Cảnh sát Singapore nói rằng khoảng 3.700 người nước ngoài đã bị thẩm vấn và 176 người đã bị áp giải đến đồn cảnh sát để ghi âm lời khai, nhưng không cho biết chi tiết cụ thể.
Có ba người Ấn Độ đã bị bắt và sẽ bị truy tố trong ngày, sau khi 24 người đồng hương khác đã bị giam giữ hôm qua. Họ có nguy cơ lãnh bản án tối đa bảy năm tù và bị đánh bằng gậy vì bị cho là đã tham gia các vụ bạo động.
Bộ trưởng Nội vụ Trương Chí Hiền (Teo Chee Hean) cho biết cảnh sát đã tăng cường tuần tra tại các khu vực người lao động nước ngoài sống chen chúc. Ông nói : « Cuộc điều tra sẽ tiếp diễn cho đến khi nào tất cả những ai vi phạm pháp luật sẽ phải nhận lãnh trách nhiệm một cách nghiêm khắc và công bằng ».
Các vụ bạo động xảy ra khuya Chủ nhật rạng sáng thứ Hai 10/12 tại khu Little India đã gây chấn động sâu sắc tại thủ đô tài chính giàu có đã quen với kỷ cương. Sau khi một người Ấn bị xe buýt cán chết, khoảng 400 người khác đã nổi loạn, đốt cháy và đập phá 25 chiếc xe trong đó có 16 xe cảnh sát, làm cho 39 người bị thương.
Chính quyền đã kêu gọi giữ bình tĩnh, ra lệnh cho người dân không để cho bạo lực làm ảnh hưởng đến sự hòa hợp chủng tộc mà chính phủ muốn đề cao.
Các vụ bạo loạn tệ hại nhất kể từ vụ xung đột sắc tộc năm 1969 đã hé lộ mặt trái của Singapore, đất nước mà sự giàu có lệ thuộc vào số lượng đông đảo người lao động nhập cư chủ yếu là người Ấn Độ, vốn cho rằng đã bị gạt sang bên lề trong phép lạ kinh tế Singapore.
Gần 700.000 lao động nước ngoài có giấy phép lao động tại Singapore, hầu hết làm việc trong ngành xây dựng hay ở cảng. Các nhà phân tích cảnh báo không nên bi kịch hóa vấn đề trước những đồn đoán cho rằng Singapore đã quay lại với thời điểm đen tối cuối thập niên 60 qua các vụ bạo động chủng tộc. Có những nhân chứng cho biết rượu có thể đóng vai trò chính trong vụ bạo loạn vừa rồi.
Trong số 5,4 triệu dân Singapore, người gốc Hoa chiếm đa số, tiếp theo là người Mã Lai theo đạo Hồi rồi đến người gốc Ấn.
Có ba người Ấn Độ đã bị bắt và sẽ bị truy tố trong ngày, sau khi 24 người đồng hương khác đã bị giam giữ hôm qua. Họ có nguy cơ lãnh bản án tối đa bảy năm tù và bị đánh bằng gậy vì bị cho là đã tham gia các vụ bạo động.
Bộ trưởng Nội vụ Trương Chí Hiền (Teo Chee Hean) cho biết cảnh sát đã tăng cường tuần tra tại các khu vực người lao động nước ngoài sống chen chúc. Ông nói : « Cuộc điều tra sẽ tiếp diễn cho đến khi nào tất cả những ai vi phạm pháp luật sẽ phải nhận lãnh trách nhiệm một cách nghiêm khắc và công bằng ».
Các vụ bạo động xảy ra khuya Chủ nhật rạng sáng thứ Hai 10/12 tại khu Little India đã gây chấn động sâu sắc tại thủ đô tài chính giàu có đã quen với kỷ cương. Sau khi một người Ấn bị xe buýt cán chết, khoảng 400 người khác đã nổi loạn, đốt cháy và đập phá 25 chiếc xe trong đó có 16 xe cảnh sát, làm cho 39 người bị thương.
Chính quyền đã kêu gọi giữ bình tĩnh, ra lệnh cho người dân không để cho bạo lực làm ảnh hưởng đến sự hòa hợp chủng tộc mà chính phủ muốn đề cao.
Các vụ bạo loạn tệ hại nhất kể từ vụ xung đột sắc tộc năm 1969 đã hé lộ mặt trái của Singapore, đất nước mà sự giàu có lệ thuộc vào số lượng đông đảo người lao động nhập cư chủ yếu là người Ấn Độ, vốn cho rằng đã bị gạt sang bên lề trong phép lạ kinh tế Singapore.
Gần 700.000 lao động nước ngoài có giấy phép lao động tại Singapore, hầu hết làm việc trong ngành xây dựng hay ở cảng. Các nhà phân tích cảnh báo không nên bi kịch hóa vấn đề trước những đồn đoán cho rằng Singapore đã quay lại với thời điểm đen tối cuối thập niên 60 qua các vụ bạo động chủng tộc. Có những nhân chứng cho biết rượu có thể đóng vai trò chính trong vụ bạo loạn vừa rồi.
Trong số 5,4 triệu dân Singapore, người gốc Hoa chiếm đa số, tiếp theo là người Mã Lai theo đạo Hồi rồi đến người gốc Ấn.