Ẩm thực truyền thống của Nhật Bản hay còn gọi là Washoku ngày 4/12 đã chính thức được liệt vào danh sách Di sản Văn hoá Phi vật thể của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO).
Sự kiện này làm dấy lên hy vọng cho Chính phủ Nhật Bản thúc đẩy sự thừa nhận trên quy mô toàn cầu về văn hoá ẩm thực của nước này, tiến tới thu hút các du khách nước ngoài và thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp của Nhật Bản ra thế giới.
Cơ quan văn hoá của Nhật Bản cho biết đề xuất của Tokyo đã chính thức được UNESCO thông qua tại một hội nghị ở Baku, Azerbaijan, sau khi một tổ chức chịu trách nhiệm rà soát các ứng cử viên đăng ký lên UNESCO ra một báo cáo đề xuất liệt thức ăn Nhật Bản vào danh sách.
Động thái trên diễn ra trong bối cảnh Nhật Bản phải đối mặt với tỷ lệ tự túc lương thực thấp với khoảng 40% lượng calo cơ bản cũng như tình trạng phổ biến của các thói quen ăn đồ phương Tây.
Washoku trở thành di sản thứ 22 của Nhật Bản được liệt vào danh sách Di sản Văn hoá Phi vật thể của UNESCO bên cạnh kịch Kabuki, Noh và Bunraku.
Chính phủ Nhật Bản hy vọng việc đăng ký di sản này sẽ giúp làm giảm bớt những quan ngại về an toàn thực phẩm của nước này sau thảm hoạ hạt nhân Fukushima số 1 do động đất và sóng thần gây ra hồi tháng 3/2011.
Trong bối cảnh cấu trúc kinh tế và xã hội thay đổi và quá trình toàn cầu hoá của thực phẩm đã làm dấy lên mối lo ngại về việc liệu các cộng đồng có thể tiếp tục duy trì văn hoá dinh dưỡng truyền thống của Nhật Bản hay không, chính phủ nước này cũng hy vọng danh sách trên sẽ giúp thế hệ trẻ Nhật Bản nhận thức được các giá trị văn hoá.
Chính phủ Nhật Bản đã đệ đơn đăng ký ẩm thực của nước này lên UNESCO hồi năm 2012 đồng thời ủng hộ cho chiến dịch do Học viện Ẩm thực Nhật Bản (JCA) phát động. JCA là một tổ chức phi lợi nhuận do các đầu bếp ở thành phố cổ Kyoto và nhiều vùng khác trên cả nước thành lập.
Trong bản đăng ký có tên “Washoku: Văn hoá dinh dưỡng truyền thống của người Nhật,” chính phủ Nhật Bản khẳng định món ăn Nhật trên khắp cả nước có đặc điểm chung cơ bản nhưng cũng có “sự đa dạng lớn” dựa trên điều kiện địa lý và lịch sử, dẫn đến việc sử dụng các loại hải sản và nông sản khác nhau cho bữa ăn.
Bản đề xuất cũng cho biết món ăn Nhật đã phát triển như là một phần của đời sống thường nhật, có một sự kết nối mạnh mẽ với các sự kiện theo mùa như dịp Năm mới và không ngừng tái tạo để đáp ứng trước những thay đổi về môi trường tự nhiên và xã hội.
Hồi tháng 10/2013, UNESCO đã đề nghị món ăn Nhật được công nhận là di sản văn hoá phi vật thể và khẳng định rằng nó đóng một vai trò quan trọng đối với sự đoàn kết xã hội.
UNESCO trước đó đã đã ký bốn loại hình ẩm thực – gồm ẩm thực Pháp, ẩm thực truyền thống Mexico, ẩm thực Địa Trung Hải ở các nước như Tây Ban Nha và Ý, và keskek - một món ăn nghi lễ của Thổ Nhĩ Kỳ - là di sản./.
Sự kiện này làm dấy lên hy vọng cho Chính phủ Nhật Bản thúc đẩy sự thừa nhận trên quy mô toàn cầu về văn hoá ẩm thực của nước này, tiến tới thu hút các du khách nước ngoài và thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp của Nhật Bản ra thế giới.
Cơ quan văn hoá của Nhật Bản cho biết đề xuất của Tokyo đã chính thức được UNESCO thông qua tại một hội nghị ở Baku, Azerbaijan, sau khi một tổ chức chịu trách nhiệm rà soát các ứng cử viên đăng ký lên UNESCO ra một báo cáo đề xuất liệt thức ăn Nhật Bản vào danh sách.
Động thái trên diễn ra trong bối cảnh Nhật Bản phải đối mặt với tỷ lệ tự túc lương thực thấp với khoảng 40% lượng calo cơ bản cũng như tình trạng phổ biến của các thói quen ăn đồ phương Tây.
Washoku trở thành di sản thứ 22 của Nhật Bản được liệt vào danh sách Di sản Văn hoá Phi vật thể của UNESCO bên cạnh kịch Kabuki, Noh và Bunraku.
Chính phủ Nhật Bản hy vọng việc đăng ký di sản này sẽ giúp làm giảm bớt những quan ngại về an toàn thực phẩm của nước này sau thảm hoạ hạt nhân Fukushima số 1 do động đất và sóng thần gây ra hồi tháng 3/2011.
Trong bối cảnh cấu trúc kinh tế và xã hội thay đổi và quá trình toàn cầu hoá của thực phẩm đã làm dấy lên mối lo ngại về việc liệu các cộng đồng có thể tiếp tục duy trì văn hoá dinh dưỡng truyền thống của Nhật Bản hay không, chính phủ nước này cũng hy vọng danh sách trên sẽ giúp thế hệ trẻ Nhật Bản nhận thức được các giá trị văn hoá.
Chính phủ Nhật Bản đã đệ đơn đăng ký ẩm thực của nước này lên UNESCO hồi năm 2012 đồng thời ủng hộ cho chiến dịch do Học viện Ẩm thực Nhật Bản (JCA) phát động. JCA là một tổ chức phi lợi nhuận do các đầu bếp ở thành phố cổ Kyoto và nhiều vùng khác trên cả nước thành lập.
Trong bản đăng ký có tên “Washoku: Văn hoá dinh dưỡng truyền thống của người Nhật,” chính phủ Nhật Bản khẳng định món ăn Nhật trên khắp cả nước có đặc điểm chung cơ bản nhưng cũng có “sự đa dạng lớn” dựa trên điều kiện địa lý và lịch sử, dẫn đến việc sử dụng các loại hải sản và nông sản khác nhau cho bữa ăn.
Bản đề xuất cũng cho biết món ăn Nhật đã phát triển như là một phần của đời sống thường nhật, có một sự kết nối mạnh mẽ với các sự kiện theo mùa như dịp Năm mới và không ngừng tái tạo để đáp ứng trước những thay đổi về môi trường tự nhiên và xã hội.
Hồi tháng 10/2013, UNESCO đã đề nghị món ăn Nhật được công nhận là di sản văn hoá phi vật thể và khẳng định rằng nó đóng một vai trò quan trọng đối với sự đoàn kết xã hội.
UNESCO trước đó đã đã ký bốn loại hình ẩm thực – gồm ẩm thực Pháp, ẩm thực truyền thống Mexico, ẩm thực Địa Trung Hải ở các nước như Tây Ban Nha và Ý, và keskek - một món ăn nghi lễ của Thổ Nhĩ Kỳ - là di sản./.