Hai hoạt động chủ yếu dự kiến sẽ diễn ra vào ngày mai 08/12 tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Riêng sáng nay, tại Nha Trang, một nhóm thành viên của Mạng lưới blogger Việt Nam đã tổ chức kỷ niệm ngày Quốc tế Nhân quyền bằng cách phân phát các tài liệu về nhân quyền trực tiếp đến người dân.
Từ Nha Trang, blogger Phạm Văn Hải mô tả diễn biến của hoạt động sáng nay :
Blogger Phạm Văn Hải : Nhóm của tôi sáng nay đã bắt đầu xuất phát từ 8 giờ rưỡi, chia thành hai hướng. Hướng của blogger Mẹ Nấm Như Quỳnh, và hướng của tôi với anh Thiện. Chúng tôi đi trên những tuyến xe buýt có người dân lao động và các em học sinh. Chúng tôi phổ biến bản Tuyên ngôn Nhân quyền cho mọi người. Phần đông họ tiếp nhận niềm nở và rất vui vẻ. Vì họ đọc dòng đầu tiên, thấy con người có quyền, và những quyền liên quan đến quyền lợi của họ.
Khi chúng tôi giải thích những chi tiết liên quan đến « Công ước chống tra tấn » mà Việt Nam vừa mới ký kết ngày 7/11 vừa rồi, thì họ cũng tỏ ra quan tâm rất nhiều. Vì hiện tại, có một số chuyện nổi cộm trong xã hội Việt Nam, như vụ ông Nguyễn Thanh Chấn, trước đó có một số vụ các em học sinh, bị nghi oan ăn cắp đưa vào đồn công an, bị tra hỏi là các em phải nhận tội ăn cắp, tương tự như ông Chấn. Cái sự kiện đó, người dân họ liên hệ với Công ước chống tra tấn, thì họ rất là thích thú. Họ biết cách, nếu mà bản thân lâm vào trường hợp đó, thì sẽ biết xử thế như thế nào.
Nói chung trong suốt đợt phát, chỉ có một hai người, hình như họ hơi dị ứng với quảng cáo, nên họ nói vui là không biết chữ. Còn đa phần tiếp nhận rất tích cực.
Thực ra Nhân quyền phổ quát thì chung chung hơn, không cụ thể như là Công ước chống tra tấn, vì đối với Công ước này, thì có các hiện tượng đang bức xúc trong xã hội, nên họ dễ liên hệ hơn. Còn về Nhân quyền thì tôi thấy, khi đọc họ cũng nắm bắt được cái căn, tức các quyền hạn của mình.
RFI : Bình thường, tại Việt Nam, bên phía chính quyền cũng có tổ chức những hoạt động phổ biến về Nhân quyền, cũng có những kênh khác nhau để phân phát những tài liệu tương tự, vậy thì việc các blogger trong mạng lưới mình làm có gì khác ?
Blogger Phạm Văn Hải : Theo tôi được biết, thì việc phổ biến về Nhân quyền của Nhà nước thì đâu có phổ biến rộng rãi trên thông tin đại chúng. Chỉ là nằm trong các văn bản có tính quy phạm, chứ đâu có được phổ biến mạnh mẽ trên truyền thông như những hoạt động khác. Ví dụ ngày thành lập Đảng, trùng với dịp Tết, thì tất cả các ngả đường, các nơi công cộng đều có các băng rôn chào mừng nhiệt liệt, « Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh muôn năm »… Nhân quyền đâu có được phổ biến rộng rãi như vậy ?!
RFI : Hoạt động hôm nay có gặp trở ngại nào không từ phía chính quyền ?
Blogger Phạm Văn Hải : Hoạt động của chúng tôi làm không có công bố trên mạng như những lần trước, nên hầu như không gặp phản đối hay cản trở nào từ chính quyền. Tôi chỉ có một ý muốn nhắn gởi chung đến tất cả mọi người Việt Nam, nếu xã hội chúng ta muốn phát triển được, thì trước hết phải có một hệ thống pháp lý, pháp luật hoàn chỉnh. Và trước hết là con người mình phải hiểu cái quyền căn bản của mình. Nó là nền tảng căn bản nhất để xã hội phát triển. Nếu không hiểu quyền căn bản của mình, thì cái việc thực thi luật pháp sẽ không tối ưu, sẽ có những điểm bất cập.
Về hoạt động ngày mai 08/12 tại Sài Gòn, blogger Phạm Lê Vương Các cho biết :
Blogger Phạm Lê Vương Các : Tôi được biết ngày mai tại Sài Gòn sẽ có một buổi tổ chức sinh hoạt để quảng bá và vinh danh các giá trị Nhân quyền, bằng các hình thức như thả bóng bay và các anh chị em sẽ ngồi lại với nhau, để trao đổi, tìm hiểu bản Tuyên ngôn phổ quát Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc. Tất cả những hoạt động đó đều nhằm hướng đến việc xây dựng cho mỗi cá nhân, công dân có được ý thức về quyền con người. Thông qua việc tìm hiểu về Nhân quyền, họ sẽ có được các kiến thức bổ ích, để có thể ngăn chặn được các hành vi vi phạm Nhân quyền đối với mỗi người dân.
Theo tôi, hiện nay có những vấn đề Nhân quyền đang còn bị vi phạm rất nặng nề ở Việt Nam, chẳng hạn như quyền lập hội. Theo Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền, mọi công dân đều có quyền tự do lập hội. Tuy nhiên, chúng ta đã biết, ở Việt Nam vấn đề lập hội độc lập đối với Nhà nước là vô cùng khó khăn, và đã bị ngăn cản. Ngoài ra còn có một số quyền, như quyền biểu tình của công dân, mỗi khi công dân thực hiện quyền này, thì luôn bị chính quyền đàn áp nặng nề. Như chúng ta đã thấy. Và có một cái quyền là quyền giáo dục và phổ biến về quyền con người, thì như chúng ta biết, ở Việt Nam ngày 5 tháng 5 vừa rồi, buổi tìm hiểu dã ngoại nhân quyền nhanh chóng bị dập tắt, bị đàn áp. Những người tổ chức buổi giáo dục nhận thức cho cộng đồng về quyền con người, thì lại bị đánh đập, bị bắt đi.
Chúng ta thấy là ở Việt Nam, Nhân quyền đang còn bị rất hạn chế. Chính vì vậy, tôi thấy buổi dã ngoại, buổi vinh danh các giá trị Nhân quyền ngày mai, trước tiên để cho những người dân Việt Nam sẽ có cơ hội hiểu hơn về giá trị Nhân quyền và về phía chính quyền, thì đây là điều khiến họ phải tôn trọng quyền làm người của các công dân Việt Nam.
RFI : Xin cảm ơn blogger Phạm Văn Hải và blogger Phạm Lê Vương Các.
Các tin bài liên quan
Báo cáo viên LHQ kêu gọi tự do ngôn luận ở Việt Nam
Lập Hội đồng thúc đẩy nhân quyền ở Việt Nam để chấm dứt việc đánh tráo khái niệm
Nhân sĩ trí thức Việt Nam kiến nghị lập Hội đồng thúc đẩy nhân quyền
Ký Công ước chống tra tấn, Việt Nam phải sửa nhiều luật
Vào Hội đồng Nhân quyền: Một thách thức lớn với Việt Nam
Vào Hội đồng Nhân quyền, liệu Việt Nam cởi mở hơn ?
Giới bảo vệ nhân quyền bất ngờ về thành phần mới của HRC
Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc sẽ chấp nhận Việt Nam?
Dù bị chỉ trích, Việt Nam vẫn ứng cử Hội đồng Nhân quyền
Mạng lưới blogger Việt Nam tiếp tục vận động quốc tế
Việt Nam : Đón đại diện blogger chuyển Tuyên bố 258 ra quốc tế trở về
Mạng lưới blogger Việt Nam yêu cầu Nhà nước sửa luật để gia nhập Hội đồng Nhân quyền LHQ
Blogger Mẹ Nấm : Ngăn chận dã ngoại nhân quyền chứng tỏ sửa đổi Hiến pháp chỉ là một trò diễn
Việt Nam : Dã ngoại nhân quyền bị ngăn chận
Dã ngoại vì nhân quyền : RSF lên án việc hành hung blogger Việt Nam
Việt Nam : Buổi dã ngoại trao đổi về nhân quyền Chủ nhật 05/05/2013
Từ Nha Trang, blogger Phạm Văn Hải mô tả diễn biến của hoạt động sáng nay :
Khi chúng tôi giải thích những chi tiết liên quan đến « Công ước chống tra tấn » mà Việt Nam vừa mới ký kết ngày 7/11 vừa rồi, thì họ cũng tỏ ra quan tâm rất nhiều. Vì hiện tại, có một số chuyện nổi cộm trong xã hội Việt Nam, như vụ ông Nguyễn Thanh Chấn, trước đó có một số vụ các em học sinh, bị nghi oan ăn cắp đưa vào đồn công an, bị tra hỏi là các em phải nhận tội ăn cắp, tương tự như ông Chấn. Cái sự kiện đó, người dân họ liên hệ với Công ước chống tra tấn, thì họ rất là thích thú. Họ biết cách, nếu mà bản thân lâm vào trường hợp đó, thì sẽ biết xử thế như thế nào.
Nói chung trong suốt đợt phát, chỉ có một hai người, hình như họ hơi dị ứng với quảng cáo, nên họ nói vui là không biết chữ. Còn đa phần tiếp nhận rất tích cực.
Thực ra Nhân quyền phổ quát thì chung chung hơn, không cụ thể như là Công ước chống tra tấn, vì đối với Công ước này, thì có các hiện tượng đang bức xúc trong xã hội, nên họ dễ liên hệ hơn. Còn về Nhân quyền thì tôi thấy, khi đọc họ cũng nắm bắt được cái căn, tức các quyền hạn của mình.
RFI : Bình thường, tại Việt Nam, bên phía chính quyền cũng có tổ chức những hoạt động phổ biến về Nhân quyền, cũng có những kênh khác nhau để phân phát những tài liệu tương tự, vậy thì việc các blogger trong mạng lưới mình làm có gì khác ?
Blogger Phạm Văn Hải : Theo tôi được biết, thì việc phổ biến về Nhân quyền của Nhà nước thì đâu có phổ biến rộng rãi trên thông tin đại chúng. Chỉ là nằm trong các văn bản có tính quy phạm, chứ đâu có được phổ biến mạnh mẽ trên truyền thông như những hoạt động khác. Ví dụ ngày thành lập Đảng, trùng với dịp Tết, thì tất cả các ngả đường, các nơi công cộng đều có các băng rôn chào mừng nhiệt liệt, « Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh muôn năm »… Nhân quyền đâu có được phổ biến rộng rãi như vậy ?!
RFI : Hoạt động hôm nay có gặp trở ngại nào không từ phía chính quyền ?
Blogger Phạm Văn Hải : Hoạt động của chúng tôi làm không có công bố trên mạng như những lần trước, nên hầu như không gặp phản đối hay cản trở nào từ chính quyền. Tôi chỉ có một ý muốn nhắn gởi chung đến tất cả mọi người Việt Nam, nếu xã hội chúng ta muốn phát triển được, thì trước hết phải có một hệ thống pháp lý, pháp luật hoàn chỉnh. Và trước hết là con người mình phải hiểu cái quyền căn bản của mình. Nó là nền tảng căn bản nhất để xã hội phát triển. Nếu không hiểu quyền căn bản của mình, thì cái việc thực thi luật pháp sẽ không tối ưu, sẽ có những điểm bất cập.
Về hoạt động ngày mai 08/12 tại Sài Gòn, blogger Phạm Lê Vương Các cho biết :
Theo tôi, hiện nay có những vấn đề Nhân quyền đang còn bị vi phạm rất nặng nề ở Việt Nam, chẳng hạn như quyền lập hội. Theo Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền, mọi công dân đều có quyền tự do lập hội. Tuy nhiên, chúng ta đã biết, ở Việt Nam vấn đề lập hội độc lập đối với Nhà nước là vô cùng khó khăn, và đã bị ngăn cản. Ngoài ra còn có một số quyền, như quyền biểu tình của công dân, mỗi khi công dân thực hiện quyền này, thì luôn bị chính quyền đàn áp nặng nề. Như chúng ta đã thấy. Và có một cái quyền là quyền giáo dục và phổ biến về quyền con người, thì như chúng ta biết, ở Việt Nam ngày 5 tháng 5 vừa rồi, buổi tìm hiểu dã ngoại nhân quyền nhanh chóng bị dập tắt, bị đàn áp. Những người tổ chức buổi giáo dục nhận thức cho cộng đồng về quyền con người, thì lại bị đánh đập, bị bắt đi.
Chúng ta thấy là ở Việt Nam, Nhân quyền đang còn bị rất hạn chế. Chính vì vậy, tôi thấy buổi dã ngoại, buổi vinh danh các giá trị Nhân quyền ngày mai, trước tiên để cho những người dân Việt Nam sẽ có cơ hội hiểu hơn về giá trị Nhân quyền và về phía chính quyền, thì đây là điều khiến họ phải tôn trọng quyền làm người của các công dân Việt Nam.
RFI : Xin cảm ơn blogger Phạm Văn Hải và blogger Phạm Lê Vương Các.
Các tin bài liên quan
Báo cáo viên LHQ kêu gọi tự do ngôn luận ở Việt Nam
Lập Hội đồng thúc đẩy nhân quyền ở Việt Nam để chấm dứt việc đánh tráo khái niệm
Nhân sĩ trí thức Việt Nam kiến nghị lập Hội đồng thúc đẩy nhân quyền
Ký Công ước chống tra tấn, Việt Nam phải sửa nhiều luật
Vào Hội đồng Nhân quyền: Một thách thức lớn với Việt Nam
Vào Hội đồng Nhân quyền, liệu Việt Nam cởi mở hơn ?
Giới bảo vệ nhân quyền bất ngờ về thành phần mới của HRC
Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc sẽ chấp nhận Việt Nam?
Dù bị chỉ trích, Việt Nam vẫn ứng cử Hội đồng Nhân quyền
Mạng lưới blogger Việt Nam tiếp tục vận động quốc tế
Việt Nam : Đón đại diện blogger chuyển Tuyên bố 258 ra quốc tế trở về
Mạng lưới blogger Việt Nam yêu cầu Nhà nước sửa luật để gia nhập Hội đồng Nhân quyền LHQ
Blogger Mẹ Nấm : Ngăn chận dã ngoại nhân quyền chứng tỏ sửa đổi Hiến pháp chỉ là một trò diễn
Việt Nam : Dã ngoại nhân quyền bị ngăn chận
Dã ngoại vì nhân quyền : RSF lên án việc hành hung blogger Việt Nam
Việt Nam : Buổi dã ngoại trao đổi về nhân quyền Chủ nhật 05/05/2013