Nhật báo phổ thông lớn Mainichi Shimbun thuộc cánh tả nhận định : « Trên cả quá trình thông qua và nội dung (bộ luật), chúng ta phải ghi nhận rằng ngày văn kiện được thông qua là ngày mà nền dân chủ bị phá tan tành ».
Tờ Mainichi đã gợi đến sự kiện là hôm thứ Sáu vừa qua, Nghị viện Nhật đã áp dụng một thủ tục tốc hành để thông qua văn bản mở rộng quyền hạn của chính phủ trong việc liệt vào diện « bí mật Nhà nước » bất kỳ thông tin bị cho là nhạy cảm trong các lãnh vực quốc phòng, ngoại giao, tình báo và chống khủng bố.
Vấn đề là các tiêu chí để xếp loại vẫn chưa rõ ràng và quyền giám sát từ bên ngoài công việc của chính phủ vẫn còn mơ hồ. Luật mới dự trù đến 10 năm tù giam đối với các công chức tiết lộ thông tin bị cho là mật và đến 5 năm cho những người khuyến khích rò rỉ.
Nhật báo Asahi Shimbun, cũng thuộc cánh tả, còn tỏ thái độ phẫn nộ hơn khi tuyên bố thẳng thừng : « Chúng ta không cần luật này ». Tờ báo nói thêm : « Giờ thì các công dân chỉ còn nước tự mình suy xét và nói lên tiếng nói của mình » để bảo vệ quyền được thông tin.
Ngay cả báo chí cánh hữu, thường ủng hộ chính quyền Abe, cũng tỏ ý lo ngại trước tính chất mơ hồ chung quanh việc kiểm soát các thông tin « bí mật » và mối đe dọa đối với quyền tự do ngôn luận và thông tin của người dân.
Tờ Yomiuri Shimbun chẳng hạn, cho rằng : « Chính phủ phải cẩn thận giải thích ý nghĩa của luật này cho ai cũng hiểu được ». Tờ báo tuy nhiên công nhận rằng có một nguy cơ thông tin bị ém nhẹm quá mức với lý do bảo vệ bí mật Nhà nước.
Các phương tiện truyền thông rất có ảnh hưởng trên đây đã lên tiếng sau khi một nhóm 31 nhà khoa học, trong đó có hai người đoạt giải Nobel - Toshihide Maskawa (vật lý, 2008) và Hideki Shirakawa (hóa học, 2000) - đã cáo buộc chính phủ Nhật Bản đe dọa « các quyền cơ bản của con người và các nguyên tắc hiếu hòa » được ghi trong Hiến pháp Nhật Bản.
Tờ Mainichi đã gợi đến sự kiện là hôm thứ Sáu vừa qua, Nghị viện Nhật đã áp dụng một thủ tục tốc hành để thông qua văn bản mở rộng quyền hạn của chính phủ trong việc liệt vào diện « bí mật Nhà nước » bất kỳ thông tin bị cho là nhạy cảm trong các lãnh vực quốc phòng, ngoại giao, tình báo và chống khủng bố.
Vấn đề là các tiêu chí để xếp loại vẫn chưa rõ ràng và quyền giám sát từ bên ngoài công việc của chính phủ vẫn còn mơ hồ. Luật mới dự trù đến 10 năm tù giam đối với các công chức tiết lộ thông tin bị cho là mật và đến 5 năm cho những người khuyến khích rò rỉ.
Nhật báo Asahi Shimbun, cũng thuộc cánh tả, còn tỏ thái độ phẫn nộ hơn khi tuyên bố thẳng thừng : « Chúng ta không cần luật này ». Tờ báo nói thêm : « Giờ thì các công dân chỉ còn nước tự mình suy xét và nói lên tiếng nói của mình » để bảo vệ quyền được thông tin.
Ngay cả báo chí cánh hữu, thường ủng hộ chính quyền Abe, cũng tỏ ý lo ngại trước tính chất mơ hồ chung quanh việc kiểm soát các thông tin « bí mật » và mối đe dọa đối với quyền tự do ngôn luận và thông tin của người dân.
Tờ Yomiuri Shimbun chẳng hạn, cho rằng : « Chính phủ phải cẩn thận giải thích ý nghĩa của luật này cho ai cũng hiểu được ». Tờ báo tuy nhiên công nhận rằng có một nguy cơ thông tin bị ém nhẹm quá mức với lý do bảo vệ bí mật Nhà nước.
Các phương tiện truyền thông rất có ảnh hưởng trên đây đã lên tiếng sau khi một nhóm 31 nhà khoa học, trong đó có hai người đoạt giải Nobel - Toshihide Maskawa (vật lý, 2008) và Hideki Shirakawa (hóa học, 2000) - đã cáo buộc chính phủ Nhật Bản đe dọa « các quyền cơ bản của con người và các nguyên tắc hiếu hòa » được ghi trong Hiến pháp Nhật Bản.