Vào sáng nay 09/12/2013, Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra thông báo giải tán Quốc hội để chấm dứt khủng hoảng chính trị đã kéo dài từ một tháng qua. Quyết định trên chưa xoa dịu tình hình. Cảnh sát Bangkok cho biết khoảng 100.000 người biểu tình tại thủ đô Thái Lan vào hôm nay. Họ tiếp tục đòi trục xuất gia đình Shinawatra ra khỏi guồng máy quyền lực.
Đối lập Thái đưa ra con số 140.000 người xuống đường chỉ riêng tại Bangkok. Lãnh đạo phong trào nổi dậy, ông Suthep Thaugsauban, tuyên bố mục tiêu cuối cùng vẫn là lật đổ nội các Yingluck.
Lãnh đạo đảng Dân chủ đối lập, cựu Thủ tướng Abhisit Vejjajiva, chưa lên tiếng sau việc bà Yingluck thông báo giải tán Quốc hội. Tuy nhiên, theo giới quan sát, đảng cầm quyền Puea Thai của bà Yingluck có nhiều triển vọng vẫn chiếm được đa số rộng rãi, do đảng này được thành phần cử tri ở các tỉnh thành và nông thôn ủng hộ. Trong khi đó, đảng Dân chủ chỉ có sức thuyết phục các thành phần trí thức và tầng lớp trung lưu chủ yếu sống ở thành phố.
Theo phân tích của chuyên gia về Thái Lan Pavin Chachavalpongun, thuộc Viện nghiên cứu Đông Nam Á tại đại học Tokyo, giải tán Quốc hội chỉ là một lối thoát « tạm thời » bởi không có gì bảo đảm là đảng Dân chủ sẽ tuân thủ luật chơi và chấp nhận kết quả cuộc bầu cử sắp tới. Cũng chưa ai biết là đảng đối lập sẽ tẩy chay cuộc bầu cử được dự trù vào đầu tháng 2/2014 hay không.
Trở lại với cuộc xuống đường rầm rộ của người dân ở thủ đô Bangkok hôm nay, thông tín viên đài RFI Frédéric Belge tường thuật :
« Từ nhiều năm qua, thủ đô Bangkok chưa từng trải qua một cuộc tập hợp đông đảo như hôm nay. Khoảng một trăm ngàn người thuộc đủ mọi thành phần tràn ngập đường phố. Từ giới sinh viên, công chức đến các doanh nhân, và còn nhiều thành phần khác trong xã hội dân sự Thái Lan đang tiến về trụ sở chính phủ. Họ muốn chứng minh quyết tâm lật đổ nội các Yingluck, gạt gia đình Shinawatra ra khỏi bộ máy quyền lực Thái Lan. Đây là một chính quyền mà người biểu tình cho là bị ruỗng nát vì nạn tham nhũng.
Một người biểu tình quãng độ 50 tuổi giải thích vì sao ông cho rằng cuộc tuần hành hôm nay vô cùng quan trọng. Ông nói, từ nhiều năm qua, chính quyền do gia đình Thaksin thao túng quá tham ô. Tình hình càng ngày càng tệ.
Thực ra, đòi hỏi bà Yingluck từ chức không còn tính thời sự, bởi vì Thủ tướng Thái Lan vừa thông báo giải tán Quốc hội. Thái Lan có 60 ngày để bầu lại Quốc hội. Phe đối lập chưa mãn nguyện và họ yêu cầu Quốc vương chỉ định một chính phủ lâm thời. Một Hội đồng nhân dân sẽ điều hành đất nước cho đến ngày Thái Lan bầu lại Quốc hội. Đó là điều lãnh đạo phong trào nổi dậy, Suthep Thaugsuban mong muốn ».
Đối lập Thái đưa ra con số 140.000 người xuống đường chỉ riêng tại Bangkok. Lãnh đạo phong trào nổi dậy, ông Suthep Thaugsauban, tuyên bố mục tiêu cuối cùng vẫn là lật đổ nội các Yingluck.
Lãnh đạo đảng Dân chủ đối lập, cựu Thủ tướng Abhisit Vejjajiva, chưa lên tiếng sau việc bà Yingluck thông báo giải tán Quốc hội. Tuy nhiên, theo giới quan sát, đảng cầm quyền Puea Thai của bà Yingluck có nhiều triển vọng vẫn chiếm được đa số rộng rãi, do đảng này được thành phần cử tri ở các tỉnh thành và nông thôn ủng hộ. Trong khi đó, đảng Dân chủ chỉ có sức thuyết phục các thành phần trí thức và tầng lớp trung lưu chủ yếu sống ở thành phố.
Theo phân tích của chuyên gia về Thái Lan Pavin Chachavalpongun, thuộc Viện nghiên cứu Đông Nam Á tại đại học Tokyo, giải tán Quốc hội chỉ là một lối thoát « tạm thời » bởi không có gì bảo đảm là đảng Dân chủ sẽ tuân thủ luật chơi và chấp nhận kết quả cuộc bầu cử sắp tới. Cũng chưa ai biết là đảng đối lập sẽ tẩy chay cuộc bầu cử được dự trù vào đầu tháng 2/2014 hay không.
Trở lại với cuộc xuống đường rầm rộ của người dân ở thủ đô Bangkok hôm nay, thông tín viên đài RFI Frédéric Belge tường thuật :
« Từ nhiều năm qua, thủ đô Bangkok chưa từng trải qua một cuộc tập hợp đông đảo như hôm nay. Khoảng một trăm ngàn người thuộc đủ mọi thành phần tràn ngập đường phố. Từ giới sinh viên, công chức đến các doanh nhân, và còn nhiều thành phần khác trong xã hội dân sự Thái Lan đang tiến về trụ sở chính phủ. Họ muốn chứng minh quyết tâm lật đổ nội các Yingluck, gạt gia đình Shinawatra ra khỏi bộ máy quyền lực Thái Lan. Đây là một chính quyền mà người biểu tình cho là bị ruỗng nát vì nạn tham nhũng.
Một người biểu tình quãng độ 50 tuổi giải thích vì sao ông cho rằng cuộc tuần hành hôm nay vô cùng quan trọng. Ông nói, từ nhiều năm qua, chính quyền do gia đình Thaksin thao túng quá tham ô. Tình hình càng ngày càng tệ.
Thực ra, đòi hỏi bà Yingluck từ chức không còn tính thời sự, bởi vì Thủ tướng Thái Lan vừa thông báo giải tán Quốc hội. Thái Lan có 60 ngày để bầu lại Quốc hội. Phe đối lập chưa mãn nguyện và họ yêu cầu Quốc vương chỉ định một chính phủ lâm thời. Một Hội đồng nhân dân sẽ điều hành đất nước cho đến ngày Thái Lan bầu lại Quốc hội. Đó là điều lãnh đạo phong trào nổi dậy, Suthep Thaugsuban mong muốn ».