Như vậy, rõ ràng là cuộc bầu cử trước thời hạn mà thủ tướng Yingluck loan báo ngày hôm qua sẽ khó mà giải quyết được khủng hoảng ở Thái Lan, một quốc gia thường xuyên xảy ra đảo chính hoặc mưu toan đảo chính.
Trong một quốc gia dân chủ bình thường thì giải pháp mà bà Yingluck đề nghị là hợp lý, bởi vì khi các đảng phái chính trị mâu thuẫn với nhau như thế, thì phải để cho người dân phân xử qua lá phiếu. Nhưng vấn đề là xã hội Thái Lan nay đã bị chia rẽ quá trầm trọng, giữa một bên những người ủng hộ cựu thủ tướng Thaksin Shinawatra và bên kia là những người không đội trời chung với người anh của thủ tướng đương nhiệm Yingluck.
Mặc dù đã nhiều lần bị ngành tư pháp giải tán, nhưng các đảng thân Thaksin ( mà nay có tên là đảng Puea Thai ), đã liên tiếp giành thắng lợi trong các cuộc bầu cử Quốc hội từ năm 2001 đến nay. Cuộc bầu cử lần cuối vào năm 2011 đã đưa bà Yingluck lên nắm quyền.
Một bộ phận người dân Thái Lan tiếp tục xuống đường, bởi vì họ không chấp nhận gia đình Thaksin cầm quyền liên tục như vậy, nhất là vì đối với họ, bà Yingluck chỉ là con rối trong tay người anh.
Khủng hoảng chính trị càng khó chấm dứt vì Thái Lan không phải là một quốc gia có truyền thống đối thoại. Những người biểu tình chống chính phủ cố duy trì áp lực với hy vọng là tình hình sẽ đi đến mức buộc quân đội phải can thiệp. Gần như chắc chắn là Đảng Dân chủ, đảng đối lập chính, sẽ tẩy chay bầu cử Quốc hội trước thời hạn, và như vậy cuộc bầu cử này sẽ không có tính chính đáng. Mặc khác, Đảng Dân chủ thừa biết rằng có tham gia bầu cử thì họ cũng sẽ bị thua, vì đảng này trong suốt 20 năm qua, chưa hề thắng cử. Đảng này chỉ lên cầm quyền từ năm 2008 đến 2011 nhờ quyết định của ngành tư pháp Thái Lan giải thể đảng của thủ tướng thân Thaksin.
Các nhà phân tích so sánh tình hình hiện nay ở Thái Lan với cuộc khủng hoảng năm 2006. Vào thời gian đó, khủng hoảng cũng bắt đầu với những cuộc biểu tình đòi thủ tướng Thaksin Shinawatra từ chức. Ông Thaksin cuối cùng cũng đã buộc phải giải tán Quốc hội, giống như bà Yingluck bây giờ, nhưng những người biểu tình vẫn tiếp tục xuống đường đòi ông Thaksin rời khỏi chiếc ghế thủ tướng.
Đảng của ông Thaksin sau đó cũng đã giành thắng lợi trong một cuộc bầu cử bị phe đối lập tẩy chay, nhưng ngành tư pháp Thái Lan lúc đó xem các kết quả bầu cử là không có giá trị. Sau nhiều tháng khủng hoảng chính trị, cuối cùng quân đội Thái đã lật đổ ông Thaksin.
Bây giờ, khi chỉ chấp nhận giải tán Quốc hội và tổ chức bầu cử trước thời hạn, nhưng dứt khoát không từ chức, bà Yingluck có nguy cơ sẽ chịu chung số phận với người anh.
Tuy nhiên, chuyên gia về Thái Lan David Strackfuss, được hãng tin AFP trích dẫn hôm qua, không loại trừ khả năng là chính quyền và phe đối lập cuối cùng sẽ bắt tay với nhau để thành lập một « chính phủ đoàn kết dân tộc ».
Trong một quốc gia dân chủ bình thường thì giải pháp mà bà Yingluck đề nghị là hợp lý, bởi vì khi các đảng phái chính trị mâu thuẫn với nhau như thế, thì phải để cho người dân phân xử qua lá phiếu. Nhưng vấn đề là xã hội Thái Lan nay đã bị chia rẽ quá trầm trọng, giữa một bên những người ủng hộ cựu thủ tướng Thaksin Shinawatra và bên kia là những người không đội trời chung với người anh của thủ tướng đương nhiệm Yingluck.
Mặc dù đã nhiều lần bị ngành tư pháp giải tán, nhưng các đảng thân Thaksin ( mà nay có tên là đảng Puea Thai ), đã liên tiếp giành thắng lợi trong các cuộc bầu cử Quốc hội từ năm 2001 đến nay. Cuộc bầu cử lần cuối vào năm 2011 đã đưa bà Yingluck lên nắm quyền.
Một bộ phận người dân Thái Lan tiếp tục xuống đường, bởi vì họ không chấp nhận gia đình Thaksin cầm quyền liên tục như vậy, nhất là vì đối với họ, bà Yingluck chỉ là con rối trong tay người anh.
Khủng hoảng chính trị càng khó chấm dứt vì Thái Lan không phải là một quốc gia có truyền thống đối thoại. Những người biểu tình chống chính phủ cố duy trì áp lực với hy vọng là tình hình sẽ đi đến mức buộc quân đội phải can thiệp. Gần như chắc chắn là Đảng Dân chủ, đảng đối lập chính, sẽ tẩy chay bầu cử Quốc hội trước thời hạn, và như vậy cuộc bầu cử này sẽ không có tính chính đáng. Mặc khác, Đảng Dân chủ thừa biết rằng có tham gia bầu cử thì họ cũng sẽ bị thua, vì đảng này trong suốt 20 năm qua, chưa hề thắng cử. Đảng này chỉ lên cầm quyền từ năm 2008 đến 2011 nhờ quyết định của ngành tư pháp Thái Lan giải thể đảng của thủ tướng thân Thaksin.
Các nhà phân tích so sánh tình hình hiện nay ở Thái Lan với cuộc khủng hoảng năm 2006. Vào thời gian đó, khủng hoảng cũng bắt đầu với những cuộc biểu tình đòi thủ tướng Thaksin Shinawatra từ chức. Ông Thaksin cuối cùng cũng đã buộc phải giải tán Quốc hội, giống như bà Yingluck bây giờ, nhưng những người biểu tình vẫn tiếp tục xuống đường đòi ông Thaksin rời khỏi chiếc ghế thủ tướng.
Đảng của ông Thaksin sau đó cũng đã giành thắng lợi trong một cuộc bầu cử bị phe đối lập tẩy chay, nhưng ngành tư pháp Thái Lan lúc đó xem các kết quả bầu cử là không có giá trị. Sau nhiều tháng khủng hoảng chính trị, cuối cùng quân đội Thái đã lật đổ ông Thaksin.
Bây giờ, khi chỉ chấp nhận giải tán Quốc hội và tổ chức bầu cử trước thời hạn, nhưng dứt khoát không từ chức, bà Yingluck có nguy cơ sẽ chịu chung số phận với người anh.
Tuy nhiên, chuyên gia về Thái Lan David Strackfuss, được hãng tin AFP trích dẫn hôm qua, không loại trừ khả năng là chính quyền và phe đối lập cuối cùng sẽ bắt tay với nhau để thành lập một « chính phủ đoàn kết dân tộc ».