Những cựu chiến binh này bị ám ảnh bởi những việc tàn bạo mà mình gây ra trong thập niên 1960 dưới danh nghĩa sùng kính tuyệt đối nhà lãnh đạo Mao Trạch Đông. Tuy nhiên, việc công bố những bí mật cấm kỵ dưới thời Cách mạng Văn hóa, đồng nghĩa là những ý kiến chỉ trích những lệch lạc của Đảng cộng sản, khiến Bắc Kinh không hài lòng.
Từ năm 2008, một nhóm cựu Hồng vệ binh liên lạc với những « đồng chí » cũ để khích lệ họ kể lại những chuyện thương tâm mà họ đã phạm phải, cũng như cách giải quyết của các nhà lãnh đạo thời đó. Một nhân chứng quyết định lên tiếng để phá vỡ điều cấm kỵ tuyệt đối của cuộc Cách mạng Văn hóa. Năm 16 tuổi, ông đã chém chết một một đồng đội do cạnh tranh nội bộ. Cha của nạn nhân đã không dám khiếu nại để tránh sự trừng phạt của Cách mạng văn hóa tới gia đình. Vụ việc bị chìm vào quyên lãng nhờ cấp trên bao che và hủy hồ sơ phạm tội. Hiện nay, kẻ giết người quyết định tiết lộ bí mật của mình và yêu cầu : « Trung Quốc phải đưa ra ánh sáng các tội ác này để tiến lên. Nhưng nhà cầm quyền từ chối đề cập tới ».
Bài báo thuật lại một số điểm chính của chính sách Cách mạng Văn hóa của Mao Trạch Đông, như trường đại học bị đóng cửa từ năm 1966 đến 1972, phá hoại di sản, đấu tố công cộng, đưa trí thức đi cải tạo tại nông thôn, hay học sinh đánh giáo viên vì chương trình « dạy học phản động» của họ. Dưới thời Mao, không có sinh viên hay học sinh mà chỉ có Hồng vệ binh.
Dù Đặng Tiểu Bình chỉ trích cuộc Cách mạng Văn hóa như một « thảm họa » và Mao Trạch Đông « phải hoàn toàn chịu trách nhiệm », nhưng chủ đề này vẫn còn rất nhạy cảm. Cựu thủ tướng Ôn Gia Bảo cũng đã từng nhấn mạnh rằng nếu không có cải cách chính trị thì « những những bi kịch lịch sử như Cách mạng Văn hóa có thể sẽ xảy ra ». Khi phát biểu như trên, ông nhằm ám chỉ « hoàng tử đỏ » Trùng Khánh thời bấy giờ là Bạc Hy Lai.
Trước làn sóng nhân chứng đông đảo, chính quyền yêu cầu mạnh mẽ « Mạng đồng thuận » hủy cuộc thi viết những lời thú tội của Hồng vệ binh được tung ra tháng 8 vừa qua. Trang mạng tự do kêu gọi những người tra tấn kể lại chuyện của mình « trước khi quá muộn ». Vì « nếu chúng ta chờ đợi, những người chịu trách nhiệm sẽ chết hết. Và thời kì đẫm máu của lịch sử sẽ biến mất ». Thông báo nhanh chóng bị gỡ xuống sau vụ Bạc Hy Lai vì nhà tổ chức cảm nhận được mối nguy hiểm liên quan tới hệ tư tưởng này.
Song yêu cầu của nhà cầm quyền vẫn không ngăn được những lời thú tội ngày càng nhiều trong những tháng vừa qua. Toàn Trung Quốc đã xúc động trước chuyện của một cựu Hồng vệ binh đã đấu tố mẹ mình vì bà đã chỉ trích Chủ tịch Mao và xé ảnh của ông. Hoàn toàn bị tẩy não, người con bất hiếu này bắt đầu bị ám ảnh và hối hận về tội ác của mình từ khi Cách mạng Văn hóa chấm dứt.
Khoảng ba mươi cựu Hồng vệ binh đã tập hợp những lời thú tội trong tập « Lời thú tội của chúng tôi ». Cho tới nay, không một nhà xuất bản nào đủ dũng cảm để in cuốn sách.
Từ năm 2008, một nhóm cựu Hồng vệ binh liên lạc với những « đồng chí » cũ để khích lệ họ kể lại những chuyện thương tâm mà họ đã phạm phải, cũng như cách giải quyết của các nhà lãnh đạo thời đó. Một nhân chứng quyết định lên tiếng để phá vỡ điều cấm kỵ tuyệt đối của cuộc Cách mạng Văn hóa. Năm 16 tuổi, ông đã chém chết một một đồng đội do cạnh tranh nội bộ. Cha của nạn nhân đã không dám khiếu nại để tránh sự trừng phạt của Cách mạng văn hóa tới gia đình. Vụ việc bị chìm vào quyên lãng nhờ cấp trên bao che và hủy hồ sơ phạm tội. Hiện nay, kẻ giết người quyết định tiết lộ bí mật của mình và yêu cầu : « Trung Quốc phải đưa ra ánh sáng các tội ác này để tiến lên. Nhưng nhà cầm quyền từ chối đề cập tới ».
Bài báo thuật lại một số điểm chính của chính sách Cách mạng Văn hóa của Mao Trạch Đông, như trường đại học bị đóng cửa từ năm 1966 đến 1972, phá hoại di sản, đấu tố công cộng, đưa trí thức đi cải tạo tại nông thôn, hay học sinh đánh giáo viên vì chương trình « dạy học phản động» của họ. Dưới thời Mao, không có sinh viên hay học sinh mà chỉ có Hồng vệ binh.
Dù Đặng Tiểu Bình chỉ trích cuộc Cách mạng Văn hóa như một « thảm họa » và Mao Trạch Đông « phải hoàn toàn chịu trách nhiệm », nhưng chủ đề này vẫn còn rất nhạy cảm. Cựu thủ tướng Ôn Gia Bảo cũng đã từng nhấn mạnh rằng nếu không có cải cách chính trị thì « những những bi kịch lịch sử như Cách mạng Văn hóa có thể sẽ xảy ra ». Khi phát biểu như trên, ông nhằm ám chỉ « hoàng tử đỏ » Trùng Khánh thời bấy giờ là Bạc Hy Lai.
Trước làn sóng nhân chứng đông đảo, chính quyền yêu cầu mạnh mẽ « Mạng đồng thuận » hủy cuộc thi viết những lời thú tội của Hồng vệ binh được tung ra tháng 8 vừa qua. Trang mạng tự do kêu gọi những người tra tấn kể lại chuyện của mình « trước khi quá muộn ». Vì « nếu chúng ta chờ đợi, những người chịu trách nhiệm sẽ chết hết. Và thời kì đẫm máu của lịch sử sẽ biến mất ». Thông báo nhanh chóng bị gỡ xuống sau vụ Bạc Hy Lai vì nhà tổ chức cảm nhận được mối nguy hiểm liên quan tới hệ tư tưởng này.
Song yêu cầu của nhà cầm quyền vẫn không ngăn được những lời thú tội ngày càng nhiều trong những tháng vừa qua. Toàn Trung Quốc đã xúc động trước chuyện của một cựu Hồng vệ binh đã đấu tố mẹ mình vì bà đã chỉ trích Chủ tịch Mao và xé ảnh của ông. Hoàn toàn bị tẩy não, người con bất hiếu này bắt đầu bị ám ảnh và hối hận về tội ác của mình từ khi Cách mạng Văn hóa chấm dứt.
Khoảng ba mươi cựu Hồng vệ binh đã tập hợp những lời thú tội trong tập « Lời thú tội của chúng tôi ». Cho tới nay, không một nhà xuất bản nào đủ dũng cảm để in cuốn sách.