Phong trào chống chinh phủ cho rằng đây là cơ hội cuối cùng để lật đổ nội các của Thủ tướng Yingluck Shinawatra và lập ra một « Hội đồng nhân dân ». Cơ chế đó sẽ không do dân bầu ra. Phát ngôn viên đảng Dân chủ đối lập, Chavanond Intarakomalyasut cho AFP biết, nội trong ngày hôm nay (08/12/2013) tất cả các dân biểu của đảng này tại Quốc hội thông báo xin miễn nhiệm.
Trong khi đó, phát biểu trên đài truyền hình sáng nay, Thủ tướng Yingluck nhắc lại, bà đồng ý giải tán Quốc hội và tổ chức bầu cử trước thời hạn để khép lại khủng hoảng chính trị đã kéo dài tại Thái Lan. Thủ tướng Thái Lan cảnh báo : Một chính phủ không do dân bầu ra sẽ làm mất uy tín và không bảo đảm ổn định cho Thái Lan. Đề nghị của bà Yingluck, em gái cựu Thủ tướng bị lật đổ Thaksin, không xoa dịu căng thẳng. Đối lập Thái Lan vẫn duy trì mục tiêu lật đổ chính phủ và gạt gia đình Shinawatra ra khỏi quyền lực. Lãnh đạo phong trào chống chính phủ, Suthep Thaugsuban, kêu gọi dốc toàn lực cho « trận đánh cuối cùng ».
Thông tín viên Arnaud Dubus từ Bangkok tường trình :
« Trụ sở chính phủ Thái Lan nằm trong khu phố cổ Bangkok đang trở thành nơi cố thủ. An ninh được tăng cường để bảo vệ tòa nhà này. Hàng ngàn cảnh sát chống bạo động đã được điều động đến khu vực, họ dùng hàng rào kẽm gai và các khối bê tông để bảo vệ Phủ Thủ tướng. Nhiều trụ sở của các Bộ cũng được bảo vệ tương tự.
Chính quyền Thái Lan huy động toàn bộ quân đội để chuẩn bị cho cuộc xuống đường vào ngày mai. Lãnh đạo phong trào chống chỉnh phủ, Suthep Thaugsuban, kêu gọi tất cả người dân Bangkok cùng tuần hành vào sáng mai, ngày 09/12/2013 vào lúc 9 giờ rưỡi sáng. Phe đối lập cũng kêu gọi dân chúng ở các tỉnh thành nhập cuộc bằng cách chiếm đóng các trụ sở của các chính quyền địa phương.
Có thể nói phe chống chính phủ Thái đang huy động quần chúng trong một phong trào bất phục tùng dân sự. Mục tiêu cuối cùng là lật đổ chính quyền của Thủ tướng Yngluck để thay thế vào đó bằng một Hội đồng nhân dân. Hội đồng đó sẽ sửa đổi Hiến pháp Thái Lan.
Nhiều trường đại học tại Bangkok và nhiều thành phần trong giới doanh nhân tại thủ đô Thái Lan sẽ hưởng ứng kêu gọi xuống đường của phe đối lập vào ngày mai. Về phần lãnh đạo phong trào, ông Suthep Thaugsuban đang bị chính quyền truy nã vì tội "hoạt động chống Nhà nước". Ông cam kết sẽ nộp mình cho cảnh sát nếu thất bại trong việc thay đổi chế độ ở Thái Lan lần này ».
Trong khi đó, phát biểu trên đài truyền hình sáng nay, Thủ tướng Yingluck nhắc lại, bà đồng ý giải tán Quốc hội và tổ chức bầu cử trước thời hạn để khép lại khủng hoảng chính trị đã kéo dài tại Thái Lan. Thủ tướng Thái Lan cảnh báo : Một chính phủ không do dân bầu ra sẽ làm mất uy tín và không bảo đảm ổn định cho Thái Lan. Đề nghị của bà Yingluck, em gái cựu Thủ tướng bị lật đổ Thaksin, không xoa dịu căng thẳng. Đối lập Thái Lan vẫn duy trì mục tiêu lật đổ chính phủ và gạt gia đình Shinawatra ra khỏi quyền lực. Lãnh đạo phong trào chống chính phủ, Suthep Thaugsuban, kêu gọi dốc toàn lực cho « trận đánh cuối cùng ».
Thông tín viên Arnaud Dubus từ Bangkok tường trình :
« Trụ sở chính phủ Thái Lan nằm trong khu phố cổ Bangkok đang trở thành nơi cố thủ. An ninh được tăng cường để bảo vệ tòa nhà này. Hàng ngàn cảnh sát chống bạo động đã được điều động đến khu vực, họ dùng hàng rào kẽm gai và các khối bê tông để bảo vệ Phủ Thủ tướng. Nhiều trụ sở của các Bộ cũng được bảo vệ tương tự.
Chính quyền Thái Lan huy động toàn bộ quân đội để chuẩn bị cho cuộc xuống đường vào ngày mai. Lãnh đạo phong trào chống chỉnh phủ, Suthep Thaugsuban, kêu gọi tất cả người dân Bangkok cùng tuần hành vào sáng mai, ngày 09/12/2013 vào lúc 9 giờ rưỡi sáng. Phe đối lập cũng kêu gọi dân chúng ở các tỉnh thành nhập cuộc bằng cách chiếm đóng các trụ sở của các chính quyền địa phương.
Có thể nói phe chống chính phủ Thái đang huy động quần chúng trong một phong trào bất phục tùng dân sự. Mục tiêu cuối cùng là lật đổ chính quyền của Thủ tướng Yngluck để thay thế vào đó bằng một Hội đồng nhân dân. Hội đồng đó sẽ sửa đổi Hiến pháp Thái Lan.
Nhiều trường đại học tại Bangkok và nhiều thành phần trong giới doanh nhân tại thủ đô Thái Lan sẽ hưởng ứng kêu gọi xuống đường của phe đối lập vào ngày mai. Về phần lãnh đạo phong trào, ông Suthep Thaugsuban đang bị chính quyền truy nã vì tội "hoạt động chống Nhà nước". Ông cam kết sẽ nộp mình cho cảnh sát nếu thất bại trong việc thay đổi chế độ ở Thái Lan lần này ».