Ngôi nhà mới ở mặt trăng


Bạn đã chuẩn bị tiền để mua đất trên mặt trăng chưa? Hay bạn đã lên kế hoạch cho một chuyến du ngoạn lên mặt trăng rồi nằm dài xem Lady Gaga biểu diễn ngoài vũ trụ? Với dự án mới của NASA, chắc chắn những ai có ý muốn định cư trên ấy sẽ rất quan tâm.

Con người với mơ ước xây dựng cuộc sống trên mặt trăng
Làm vườn trên mặt trăng
Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) vừa công bố dự án trồng cây trên mặt trăng vào năm 2015 - một nỗ lực mới trong công cuộc chinh phục vũ trụ của con người. Nếu thành công, nhóm Lunar Plant Growth Habitat sẽ làm nên lịch sử khi lần đầu tiên ươm được mầm sống từ trái đất trên một thiên thể khác, mở đường cho ước mơ xây dựng cuộc sống lâu dài của con người bên ngoài trái đất. “Nếu chúng ta gửi các loài cây đến đó và chúng sống được thì có lẽ con người cũng tồn tại được”, NASA cho biết.

3 loại hạt được chọn mặt gửi vàng trong chuyến đi đầu tiên này là hạt cải xoong, củ cải và húng quế. Để đưa chúng lên mặt trăng, các nhà khoa học sẽ tạo ra một cái hộp khép kín nặng chừng 1 kg rồi cho nó “quá giang” con tàu vũ trụ Moon Express - một trong những đối thủ nặng ký trong cuộc thi Google Lunar X Prize.
Cuộc thi này nhằm tìm ra những chiếc tàu vũ trụ vận hành tự động có thể tiếp đất và bay vòng quanh bề mặt mặt trăng và gởi về trái đất hình ảnh và thông tin liên quan với tổng giải thưởng cao nhất 30 triệu USD. Giải thưởng sẽ được công bố vào cuối năm 2015.
Chiếc hộp này sẽ chứa các loại hạt nói trên, không khí và nước. Ngay khi đáp xuống mặt trăng, nước sẽ tự động được tưới lên các hạt và không khí được cung cấp đủ cho 10 ngày. Các bộ cảm ứng và camera sẽ theo dõi và báo về trái đất thường xuyên.
Theo NASA, chiếc hộp này được thiết kế để có thể hấp thu ánh sáng tự nhiên để các hạt nảy mầm. Các nhà khoa học lấy ý tưởng gieo hạt trên những miếng giấy lọc mà các em học sinh nhỏ thường làm trong những bài học thực nghiệm sinh học đầu tiên.
Thông cáo báo chí của NASA cho biết: “Cây trồng từ hạt nhạy cảm với các điều kiện môi trường như con người, có khi còn nhạy cảm hơn. Cũng như con người, chúng có các yếu tố về gien có thể bị ảnh hưởng bởi sự bức xạ. Chúng đóng vai trò của những con chim hoàng yến trong các hầm mỏ thời xa xưa để cảnh báo con người về khí độc”.
Các thí nghiệm tại Trạm Vũ trụ quốc tế ISS cho thấy các loài cây có thể sinh trưởng trong môi trường trọng lực thấp và rễ của cây cũng phát triển ngoài không gian theo cách tương tự như trên trái đất.

Thiết kế tàu Moon Express

Mô hình trồng cây trên mặt trăng tại phòng thí nghiệm
Cuộc đua lên mặt trăng
Thị trường bất động sản thế giới từng được một phen “rúng động” khi cái tên Dennis Hope nổi lên. Hope đã phát hiện được cái mà ông gọi là “lỗ thủng” của Công ước Ngoài không gian 1967 của Liên hiệp quốc. Công ước cho rằng không một quốc gia nào có thể sở hữu mặt trăng nhưng lại không đề cập gì đến cá nhân. Vì thế Hope ngay lập tức viết thư cho LHQ tuyên bố quyền sở hữu mặt trăng. Trong thư, ông yêu cầu LHQ đưa ra lý do tại sao một cá nhân không thể nắm quyền sở hữu này. Lá thư đó cho đến giờ vẫn rơi vào im lặng.
Nhưng nhà đầu tư người Mỹ 65 tuổi này vẫn triển khai dự án của riêng mình. Hope cho biết ông đã thu được hàng triệu đô la nhờ kinh doanh bất động sản trên mặt trăng. Những ai trả cho ông cái giá 24 USD/mẫu Anh (khoảng 0,4 hecta) sẽ nhận được “sổ đỏ”.
Danh sách khách hàng của Hope gồm rất nhiều cái tên nổi tiếng như các cựu Tổng thống Mỹ George H.W. Bush, Jimmy Carter và Ronald Reagan hay các ngôi sao như Tom Cruise, John Travolta và Nicole Kidman. Hope cho biết năm 2011 ông đã từ chối lời đề nghị 50 triệu USD để mua lại cực bắc của mặt trăng. Nhà kinh doanh độc đáo này còn tuyên bố quyền sở hữu đối với sao Thủy, sao Hỏa, sao Kim, sao Diêm Vương, vệ tinh Io.
Cuộc đua của các cá nhân lên mặt trăng cũng gay cấn không thua gì “cuộc chiến” giành mặt trăng của các quốc gia. Một nhóm các cựu chuyên gia NASA năm 2012 đã lập ra Công ty Golden Spike nhắm vào giới siêu giàu khi giới thiệu một chương trình tour đặc biệt chỉ dành cho 2 người du ngoạn mặt trăng trong vài ngày rồi về với mức giá chỉ... 1,5 tỉ USD. Alan Stern - Chủ tịch công ty này cho biết thị trường khách tiềm năng của công ty là Nam Phi, Hàn Quốc và Nhật Bản. Stern mong muốn chuyến bay đầu tiên sẽ được thực hiện vào cuối thập kỷ này và hy vọng con số tổng sẽ ở mức 15 - 20 chuyến.
Để đến được mặt trăng, các hành khách sẽ được đưa vào quỹ đạo trái đất, rồi nối kết với một con tàu khác để đến được quỹ đạo mặt trăng rồi sẽ theo một tàu vũ trụ bay vòng quanh và cần phải có một loại tàu khác để tiếp đất xuống mặt trăng. Một hành trình khá phức tạp nhưng vẫn khả thi về mặt công nghệ còn xét về mặt tài chính thì còn phức tạp hơn nhiều - nhận xét của Giáo sư Scott Pace từ Đại học George Washington.
Người đầu tiên đặt chân lên mặt trăng

Neil Armstrong (1930-2012), phi hành gia của NASA, là người đầu tiên đặt chân lên mặt trăng năm 1969. Bạn đồng hành của ông lúc đó - phi hành gia Buzz Aldrin là người thứ 2 làm được điều đó. Cả hai cùng bay trên con tàu Apollo 11 trong chuyến đổ bộ đầu tiên của con người lên mặt trăng. Ngày 20.7.1969 được xem là một ngày trọng đại trong lịch sử nhân loại.

Neil Armstrong - người đã mô tả những bước đi đầu tiên của mình trên mặt trăng là “một bước tiến vĩ đại của con người” lại thường xuyên tránh xa sự chú ý của truyền thông sau khi nghỉ hưu.
Nguyệt Hàn(Theo Independent, Telegraph, Business Insider)


 

Random Posts

Category

  • ( 8 )
  • ( 1 )
  • ( 2 )
  • ( 1 )
  • ( 1 )
  • ( 18 )
  • ( 8 )
  • ( 50 )
  • ( 40 )
  • ( 7 )
  • ( 5 )
  • ( 2 )
  • ( 2 )
  • ( 1 )
  • ( 5 )
  • ( 6 )
  • ( 1 )
  • ( 51 )
  • ( 1 )
  • ( 11 )
  • ( 5 )
  • ( 3 )
  • ( 1 )
  • ( 1 )
  • ( 154 )
  • ( 3 )
  • ( 7 )
  • ( 3 )
  • ( 1 )
  • ( 1 )
  • ( 5 )
  • ( 5 )
  • ( 2 )
  • ( 7 )
  • ( 3 )
  • ( 3 )
  • ( 1 )
  • ( 28 )
  • ( 160 )
  • ( 4 )
  • ( 17 )
  • ( 1 )
  • ( 101 )
  • ( 2 )
  • ( 5 )
  • ( 1 )
  • ( 1 )
  • ( 6 )
  • ( 4 )
  • ( 1 )
  • ( 28 )
  • ( 1 )
  • ( 5 )
  • ( 57 )
  • ( 2 )
  • ( 6 )
  • ( 2 )
  • ( 81 )
  • ( 2 )
  • ( 4 )
  • ( 1 )
  • ( 29 )
  • ( 2 )
  • ( 27 )
  • ( 2 )
  • ( 2 )
  • ( 4 )
  • ( 1 )
  • ( 21 )
  • ( 1 )
  • ( 3 )
  • ( 1 )
  • ( 118 )
  • ( 16 )
  • ( 5 )
  • ( 2 )
  • ( 2 )
  • ( 5 )
  • ( 3 )
  • ( 19 )
  • ( 1 )
  • ( 2 )
  • ( 1 )
  • ( 2 )
  • ( 3 )
  • ( 30 )
  • ( 248 )
  • ( 1 )
  • ( 2 )
  • ( 125 )
  • ( 586 )
  • ( 1534 )
  • ( 30 )
  • ( 5 )
  • ( 7 )
  • ( 1 )
  • ( 224 )
  • ( 11 )
  • ( 1 )
  • ( 33 )
  • ( 6 )
  • ( 6 )
  • ( 16 )
  • ( 5 )
  • ( 3 )
  • ( 8 )
  • ( 222 )
  • ( 2 )
  • ( 1 )
  • ( 1 )
  • ( 35 )
  • ( 5 )
  • ( 21 )

Recent Comments

About Template

Return to top of page Copyright © 2010 | Flash News Converted into Blogger Template by HackTutors