Tuy nhiên Tân Hoa Xã trấn an, các cuộc tập trận trên đây “không nhằm chống lại một nước thứ ba nào” – theo như tuyên bố của Tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc, tướng Phòng Phong Huy (Fang Fenghui) nhân cuộc gặp gỡ với người đồng nhiệm Nga, tướng Valery Gerasimov tại Matxcơva. Mục đích là nhằm “đóng một vai trò tích cực trong việc duy trì an ninh và ổn định khu vực”.
Hải quân Trung Quốc, được hiện đại hóa trong những năm gần đây và hiện có một hàng không mẫu hạm, sẽ gởi đến bốn khu trục hạm, năm chiến hạm và một tàu tiếp liệu; trong khi Nga huy động 11 tàu chiến, một tàu ngầm và ba phi cơ.
Hạm đội Trung Quốc hôm thứ Hai 1/7 đã rời căn cứ hải quân Thanh Đảo để đến Vladivostok. Tờ Global Times cho biết các cuộc tập trận sẽ được tiến hành tại vịnh Pierre Đại đế.
Tân Hoa Xã mô tả lực lượng được huy động lần này là “hạm đội quan trọng nhất mà hải quân Trung Quốc gởi đi tham dự một cuộc tập trận chung”. Theo báo cáo năm 2012 của Bộ Quốc phòng Trung Quốc có thể tham khảo trên mạng, trong lần tập trận đầu tiên cùng với Nga năm ngoái, đã có 16 chiến hạm Trung Quốc cùng với hai tàu ngầm, bảy chiến hạm Nga tham gia.
Nhật Bản đòi Nga phải trao trả quần đảo Kuril, bị Hồng quân Liên Xô chiếm năm 1945. Trong khi đó Trung Quốc yêu sách chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư tại biển Hoa Đông, hiện đang do Nhật Bản quản lý – một hồ sơ đã gây căng thẳng giữa hai nước từ một năm nay.
Theo Tân Hoa Xã, tiếp theo cuộc tập trận chung trên biển lần này, sẽ là các cuộc tập trận chống khủng bố diễn ra hai năm một lần, giữa các đơn vị Trung Quốc và Nga từ ngày 27/7 đến 15/8 tại Nga.
Hải quân Trung Quốc, được hiện đại hóa trong những năm gần đây và hiện có một hàng không mẫu hạm, sẽ gởi đến bốn khu trục hạm, năm chiến hạm và một tàu tiếp liệu; trong khi Nga huy động 11 tàu chiến, một tàu ngầm và ba phi cơ.
Hạm đội Trung Quốc hôm thứ Hai 1/7 đã rời căn cứ hải quân Thanh Đảo để đến Vladivostok. Tờ Global Times cho biết các cuộc tập trận sẽ được tiến hành tại vịnh Pierre Đại đế.
Tân Hoa Xã mô tả lực lượng được huy động lần này là “hạm đội quan trọng nhất mà hải quân Trung Quốc gởi đi tham dự một cuộc tập trận chung”. Theo báo cáo năm 2012 của Bộ Quốc phòng Trung Quốc có thể tham khảo trên mạng, trong lần tập trận đầu tiên cùng với Nga năm ngoái, đã có 16 chiến hạm Trung Quốc cùng với hai tàu ngầm, bảy chiến hạm Nga tham gia.
Nhật Bản đòi Nga phải trao trả quần đảo Kuril, bị Hồng quân Liên Xô chiếm năm 1945. Trong khi đó Trung Quốc yêu sách chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư tại biển Hoa Đông, hiện đang do Nhật Bản quản lý – một hồ sơ đã gây căng thẳng giữa hai nước từ một năm nay.
Theo Tân Hoa Xã, tiếp theo cuộc tập trận chung trên biển lần này, sẽ là các cuộc tập trận chống khủng bố diễn ra hai năm một lần, giữa các đơn vị Trung Quốc và Nga từ ngày 27/7 đến 15/8 tại Nga.