Sự trỗi dậy của gã khổng lồ di động Nhật Bản đang yên giấc: Câu chuyện về Sony


 Sony đã từng là một thế lực trong ngành công nghiệp điện tử. Sự hài hòa giữa sáng kiến và chất lượng đã cho phép hãng độc chiếm phân khúc thị trường cao cấp.

OneSony
Trong những năm gần đây, tập đoàn toàn cầu này đã buộc phải đặt chân vào lĩnh vực dịch vụ giải trí và tài chính nhằm kiếm lợi nhuận, chứ không còn ru rú một góc với điện tử. Có thể nói, việc làm ăn của Sony đang gặp trắc trở, nhưng đã có những dấu hiệu phục hồi tích cực.

Cuộc cải tổ mảng di động với việc từ bỏ thương hiệu là một khởi đầu khả quan. Cho ra mắt những dòng sản phẩm Xperia Z thực sự ấn tượng, bao gồm những chiếc điện thoại tối tân, và cả chiếc máy tính bảng Android được đáng giá là tuyệt vời nhất ngày nay, là bước đi vô cùng khôn ngoan, tạo lập được niềm tin mới, cũng như giá trị cho thương hiệu của mình. Bên cạnh đó, PS4 cũng sẽ nằm trong phòng khách của nhiều gia đình Giáng Sinh này. Có lẽ gã khổng lồ đang say giấc này đang trỗi dậy chăng?
Những người đàn ông của Sonny
History of Sony 1
 

Công ty tiền thân của Sony được thành lập kể từ sau chiến tranh thứ 2 bởi kỹ sư Masaru Ibuka và nhà vật lý Akio Morita. Sau khi thỏa thuận, họ quyết định chung vốn mở cửa hàng đồ điện nho nhỏ tại Tokyo năm 1946. Cửa hàng này có tên gọi Tokyo Tsushin Kogyo K.K (Tập đoàn thiết kế viễn thông Tokyo), đây cũng là sân chơi khích lệ và công bằng dành cho các kỹ sư đến để thể hiện những kỹ năng của mình, đối lập với nghịch cảnh trước đó nhiều người trong số họ đã bị ép đi phục vụ quân đội suốt khoảng thời gian diễn ra cuộc chiến.
Họ bắt đầu nghiên cứu và chế tác ra được rất nhiều sản phẩm bao gồm loa phóng thanh điện, lớp phủ sắt từ, băng ghi âm trên giấy, và băng ghi âm từ tính G-Type. Tiếp đó, đi theo sau thỏa thuận quan trọng với Bell Labs, giấy phép công nghệ bóng bán dẫn và dòng sản phẩm radio bóng bán dẫn thương mại ngay sau đó đã ra đời. Công ty bắt đầu triển khai công nghệ này trên TR-55 vào năm 1955, đây cũng là sản phẩm đầu tiên mang thương hiệu Sony. Tên gọi này được chọn dựa trên trên sự lai tạp giữa Sonus (tiếng Latin là âm thanh) và Sonny (bắt nguồn từ cụm “sonny boy” ở Mỹ mà về Nhật có nghĩa là trẻ trung và mạnh mẽ). Kể từ năm 1958, nó trở thành tên gọi chính thức của công ty.
Một niềm đam mê với công nghệ
sony-founders_1921884i
 

Tại Sony tồn tại một thứ tham vọng không biên giới và một niềm tin rằng họ sẽ sản xuất ra được những sản phẩm điện tử vượt trội hơn những đối thủ khác. Một cam kết nghiên cứu khoa học vào thời điểm đó hứa hẹn sẽ sớm mang lại nhiều thành tựu trong việc cho ra đời những chiếc tivi như thành công với radio bán dẫn. Năm 1960, Sony thành lập công ty tại Mỹ và cùng lúc họ tiến hành xây dựng ngay một nhà máy rất lớn tại Nhật Bản. Với TV8-301, họ cũng là hãng sản xuất tivi di động đầu tiên trên thế giới. Sau khi đạt được thành công vang dội, ngài Ibuka chia sẻ “Thời đại của radio đã hết. Tương lai nhân loại trông chờ vào những chiếc tivi.”
Tiếp theo, Sony tiếp tục nâng cấp những công nghệ mà hãng đã phát triển. Đã có nhiều đầu ghi băng hơn, những chiếc tivi cũng nhỏ hơn, và đến năm 1965 họ đã sản xuất được tivi màu, thiết bị ghi băng từ (VTR) đầu tiên rồi âm li bán dẫn silicon stereo đầu tiên. Năm 1968, thiết bị đi đầu cho dòng sản phẩm vô cùng thành công sau này – tivi màu Trinitron KV-1310 cũng đã được công bố.
Số lượng và nhịp độ sản xuất những sáng kiến của Sony thật đáng kinh ngạc và họ tiếp tục gây bất ngờ trong những năm 70 với đầu đọc video cát-sét màu 1971 và máy thu phát VCR Betamax 1975. Walkman cũng được sản xuất đại trà vào năm 1979. Bất chấp sự suy thoái kinh tế những năm 1980, Sony vẫn sản xuất máy nghe nhạc CD đầu tiên năm 1982 và sau đó vào năm 1985 họ chế tác ra máy quay 8mm.
Lãng quên tính di động
Sony-Walkman-600
 

Quả bom kinh ngạc của nền kinh tế Nhật Bản đã phát nổ những năm 1990 và đôi khi người ta nhắc đến giai đoạn này như một “Thập Kỉ Thoái Trào”. Những công ty khác trong cùng khu vực, đáng chú ý nhất là những công ty đến từ Hàn Quốc, bắt đầu hút máu thị phần của Sony. Giai đoạn khó khăn này trùng hợp với sự trỗi dậy của điện thoại di động. Sony đã quá chậm chạp trong việc tung ra những sản phẩm mới mang tính quyết định và tất nhiên họ đã bỏ lỡ cơ hội tận dụng thương hiệu Walkman với máy nghe nhạc MP3, mặc dù nguyên mẫu của thiết bị này còn được phát triển trước cả khi Apple ra mắt iPod.
Tác động của Sony tới thị trường di động quả thực quá đỗi thất vọng. Họ đã bị bỏ lại với những công nghệ lỗi thời và cũng thất bại trong việc tiếp thu những ý kiến nội bộ cho rằng việc thêm tính năng điện thoại di động vào những sản phẩm PDA của hãng là một ý tưởng hay. Bước sang năm 2000, Sony mới bắt đầu rục rịch phát triển điện thoại thông minh, thế nhưng cơ hội ngàn năm có một đã không còn.
Chung chăn gối với Ericsson
Sony Ericsson
 

Cùng với Motorola và Nokia, Ericsson cũng là nhà đi đầu thực thụ trong lĩnh vực di động. Khởi điểm năm 1876, công ty đến từ Thụy Điển này chỉ làm những công việc liên quan tới sửa chữa thiết bị điện báo và thương hiệu của họ cũng chưa đủ lớn mạnh để được gọi là một gã khổng lồ viễn thông. Với số thị phần ít hơn 1%, Sony cảm thấy liên kết với một đối tác sẽ có lợi cho họ. Sự hiểu biết của Ericsson về thị trường điện thoại di động sẽ hòa hợp với những phần cứng tiên tiến của Sony, cả hai hứa hẹn sẽ thúc đẩy điện thoại di động lên tầm cao mới.
Tuy nhiên, khi việc liên doanh bắt đầu, Ericsson vốn đã tổ chức giảm biên chế rồi, còn giá cổ phiếu thì tụt dốc thê thảm. Nền công nghiệp viễn thông rộng lớn hơn cũng bị ảnh hưởng. Năm 2002, đứa con đẻ đầu tiên từ sự giao lưu và kết hợp giữa Sony Ericsson đã ra đời, đó là chiếc điện thoại màn hình màu dáng thỏi kẹo có tên Sony Ericsson T68i. Những đứa con tiếp theo cũng đã được sinh ra đều đặn và Sony dần dần tạo được tiếng vang với những chiếc điện thoại như T610 năm 2003, một trong những điện thoại đầu tiên có tích hợp camera.
Năm 2005, chiếc K750i đã được tung ra với cảm biến máy ảnh 2MP và trình phát nhạc MP3. Cũng năm đó, chiếc W800i đã mang thương hiệu Walkman vào trong điện thoại di động. Không những vậy, Sony còn châm ngòi cuộc chiến máy ảnh với Nokia. Thương hiệu máy ảnh kỹ thuật số Cyber-shot của Sony đã được khắc vào nhiều thiết bị như camera 3.2MP với đèn Xenon trên chiếc K800i 2006. Năm 2007, chiếc K850i được trang bị camera lên tới 5MP, thế nhưng có thể nói công ty đang chui đầu vào rọ. Thẻ nhớ thì độc quyền, giá cả thì cắt cổ, trong khi đó iPhone lại đang làm mưa làm gió trên thị trường. Sau năm 2007, Sony Ericsson rơi vào tình trạng báo động.
Nắm bắt thời cơ
Công ty đã thu về được 9% thị phần, nhưng đến năm 2008 con số này lại giảm xuống còn 7.5% và Sony Ericsson đã bị soán ngôi bởi LG trong bảng xếp hạng. Tồi tệ hơn, năm 2009, với thiệt hại tài chính khổng lồ, đóng cửa vô số nhà máy, chi nhánh cùng việc sa thải nhiều nhân viên, thị phần đã tụt xuống 4.5%. Mọi thứ đang lao dốc rất nhanh và giải pháp để tránh sự sụp đổ cũng đang được gấp rút tìm ra.
Rõ ràng, Symbian sẽ không mang lại bất cứ thành công nào nữa, vì thế vào năm 2010 họ quyết định chen chân vào hệ điều hành Android. Có thể nói, Sony Ericsson đưa ra quyết định đã quá muộn khi HTC, Samsung và Motorola vào thời điểm đó đã sản xuất điện thoại thông minh Android rồi. Tuy nhiên, Sony chưa bao giờ để sự thống trị của những đối thủ khác ngăn cản mình dấn thân vào thị trường mới. Chiến lược mà họ đặt ra, như thường lệ, là làm ra mọi thứ tốt hơn những đối thủ cạnh tranh và sản xuất ra những sản phẩm cao cấp khó thể cưỡng lại.
Làm quen và thấu hiểu Android
Điện thoại thông minh Android đầu tiên của Sony Ericsson là chiếc Xperia X10. Chiếc máy được trang bị màn hình cảm ứng 4 inch với độ phân giải 480 x 540 pixel, bộ xử lý 1GHz, và cảm biến máy ảnh 8.1MP ấn tượng. Sự kiện ra mắt này mang lại một số điểm tích cực cũng như một vài điểm tiêu cực. Trên thực tế, phiên bản Android 1.6 là nguyên nhân thất vọng chính. Dùng thì lag, cảm ứng thì không hỗ trợ đa điểm, đã vậy còn thiếu đèn flash cho cảm biến máy ảnh tuyệt vời như thế, và bàn phím còn bị dư luận chỉ trích gay gắt. Tuy nhiên, tất cả những điểm trừ này không hẳn là thảm họa, nhưng chắc chắn chiếc máy sẽ không đủ khả năng để công ty xoay vòng vốn.
Sony Xperia X10
 

Tiếp đó, vào năm 2011, Xperia Arc đã được tung ra thị trường. Chắc hẳn, đến thời điểm đó, Sony Ericsson đã hiểu rõ về Android rồi bởi chiếc điện thoại này sở hữu phiên bản Android 2.3.2 mới nhất, độ trễ đã không còn, camera cũng được trang bị đèn flash, trông rất sang chảnh. Điểm trừ duy nhất chính là cái giá cao ngất ngưởng.
Gần thời điểm ra mắt Arc, Sony Ericsson cũng tung ra điện thoại PlayStation độc đáo, Xperia Play. Nó từ lâu đã được coi là một vị cứu tinh tiềm năng cho công ty, nhưng cuối cùng lại thất bại bởi một vài lý do như giá quá cao, việc lựa chọn trò chơi chẳng có gì đặc sắc, ngoại hình quá khổ nặng nề, và việc tiếp thị chiếc máy thì luôn giậm chân tại chỗ.
Cuộc chia ly
Doanh số bán hàng của Sony Ericsson tiếp tục tụt dốc thê thảm. Việc buôn bán dòng sản phẩm Android mới đã cho thấy những dấu hiệu tích cực hơn, nhưng từng đó vẫn là chưa đủ để ngăn chặn tổn thất. Giữa năm 2011, thị phần Sony Ericsson đã tụt xuống dưới 2%. Tầm tháng 10, Sony thông báo họ sẽ nắm quyền kinh doanh từ Ericsson và thỏa thuận đã được thông qua đầu năm 2012.
Vậy là kể từ năm 2012, Sony Mobile đã tung ra hàng loạt những chiếc điện thoại mà không có mác Ericsson, đầu tiên là Xperia S, thế nhưng chiếc máy đã gặp khó khăn trong việc tìm kiếm sự thành công. Nỗ lực cạnh tranh với phân khúc tầm trung đã không thành và những sản phẩm cao cấp của Sony cũng không đủ khả năng đánh bật những sản phẩm chủ chốt từ Samsung và HTC. Sony cũng nhảy vào thị trường máy tính bảng trong năm 2011 và sản xuất Xperia Tablet S thế hệ kế tiếp năm 2012. Công ty cũng bắt đầu thổi vào những chiếc máy các phần cứng hấp dẫn, mạnh mẽ và tối tân nhất, nhưng chiếc máy lại thiếu đi một lợi điểm bán hàng độc nhất (USP) nếu đem so sánh với phần còn lại của thị trường Android.
Khởi đầu mới
Sony Xperia Z đã khởi đầu chu kì ra mắt những sản phẩm cao cấp năm 2013. Đây có lẽ là lần đầu tiên Sony thực sự giữ được lập trường của mình về chiếc điện thoại thông minh tốt nhất trên thị trường Android. Khả năng chống nước giúp tạo ra khác biệt, phần cứng pha trộn giữa những công nghệ của Sony mà chúng ta đã biết chúng tuyệt đến như thế nào rồi, còn dòng chữ “những gì tinh túy nhất của Sony hội tụ trong chiếc smartphone” lại được sử dụng như một khẩu hiệu tiếp thị. Chiếc máy này trưng diện với những thông số vô cùng ấn tượng và Sony đã thực hiện việc quảng bá sản phẩm rất nghiêm túc tại những khu vực mà hãng thấy hợp lý và dễ bán – cụ thể là Nhật Bản và Châu Âu.
Sony Xperia Z1 vs Zperia Z aa 26
 

Những dấu hiệu đầu tiên đã cho thấy doanh số bán hàng rất khá, qua đó Sony có thể trở lại bảng xếp hạng thiết bị di động trong một ngày không xa. Sự xuất sắc trong khâu thiết kế điện thoại thông minh đã được nhân rộng trong Xperia Tablet Z, một trong những máy tính bảng Android tốt nhất trên thị trường, có lẽ đây chính là đối thủ thực sự xứng tầm với iPad. Bước đột phá đầu tiên vào lãnh thổ phablet theo sau với Xperia Z Ultra.
Cam kết giữ lại sự tối tân có thể được khẳng định trong siêu phẩm khá bất ngờ Xperia Z1 của Sony. Có vẻ như điện thoại thông minh và máy tính bảng Android của Sony giờ đây đã lộ diện hoàn toàn, tất cả đã được tạo nên từ sự hài hòa giữa bản sắc đặc trưng và ngôn ngữ thiết kế tối giản với công nghệ tiên tiến nhất.
Tin buồn đối với người Mỹ đó là Sony Mobile sẽ chỉ tập trung vào thị trường Châu Âu và Nhật Bản trong thời gian tới. Hãng dự định xây dựng mội nền tảng vững chắc trước đã rồi mới thử đổ bộ vào thị trường mới như Mỹ. Thêm vào đó, mối quan hệ giữa Sony và các nhà mạng cũng chưa bao giờ tốt, mà nó lại là yếu tố thiết yếu để thành công trong lĩnh vực di động tại đây.
Xây dựng nên một hệ sinh thái
Thực tế là Sony có mảng giải trí thành công riêng của mình và họ chỉ việc thúc đẩy triển vọng của mình hơn nữa. Hãng cũng bị lôi kéo vào cuộc chiến game console với Microsoft bằng việcPlayStation 4 đối đầu với Xbox One hòng giành lấy một vị trí trong phòng khách. Họ từ lâu đã nổi như cồn về chất lượng TV, ngay cả khi nó không mang lại lợi nhuận. Liệu có nhà sản xuất Android nào có thể tự hào về danh mục riêng của mình bao gồm âm nhạc, phim ảnh và một thế giới trò chơi giải trí rộng lớn như Sony? Nếu Sony có thể tìm thấy cách nào đó để gộp những yếu tố trên vào trong các thiết bị di động của mình, thì ắt hãng sẽ trở lại là một gã khổng lồ điện tử một lần nữa.
Theo AndroidAuthority
Sforum.vn


 

Random Posts

Category

  • ( 8 )
  • ( 1 )
  • ( 2 )
  • ( 1 )
  • ( 1 )
  • ( 18 )
  • ( 8 )
  • ( 50 )
  • ( 40 )
  • ( 7 )
  • ( 5 )
  • ( 2 )
  • ( 2 )
  • ( 1 )
  • ( 5 )
  • ( 6 )
  • ( 1 )
  • ( 51 )
  • ( 1 )
  • ( 11 )
  • ( 5 )
  • ( 3 )
  • ( 1 )
  • ( 1 )
  • ( 154 )
  • ( 3 )
  • ( 7 )
  • ( 3 )
  • ( 1 )
  • ( 1 )
  • ( 5 )
  • ( 5 )
  • ( 2 )
  • ( 7 )
  • ( 3 )
  • ( 3 )
  • ( 1 )
  • ( 28 )
  • ( 160 )
  • ( 4 )
  • ( 17 )
  • ( 1 )
  • ( 101 )
  • ( 2 )
  • ( 5 )
  • ( 1 )
  • ( 1 )
  • ( 6 )
  • ( 4 )
  • ( 1 )
  • ( 28 )
  • ( 1 )
  • ( 5 )
  • ( 57 )
  • ( 2 )
  • ( 6 )
  • ( 2 )
  • ( 81 )
  • ( 2 )
  • ( 4 )
  • ( 1 )
  • ( 29 )
  • ( 2 )
  • ( 27 )
  • ( 2 )
  • ( 2 )
  • ( 4 )
  • ( 1 )
  • ( 21 )
  • ( 1 )
  • ( 3 )
  • ( 1 )
  • ( 118 )
  • ( 16 )
  • ( 5 )
  • ( 2 )
  • ( 2 )
  • ( 5 )
  • ( 3 )
  • ( 19 )
  • ( 1 )
  • ( 2 )
  • ( 1 )
  • ( 2 )
  • ( 3 )
  • ( 30 )
  • ( 248 )
  • ( 1 )
  • ( 2 )
  • ( 125 )
  • ( 586 )
  • ( 1534 )
  • ( 30 )
  • ( 5 )
  • ( 7 )
  • ( 1 )
  • ( 224 )
  • ( 11 )
  • ( 1 )
  • ( 33 )
  • ( 6 )
  • ( 6 )
  • ( 16 )
  • ( 5 )
  • ( 3 )
  • ( 8 )
  • ( 222 )
  • ( 2 )
  • ( 1 )
  • ( 1 )
  • ( 35 )
  • ( 5 )
  • ( 21 )

Recent Comments

About Template

Return to top of page Copyright © 2010 | Flash News Converted into Blogger Template by HackTutors