa bình cũng lưu ý hiện còn một số quốc gia chưa tham gia Tổ chức này, như Israel hay Bắc Triều Tiên, bên cạnh đó, Hoa Kỳ và Nga là các quốc gia không tôn trọng thời hạn phá hủy toàn bộ kho vũ khí hạt nhân trước tháng 4/2012.
Cũng liên quan đến giải Nobel Hòa bình, một ứng cử viên sáng giá năm nay là thiếu nữ người Pakistan. Đó là cô Malala Yousafzai, sinh năm 1997, một biểu tượng của cuộc đấu tranh cho nhân quyền, cho quyền của người phụ nữ.
Tổ chức Cấm vũ khí hóa học OIAC, có trụ sở tại La Haye (Hà Lan), vốn ít được công chúng rộng rãi biết đến cách đây ít tuần. Với việc trao phần thưởng cho OIAC, Ủy ban Nobel muốn nhấn mạnh đến vai trò của tổ chức này, không những trong cuộc khủng hoảng Syria, mà còn đến những thành tích của OIAC kể từ khi thành lập.
Tổ chức OIAC được thành lập năm 1997, nhằm thực thi Công ước quốc tế về cấm vũ khí hóa học, được ký ngày 13/01/1993. Tổ chức Cấm vũ khí hóa học có nhiệm vụ chính là tiêu hủy toàn bộ các vũ khí hóa học đang tồn tại và có các biện pháp cần thiết để chấm dứt việc sản xuất vũ khí hóa học. OIAC có trách nhiệm hỗ trợ và bảo vệ các quốc gia thành viên bị đe dọa bằng vũ khí hóa học. Tổ chức này đồng thời có vai trò trong việc khuyến khích các hợp tác quốc tế trong lĩnh vực sử dụng vũ khí hóa học cho mục tiêu hòa bình.
Theo OIAC, cho đến nay đã có 58.172 tấn vũ khí hóa học, chiếm hơn 81% tổng số vũ khí hiện tồn, đã được phá hủy tại các quốc gia như Irak, Libya, Nga hay Hoa Kỳ. Tổ chức Cấm vũ khí hóa học đã tiến hành hơn 5.000 cuộc thanh tra vũ khí hóa học tại 86 quốc gia. Ủy ban Nobel Hòa bình cũng lưu ý hiện còn một số quốc gia chưa tham gia Tổ chức này, như Israel hay Bắc Triều Tiên, bên cạnh đó, Hoa Kỳ và Nga là các quốc gia không tôn trọng thời hạn phá hủy toàn bộ kho vũ khí hạt nhân trước tháng 4/2012.
Cũng liên quan đến giải Nobel Hòa bình, một ứng cử viên sáng giá năm nay là thiếu nữ người Pakistan. Đó là cô Malala Yousafzai, sinh năm 1997, một biểu tượng của cuộc đấu tranh cho nhân quyền, cho quyền của người phụ nữ.