Nhiều buổi lễ được cử hành vào sáng nay từ thành phố Captown đến Johannesburg, từ Prétoria đến Soweto. Tổng giám mục tại giáo phận Captown, miền nam Nam Phi, trong bài cầu nguyện nhắn nhủ với linh hồn người quá cố « hãy bình yên ra đi về bên Chúa, sau khi đã cống hiến cả cuộc đời cho nhân loại và Thượng Đế ». Đức cha tổ chức lễ cầu nguyện cho cố Tổng thống Mandela tại Soweto, thành trì của công cuộc đấu tranh chống kỳ thị chủng tộc đã không quên nhắc lại trong « thời kỳ đen tối nhất của đất nước, Nelson Mandela luôn là một ngọn đuốc sáng soi đường cho cả một dân tộc ».
Hàng ngàn người dân Nam Phi đến viếng tại tất cả những nơi từng có dấu ấn của vị anh hùng dân tộc Nelson Mandela. Soweto là nơi Mandela từng sinh sống, thủ đô Pretoria trĩu nặng lịch sử với những năm tháng Mandela. Riêng tòa Thị chính của thành phố Captown, người dân Nam Phi và cả thế giới còn nhớ rõ đây là nơi năm 1990 Nelson Mandela đọc diễn văn đầu tiên sau khi ông được trả tự do sau 26 năm tù đày.
Ngày mai (09/12/2013) Quốc hội Nam Phi sẽ làm lễ truy điệu cố Tổng thống Mandela. Vào thứ Ba, một buổi lễ trọng thể sẽ được tổ chức tại sân vận động của thành phố Soweto với sự có mặt của nhiều nguyên thủ quốc gia và lãnh đạo thế giới như Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama, Tổng thống Pháp François Hollande hay Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki Moon.
Về phần mình, một người bạn thân thiết của cố Tổng thống Mandela, là Đức Đạt Lai Lạt Ma và cũng là giải Nobel Hòa bình năm 1993, thông báo không đến dự tang lễ. Nam Phi đã hai lần từ chối cấp giấy phép nhập cảnh cho lãnh đạo lãnh đạo tinh thần Tây Tạng và năm 2009 và 2011.
Năm 2009, hai cựu Tổng thống Mandela và De Klerk cùng với giải Nobel Hòa bình Nam Phi năm 1984 Desmond Tutu, mời Đức Đạt Lai Lạt Ma thuyết trình trong khuôn khổ Hội nghị hòa bình tại Johannesburg trước Cúp bóng đá Thế giới 2010. Lần đó, lãnh đạo tinh thần Tây Tạng lỡ hẹn với Nam Phi vì không được cấp visa nhập cảnh.
Hai năm sau, chính quyền của Tổng thống Zuma, dưới áp lực của Trung Quốc, đã từ chối cho phép Đức Đạt Lai Lạt Ma vào thuyết pháp.
Hay tin lãnh tụ Nam Phi, Nelson Mandela qua đời, Đức Đạt Lai Lạt Ma tuyên bố Ngài vừa mất đi « một người bạn thân thiết », một nhân vật mà Ngài rất « tôn trọng và ngưỡng mộ ». Lãnh đạo tinh thần Tây Tạng đã được gặp cố Tổng thống Mandela lần cuối vào năm 2004.
Hàng ngàn người dân Nam Phi đến viếng tại tất cả những nơi từng có dấu ấn của vị anh hùng dân tộc Nelson Mandela. Soweto là nơi Mandela từng sinh sống, thủ đô Pretoria trĩu nặng lịch sử với những năm tháng Mandela. Riêng tòa Thị chính của thành phố Captown, người dân Nam Phi và cả thế giới còn nhớ rõ đây là nơi năm 1990 Nelson Mandela đọc diễn văn đầu tiên sau khi ông được trả tự do sau 26 năm tù đày.
Ngày mai (09/12/2013) Quốc hội Nam Phi sẽ làm lễ truy điệu cố Tổng thống Mandela. Vào thứ Ba, một buổi lễ trọng thể sẽ được tổ chức tại sân vận động của thành phố Soweto với sự có mặt của nhiều nguyên thủ quốc gia và lãnh đạo thế giới như Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama, Tổng thống Pháp François Hollande hay Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki Moon.
Về phần mình, một người bạn thân thiết của cố Tổng thống Mandela, là Đức Đạt Lai Lạt Ma và cũng là giải Nobel Hòa bình năm 1993, thông báo không đến dự tang lễ. Nam Phi đã hai lần từ chối cấp giấy phép nhập cảnh cho lãnh đạo lãnh đạo tinh thần Tây Tạng và năm 2009 và 2011.
Năm 2009, hai cựu Tổng thống Mandela và De Klerk cùng với giải Nobel Hòa bình Nam Phi năm 1984 Desmond Tutu, mời Đức Đạt Lai Lạt Ma thuyết trình trong khuôn khổ Hội nghị hòa bình tại Johannesburg trước Cúp bóng đá Thế giới 2010. Lần đó, lãnh đạo tinh thần Tây Tạng lỡ hẹn với Nam Phi vì không được cấp visa nhập cảnh.
Hai năm sau, chính quyền của Tổng thống Zuma, dưới áp lực của Trung Quốc, đã từ chối cho phép Đức Đạt Lai Lạt Ma vào thuyết pháp.
Hay tin lãnh tụ Nam Phi, Nelson Mandela qua đời, Đức Đạt Lai Lạt Ma tuyên bố Ngài vừa mất đi « một người bạn thân thiết », một nhân vật mà Ngài rất « tôn trọng và ngưỡng mộ ». Lãnh đạo tinh thần Tây Tạng đã được gặp cố Tổng thống Mandela lần cuối vào năm 2004.